Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10275)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày nhà giáo VN Tựa

Hôm nay 20/11/2020 là ngày nhà giáo VN.

 

Từ hồi đi học tới giờ tôi không có ngày nhà giáo.

 

Ngày này xuất hiện mấy năm gần đây tại VN. Lúc học trò gửi Email hay lên trang Facebook chúc mừng cô giáo cũ tôi mới biết.

 

Mà thật ra khi còn cắp sách đến trường, ngày nào cũng là ngày nhà giáo hết. Vì học trò nhà quê có gì để chơi đâu. Tới trường rồi vào lớp là có thầy cô, về nhà làm bài tập cũng của thầy cô. Bạn bè gặp nhau cũng nói về việc học, đi chơi cũng là nhóm bạn chung lớp. Tất tần tật đều có sự hiện diện của những ông thầy, cô giáo và những bài học, lời dạy hàng ngày.

 

Thế hệ chúng tôi nghề làm thầy không phải dễ. Trong địa phương mọi người đều quen biết nhau, ngôi trường là nơi tất cả cư dân tin tưởng gửi gắm tương lai con mình. Cho nên trong nếp sống, hành động, lời nói người dạy học phải có tư cách đạo đức phải ra dáng mô phạm để phụ huynh và học trò tôn trọng. Nếu có một chút tai tiếng gì thì phải nghỉ dạy hoặc thuyên chuyển đi nơi khác. Làm sao còn mặt mũi nhìn phụ huynh và học trò.

 

Hồi má tôi dẫn tôi tới lớp ngày đầu tiên, tôi húi cua tóc con trai, bận đồ con trai. Má nắm tay tới giao cho cô giáo Ngẫu (Con gái thầy giáo Lượm kiêm hiệu trưởng trường làng)

- Thưa cô tui giao con Chín cho cô. Cô thương cô dạy dùm. Cô cứ đánh thẳng tay nếu nó không chịu học. Tui cám ơn cô.

 

Má tôi lúc nào gửi con đi học cũng nói câu đó. Mấy anh tôi còn được cô giáo có dịp thực hiện khẻ tay, đánh đít . Còn tôi bà già chỉ nói vậy thôi, chớ má biết tui nhát hích. Chưa đánh đã sợ đòn khóc bù lu bù loa, chắc chắn tôi sẽ học ngoan, không bao giờ bị cô giáo đánh.

Mỗi khi Thầy Cô tới nhà, ba má tôi ân cần tiếp đón và rất quý hóa. Còn chúng tôi thay đồ đàng hoàng, rót nước lễ phép mời thầy, xong đứng nép một bên góc nhà chờ lịnh

 

Tôi học lớp bét (lớp năm) cô Ngẫu, lớp tư cô Duyên, lớp ba cô Ba Bột và lớp nhì thầy giáo Lượm. Tới lớp nhì là trường hết lớp. Tuy không còn học trường làng, nhưng mỗi năm vào ngày mồng một hoặc mồng hai Tết anh em chúng tôi vẫn ăn mặc chỉnh tề đem quà lễ đến chúc Tết Thầy. Má tôi thường dạy: "Trọng Thầy mới được làm Thầy, các con phải biết kính trọng thầy cô giáo. Ba má cho con ăn, nhưng thầy cô dạy con học, cho con kiến thức, hiểu biết để lập thân sau này".

 

Khi cuộc chiến đến lúc gay go, an ninh không còn đảm bảo. Những người có trình độ, làm việc văn phòng phải tiếp xúc với chủ sở người Pháp lần lượt dọn nhà lên thành phố. Gia đình thầy giáo Lượm cũng bỏ trường về Biên Hòa. Cô Ba cũng ra Long Thành ở. Tôi không còn một người thầy cô nào ở lại.

 

Tôi học hết lớp trường làng ra trường quận, hết lớp trường quận ra trường tỉnh, hết lớp trường tỉnh lên học Sài gòn. Trong suốt cuộc đời đi học chữ nghĩa rồi học làm thầy tôi không có một ngày nhà giáo. Nhưng trong lòng tôi thầy cô giáo ví như cha mẹ, luôn biết ơn, tôn kính và vâng lời.

 

Hồi nhỏ xíu đi học, gặp thầy đi gần tới là học trò đã lột nón, chuẩn bị tư thế cúi đầu lễ phép chào thầy. Lớn lên, không còn lễ mễ như vậy, nhưng lần nào gặp thầy tôi cũng nghiêm trang kính cẩn lựa lời nói năng. Bây giờ già rồi gặp lại thầy xưa tôi vẫn luôn xúc động. Tôi nắm tay thầy run run và muốn khóc. Thầy đã già, già hơn tôi là cái chắc. Con đường thầy còn lại ở thế gian này rất ngắn. Ngắn như từng hơi thở mong manh, ngắn như đôi mắt nhìn không còn rõ, ngắn như từ ngoài xe vào hội trường thầy phải dùng gậy chống hoặc xe lăn. Mỗi lần được thầy hỏi một câu là tôi lại mừng vì được tiếp xúc với thầy, thăm thầy và mừng thầy vẫn khỏe mạnh. Thầy cô đến dự họp mặt thường niên, học trò già chúng tôi xum xoe phục vụ. Mời thầy cô ngồi, hát cho thầy cô nghe, tri ân thầy cô và mang hoa đến tặng tỏ lòng biết ơn.

 

Chúng tôi, những thế hệ học sinh trước 1975 kính trọng thầy cô không phải chỉ là sợ hay thủ cựu ôm hoài những tư tưởng phong kiến của Tàu. Chúng tôi kính trọng thầy Cô vì thầy cô đã truyền dạy cho chúng tôi một nền văn hóa rất đẹp và văn minh.

Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng và giúp đỡ người già cả, người mang thai, người tàn tật và trẻ em. Tiên học lễ, hậu học văn. Gặp đám ma dừng lại, im lặng cúi đầu. Ăn nói phải lựa lời, phải suy nghĩ trước khi nói. Không được đố kỵ, phải biết khiêm nhường. Phải hiếu kính với cha mẹ, ông bà, nhường nhịn anh em. Phải có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện. Tôn trọng những người lao động vì họ tạo ra hạt cơm và vật chất cho mình thụ hưởng và rất nhiều điều khác thực tế.

 

Đương nhiên người truyền đạt những tư tưởng tốt đẹp đó phải làm gương cho chúng tôi theo. Phải có tư cách, tác phong nhà giáo. Ông thầy đi dạy phải tươm tất, lịch sự. Ăn nói rõ ràng, cử chỉ điềm đạm. Cô giáo đến lớp ngoài vẽ đẹp hiền thục nghiêm trang, kiến thức sâu rộng còn phải là người ngôn hạnh tốt đẹp. Xã hội đã tạo ra chúng tôi như thế. Thầy ra thầy, học trò ra học trò. Có phá phách, nghịch ngợm nhưng không mất dạy và thiếu văn hóa.

 

Ngày nay với đời sống nặng về vật chất, xã hội tiến bộ, những Iphone, Ipad , TV, Youtube, Facebook , instagram và rất nhiều kênh truyền hình, sân chơi mọc lên như nấm. Tất cả những sinh hoạt vui chơi giải trí xứ người đều được đem về Việt Nam áp dụng triệt để. Lộng lẫy hơn, đình đám hơn, sang chảnh hơn và tiền thưởng cao ngất ngưởng.

 

Học trò ngày nay bị ảnh hưởng của xã hội xao lãng việc học hơn. Những thói hư tật xấu dễ dàng bị tác động. Nền giáo dục dưới thời XHCN đặt nặng về chính trị coi thường giá trị đạo đức và nhân bản con người. Thầy cô dù tốt nghiệp sư phạm, nhưng dưới bầu trời rực bóng cờ đỏ, lý lịch và gốc gác quyết định sự thành công của con người. Những bài dạy, bài học ở trường không đánh giá được kiến thức học sinh. Môi trường giáo dục mất cân bằng, thiếu công bình. Đồng tiền và thân thế quyết định  mọi cơ hội tiến thân khiến vai trò nhà giáo bị ảnh hưởng rất lớn.

 

Phải nói cho công bằng một chút, cả thầy lẫn trò đều bị áp đặt trong một môi trường không đặt kiến thức và kết quả học lực thật sự làm nền tảng, thì môi trường đó bất xứng. Ngay những cuốn sách giáo khoa cho các cháu lớp một cũng đã làm cho phụ huynh bất mãn thì nhà giáo làm sao dạy cho tốt được. Tương lai đất nước đánh giá bằng nền giáo dục hiện tại, bằng thế hệ học sinh có tư cách, có trí thức và kiến thức.

 

Một ngày cho Nhà giáo quả thật là đẹp và thiêng liêng, "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", "Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"  Mong rằng những bó hoa , những món quà đem tặng thầy cô phát xuất từ những tình cảm chân thật biết ơn. Khi phụ huynh cùng con đem hoa chúc mừng thầy cô giáo là sợi dây Gia Đình và Học Đường  kết nối chặt chẽ. Phụ huynh tin tưởng tôn trọng giáo viên. Giáo viên đem hết tâm tư dạy học trò cho có kết quả. Như vậy học sinh không thể vịn vào điều gì mà không học tốt.

 

Thiết nghĩ dù trong giáo án không có giờ dạy Đạo Đức học đường hay Công Dân Giáo Dục, thầy cô cũng cố gắng dạy học sinh cách xử thế tốt đẹp, nếp sống văn minh lịch sự, đã phá những hành vi bạo lực và bè phái trong học đường.

Có như vậy Ngày Hiến Chương Nhà Giáo mới có ý nghĩa và xã hội mới tiến bộ và đi lên.

 

Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..

 

Chúc Mừng Ngày Nhà Giáo VN.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75455)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 91830)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34466)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65028)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 64975)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75169)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69651)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68483)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161859)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84153)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64036)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68302)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 75792)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 67883)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 66851)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41787)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93211)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70137)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70742)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 68799)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68311)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69463)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71158)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 72629)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146628)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70906)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 69890)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69560)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...