Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phạm Anh Quân - Kỷ Niệm Lớp 9/8 (nk 1973-1974)

26 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 95932)
Phạm Anh Quân - Kỷ Niệm Lớp 9/8 (nk 1973-1974)

 

 


 Kỷ niệm lớp 9/8 (nk 1973-1974)

paquan-content

Phạm Anh Quân

 

  Khi còn là học sinh tiểu học, tôi có dịp nghe lóm được cô chú tôi (gia đình bên nội) và bạn học cùng lớp đến nhà chơi chuyện trò (lúc đó đang học thi Tú tài) đại khái là... học lớp đệ tam (lớp 10) là năm dưỡng lão... tôi không hiểu gì hết!

 Khi học lên trung học tôi mới hiểu... lớp 10 là năm dưỡng lão vì vừa qua kỳ thi Trung học đệ 1 cấp lớp 9 được nghỉ xả hơi 1 năm lớp 10... để chuẩn bị vất vả 2 năm liền với 2 kỳ thi Tú tài 1 và 2 (lớp 11,12).

 Khi tôi học lớp 9 (1973-74) thì không phải đi thi nhiều như trước nữa, chỉ còn duy nhất kỳ thi Tú tài phổ thông hết lớp 12. Học sinh mà không phải đi thi nhiều thì khỏe quá rồi, ai học giỏi thì cứ học giỏi, ai học trung bình hoặc kém thì cố gắng làm sao đủ điểm trung bình để lên lớp là được rồi.

 Trung học Ngô Quyền Biên Hòa, lp 9/8 (73-74) chúng tôi học với các thầy cô:

 Việt văn : thầy Lê Vân Giáp. Thầy chấm bài làm của học trò khắt khe lắm, có lần giảng bài thầy nói (không nhớ đúng nguyên văn): văn học, nghệ thuật không có giá trị chính xác tuyệt đối như môn Toán học... vì vậy bài làm môn Việt văn giỏi nhất lớp chỉ được điểm 16/20 của thầy.

 Pháp văn : thầy Trương Hữu Chí

 Công dân : thầy Nguyễn Văn Lục

 (Lúc đó lớp 9/8 chúng tôi không biết thầy Lục, thầy Chí là giáo sư môn Triết lớp 12)

 Sử Địa : thầy Lê Ngọc Ẩn

 Vạn vật : cô Phạm Thị Khang (cô vừa từ trần tại Sàigòn ngày 27/9/2010). Cô là giáo sư hướng dẫn lớp 9/8, cô dạy môn Vạn vật lớp chúng tôi 2 năm liền từ lớp 8/8 (72-73)

 Lý Hóa : cô Trần Thị Lý. Cô tự lái xe hơi đi dạy học (một số nữ giáo sư khác cũng đi dạy học bằng xe hơi nhưng do người nhà hoặc tài xế đưa đón). Một hôm, trong giờ học môn Hóa khi cô vừa đọc tên chất hóa học... hexaclorocyclohexan... cả lớp ồ lên... 1 bạn nói to: cô ơi, chắc là xích lô máy nên hết xăng... cả lớp cười... cô cũng cười giây lát rồi giảng bài tiếp. (nk 73-74, phu quân của cô Lý là Bác sĩ Quân y Không quân Võ Văn Lương ra ứng cử, tôi không rõ là ứng cử Nghị viên Hội đồng tỉnh hay Dân biểu tỉnh, tiếc là học trò của cô lớp 9/8 ở độ tuổi 14-15 chưa được đi bầu cử để bỏ phiếu ủng hộ cho người nhà của cô Lý)

 Toán: thầy Nguyễn Phi Long (Đại số)

 thầy Huỳnh Kim Hải (Hình học)

 Thầy Long giảng bài và ghi bài tập trên bảng với hàng chục, hàng trăm phương trình đại số mà không cần xem tài liệu gì hết (tôi cũng nghe các anh chị học lớp trên kể thầy Lê Quý Thể dạy Lý Hóa lên lớp giảng bài không cần đem theo sách giáo khoa).

 Cô Khang dạy lớp chúng tôi 2 năm liền môn Vạn vật (8/8 72-73,9/8 73-74) nên cô hiểu rõ từng học trò trong lớp, cô giảng bài chậm rãi, dễ nghe, dễ hiểu.

 Với vị trí giáo sư hướng dẫn lớp 9/8, một hôm gần cuối giờ học cô nói với cả lớp: sang năm các em lên lớp 10 vì phải chia ban nên sẽ không học chung với nhau như 4 năm vừa qua, các em nên làm 1 tờ báo gọi là Đặc san lớp 9/8 để kỷ niệm quãng thời gian học chung với nhau từ lớp 6.

 Lời gợi ý của cô Khang rất hay nên cả lớp đồng lòng làm tờ Đặc san, cô chọn ra nhóm Biên tập và kêu gọi cả lớp viết bài gửi đến nhóm biên tập. Bài viết nội dung nào cũng được, thể loại nào cũng được, nhóm BT sẽ biên tập lại theo sự hướng dẫn của cô và cô sẽ duyệt lại lần cuối trước khi đưa đi in ronéo.

 Tôi không được chọn vào nhóm BT nên không biết khi làm tờ Đặc san lớp 9/8 cô Khang có phải xin ý kiến của thầy Hiệu trưởng hoặc thầy Giám học không ? và khi đi in ronéo có phải xin phép cơ quan chính quyền không?

 Đặc san lớp 9/8 73-74 hoàn tất, mỗi bạn trong lớp được tặng 1 quyển để lưu giữ kỷ niệm, kính biếu các thầy cô dạy lớp 9/8, hình như có gửi tặng các lớp 9 khác trong khối lớp 9 73-74 thì phải? Không biết có lớp 9 nào trong khối lớp 9 73-74 có làm tờ Đặc san (hoặc hình thức khác) như lớp 9/8 không?

 Bài viết của tôi, may mắn sao được chọn đăng trong Đặc san với tựa đề: Bài không tên. (Giờ đây 2010 có dịp nhớ lại kỷ niệm xưa thấy cũng vui cho sự ngô nghê của văn chương chữ nghĩa tuổi 14-15!)

 Bạn Nguyễn Văn Thoại có bài: Tâm sự trưởng lớp

 Bạn Quách Dân Hùng (đã mất năm 1976 vì tai nạn) có bài: 10 phút với thầy cô. Tôi nhớ bạn Hùng cứ gần cuối giờ học, bạn lên xin phép phỏng vấn thầy cô cho bài viết của mình.

 Còn nhiều bài viết của nhiều bạn khác, tôi không nhớ ra hết được, mong các bạn thứ lỗi cho tôi (lớp 9/8 73-74 có 62 học sinh)!

 Có dịp nào gặp lại bạn bè cùng lớp ngày xưa... ngồi bên nhau nhắc nhở về những kỷ niệm của Ngày xưa thân ái... bên ly cà phê, ly bia... thì vui biết chừng nào!

 Một thời học sinh trong sáng... nhiều mộng mơ... nhiều ước vọng... đã qua...!

 Sao năm 1973-74 nhạc sĩ Phạm Duy không viết những ca khúc về Tuổi dành cho nam sinh nhỉ? Lúc đó tôi rất thích nghe những bài hát về Tuổi nữ sinh của ông do ca sĩ Thái Hiền (con gái ông) hát như: Tuổi Thần Tiên, Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Ngọc, Tuổi Hồng...

 Xin được có một Lời Tạ Ơn gửi đến các Thầy Cô đã dạy chúng em học tại trường Ngô Quyền Biên Hòa ngày xưa...!

 

 

 Sàigòn 23/10/10

   Phạm Anh Quân

chs NQ khóa 15

 

 

 

05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 42739)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48166)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52710)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 45959)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38210)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40118)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50189)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40865)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53343)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55212)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39240)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41147)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43058)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 51828)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 65862)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 48499)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 35725)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55632)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 54546)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 42717)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.