Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - COI CHỪNG CƯỚP

Friday, November 15, 20242:58 AM(View: 3460)
Nguyễn Thị Thanh Dương - COI CHỪNG CƯỚP

 

                                          COI CHỪNG CƯỚP!

coi-chung-cuop



Sáng nay tôi cần đi nhà băng rút tiền, thay quần áo xong tôi đứng ngần ngừ  trước mấy cái túi  xách tay hàng hiệu để ngay ngắn trong closet mà tôi chẳng có nhiều dịp xài tới, các túi xách này để không  chúng cũng sẽ cũ đi và lỗi thời theo thời gian. Đó là món quà tặng BirthDay của con gởi cho tôi, con tặng tới cái túi xách thứ ba thì tôi phải nhắc nhở con stop đừng tặng mẹ túi xách nữa, bây nhiêu đủ cho mẹ xài cả đời rồi.

Chồng đi vào thấy vậy đoán hiểu:

-          Chỉ ra nhà băng rút mấy đồng lương hưu quèn hàng tháng mà bà muốn mang túi hàng hiệu này đi lấy le hả? Coi chừng cướp!

-          Ở Mỹ mà anh cứ làm như ở Việt Nam bước chân ra đường là phải coi chừng kẻ cướp, chúng giật túi xách tay, giật điện thoại, giật dây chuyền đeo cổ.

-          Ở đâu cũng có kẻ bất lương. Đối tượng phụ nữ, già lù khù như bà lại là người Châu Á , là mồi ngon cho chúng, bà mang túi xách hàng hiệu càng bị lọt trong tầm ngắm của chúng nhiều hơn.

-          Vậy em sẽ không mang túi hàng hiệu mà mang túi xách hàng giả .

Và tôi làm bộ ngây thơ:

-          Ủa cướp cũng phân biệt chủng tộc hả anh? Chúng ghét Châu Á hở anh?

-          Các bà già Châu Á, nhất là người Việt Nam trong bóp lúc nào chẳng có mớ tiền mặt, có khi rất nhiều tiền mặt vì dấu con dấu cháu để gởi về Việt Nam cho họ hàng gần xa.

Tuy cãi chồng thế nhưng tôi vẫn hiểu ở Mỹ cũng phải đề cao cảnh giác, đã có những tên cướp theo dõi người vào ngân hàng, ra chỗ parking chúng rút súng hay dí dao cướp số tiền mặt ngon lành mà nạn nhân không dám kêu la kẻo chúng cho một phát đạn thì mất mạng, Thôi đành để của đi  thay người.

Tôi đã sắm cái túi xách rẻ tiền hàng nhái có quai đeo chéo qua vai  cho thuận tiện, túi xách dính trên người thế là chắc ăn, không sợ để quên, không  sợ bị cướp giật.

Có hai nhà băng Chase gần nhà tôi, Chase ở con đường lớn E. Pioneer Pkwy lúc nào ngoài đường cũng đông xe cộ ngược xuôi, bên trong thì đông khách hàng chộn rộn. Còn Chase ở đường Border là một con đường nhỏ êm đềm mà khách hàng ra vào cũng thưa vắng hẳn so với bên Chase kia. Tôi luôn chọn nhà băng Chase ở đường Border vì nơi đây cảnh đẹp, mặt tiền nhà băng có lối đi hoa nở theo mùa, đối diện  một con đường vắng, mặt sau nhà băng còn vắng vẻ hơn vì có một nghĩa trang đã cũ không còn hoạt động nữa và nay thuộc về thành phố trông coi. Những ngôi mộ già tuổi đời nằm nghe hàng cây cao gió thổi vào mùa hè và mùa Thu bao nhiêu là lá vàng đã bay qua đây hỏi thăm từng nấm mộ hình như đã bị đời lãng quên.

Chồng từng cằn nhằn:

-          Tôi biết mà, giữa hai con đường cùng đến một nơi, một con đường đông vui, một con đường vắng buồn thì bao giờ bà cũng chọn con đường buồn, đã nhút nhát sợ ma nhưng bà luôn chọn nơi im vắng. Mộng mơ làm chi, có ngày bị cướp cho bà hết mộng mơ luôn..

……………………

Tôi thong thả lái xe từ nhà qua những con đường vắng trong khu dân cư quen thuộc để đến nhà băng Chase, mải nghĩ lung tung bây giờ tôi mới để ý thấy nãy giờ luôn có một chiếc xe truck  chạy theo sau xe tôi, tôi đã chạy chậm mà “nó” cũng chậm như tôi suốt mấy đoạn đường dài. Cái xe truck to kềnh kia thì tài xế phải là đàn ông, biết đâu một gã bất lương mặt mày hung dữ, hai cánh tay xâm trổ rùng rợn đang bám theo sau tôi với ý đồ xấu? Không lẽ chồng tôi linh tính đúng, ra đường coi chừng cướp!

Đi hết con đường Mitchell tôi  quẹo phải ra tới đường lớn Collin hi vọng xe truck  sẽ đi hướng khác. Nhưng lạ chưa nó cũng quẹo theo tôi và tiếp tục bám theo sau. Ông xe truck kia ơi đường bao nhiêu ngã sao cứ làm “bạn đường” với tôi hoài vây?

Từ đường lớn Collin đi một đoạn sẽ quẹo trái vào đường Border, nhà băng Chase nằm ở đây. Tới đường Border là thử thách sau cùng, nếu “nó” vẫn quẹo theo tôi thì đúng là kẻ cướp rồi. Tôi hồi hộp quẹo trái và giật mình  khi xe truck cũng đồng hành phía sau.

Tôi run run lái xe vào parking phía trước nhà băng và tìm chỗ đậu, xe truch cũng đậu cách tôi vài xe. Ở đời luôn có kẻ xấu, có ý đồ điên khùng, ghét người Châu Á. Chắc hắn đã theo dõi tôi từ nhà và bám theo tôi dù không biết tôi đi đâu, khi nào tôi xuống xe nếu chỗ thuận tiện hắn sẽ ra tay uy hiếp hãm hại tôi hay cướp của ? Thật “hên” cho hắn tôi lại đến nhà băng và một nơi êm đềm vắng lặng như chốn này.

Vì  làm gì có sự tình cờ ngẫu nhiên hai kẻ xa lạ đi cùng một con đường dài, mấy lần quẹo phải quẹo trái đến cùng một ngân hàng? Chồng tôi nói đúng tôi đang là mụ già Châu Á, miếng mồi ngon béo bở cho hắn đây, vì tôi không xài credit card nên trong cái túi xách tàng tàng đeo trên người tôi lúc nào cũng có một hai trăm tiền mặt, chốc nữa vào nhà băng tôi lại rút ra hàng ngàn đồng nữa. Hắn sẽ ngồi đợi trong xe và  cướp tiền tôi ngay khi tôi từ nhà băng ra? Chắc hắn ta đang phóng tầm mắt sang bên tôi và tính toán kế hoạch đen tối của hắn?

Tôi cũng ngồi im trong xe và tính toán kế hoạch của tôi, liếc nhìn sang phía xe truck chưa thấy động đậy gì. Tôi cố nén căng thẳng lo âu, cố trấn tỉnh suy nghĩ. Hay là tôi gọi 911 báo đang có kẻ theo dõi tôi tại nhà băng để cướp của? Hay tôi gọi cho chồng lái xe đến đây gấp để … cứu tôi?

Tôi quyết định không gọi 911 vì đã có dấu hiệu gì cụ thể nguy hiểm đến tôi đâu, chắc chắn cảnh sát sẽ không dư thì giờ mà đến. Tôi liền gọi cho chồng, bấm số lia lịa mấy lần nhưng mà trời ơi anh ta bận rộn  gì? cell phone để đâu mà không chịu bắt máy chứ.?

Không lẽ tôi cứ ngồi đây mà thi gan với “tên cướp” kia, May quá vừa lúc có một khách hàng từ trong nhà băng bước ra, tôi liền vội vàng mở cửa xe bước ra ngoài và chốc nữa rút tiền xong tôi cũng sẽ nhanh chân đi theo ai đó ra parking thì “tên cướp” sẽ không dám hành động.

Nhưng tôi chợt đứng khựng lại khi thấy bên xe truck hắc ám kia cũng vừa mở cửa và một ông Mỹ già to béo ì ạch, lục đục khó khăn bước xuống với một chiếc gậy chống chân.

Tôi  ngỡ ngàng, bao nhiêu căng thẳng lo âu vụt tan biến mất, tôi thở phào nhẹ nhỏm và cảm thấy xấu hổ vì nãy giờ đã tưởng tượng và nghi ngờ toàn những điều ghê gớm xấu xa cho ông Mỹ già yếu kia. Tôi vẫy tay chào ông Mỹ và mỉm cười để chuộc lỗi:

-          Chào ông buổi sáng.

-          Chào bà…

Tôi chậm rãi bước đi, ông Mỹ chống gậy cũng chậm rãi bước phía sau tôi, y như lúc nãy suốt trên đường đến nhà băng, tôi đã chạy chậm  ông cũng lái xe cẩn thận  chậm rãi chạy sau xe tôi. Chỉ là một sự tình cờ mà tôi thì quá nhiều tưởng tượng.

Trước cửa  nhà băng có  mấy bậc thềm, tôi ái ngại hỏi ông:

-          Ông có cần tôi giúp không?

Ông vui vẻ mỉm cười:

-          Tôi có thể tự đi được những bậc thềm này. Cám ơn bà.

Tôi vẫn còn mặc cảm có lỗi, chỉ lí nhí:

-          Không có chi.

Tôi vào chỗ teller rút tiền xong  thấy ông Mỹ  chống gậy đứng nói chuyện rôm rả với bà manager nhà băng. Những lúc rảnh rang bà manager hay đứng loanh quanh chào đón khách hàng ra vào, có vẻ ông Mỹ rất quen thuộc với nhà băng này. Tôi xã giao nói với cô bank teller:

-          Sáng nay không khí ở đây thật thú vị. Xem kìa họ đang chuyện trò vui vẻ làm tôi cũng vui theo.

Cô teller hiểu ý tôi đang nói về ông Mỹ chống gậy và bà manager:

-          Ồ, ông ấy từng là giám đốc chi nhánh nhà băng Chase này, ông đã về hưu nhưng thỉnh thoảng vẫn đến thăm bạn cũ, nhân viên cũ.

Một người tốt tính như vậy mà  suýt nữa tôi gọi 911 để tố cáo ông ta là “kẻ cướp”.

Vừa bước ra khỏi nhà băng thì phone tôi reo lên. Chồng gọi, giọng hớt ha hớt hãi :

-          Trời... trời… bà sao rồi ? Lúc nãy tôi đã miss mấy cú gọi khẩn cấp của bà… Nếu bà có bề gì thì tôi ân hận suốt đời…

-          Em đang bình yên trở về nhà. Yêu cầu anh từ giờ trở đi mỗi khi em ra đường anh đừng hù dọa “Coi chừng cướp” nữa nhé, kẻo em  tâm hồn mong manh, yếu bóng vía, lại xớn xa xớn xác nhìn đâu cũng thấy kẻ cướp đấy.

Nguyễn thị Thanh Dương

( October 12, 2024)

Wednesday, January 1, 2025(View: 937)
Mùa Christmas gần kề, chúng tôi đều nhận được những lời chúc tốt đẹp của ban lãnh đạo và lúc nào cũng không quên câu phải cẩn thận với người lạ.
Thursday, December 26, 2024(View: 1615)
Sau những câu chuyện vui vẻ chúng tôi bắt đầu vào tiệc. Chồng tôi rót rượu Champagne ra ly mời mọi người khai vị trong tiếng nhạc Giáng Sinh ngân vang rộn rã ...
Thursday, December 26, 2024(View: 1148)
Những buổi tối cuối tuần sau buổi hẹn hò, anh đưa cô về, trong xe của anh vẫn còn vương vấn mùi thơm nhè nhẹ, cho anh một cảm giác nhớ thương thật dễ chịu.
Thursday, December 26, 2024(View: 1274)
Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh
Tuesday, December 24, 2024(View: 1004)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..
Thursday, December 19, 2024(View: 1431)
Đối với thanh niên thời nay chắc chẳng ai biết đến Pelé. Trái lại vào thời tôi còn đi học vào những thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước ở Việt Nam và có lẽ cả thế giới không ai mà không biết
Thursday, December 19, 2024(View: 2643)
Mặc dù đã trãi qua mấy trăm năm với bao diễn biến thịnh suy theo dòng lịch sử, ngôi Thánh đường Kẻ Sặt năm xưa vẫn không thay hình đổi dạng. Đó chính là hình ảnh không bao giờ phai nhạt trong ký ức tuổi thơ tôi.
Thursday, December 19, 2024(View: 1746)
Nhân việc nhà thờ Đức Bà tại Paris, thủ đô nước Pháp được tái khánh thành hôm 8 tháng 12 - 2024 sau năm năm sửa chữa, tôi nhớ lại ngày nhà thờ bị cháy mà tôi được xem qua màn ảnh vào thời điểm đó.
Wednesday, November 27, 2024(View: 5670)
Nhân mùa lễ tạ ơn của nước Mỹ tôi xin cảm ơn tất cả. Xin chúc mọi người luôn vui khỏe trong tấm lòng chân thành biết nhớ ơn, tạ ơn và mở rộng lòng thi ân nếu có thể.
Wednesday, November 27, 2024(View: 1545)
Hằng năm, con dân và thân hữu Biên Hòa quy tụ để cử hành Lễ Vía Đức Ông rất long trọng tại Biên Hòa (Việt Nam), San Jose (California) và Houston (Texas).
Tuesday, November 26, 2024(View: 1629)
trong mùa lễ Tạ Ơn này tôi chúc người thân, bạn bè và các em học trò cũ của tôi ở xứ Cờ Hoa hưởng những ngày sum họp đầm ấm với gia đình.
Saturday, November 23, 2024(View: 1694)
Hòa ngắm mảnh vườn sau nhà với một cõi lòng tràn đầy Tri Ân. Không phải đợi đến mùa Thanksgiving, mà gần hai năm nay, kể từ khi được thay tủy, là từng ngày Hòa dâng lên ngàn lời Tạ Ơn.
Saturday, November 16, 2024(View: 3141)
Một điều đáng mừng là sau nhiều biến động lịch sử, SVĐ BH một biểu tượng Văn Hoá-Thể Thao lâu đời của người dân BH xưa, vẫn còn tồn tại, hơn nữa còn có được dự án chỉnh trang tu sửa để hình thành một SVĐ đa chức năng của địa phương.
Saturday, November 16, 2024(View: 978)
Anh Đa Đề, qua bút pháp đa diện và phong cách gợi mở, đã không ngừng mở rộng cánh cửa cho cuộc đồng sáng tạo, nơi người đọc vừa là người tiếp nhận vừa là người đồng hành ...
Saturday, November 16, 2024(View: 1708)
Tôi tên Chi, Trần Thị Chi. Nếu ai đọc “Chí Phèo” của Nam Cao ngày xưa, họ sẽ liếc vô tui, nói nhỏ với nhau: – Xấu hơn Thị Nở! Nhưng bây giờ trên đất Mỹ, hiếm người biết về “Thị Nở” nên tôi chỉ nghe xầm xì ở các chợ VN:
Sunday, November 3, 2024(View: 2395)
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Saturday, November 2, 2024(View: 2092)
Tuy nhiên chúng ta cũng hãy tin người dân Mỹ yêu nước sẽ dùng lá phiếu để chọn người đại diện đúng nhất cho mình. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ chờ đợi kết quả ai sẽ là vị Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Saturday, November 2, 2024(View: 2072)
Sau vài câu thăm hỏi, chúng tôi nhắc vài mẫu chuyện xưa khi còn đi học và Hải đã kể cho tôi nghe câu chuyện trên và lúc nào Hải cũng bắt đầu câu nói bẳng “Mày biết không?
Saturday, November 2, 2024(View: 2426)
và nghe mấy đứa con bà bàn tán về một “điểm hẹn” tụi nhỏ không bao giờ bỏ qua trong ngày lễ Ma, đó là ngôi nhà màu hồng to lớn và thật đẹp ở góc đường của bà “Phù Thủy.”
Saturday, November 2, 2024(View: 2413)
Thì ra đàn bà nào cũng sợ bị chê già, chê xấu. Đêm nay em là ma và là một con ma dễ thương như những ma quỷ trẻ con dễ thương đã đến nhà mình trong đêm nay đấy.