Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 45

03 Tháng Hai 20218:39 CH(Xem: 10761)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 45

 NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 45




Thứ hai 18 tháng 1


Mùa đông kéo dài từ 21 tháng 12 đến 21 tháng 3 hàng năm, mới đi được hơn một phần ba, đường gian khổ đối phó với Coronavirus và "đồng minh" nhiệt độ thấp vẫn còn đến hai phần ba. Nhu cầu thì cao, mà lượng thuốc sản xuất thì có giới hạn nên xảy ra nhiều chuyện buồn trong thời đại dịch.


Một nhân viên y tế làm việc trên xe cứu thương đã từng được chọn là "nhân viên cứu thương của năm 2020" ở Florida bị bắt vì tội giả mạo giấy tờ, dựng lên ba tên người không có thật để đánh cắp ba liều thuốc chủng ngừa. Điều đáng buồn là anh giả mạo giấy tờ để lấy một liều thuốc chủng ngừa Coronavirus theo yêu cầu của boss (để dùng cho mẹ của người này)

Khi mọi chuyện vỡ lỡ, người ta chỉ thu được lại hai trong ba doses bị đánh cắp, liều thứ ba không tìm lại được, có lẽ đã được chích cho ai đó không thuộc diện ưu tiên.


Rồi một ông bác sĩ ở Harris County, Texas đã lấy nguyên một  lô thuốc chích ngừa Coronavirus gồm 9 doses để chích cho những người không thuộc diện ưu tiên. Liều thuốc thứ 9 trong số thuốc lấy ra bất hợp pháp này được chích cho vợ của ông.

Chính ông bác sĩ này đã "vui miệng" kể lại chuyện không đúng này cho một đồng nghiệp nghe. Và chuyện này đến tai của người có thẩm quyền. Khi người ta đối chiếu với database về những người thuộc diện ưu tiên chích ngừa ở địa phương thì không trùng khớp.

Mặc dù ông bác sĩ "khôn mấy mươi năm, dại một phút" này đã tự biện hộ là cuối ngày làm việc, không có người đến chích theo hẹn. Sợ để lâu thuốc hư, ông chích cho những nhân viên y tế, và cảnh sát có mặt ở địa điểm chích ngừa, nhưng họ đã được chích, nên ông đem về nhà chích cho ... vợ. Những người có thẩm quyền không tin lời giải thích này, nên ông đã mất việc, và còn bị truy tố.


Đúng là ở Mỹ không ai có thể đứng trên pháp luật kể cả Tổng thống. Hy vọng hai chuyện buồn này sẽ là một bài học cho tất cả những người có quyền phân phối hay chích thuốc.


Là một người Mỹ, lâu lắm là cuối mùa thu năm 2021, sẽ đến phiên những người đứng cuối danh sách ưu tiên được chích. Đường "cấm túc" dài thăm thẳm đã đi gần hết, xin kiên nhẫn mang khẩu trang, hạn chế đến nơi công cộng, và nếu có ra ngoài thì xin giữ khoảng cách 6 feet. Như thế đủ để giữ mình khỏe mạnh, tồn tại đến lúc được chủng ngừa đại dịch cúm Tàu. Không cần phải "cut line" (chen vào giữa hàng) của những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn mình. Như tiền nhân đã dạy "Nhà nghèo mới biết con thảo. Nước loạn mới biết tôi trung"  hay như cụ Phan Bội Châu cũng để lại lời khuyên quý báu :


"Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả.

Anh hùng hào kiệt có hơn ai ?"



***



Thứ ba 19 tháng 1


Có một lần trong lớp học online từ nhà, cô giáo Kelley Nicholson-Flynn chia học trò ra làm nhiều nhóm nhỏ, cho các em thảo luận, và đưa ra một thứ tự ưu tiên cho việc chích ngừa theo ý của các em.

Những câu hỏi gợi ý là : ai nên được ưu tiên chích ngừa trước, các thầy cô giáo hay nhân viên làm ở các chợ? Nhân viên chở hàng vận chuyển, hay nhân viên bưu điện? Người chăm sóc các cụ lớn tuổi không thể tự lo cho mình hay nhân viên các nhà giữ trẻ? 


Các em cũng được biết là tốc độ sản xuất thuốc chủng ngừa COVID-19 không thể đủ cho gần 8 triệu dân số trên thế giới, và cũng không đủ cho hơn 330 triệu người Mỹ, một đất nước có ít nhất là 5 Công ty Dược phẩm có thể cung cấp hơn 100 triệu liều thuốc chủng ngừa trước mùa Xuân 2021. Nên các em học trò đã tranh cãi hào hứng về thứ tự ưu tiên nếu mình là người có thẩm quyền quyết định ở đất nước Hoa kỳ.


Chỉ vài tuần sau, cô Kelley phải đối diện với câu hỏi trong bài tập mình đặt ra cho học trò khi đến phiên cô được chích ngừa đại dịch ở New York.

Cô đến trung tâm chích ngừa vừa mừng, vừa thấy tội lỗi. Vì ngay chính bố mẹ chồng của Cô trong độ tuổi 80 cũng chưa được chích. Và nhiều người cùng tuổi với cô, có bệnh mãn tính, cũng chưa đến phiên.


Không chỉ có cô Kelley, mà đồng nghiệp của Cô, tất cả đều có cảm giác có lỗi với những người đáng lẽ phải được chích trước mình: nhân viên ở các chợ, nhân viên giao hàng, nhân viên bưu điện, cảnh sát....


blankblank

Courtesy of Chelsea Stahl / NBC News                                        Dr. Muguwe Courtesy of NBC



Cùng tâm trạng với các thầy cô giáo, bác sĩ Tafadzwa Muguwe, 38 tuổi, người Mỹ gốc Zimbabwe (Phi Châu) ở một bệnh viện ở Massachusetts cũng cảm thấy "tội lỗi" khi mình được chích mũi thứ hai trong lúc thân mẫu của mình ở quê nhà đang bị nhiễm COVID-19.


Trong cái hạnh phúc được ôm đứa con mới một tuổi lần đầu kể từ tháng 3 năm 2020 đến cuối năm 2020, bác sĩ Muguwe  nghĩ giá mà mình có thể nhường cho mẹ mình chích trước?

Mỗi ngày đi làm về, ông dùng Zoom, theo dõi, và chữa bệnh cho mẹ của mình với điều kiện khó khăn của Zimbabwe 


Với tình hình thuốc chủng ngừa hiện tại, chỉ có Trời mới biết chính xác lúc nào mới đến lượt những người dân ở các nước nghèo, kém phát triển? Và từ giờ đến đó, làm sao để được an toàn, không lây bệnh?


Nỗi buồn của các thầy cô giáo ở New York, của một ông bác sĩ ở Massachusetts cũng tương tự như nỗi buồn của những người Việt Nam lúc giơ tay tuyên thệ thành công dân Hoa kỳ. Niềm vui thì nhỏ, thoáng qua trong chốc lát, nhưng nỗi buồn thì mênh mang, bất tận...



***


Thứ tư 20 tháng 1



Là một học sinh lớp mười, Spencer Smith rất năng động. Em là cầu thủ hậu vệ, chơi ở vị trí tackler trong đội football của trường.  Football là một đam mê của Spencer. Ngoài giờ tập thể lực ở trường cùng với đội, Spencer còn tự tập ở nhà. 

Cậu thiếu niên 16 tuổi chạy mỗi ngày ở công viên gần nhà, tập tạ. Cậu còn xin một cái lốp xe cũ, loại lớn, cột một sợi dây thừng lớn vào bánh xe, và kéo quanh các bãi cỏ ở nơi cậu ở, vừa để tập bắp thịt tay, vừa giúp hàng xóm cắt cỏ với cách tập thể lực của cậu. Vì mê football và hy vọng sẽ được chơi ở vị trí lineman, chạy nhiều hơn, nên Spencer không ngừng tập luyện mỗi ngày. Chẳng những thế, cậu còn chịu khó ăn uống theo tiêu chuẩn của cầu thủ để có nhiều bắp thịt.  


Nhưng mùa hè năm 2020 qua mau, mà đại dịch vẫn còn, các trường Trung học ở Brunswick, tiểu bang Maine chuyển hầu hết ngân sách dành cho thể dục, thể thao vào việc khác. Đội “Football” của Spencer từ 11 cầu thủ chuyển thành đội “Flag Football”, chỉ cần 5 đến 8 cầu thủ. Dĩ nhiên chơi flag football, chỉ cần các cầu thủ chạy giỏi, không cần các cầu thủ tackler. Spencer bị loại khỏi đội flag football. Khỏi phải nói nỗi thất vọng, buồn chán của Spencer lớn đến độ nào!


Từ một học sinh giỏi, một người năng động, cậu thiếu niên mê football trở nên thụ động, và sức học xuống dần (một phần lý do là vì cậu không thích lối học online qua màn hình). Spencer nhớ trường lớp, nhớ bạn bè đã hơn nửa năm, vì đại dịch COVID-19, cậu không được gặp! Và trên hết cậu nhớ sân cỏ, nhớ những ngày chơi football với các bạn trong đội tuyển của trường.


Spencer không còn tập thể lực, và nằm vùi trên giường cả ngày, ít khi ra khỏi phòng. Một ngày mùa đông gần lễ Giáng sinh, gia đình tìm thấy cậu tự tử trong phòng, tự chấm dứt cuộc đời mình ở tuổi 16 đẹp nhất của đời người.


blank

                                                        Spencer Smith (2004-2020)- Courtesy of his family & CNN


Spencer Smith không phải là trường hợp hiếm hoi, các em học sinh tự tử vì không chịu nổi những áp lực của cuộc sống thay đổi đột ngột vì đại dịch (từ gia đình, trường lớp, đến xã hội). Chỉ riêng ở phía Bắc của tiểu bang Texas, chỉ trong tháng 9, đã có 37 em học sinh nằm bệnh viện Fort Worth vì tự tử nhưng gia đình phát giác kịp thời.


Hay ở Nevada, chỉ ở học khu Clark County (học khu lớn thứ 5 trên toàn nước Mỹ), bao gồm cả Thành phố giải trí Las Vegas (một nơi hoàn toàn tê liệt kể từ khi COVID-19 đến Mỹ), có đến 19 học sinh tự tử trong 9 tháng (Mar-Dec 2020), gấp đôi con số của cả năm 2019. Buồn hơn nữa, em học sinh nhỏ nhất tự kết liễu đời mình chỉ mới 9 tuổi.


Cha mẹ, Thầy Cô, các chuyên viên tâm lý ở trường đều tự thấy mình có lỗi phần nào về cái chết của các em , vì không để ý đến các em nhiều hơn. Nhưng có lẽ, thủ phạm chính gây ra những cái chết đột ngột, tự chấm dứt cuộc đời còn non trẻ của mình là đại dịch cúm Tàu.



***



Thứ năm 21 tháng 1



COVID-19 không chỉ tàn phá các cơ sở thương mại dành cho người sống mà còn ảnh hưởng đến nơi lo hậu sự cho người quá cố.


Sau lễ Tạ ơn (thời điểm đoàn tụ gia đình,họp mặt bạn bè của người Mỹ, giống như Tết Nguyên đán của người Việt Nam), California có hơn 3 triệu người nhiễm bệnh (hơn 10% dân số CA) và bốn ngàn người thiệt mạng vì đại dịch. 


Chỉ riêng ở Los Angeles County, quận hạt lớn nhất nước Mỹ, cứ mỗi phút có 10 người có COVID test dương tính. Và cứ mỗi 6 phút có một người bị Coronavirus chấm dứt cuộc đời.


Thử nhìn đến tình hình của Rose Hills Memorial Park and Mortuary ở Whittier, miền Nam  California, nghĩa trang này rộng đến một ngàn acres (4 km vuông) lớn nhất không chỉ ở nước Mỹ, mà còn ở cả Bắc Châu Mỹ. 

Bình thường chỉ cần chờ nhiều lắm là năm đến bảy ngày để được tổ chức tang lễ, nhưng hiện nay, sau 10 tháng kể từ ngày Coronavirus "nhập cảnh" vào Hoa kỳ, người chết cũng phải chờ từ một tháng đến năm tuần để được thật sự an nghỉ.


Theo giám đốc của Rose Hills, nghĩa trang này có thể tổ chức 20 đến 30 đám tang mỗi ngày. Nhưng từ đầu tháng 12 (sau lễ Thanksgiving chỉ 10 ngày) đến nay, nhu cầu tang lễ mỗi ngày tăng hơn gấp đôi, ít nhất 50 người mỗi ngày. "Lực bất tòng tâm", con số đó vượt quá khả năng của cả nhân lực lẫn "sức chứa" của nghĩa trang lớn nhất nước Mỹ .


blank

                                                         Funeral in the pandemic @ Rose Hills Memorial Park and Mortuary



Với yêu cầu tang lễ quá cao trong mùa đại dịch cúm Tàu, nghĩa trang Rose Hills phải đặt mua 25 ngăn đông lạnh (refrigeration units) chứa thi thể.


Nhân viên ở đây làm việc không nghỉ từ hơn nửa năm nay. May mắn là khách hàng của "Đồi Hồng" dù mong thân nhân mình sớm được an nghỉ, cũng thông cảm cho nghĩa trang Rose Hills.


Chỉ có đại dịch COVID-19 mới làm cho người chết phải xếp hàng để chờ được yên nghỉ -hay về với cát bụi-, không những chỉ ở "Đồi Hồng" mà còn ở khắp tiểu bang California, một tiểu bang đang là tâm dịch của Mỹ từ đầu tháng 12 đến nay.



***



Thứ sáu 22 tháng 1 


Sau cả năm tìm đủ mọi cớ để ngăn chận phái đoàn chuyên viên của tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization), cuối cùng chính quyền Tàu cộng miễn cưỡng cấp phép cho tổ chức này đến Wuhan để điều tra nguồn gốc của trận đại dịch thế kỷ 21 vào tháng giêng năm 2021. Ba địa điểm sẽ được xem xét rất kỹ  bởi WHO là một bệnh viện ở Vũ Hán, chợ bán hải sản ở Wuhan, và Viện Vi trùng học (Wuhan Institute of Virology).

Hơn một năm dài trôi qua, hẳn là đủ thời gian để China "tẩy xóa", thủ tiêu không những chỉ “vật chứng” mà còn cả "nhân chứng". Nhưng không một thủ đoạn nào có thể qua mắt được "luật nhân quả", và người gieo gió bao giờ cũng gặt bão.


blankblank
WHO professional team in Wuhan /Courtesy of NBC      WHO Team @ Wuhan Institute of Virology FEB 3

           (Courtesy of Hector Retamal/AFP/Getty Images)


"Lâu dần đời cũng quen", người ta đã quen với cách làm việc từ nhà, thoải mái hơn, tránh cảnh kẹt xe, tiết kiệm thời gian lái xe mỗi ngày, và tiết kiệm cả tiền mua quần áo đi làm. Theo một thăm dò mới đây, chỉ có 1/10 các công ty dự định để 100% nhân viên trở lại làm trong office building khi tất cả mọi người đều được chủng ngừa, sau đại dịch.


Vẫn còn là mùa đông, Coronavirus vẫn còn đồng minh của thời tiết, khi số người nhiễm bệnh nếu không tăng cao, thì cũng chẳng giảm, nhu cầu về thuốc chủng ngừa  cao hơn bao giờ hết.


blankblank

       Pfizer US manufacturing site                                                 Manufacturing site in Belgium


Pfizer đang upgrade quy trình sản xuất của họ ở  Puurs (Bỉ) để có thể sản xuất được 1.3  tỷ doses trong năm 2021, nên thuốc ngừa COVID-19 sẽ được chuyển đến Châu Âu  sẽ trễ hơn theo hợp đồng. Lập tức người đứng đầu EU gọi điện thoại than phiền với CEO của Pfizer. Nhưng không chỉ có Châu Âu, cả Canada cũng bị ảnh hưởng dù vừa ứng trước tiền mua thuốc từ lâu, vừa là hàng xóm của Mỹ. Lượng thuốc COVID vaccine mà Pfizer giao cho Canada theo hợp đồng cũng sẽ bị cắt giảm một nửa đầu năm 2021.


Đan Mạch đã phàn nàn:

"Chúng ta đang ở trên đường đua với Coronavirus và những biến thể lây lan nhanh chóng của nó. Do vậy, chúng tôi rất quan ngại về chuyện thuốc ngừa Pfizer đến chậm hơn hợp đồng, và dự tính"


Na Uy thì đưa ra con số cụ thể:

"Theo dự tính chúng tôi sẽ nhận được 43,875 doses thuốc ngừa Coronavirus from Pfizer trong tuần thứ 3 của tháng Giêng, nhưng trên thực tế chúng tôi chỉ nhận được có 36,075 liều!"


Biết là lượng thuốc đến từ Pfizer sẽ giảm mạnh trong cả tháng giêng đến đầu tháng hai, các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu (EU- European Union) đều đã xa gần lên tiếng với Anh về thuốc chủng ngừa AstraZeneca do Anh và Thụy Điển sản xuất đã được tiêm chủng ở Anh, và được liên minh EU chuẩn thuận. Nhưng trong tình hình đại dịch mùa đông, quốc gia nào cũng cần thuốc, thì nếu là  “người đến sau”, thì xin kiên nhẫn xếp hàng.


Trên bình diện cá nhân, ngay cả ở Mỹ, chúng tôi cũng đã tập được tính kiên nhẫn, và tự bảo vệ mình với khẩu trang, với khoảng cách xã hội 6 feet, và tự cấm túc từ tháng 3 năm ngoái. Là một người Mỹ gốc Việt Nam, hình như chúng tôi đã biết cam chịu từ lúc còn rất nhỏ ở quê nhà, sau 30 tháng 4 năm 1975, nên việc đối phó với đại dịch không khó khăn như các đồng nghiệp người bản xứ.



***



Thứ bảy 23 tháng 1 


Hiếm có người không may như em Stella Martin, chỉ mới có 4 tuổi, đã phải sống trong bệnh viện đến 9 tháng vì đại dịch cúm Tàu.

Ba của Stella qua đời vì Coronavirus ngày 18 tháng 4 năm 2020. Mẹ của em (bà Cassandra Yazzie) đưa hai cô con gái 9 tuổi và 4 tuổi đi lấy COVID test, cả ba mẹ con đều có kết quả dương tính!

Stella bị nặng hơn chị, vì em có bệnh suyễn bẩm sinh. Một ngày cuối tháng 4 năm ngoái, Stella than phiền với mẹ là em bị đau lưng. Một em bé mới 4 tuổi mà bị nhức mỏi, đau lưng, lại có test COVID dương tính thì Coronavirus chắc chắn đang tấn công cơ thể của em. 


Từ nhà ở Sandoval County, tiểu bang New Mexico, Stella được đưa vào bệnh viện địa phương. Sau khi được xem xét bởi bác sĩ Nhi khoa, em được máy bay tản thương chuyển đến bệnh viện của trường Đại học New Mexico ở Albuquerque (UNM). Stella "tạm trú" ở đó,được các giáo sư bác sĩ điều trị nửa năm dài, trước khi sức khỏe khá hơn. Ở đây, vì phổi của Stella đang bị Coronavirus tàn phá, em được đặt ống thở nội khí quản (intubation), và chìm sâu vào coma gần 3 tuần.


Đến tháng 10, tình hình sức khỏe khả quan hơn, cô bé 4 tuổi được chuyển về bệnh viện Nhi đồng  Carrie Tingley Children’s Hospital (trực thuộc trường Đại học New Mexico ở Albuquerque).


Mấy tháng đầu nằm bệnh viện, Stella phải đơn độc chiến đấu với Coronavirus, không biết là mình đã vĩnh viễn mất cha vì đại dịch cúm Tàu, cũng không có Mẹ bên cạnh.

Mẹ em không được vào thăm em vì bản thân bà cũng nhiễm COVID. 

Dù rất lo lắng, bà Cassandra cũng chỉ được gọi điện thoại nói chuyện với y tá trực -chịu trách nhiệm theo dõi tình trạng của Stella- vài lần trong ngày.


blank  
Courtesy of Stella’s Mom & GMA

Bà được cho biết thỉnh thoảng, cô bé 4 tuổi thức giấc, nhìn quanh, nhận ra  bốn bức tường trắng của bệnh viện rất lạ lẫm, không phải là không gian nhà mình, lại không thấy cha mẹ và chị, Stella hoảng sợ, bật khóc. Nhưng đó là một tín hiệu tốt, vì Coronavirus không kịp tấn công vào thần kinh, và não bộ của em.


Từ cuối tháng 5 trở đi, sau khi có test COVID âm tính, bà Cassandra được vào bệnh viện thăm con.


Ròng rã suốt 9 tháng trời, sống ở 3 bệnh viện, được điều trị bởi các giáo sư bác sĩ giỏi nhất ở tiểu bang New Mexico, bệnh nhân 4 tuổi Stella Martin được xuất viện về nhà vào trung tuần tháng 1 năm 2021 trong nỗi mừng lớn lao  của Mẹ em.


Đại dịch cúm Tàu quả là không kiêng nể người già, không tha cả trẻ con!!!



***



Chủ Nhật 24 tháng 1



Chủ nhật đầu tháng 2 như thường lệ sẽ là "ngày lễ hội không chính thức" của Hoa kỳ : Super Bowl hàng năm. Giữa mùa đại dịch, "lễ hội" quan trọng này vẫn được giữ 25 ngàn khán giả được đến sân vận động Raymond James Stadium ở Tampa (Florida), một sân vận động có sức chứa gần 66 ngàn người.


Thấy đại dịch cúm Tàu còn kéo dài, mùa hè năm 2020, người ta đã chi 10.4 triệu USD cho việc tái thiết sân vận động để COVID-19 không thể lây lan trong sự kiện thể thao quan trọng nhất trong năm của Hoa kỳ. Chẳng hạn toàn bộ mọi thứ đều "touch-free", như các bồn rửa tay, các vòi nước uống, các phòng vệ sinh … ; hay tháo khoảng 2/3 ghế của sân vận động để giữ khoảng cách ít nhất 6 feet giữa khán giả, kể cả khi họ đi cùng nhau, hoặc ở cùng nhà.

Tất cả những chi phí này được tài trợ bởi quỹ CARES(Coronavirus Aid, Relief and Economic Security) của Liên bang. 


blank

   Capacity is limited @ Raymond James Stadium- Courtesy of AP and baynews9.com


Kể từ đầu mùa thi đấu, trên các sân vận động không có khán giả, toàn bộ cầu thủ của hai đội, các huấn luyện viên, và nhân viên đi theo các đội trên đường "lưu đấu" đều phải được lấy test COVID mỗi ngày. 

Hai đội vào được chung kết tuần sau (the Buccaneers and the Chiefs), toàn bộ cầu thủ, huấn luyện viên, nhân viên đều phải lấy COVID-19 test đến hai lần mỗi ngày.


Từ đầu tháng 8 đến nay, tổng cộng đến hơn 15 ngàn cầu thủ NFL, huấn luyện viên, và những người có tiếp xúc với đội tuyển đã được thử nghiệm gần một triệu COVID test. Trong số này có hơn 700 người đã có kết quả dương tính (đã bị nhiễm COVID), nhưng họ may mắn bình phục dù vẫn phải mang di chứng không biết đến lúc nào mới dứt!


Để tri ân các nhân viên ngành y tế đã làm việc không nghỉ từ gần một năm nay (từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021), Ban tổ chức đã dành 7,500 vé (được bán với giá mười ngàn đồng mỗi vé  vào tháng 2 năm 2020, trước khi đại dịch cúm Tàu len lỏi vào Mỹ) để tặng cho các nhân viên y tế. Những vé tặng đặc biệt này được phân phối khắp các bệnh viện toàn Hoa kỳ. Những "thiên thần áo trắng", làm việc rất vất vả, trực diện với Coronavirus và nguy cơ nhiễm bệnh hàng ngày, cũng được Liên đoàn NFL (National Football League) tặng cả chi phí máy bay, và khách sạn trong mấy ngày về Florida dự trận chung kết Football năm 2021

14,500 vé khác cũng chỉ được bán cho những người đã được chích ngừa Coronavirus. 


Tất cả những người vào  Raymond James Stadium coi trận chung kết football năm nay ở Florida đều được cung cấp mask N95, nước rửa tay hand sanitizer. Và vì đã được chích ngừa, họ sẽ không phải có giấy chứng nhận COVID âm tính khi vào cửa.


Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công, sẽ không có ai, hoặc chỉ một số rất ít bị Coronavirus tấn công sau khi tham dự trận chung kết Super Bowl lần thứ 55.



Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng giêng 2021

(Nhật ký ngày Chủ nhật xin dành tặng các superbowl fans)






04 Tháng Hai 2009(Xem: 82000)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37841)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73667)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77484)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36124)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40378)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75471)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39172)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34053)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36874)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69116)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39294)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80506)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73993)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65661)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33821)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42872)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38578)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46338)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71689)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34507)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78424)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68733)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66809)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76172)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38711)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81381)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76748)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?