Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - TẢN MẠN CUỐI NĂM 2020

31 Tháng Mười Hai 202010:37 CH(Xem: 9942)
Nguyễn thị Thêm - TẢN MẠN CUỐI NĂM 2020
Tản mạn cuối năm

 


Thắp ba nén nhang
Đốt giấy tiền vàng
Cúi đầu vái van
Tiễn vong 2020.


Hôm nay 31/12/2020. Tôi ngồi một mình trong phòng. Cả nhà đều đi khỏi. Một buổi chiều cuối năm tệ hại chưa bao giờ có kể từ ngày tôi đến Mỹ.

Thú thật tôi đã từng rất vui và hân hoan chào đón năm 2020 vì đó là năm tuổi của tôi. Năm đánh dấu nhiều sự thay đổi trong gia đình tôi. Con trai lớn rời nước Mỹ để đi công tác bên nước Đức xa xôi. Con trai út mua nhà và định cư ở Oregon, cháu tôi sẽ chọn một trường Đại học nào nó và cháu sẽ rời nhà bắt đầu cuộc sống sinh viên. Tôi đã mua vé máy bay đi thăm các con và vé du thuyền đi chơi vài chỗ trong năm 2020.

Đầu năm 2020, tôi đã về thăm Việt Nam sau gần 10 năm không về. Đó là dịp tôi về kỵ giỗ cha mẹ chồng, giỗ ba tôi và ăn Tết Xuân Canh Tý với đại gia đình.

Tôi đã từng mơ ước một ngày đặt chân lên đất Bắc. Một nơi mà thuở ngồi ghế nhà trường tôi đã nghe các văn nhân ca tụng. Nào Phở Bắc, hoa Soan, hoa Sấu, nào Phủ Khổng, Đền Hùng, Hồ Trúc Bạch, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Tràng An ... Và tôi đã đến đó, đặt chân lên Hà Nội, hưởng thụ sự ưu đãi của Hà Nội dành cho một du khách. Tôi đã thực sự thấy sự hào nhoáng và kiếm tiền của một Hà Nội hiện đại. Miền Bắc đã có những danh lam thắng cảnh tuyệt vời, non nước hữu tình, những đền chùa, miếu mạo cổ kính. Cho tôi thấy đất nước mình đẹp vô cùng, linh thiêng lẫn khuất hồn sông núi.

Vịnh Hạ Long với Hạ Long Bay, hang Sửng Sốt. Phố cổ Hội An, tháp treo Bà Nà ... đều rất đẹp, quy mô, đầu tư đắt tiền làm thỏa mãn du khách. Nhưng trong đó có những ngậm ngùi thương cho những người dân bị mất đất, mất nhà vì nơi dung thân bao nhiêu thế hệ bị xóa sổ để làm khu sinh thái.

Tôi đã chứng kiến, nhìn tận mắt những công trình đón Tết vĩ đại ở những điểm du xuân. Năm Canh Tý chuột có mặt mọi nơi với đủ hình dạng rất dễ thương lẫn hào nhoáng ở những con đường lớn, khu giải trí. Từ miền Bắc về tới Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Cù Lao Phụng, bến Ninh Kiều, khu du lịch Mỹ Khánh... rực rỡ sáng choang bóng đèn xanh đỏ. Người du xuân tấp nập chụp hình với hoa, với cảnh. Cũng như tôi đã đối diện với những người công nhân nghèo khó bây giờ cũng không có gì sáng sủa. Nhà cửa 30 năm qua vẫn y như cũ. Cuộc sống chưa biết sẽ về đâu khi nhà nằm trong quy hoạch. 

Chuột vàng xuất hiện khắp những nơi đẹp nhất VN cho tôi một niềm tin và hy vọng năm Canh Tý là  một năm hạnh phúc thành công. Lúa  đầy bồ, tiền đầy túi, lộc đến mọi nhà.

Ngày 31/01/2020 tôi lên máy bay về Mỹ. Đứa cháu nhét vào tay tôi cái khẩu trang bảo lên máy bay cô nhớ đeo vào, nghe nói có dịch. Tôi chỉ cười và bỏ vào ví tay. Trong tôi chỉ nghĩ dịch bệnh đó chắc mới xuất hiện ở VN và không hề nghĩ đến một điều gì bất an. Lên máy bay tôi đeo vào, nhưng ngộp quá. Nhìn sang dãy ghế hai vợ chồng đứa cháu đi chung là bác sĩ, chúng và con gái chẳng mang gì cả. Thôi thì lột xuống thở cho khỏe.

Tôi về tới phi trường LAX bình thường như những lần đi du lịch khác. Chỉ cách một ngày sau, ngày 2/02/2020 Tổng Thống Trump ra lệnh không cho các chuyến bay từ Trung Cộng vào Mỹ. Dịch cúm Vũ Hán đã bay sang khắp thế giới. Nước Mỹ bắt đầu những ngày chống dịch. Một năm chống dịch kinh hoàng. Ngừa dịch đến khủng hoảng. Sợ dịch đến bất an và chết trong hoảng loạn. 

Đến nay là đúng 11 tháng cả thế giới chìm sâu vào nỗi sợ dịch bệnh. Tang tóc đè nặng xuống trần gian như ơn trên đang trừng phạt chúng ta. Dịch Tàu, Cúm Vũ Hán, Cúm Tàu và bây giờ cả thế giới gọi là Covid 19 là nguyên nhân chủ yếu. Dù gọi thế nào chăng nữa nguồn gốc của nó vẫn là tại Trung Cộng. Nguyên nhân do con người làm ra với mục đích chính trị hay do thiên nhiên vẫn chưa được chính xác công bố. Nhưng nó là nguyên nhân chính để làm suy sụp kinh tế toàn cầu, người dân thất nghiệp. Nó giết hại biết bao nhân mạng và làm năm 2020 là năm tang tóc tệ hại nhất.

Chúng tôi là những người già. Những nạn nhân tội nghiệp nhất của con virus này. Có nghĩa là khi chúng tôi bị nó thăm viếng và nó chọn làm bạn đời thì khi gia đình đưa vào bệnh viện 90% chúng tôi không còn cửa để về nhà. Đi vào phòng cấp cứu một mình trên chiếc băng ca và khi đi ra thêm một tấm khăn trắng phủ toàn thân, kín cả mặt. Cuộc đời bi ai chống chọi với tử thần không có một người thân bên cạnh. Chết cách ly, thiêu thật gấp là cái nghiệp vận vào phần số.

Biết vậy, cho nên con cái chúng tôi 11 tháng nay đã cách ly bố mẹ.  Mỗi ngày chúng tôi rửa tay nhiều lần, hát Happy Birthday mà không có một nụ cười. Sanitizer để ở cửa ra vào và khắp mọi nơi trong nhà. Con cái có đến cũng đeo khẩu trang kín mặt, đứng cách xa nói vọng vào và dường như thế giới đã tận cùng vì dịch Coronavirus.

Vào mùa đông dịch phát tán mạnh hơn. Khắp thế giới phong tỏa sự đi lại và sinh hoạt vì dịch Coronavirus càng quyết liệt. Vào Google, trên TV  những con số lây nhiễm và chết đi lên như mũi tên đâm vào trái tim yếu đuối của con người.

Không nói đâu xa Riverside nhỏ nhoi nơi vùng tôi ở, số người nhập viện tăng chóng mặt. Tính đến hôm nay số người đi text là 1.653,692 người, bị nhiễm bệnh là 180.553, chết là 1,985 người. Mỗi ngày đi làm về con gái, con rể tôi mệt nhoài và nghiêm ngặt cách ly tôi. Chúng sợ chỉ một sơ hở thôi tôi có thể sẽ là một trong số những người đi vào nhà thương nhưng không còn có dịp lên xe về nhà.

 

 Nước Mỹ năm 2020 còn bị khủng hoảng vì một người cảnh sát da trắng khi thi hành công vụ đè cổ làm chết một người da đen tên George Floyd xài tiền giả và đang say thuốc phiện. Chỉ có vậy thôi, nhưng là mồi thuốc nổ cho những cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp các tiểu bang, hủy hoại các cửa tiệm, hôi của, đánh người, đập phá các bức tượng lịch sử... làm cả nước Mỹ hoảng loạn ngủ không yên giấc.

 

Không thể quên tại trung tâm thành phố Seattle tiểu bang Washington, những người biểu tình đặt rào chắn xung quanh và đặt tên là " Khu tự trị Capitol Hill". Cảnh sát được lệnh phải nhượng bộ và rút lui để người biểu tình tự do làm điều họ muốn là “ Cuộc sống không có cảnh sát”. Tổng Thống Trump coi đây là một viễn cảnh nguy hiểm cho an ninh người dân nhưng bà thị trưởng Jenny Durkan viết trên Twitter rằng "Hãy để chúng tôi an toàn". Rồi thì khu tự trị trở nên mất trật tự, nhiều vụ xả súng gây thương vong tại khu vực này và có hai thanh thiếu niên thiệt mạng. Cuối cùng bà Thị trưởng cũng phải ra lệnh điều cảnh sát tới giải tỏa khu chiếm đóng vãn hồi trật tự.  

 

 Đâu là đúng, đâu là sai người dân bàng hoàng với những lập trường trái chiều, những chủ trương, quan điểm khác nhau trên cùng một vấn đề. Chưa khi nào người ta thấy rõ quyền hạn của Tổng Thống bị giới hạn ở các tiểu bang như năm nay. Điều này đã thức tỉnh người dân Mỹ về giá trị của lá phiếu. Bổn phận và quyền lợi khi chọn người đại diện cho mình trong quốc hội lẫn tiểu bang. Người được chọn phải vì dân, vì nước, là đại diện dân chúng chứ không vì đảng phái hay quyền lợi cá nhân.

Tại nước Mỹ một vị Tổng Thống ứng cử quỳ xuống trước quan tài người công dân vi phạm luật pháp. Và quan tài đó được di quan trang trọng như một vị anh hùng dân tộc.

 

Nước Mỹ năm 2020 là năm bầu cử Tổng Thống định kỳ. Tới bây giờ dù đã qua gần hai tháng mà cũng chưa có một Tổng Thống đắc cử chính thức. Báo chí truyền thông và đảng Dân Chủ tuyên bố liên danh Biden & Harris thắng cử. Nhiều nước trên thế giới đã gọi chúc mừng. Ông Biden cũng đã chuẩn bị cho thành phần nội các của mình.

Thế nhưng Tổng Thống đương nhiệm Trump đã lên án là bầu cử gian lận. Ông và đội ngũ luật sư của ông trưng ra rất nhiều bằng chứng gian lận có tổ chức quy mô ở các tiểu bang then chốt. Rất đông người dân Mỹ ủng hộ Trump bằng những buổi xuống đường với số lượng người tham dự ngoài tưởng tượng.

Rồi thì ra sao? Không ai có thể trả lời một cách dứt khoát là bầu cử thật sự đã có gian lận hay không kể cả Tối Cao Pháp Viện. Bao nhiêu nguồn tin, bao nhiêu là kênh Youtube với những tựa đề giật gân không biết thật giả. Tin nóng hổi có thổi phồng để câu view hay không. Hãy bình tĩnh, chờ thời điểm then chốt vào tháng giêng theo hiến pháp và luật pháp.

 

Năm 2020 là năm làm vỡ nhiều kế hoạch lớn về thể thao. Như Olympic mùa hè ở Japan, giải Bóng đá Châu Âu Euro 2020. Những show truyền hình nổi tiếng cũng mất đi khí thế khi người tham dự và người xem chỉ chiếu qua hệ thống Zoom.

Có thể nói năm 2020 là năm rất nhiều người VN nổi tiếng đã ra đi. Những cái chết rúng động tâm cang khi đang trong mùa dịch không thể đến đưa tiễn như sự ra đi của nữ danh ca Thái Thanh. Sự ra đi trong tháng 11 của nữ danh ca Mai Hương, tháng 12 danh hài Chí Tài, nhạc sĩ Lam Phương, nhà văn Hoàng Hải Thủy....

Trong ngôi trường Ngô Quyền thân yêu của chúng ta. Năm 2020  phải vĩnh biệt 6 thầy cô. Cô Kim Quy, cô Diệm Phương, cô Đào Thị Nga, thầy Phan Thông Hào, Thầy Nguyễn Trường Hải, Thầy Hà Tường Cát, Thầy Phan Thanh Hoài.

Trong số các cựu học sinh thường xuyên sinh hoạt với hội, năm nay ta mất đi bạn Lê văn Tới (khóa 6) Trần Hữu Phúc (khóa 8) và Nguyễn Thị Dung (khóa 6). Những người cựu học sinh đã đóng góp nhiều cho Hội nhà và là những người bạn đáng mến.

Bây giờ thuốc chủng ngừa Coronavirus đã được phép sử dụng.  Công bằng mà nói đó là công lao không nhỏ của Tổng Thống Trump. Con gái và con rể tôi đã được tiêm ngừa mấy ngày trước. Con trai tôi là Sĩ Quan quân y công tác ở Đức cũng đã được chích rồi. Những người làm về Health care được ưu tiên rồi đến các viện dưỡng lão, những người già.

Mong rằng chương trình chích ngừa dịch bệnh tiến hành nhanh chóng để người dân yên tâm trở lại cuộc sống bình an.

Mong rằng năm 2021 đến với người dân nước Mỹ yên bình hơn. Xin đừng có xảy ra điều gì đáng tiếc sau khi kết quả bầu cử Tổng Thống được chính thức tuyên bố.

Người dân chỉ cần được bình an và mạnh khỏe để làm việc. Công việc ổn định kinh tế sẽ lên. Đời sống dân chúng sẽ ấm no hạnh phúc.

Chào vĩnh biệt năm 2020. Xin hãy ra đi mang theo tất cả những tai ương đã mang đến cho thế giới.

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy đem đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nguyễn thị Thêm.


 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 71758)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71870)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71472)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 68955)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71448)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71214)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70996)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 70693)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32289)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 79659)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 71664)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35054)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 80903)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75876)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75793)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75587)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 75342)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 23913)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37514)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90084)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38914)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87213)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 34882)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 74560)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39183)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40521)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82518)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46755)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.