Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Văn Phú - NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU

18 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 87081)
GS Nguyễn Văn Phú - NGÀY XUÂN RỈ RẢ CÂU KIỀU

 

Ngày Xuân rỉ rả câu Kiều

TỪ BÓNG MA ĐẠM TIÊN...

ĐẾN MƯU MA HỒ TÔN HIẾN

truyen_kieu-large

Hồi Một

Bạn,

Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ. Chắc bạn cũng đồng ý rằng Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du càng đọc đi đọc lại, càng thấy "ở trong còn lắm điều hay", phải không bạn?

Truyện Kiều, hay Đoạn Trường Tân Thanh, được đặt trong bối cảnh của triều Minh Gia Tỉnh (dĩ nhiên là ờ tận bên...Tàu), cái bối cảnh của một triều đại, một xã hội, mà mới trông bề ngoài nó có vẻ rất ư là... thái bình thịnh trị.

Rằng năm Gia Tỉnh triều Minh,

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.

Trong cái bối cảnh an bình giả tạo ấy, cuộc đời nhân vật chính của chúng ta cũng có vẻ như đang trải qua những ngày tháng êm đềm:

Êm đềm trướng rũ, màn che,

Ngày xuân ong bướm đi về mặc ai.

Mùa xuân đối với đất trời, đối với muôn hoa, đối với con người, phải là một cái gì đẹp nhất, huy hoàng, xán lạn nhất: trời Xuân, nắng Xuân, gió Xuân, hoa Xuân, tuổi Xuân, tình Xuân... Cho nên cái sắc xuân hôm nay, trong đôi mắt xuân của nàng kiều nữ "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê" nầy, hỏi còn gì rữc rỡ hơn nữa.

Cỏ non xanh rợn chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Mà đâu phải chỉ riêng nàng Kiều, hầu như tất cả mọi người, tất cả tài tử giai nhân trên cõi đời nầy, đối diện với cảnh sắc " ngày xuân con én đưa thoi" ấy, ai chẳng cảm thấy lòng xuân rộn rả, phơi phới xuân tình.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Giá như cuộc đời cứ bình thản trôi xuôi như thế; giá như nàng Kiều của chúng ta cứ mặc tình thỏa thích "chơi xuân" cho đến khi "tà tà bóng ngã về tây", rồi bình yên trở về nhà, tiếp tục cuộc đời " êm đềm trướng rũ màn che" như mọi ngày thì chúng ta còn chuyện gì để nói nữa đâu, và chắc chắn cũng chẳng bao giờ có truyện Kiều, để hôn nay chúng ta ngồi nhâm nhi cho vơi bới nỗi buồn xa xứ.

Than ôi, cảnh "bể dâu" dến "đoạn trường" của cuộc đời nàng đã bắt đầu ngay từ giây phút hồn ma của nàng kỷ nữ Đạm Tiên xuất hiện. Nó phủ phàng hất tung mọi cái "trướng rũ màn che" của đời nàng. Nó từng bước đưa Kiều vào nơi gió bụi, suốt mười lăm năm giang hồ luân lạc. Hãy xem cái bóng ma ấy xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đời Kiều nó kinh dị đến mức nào.

Một lời nói chữa kịp thưa,

Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.

Ào ào đổ lộc, rung cây,

Ở trong dường có hương bay ít nhiều.

Đè chừng ngọn cỏ lần theo,

Dầu giày từng bước in rêu rành rành.

Không biết bạn đã từng thấy ma, bị ma nhát chưa? Tôi chưa có "may mắn" gặp ma lần nào, nhất là ma... nữ. Nhưng mỗi lần đọc tới đoạn thơ trên, tôi đều có cảm giác rờn rợn, nổi da gà... Tả cảnh ma xuất hiện như cụ Nguyễn Du kể đã là tuyệt bút: có gió cuốn ào ào, có hương bay thoang thoảng, có dấu giày in rêu từng bước rành rành..., đủ cả hình ảnh, âm thanh, hương sắc. Trước cảnh tượng ghê người đó, ai mà chẳng "mặt nhìn ai nấy đều kinh". Ấy vậy mà cô Kiều nhà ta vẫn cứ tỉnh như không, lại còn cảm thấy "hồn thơ lai láng bồi hồi". Cái đó mói thật là... dễ nể.

Mặt nhìn ai nấy đều kinh,

Nàng rằng:"Nầy thật tâm thành chẳng xa.

Hữu tình ta lại gặp ta,

Chớ nề u hiển mới là chị em".

Đã lòng hiển hiện cho xem,

Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.

Lòng thơ lai láng bồi hồi,

Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.

Ma nhát không sợ, còn tỏ lòng thương cảm, muốn kết nghĩa "chị em", làm thơ ca ngợi...Hèn chi mà hồn ma Đạm Tiên đã khoái chí, đã đeo đuổi Thúy Kiều như hình với bóng, kể từ buổi chiều xuân định mệnh hôm nay, cho mãi suốt mười lăm năm sau trong quảng đời gió bụi của Kiều. Cũng chính cái bóng ma của nàng ca kỷ từng "nổi danh tài sắc một thì" ấy đã gieo rắc vào tâm hồn thơ ngây trong trắng, nhưng đa sầu đa cảm của Kiều cái tư tưởng bi quan của thuyết "đoạn trường", thuyết "hồng nhan bạc mệnh". Tư tưởng bệnh hoạn ấy giống như những mầm độc được gieo đúng vào mảnh đất thơ ngây, lãng mạn, của tâm hồn Kiều. Nơi đó, chúng có đủ điều kiện phát triển và tàn phá cuộc đời nàng.

Nếu như câu chuyện kể của Vương Quan về cuộc đời của người ca nhi mệnh bạc đã khiến tâm hồn mong manh yếu đuối của Kiều bàng hoàng, xúc động:

Thoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

thì ngược lại, tấm lòng "hạ cố" của Kiều cũng đã quyến rũ mạnh Đạm Tiên, khiến cho cả hai bên sẵn sàng vượt qua bức tường âm dương ngăn cách, tìm đền với nhau như những tri kỷ, tri âm. Ngay cái đêm sau buổi chiều tương ngô "bên cầu tơ liểu", Đạm Tiên đã vội vả tìm đến với Kiều:

Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,

Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu.

Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,

Có chiều phong vận, có chiều thanh tân.

Sương in mặt, tuyết pha thân,

Sen vàng lãng đãng, như gần, như xa.

Ôi, cuộc "hội ngộ trùng phùng" của hai mảnh hồng nhan âm dương cách trở mà nghe thân tình, gắn bó biết bao:

Rước mừng, đón hỏi dò la,

"Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây".

Thưa rằng:"Thanh khí xưa nay,

Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên,

Hàn gia ở mái tây hiên,

Dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu.

Mấy lòng hạ cố đến nhau,

Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.

Vâng trình hội chủ xem tường,

Mà xem trong sổ đoạn trường có tên,

Âu đành quả kiếp nhân duyên,

Cũng người một hội một thuyền đâu xa."

Thôi chết! Nàng Kiều yêu quí của chúng ta đã bị ghi tên vào "sổ đỏ" lúc nào vậy? Hóa ra nàng đã là hội viên chính thức của Hội Đoạn Trường... ma rồi còn gì. Mà đây mới đúng là một Hội đoàn ma... thiệt, có Hội chủ đàng hoàng. Không biết nó có giống như các Hội đoàn ma giả của người dương thế mà chúng ta thấy mọc lên như nấm ở nơi hải ngoại nầy không. Cũng không nghe cụ Nguyễn Du nói cái Hội ma ấy có tổ chức gây quỉ... ma để kiếm ăn như người dương thế hay không. Chắc là phải có, nếu không thì lấy đâu ra tiền...ma để làm giải thưởng cho các cuộc thi... ma.

Xem thơ nức nở khen thầm,

Giá đành tú khẩu cẩm tâm lạ dường.

Ví đem vào Hội Đoạn Trường,

Thì treo giải nhất, ai nhường chi ai.

Ôi, chơi với ma mà không bị ma ám mới là lạ. Cô Kiều của chúng ta, kể từ cái đêm hôm ấy, đã bị ma ám mất rồi, đến nỗi lúc ma đã "biến" đi rồi mà lòng nàng còn ngẩn ngơ, lưu luyến:

Thềm hoa khách đã trở hài,

Nàng còn cầm lại một hai tự tình.

Gió đâu xịch bức mành mành,

Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.

Trông theo nào thấy đâu nào,

Hương thừa còn hãy ra vào đây đây.

Một mình lưỡng lự canh chầy,

Đường xa nghĩ nỗi sau nầy mà kinh.

Phải chăng cũng chính vì bị ám ảnh nặng nề bởi cái thuyết "đoạn trường" ma quái do bóng ma Đạm Tiên gieo rắc mà sau nầy khi lâm cơn gia biến, Kiều đã mau chóng quyết định bán mình, buông xuôi cuộc đời cho số phận.

Đánh liều nhắm mắt đưa chân,

Thử xem con tạo xoay vần đến đâu...

Đọc tới đoạn nầy, bạn thấy có chỗ nào không ổn chăng? Có đấy, thưa bạn. Nhưng mà bây giờ đã khuya rồi. Bộ xương già còm cõi của tôi đang bắt đầu... thắc mắc khiếu nại, đòi phải đi nằm. Xin hẹn bạn ngày mai, bạn nhé! Cám ơn bạn.

Chiêu Dương Nguyễn Văn Phú

18__thay_phu2-content

05 Tháng Năm 2011(Xem: 41295)
Hôm nay, con viết vội vần thơ Khóc Mẹ một chiều gió Thu mưa Mong Mẹ từ đây đời thanh thản Nương cửa Từ Bi cõi Niết Bàn….
05 Tháng Năm 2011(Xem: 47970)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
05 Tháng Năm 2011(Xem: 128861)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 133171)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67243)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
20 Tháng Tư 2011(Xem: 130678)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121533)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142539)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
10 Tháng Tư 2011(Xem: 136899)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 113290)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
10 Tháng Tư 2011(Xem: 127420)
Bài thơ tặng cậu bé Aisawa, nạn nhân của tai nạn sóng thần tại Nhật đã được phổ nhạc và dịch sang Anh ngữ, Nhật ngữ để phổ biến.
06 Tháng Tư 2011(Xem: 52446)
XIN HÃY ĐỢI AISAWA – Thơ Tưởng Dung - Phổ nhạc Phạm Trung – Ca sĩ Minh Quang
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146649)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68059)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 122025)
Mây trắng buồn trôi, mây viễn xứ Gió ơi! xin gió chở dùm ta Một chút tâm tư người ở lại Gửi cho bè bạn ở phương xa
27 Tháng Ba 2011(Xem: 133698)
Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người.
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155509)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 132106)
Cả nhà nắng nhạt dần Lẫn vào thung lũng sâu Mặt trời gom nắng lại Khuất xuống chân trời xa .
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70401)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 72839)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162393)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.