Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10321)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày nhà giáo VN Tựa

Hôm nay 20/11/2020 là ngày nhà giáo VN.

 

Từ hồi đi học tới giờ tôi không có ngày nhà giáo.

 

Ngày này xuất hiện mấy năm gần đây tại VN. Lúc học trò gửi Email hay lên trang Facebook chúc mừng cô giáo cũ tôi mới biết.

 

Mà thật ra khi còn cắp sách đến trường, ngày nào cũng là ngày nhà giáo hết. Vì học trò nhà quê có gì để chơi đâu. Tới trường rồi vào lớp là có thầy cô, về nhà làm bài tập cũng của thầy cô. Bạn bè gặp nhau cũng nói về việc học, đi chơi cũng là nhóm bạn chung lớp. Tất tần tật đều có sự hiện diện của những ông thầy, cô giáo và những bài học, lời dạy hàng ngày.

 

Thế hệ chúng tôi nghề làm thầy không phải dễ. Trong địa phương mọi người đều quen biết nhau, ngôi trường là nơi tất cả cư dân tin tưởng gửi gắm tương lai con mình. Cho nên trong nếp sống, hành động, lời nói người dạy học phải có tư cách đạo đức phải ra dáng mô phạm để phụ huynh và học trò tôn trọng. Nếu có một chút tai tiếng gì thì phải nghỉ dạy hoặc thuyên chuyển đi nơi khác. Làm sao còn mặt mũi nhìn phụ huynh và học trò.

 

Hồi má tôi dẫn tôi tới lớp ngày đầu tiên, tôi húi cua tóc con trai, bận đồ con trai. Má nắm tay tới giao cho cô giáo Ngẫu (Con gái thầy giáo Lượm kiêm hiệu trưởng trường làng)

- Thưa cô tui giao con Chín cho cô. Cô thương cô dạy dùm. Cô cứ đánh thẳng tay nếu nó không chịu học. Tui cám ơn cô.

 

Má tôi lúc nào gửi con đi học cũng nói câu đó. Mấy anh tôi còn được cô giáo có dịp thực hiện khẻ tay, đánh đít . Còn tôi bà già chỉ nói vậy thôi, chớ má biết tui nhát hích. Chưa đánh đã sợ đòn khóc bù lu bù loa, chắc chắn tôi sẽ học ngoan, không bao giờ bị cô giáo đánh.

Mỗi khi Thầy Cô tới nhà, ba má tôi ân cần tiếp đón và rất quý hóa. Còn chúng tôi thay đồ đàng hoàng, rót nước lễ phép mời thầy, xong đứng nép một bên góc nhà chờ lịnh

 

Tôi học lớp bét (lớp năm) cô Ngẫu, lớp tư cô Duyên, lớp ba cô Ba Bột và lớp nhì thầy giáo Lượm. Tới lớp nhì là trường hết lớp. Tuy không còn học trường làng, nhưng mỗi năm vào ngày mồng một hoặc mồng hai Tết anh em chúng tôi vẫn ăn mặc chỉnh tề đem quà lễ đến chúc Tết Thầy. Má tôi thường dạy: "Trọng Thầy mới được làm Thầy, các con phải biết kính trọng thầy cô giáo. Ba má cho con ăn, nhưng thầy cô dạy con học, cho con kiến thức, hiểu biết để lập thân sau này".

 

Khi cuộc chiến đến lúc gay go, an ninh không còn đảm bảo. Những người có trình độ, làm việc văn phòng phải tiếp xúc với chủ sở người Pháp lần lượt dọn nhà lên thành phố. Gia đình thầy giáo Lượm cũng bỏ trường về Biên Hòa. Cô Ba cũng ra Long Thành ở. Tôi không còn một người thầy cô nào ở lại.

 

Tôi học hết lớp trường làng ra trường quận, hết lớp trường quận ra trường tỉnh, hết lớp trường tỉnh lên học Sài gòn. Trong suốt cuộc đời đi học chữ nghĩa rồi học làm thầy tôi không có một ngày nhà giáo. Nhưng trong lòng tôi thầy cô giáo ví như cha mẹ, luôn biết ơn, tôn kính và vâng lời.

 

Hồi nhỏ xíu đi học, gặp thầy đi gần tới là học trò đã lột nón, chuẩn bị tư thế cúi đầu lễ phép chào thầy. Lớn lên, không còn lễ mễ như vậy, nhưng lần nào gặp thầy tôi cũng nghiêm trang kính cẩn lựa lời nói năng. Bây giờ già rồi gặp lại thầy xưa tôi vẫn luôn xúc động. Tôi nắm tay thầy run run và muốn khóc. Thầy đã già, già hơn tôi là cái chắc. Con đường thầy còn lại ở thế gian này rất ngắn. Ngắn như từng hơi thở mong manh, ngắn như đôi mắt nhìn không còn rõ, ngắn như từ ngoài xe vào hội trường thầy phải dùng gậy chống hoặc xe lăn. Mỗi lần được thầy hỏi một câu là tôi lại mừng vì được tiếp xúc với thầy, thăm thầy và mừng thầy vẫn khỏe mạnh. Thầy cô đến dự họp mặt thường niên, học trò già chúng tôi xum xoe phục vụ. Mời thầy cô ngồi, hát cho thầy cô nghe, tri ân thầy cô và mang hoa đến tặng tỏ lòng biết ơn.

 

Chúng tôi, những thế hệ học sinh trước 1975 kính trọng thầy cô không phải chỉ là sợ hay thủ cựu ôm hoài những tư tưởng phong kiến của Tàu. Chúng tôi kính trọng thầy Cô vì thầy cô đã truyền dạy cho chúng tôi một nền văn hóa rất đẹp và văn minh.

Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng và giúp đỡ người già cả, người mang thai, người tàn tật và trẻ em. Tiên học lễ, hậu học văn. Gặp đám ma dừng lại, im lặng cúi đầu. Ăn nói phải lựa lời, phải suy nghĩ trước khi nói. Không được đố kỵ, phải biết khiêm nhường. Phải hiếu kính với cha mẹ, ông bà, nhường nhịn anh em. Phải có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện. Tôn trọng những người lao động vì họ tạo ra hạt cơm và vật chất cho mình thụ hưởng và rất nhiều điều khác thực tế.

 

Đương nhiên người truyền đạt những tư tưởng tốt đẹp đó phải làm gương cho chúng tôi theo. Phải có tư cách, tác phong nhà giáo. Ông thầy đi dạy phải tươm tất, lịch sự. Ăn nói rõ ràng, cử chỉ điềm đạm. Cô giáo đến lớp ngoài vẽ đẹp hiền thục nghiêm trang, kiến thức sâu rộng còn phải là người ngôn hạnh tốt đẹp. Xã hội đã tạo ra chúng tôi như thế. Thầy ra thầy, học trò ra học trò. Có phá phách, nghịch ngợm nhưng không mất dạy và thiếu văn hóa.

 

Ngày nay với đời sống nặng về vật chất, xã hội tiến bộ, những Iphone, Ipad , TV, Youtube, Facebook , instagram và rất nhiều kênh truyền hình, sân chơi mọc lên như nấm. Tất cả những sinh hoạt vui chơi giải trí xứ người đều được đem về Việt Nam áp dụng triệt để. Lộng lẫy hơn, đình đám hơn, sang chảnh hơn và tiền thưởng cao ngất ngưởng.

 

Học trò ngày nay bị ảnh hưởng của xã hội xao lãng việc học hơn. Những thói hư tật xấu dễ dàng bị tác động. Nền giáo dục dưới thời XHCN đặt nặng về chính trị coi thường giá trị đạo đức và nhân bản con người. Thầy cô dù tốt nghiệp sư phạm, nhưng dưới bầu trời rực bóng cờ đỏ, lý lịch và gốc gác quyết định sự thành công của con người. Những bài dạy, bài học ở trường không đánh giá được kiến thức học sinh. Môi trường giáo dục mất cân bằng, thiếu công bình. Đồng tiền và thân thế quyết định  mọi cơ hội tiến thân khiến vai trò nhà giáo bị ảnh hưởng rất lớn.

 

Phải nói cho công bằng một chút, cả thầy lẫn trò đều bị áp đặt trong một môi trường không đặt kiến thức và kết quả học lực thật sự làm nền tảng, thì môi trường đó bất xứng. Ngay những cuốn sách giáo khoa cho các cháu lớp một cũng đã làm cho phụ huynh bất mãn thì nhà giáo làm sao dạy cho tốt được. Tương lai đất nước đánh giá bằng nền giáo dục hiện tại, bằng thế hệ học sinh có tư cách, có trí thức và kiến thức.

 

Một ngày cho Nhà giáo quả thật là đẹp và thiêng liêng, "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", "Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"  Mong rằng những bó hoa , những món quà đem tặng thầy cô phát xuất từ những tình cảm chân thật biết ơn. Khi phụ huynh cùng con đem hoa chúc mừng thầy cô giáo là sợi dây Gia Đình và Học Đường  kết nối chặt chẽ. Phụ huynh tin tưởng tôn trọng giáo viên. Giáo viên đem hết tâm tư dạy học trò cho có kết quả. Như vậy học sinh không thể vịn vào điều gì mà không học tốt.

 

Thiết nghĩ dù trong giáo án không có giờ dạy Đạo Đức học đường hay Công Dân Giáo Dục, thầy cô cũng cố gắng dạy học sinh cách xử thế tốt đẹp, nếp sống văn minh lịch sự, đã phá những hành vi bạo lực và bè phái trong học đường.

Có như vậy Ngày Hiến Chương Nhà Giáo mới có ý nghĩa và xã hội mới tiến bộ và đi lên.

 

Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..

 

Chúc Mừng Ngày Nhà Giáo VN.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

04 Tháng Năm 2021(Xem: 11083)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
03 Tháng Năm 2021(Xem: 6971)
Dạ phải, thưa quí vị, tôi yêu Canada, cái tủ lạnh khổng lồ... nhưng ước chi mùa đông ngắn đi một nửa và cái lạnh bớt đi một phần ba nhỉ.
02 Tháng Năm 2021(Xem: 10606)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 2021(Xem: 11403)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 2021(Xem: 11588)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
29 Tháng Tư 2021(Xem: 12703)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
20 Tháng Tư 2021(Xem: 13465)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
18 Tháng Tư 2021(Xem: 10272)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 2021(Xem: 11798)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
13 Tháng Tư 2021(Xem: 11736)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 9109)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 11165)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 2021(Xem: 10359)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 2021(Xem: 12228)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 2021(Xem: 8570)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 2021(Xem: 11794)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 2021(Xem: 11430)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10809)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 2021(Xem: 11653)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 2021(Xem: 11616)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 8986)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 11204)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 2021(Xem: 11789)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
31 Tháng Ba 2021(Xem: 12389)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 2021(Xem: 8899)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
20 Tháng Ba 2021(Xem: 12007)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 13959)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 14183)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.