Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Dung - PHẬN GÁI LÊNH ĐÊNH

06 Tháng Tư 20216:04 CH(Xem: 11125)
Đỗ Dung - PHẬN GÁI LÊNH ĐÊNH
Phận gái lênh đênh ĐD

 

Đỗ Quyên đang ngồi trên xích lô với mẹ, chiếc xe bỏ mui đi trên đường phố Sài Gòn vắng, êm ả như chiều Ba Mươi Tết, gió mơn man nhẹ nhàng trên làn da và những sợi tóc dài nhè nhẹ bay.  Bỗng nhiên trời đổ cơn mưa rào, chiếc xe tấp vội vào lề để bác phu xe kéo mui lên và căng tấm bạt che, những giọt mưa lạnh quất vào mặt Quyên … nàng choàng tỉnh. Thì ra chỉ là giấc mơ! Quyên thảng thốt, nhớ mẹ, nhớ nhà, nước mắt ứa ra và nàng cố gắng để kìm tiếng thút thít.

Đỗ Quyên và gia đình Duy đang ở Subic Bay thuộc quần đảo Philippines. Mới hơn một tuần thôi, mọi việc chập vào nhau như thật, như hư, như mới xảy ra hôm qua, lại như đã xa xôi từ kiếp nào. Quyên nhớ như in ngày Thứ Sáu 25 Tháng Tư, mẹ của Duy đã đến nói chuyện với ông bà Huấn, cha mẹ của Quyên, xin phép cho nàng đi Mỹ cùng gia đình của bà. Dương, anh Duy, làm ở tòa đại sứ Hoa Kỳ, được ra đi chính thức qua chương trình di tản nhân viên sở Mỹ.  Nếu cha mẹ Quyên đồng ý thì anh có thể cho thêm tên Quyên vào danh sách gia đình anh.  Và ngày hôm sau Duy đã cùng đi với cha mẹ, vợ chồng Dương và hai đứa bé Hiếu, Hạnh, con của anh chị, đem trầu cau, bánh trái đến đặt lên bàn thờ gia tiên nhà Quyên, coi như lễ chính thức xin dâu. Quyên nhớ rất rõ, hôm ấy trăng tròn vành vạnh trên bầu trời cao, trăng mười sáu.

Thế rồi ngay buổi sáng ngày 28, Duy hớt hải phóng Honda đến nhà Quyên cho biết đã có người liên lạc, báo tin rằng danh sách gia đình Dương đến lượt đi hôm nay, và điểm hẹn là một trụ sở của tòa đại sứ Mỹ trên đường Trương Quốc Dung. Vì vậy Duy phải đón Quyên đi gấp. Cả nhà quýnh quáng, đã đến giờ phút chia ly, mẹ gọi Quyên vào phòng, nghẹn ngào dặn dò, bà giúi vào tay nàng tờ giấy một trăm dollars và hai chiếc nhẫn một chỉ vàng bảo con gái cất kỹ để phòng thân. Cầm chiếc túi xách đã sửa soạn từ trước đựng mấy bộ quần áo, giấy tờ và một ít lương khô, Quyên tất tả ngồi lên yên xe sau lưng Duy.

Đến điểm hẹn, mọi người đứng đợi, ồn ào, lao xao, người thì mừng rỡ ra mặt, người không giấu được những nét ưu tư. Xe buýt đến, mọi người lần lượt lên, chả ai hỏi danh sách hay giấy tờ gì cả, xe còn trống mấy chỗ khiến Quyên tiếc ngẩn ngơ, giá mà chị Vân, Hoàng, Huy, Mai, Quỳnh có ở đây, bố mẹ và gia đình chị Vi có ở đây! Làm sao nhắn, làm sao gọi trong khi xe sắp chuyển bánh. Quyên gục đầu vào hai cánh tay giấu hai hàng nước mắt đang lặng lẽ tuôn trào. Gia đình tan tác, biết những người còn lại sẽ đi bằng cách nào, biết bao giờ gặp lại nhau.

Xe buýt chạy thẳng vào phi trường Tân Sơn Nhất bên khu quân sự, không phải nơi mà thỉnh thoảng Quyên đến để đón người thân.

Chợt tiếng bom nổ ầm.

_Pháo kích, pháo kích!

Có tiếng người la lên và mọi người tán loạn chạy ra những giao thông hào đào sẵn ở xung quanh. Quyên sợ tái người, miệng lâm râm niệm Phật. Trong những lúc nguy nan như thế này Quyên nhớ bố mẹ, chị em hơn bao giờ, nhìn quanh, Quyên thấy mình thật lạc lõng, cô đơn. Duy và gia đình chàng chưa đủ thân để Quyên tìm kiếm một sự che chở. Đất nước loạn ly, một thời con gái lao đao. Như thông cảm, Duy cầm tay Quyên bóp nhẹ, như để an ủi, vỗ về.

Sau vài tiếng nổ thì tạm yên, mọi người vào bên trong phòng đợi, đó là nơi chốn làm việc của DAO (Defense Attache Office) nhân viên đã rút đi từ lâu, nay là chỗ tập trung người di tản. Người đông đến cả ngàn, nằm ngồi ngổn ngang. Có nhiều người sợ hãi đã ra về vì sợ bị pháo kích nữa, có những người lại nói là Mỹ bỏ đi hết rồi, nếu Việt Cộng chiếm được Sài Gòn, họ vào đến đây sẽ có trận thảm sát vì biết mình toan tính ra đi. Quyên lo lắng, hoang mang, lòng dạ bồn chồn, cả đêm ngồi bó gối, không chợp mắt. Sáng sớm ngày 29, một toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đến giữ trật tự và bảo vệ an ninh cho người di tản. Một trận pháo kích dội thẳng vào Tân Sơn Nhất, tất cả nháo nhào lao vội ra giao thông hào hay chui vào góc, xó nào mà họ thấy an toàn để ẩn nấp.  Những tiếng đọc kinh, những tiếng niệm Phật rầm rì xen những tiếng khóc nấc của các cụ già và tiếng gào thét của những đứa trẻ con...thật hoảng loạn, thật thê lương. Một lúc sau ổ pháo kích bị phá vỡ, nghe nói có hai người lính Thủy Quân Lục Chiến bị tử vong. Quyên cũng sợ điếng, người như tê đi, không cảm giác. Mãi đến quá hai giờ chiều chiếc “chinook” đầu tiên từ từ đáp xuống, những người lính Mỹ yêu cầu ai có hành lý cồng kềnh phải bỏ lại để di chuyển được nhiều người hơn. Lại một màn dở khóc, dở cười, valise, hòm xiểng vất tung tóe suốt dọc đường từ phòng đợi đến chỗ lên máy bay. Dân đứng xếp thành hàng, họ cứ đếm đủ sáu chục người cho lên một chiếc trực thăng, cứ như thế hết chiếc này bay đi lại chiếc khác đáp xuống, số người chờ đợi vơi dần, lúc này Quyên lại đau thắt tim khi nghĩ đến gia đình mình, có ai xét giấy tờ gì nữa đâu. Tưởng đã yên, nào ngờ khi lên máy bay Quyên mới thấy không khí còn căng thẳng, hai chàng xạ thủ TQLC ngồi chĩa hai khẩu đại liên xuống đất để sẵn sàng ứng chiến. Dù đã ở trên cao mà khi ra gần tới Vũng Tàu vẫn còn bị Việt cộng ở dưới bắn lên. Ra đến ngoài khơi mọi người mới thở phào yên chí, tuy nhiên vẫn thấy nháng lửa của súng đạn trong đất liền bắn ra.

Ngồi trong lòng phi cơ, nhìn qua khung cửa sổ, dưới kia, những chiếc thuyền con nổi lều bều, dầy đặc trên mặt nước. Cũng may có những chiếc xà lan lớn của Mỹ đậu rải rác để những chiếc thuyền mong manh ấy có chỗ bám vào, người ta leo lên rồi cứ đầy một chuyến là họ đưa ra Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ còn bỏ neo ngoài khơi và cũng may bấy giờ là Tháng Ba ta biển lặng như các cụ xưa đã có câu"Tháng Ba bà già đi biển". Ngoài những chiếc thuyền nhỏ bập bềnh như những chiếc lá tre, một đoàn tàu lớn hơn, nối đuôi nhau chạy âm thầm, lặng lẽ với những bóng người li ti nhốn nháo trên boong, Quyên chắc đó là những tàu của Hải quân Việt Nam. Quyên nhớ chú Khánh, một thiếu tá Hải Quân đã hứa với bố cho tên gia đình nàng vào danh sách của chiếc HQ1 và dặn bố hãy sửa soạn sẵn sàng vì bất cứ khi nào được lệnh là tàu sẽ nhổ neo. Lạy Trời, lạy Phật cho cả nhà lên kip trên một trong những chiếc tàu này. Cả đêm không ngủ nên Quyên mệt mỏi thiếp đi. Chả biết bao lâu Duy khẽ lay gọi nàng, chiếc trực thăng đã đậu xuống sân bay của chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ giữa biển. Trời mênh mông, nước mênh mông, mặt trời đỏ rực đang từ từ lặn xuống phía xa, thế rồi quả cầu lửa biến thật nhanh còn lại một vùng chân trời rực sáng. Qua một số thủ tục giấy tờ và khám xét về an ninh, mọi người được chuyển sang một chiếc tàu lớn, loại tàu chuyển vận của quân đội Hoa kỳ, màn đêm đã buông xuống tự lúc nào.

- Cô Quyên, dậy đi ăn sáng, cô Quyên!

Tiếng con bé Hạnh lôi Quyên về thực tại. Quyên thấy mình đang nằm trong chiếc lều vải lớn, trên khoang dưới của cái giường quân đội hai tầng với bé Hạnh, Duy nằm tầng trên với bé Hiếu. Chiếc giường kế bên, ông bà Tân, bố mẹ Duy nằm tầng dưới và vợ chồng Dương nằm tầng trên. Chập choạng tối hôm qua, tàu cặp bến Subic Bay, khi lên bờ mỗi người được phát một gói bánh sandwich và một hộp nước trái cây, Quyên thấy miếng bánh ngon vô cùng sau mấy ngày ăn uống khô khan và đi lại thật thoải mái sau những ngày bị tù túng trên tàu. Trời nhá nhem tối nên Quyên chỉ thấy những lều vải chập chùng, san sát nhau. Sau một số thủ tục thông thường, những người lính Mỹ phát thêm cho dân di tản một số vật dụng cần thiết, áo quần, chăn màn...rồi đưa tất cả vào những chiếc lều vải này.

Cả đoàn người theo những bảng chỉ dẫn đến lều thực phẩm để lãnh phần ăn. Quyên cố gắng nhìn quanh để tìm người thân. Trên những thân cây lớn dọc đường đi, những chiếc đĩa giấy viết tên hoặc những lời nhắn gọi được gắn lên, nàng chăm chú xem tất cả mà chẳng thấy tên quen. Nhìn ông bà Tân, Quyên nghĩ đến ánh mắt rơm rớm của cha mẹ nhìn theo khi nàng quay lại lần cuối, nàng thương và nhớ cha mẹ vô cùng.

Mấy ngày trên đảo cứ đến giờ thì xếp hàng đi ăn rồi đi bộ qua hết dãy lều này đến dãy lều kia, dọ hỏi tứ tung tìm tung tích gia đình. Quyên nhớ lại khuôn mặt, đặc tính của từng người thân. Cha mẹ già đã đến tuổi về hưu; không biết anh Tánh, người yêu của chị Vân,  sĩ quan cấp tá, đang hành quân miền Trung có về kịp không; gia đình chị Vi ra sao với con bé chưa đầy hai tuổi; Huy, Hoàng, Mai , Quỳnh, gánh nặng đè lên vai ông cụ.  Những ngày cuối Tháng Tư mặt cha nàng như xạm lại, người dộc đi vì lo nghĩ.  Anh Tùng, chồng chị Vi hốt hoảng sang báo tin “Phải đi thôi bố ạ, tình hình nghiêm trọng lắm rồi”.  Đi, Đi, biết là phải đi nhưng đi làm sao, đi cách nào. Gia đình thanh bạch, đông con, nuôi đủ từng ấy miệng ăn đã vất vả lắm rồi, làm gì có tiền bạc dư giả mà đóng tiền để đi.  Còn một hy vọng cuối cùng là lời hứa của chú Khánh, chú sẽ giúp gia đình đi bằng tầu của Hải Quân.

Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.

Đỗ Dung

 

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 71738)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71853)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71455)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 68911)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71430)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71203)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70978)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 70670)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32272)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 79647)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 71646)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35044)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 80888)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75861)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75781)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75566)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 75316)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 23904)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37506)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90069)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38899)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87196)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 34870)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 74544)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39174)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40509)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82489)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46748)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.