Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - MỤ CHÉT

14 Tháng Mười Một 20206:48 CH(Xem: 10759)
Nguyễn Thị Thêm - MỤ CHÉT
Hình tựa Mụ Chét


Mụ Chét tất tả đi về phía Ủy Ban Xã. Hôm nay là ngày mụ được vinh dự mời lên để nhận quà. Món quà mà chỉ có gia đình liệt sĩ mới nhận được.



Mấy tháng trước làng bị lụt nặng. Những cơn mưa dầm liên tiếp cả tuần, gió rít từng cơn khiến trời lạnh cóng hơn nhiều hơn năm trước. Nước từ con sông dâng lên mỗi lúc một cao. Nhà mụ chồng ghế, chồng bàn lên giường để  tránh lụt. Cuối cùng mụ được đưa lên ngồi lên khu đĩ nhà, lụt mới từ từ rút lui. Nước rút, căn nhà như ruộng mới bừa xong, dơ nhớp không chịu được. Mọi thứ đều hư hại. Ló không có bao nhiêu lại bị ngâm nước lên mộng hết phân nửa. Sắn trong nương bới không kịp cũng bị hư hết một mớ. Nhà đã nghèo lại bị tai trời, rau ngoài nương thúi cả, gạo  ẩm độn với sắn đã chạy chỉ vàng khè, cơm ăn vào nó cứ say say thế nào. Ủy Ban đã họp và gửi văn bản xin cấp trên cứu trợ, nhưng chờ hoài cũng chưa thấy tỉnh ủy ra thông báo hay gửi thông tư về. Nhà mụ cứ ăn độn cầm chừng, đã mượn nhà mụ Cẩm một ang lúa hẹn mùa tới để trả. Trận lụt vừa rồi nhà mụ bị hư hại khá nhiều, nhưng tiền không có để mua gạo ăn thì lấy gì sửa nhà. Cũng may là bát hương tổ tiên và hình Bác Hồ, mụ Chét đặt vào một cái mủng và ôm theo tránh lụt nên không sao.

Theo hội Phụ Nữ thông báo đây là phần quà từ Ủy Ban Quốc Tế gửi đến cứu trợ cho người dân VN bị nạn nên quý lắm. Hôm kia mụ Sơn chủ tịch hội phụ nữ xã đã mặc để đi họp. Ui Chao cái áo mới đẹp và dày. Cháu mụ Sơn còn được mấy bộ đồ ấm thật sang. Đồ quốc tế có khác, nhìn thấy mụ hả hê lòng. Sau ngày giải phóng, đất nước hòa bình độc lập, thế giới phải ngưỡng phục tinh thần đánh Mỹ diệt ngụy đầy tự hào của dân tộc. Mụ không biết quốc tế là ai chắc là của đất nước anh em Liên Xô anh hùng vĩ đại mới có quà cứu trợ sang trọng như vậy.

Con đường từ xóm của mụ lên Ủy Ban cũng khá xa phải đi dọc theo bờ sông xóm Càng đi qua xóm Quỳ, xóm Yến, bọc một quãng rừng tranh rồi mới tới. Qua khỏi xóm Càng quẹo vào con đường ngợp bóng tre mát rượi. Mụ dừng lại lấy nón quạt lia lịa cho mát. Những bụi tre này trồng đã lâu lắm rồi nên gốc chúng mọc ra liền khít với nhau. Lâu dần tre con mọc càng nhiều, con đường nhỏ lại, ở trên lá đan lại với nhau như một vòng cung. Ban đêm đi dưới con đường tối âm u này, tre cọ vào nhau theo gió rít tạo thành tiếng kêu rất ma quái rùng rợn. Hồi thời kỳ Tây càn nhiều bà con dân làng cũng bị bắn chết tại đây khi Tây đổ bộ từ con sông lên. Con đường về đêm giống như đường đi vào âm phủ thăm thẳm và tối tăm. Buổi tối ít ai dám đi nhất là những cô gái trẻ.

Mụ Chét đến Ủy Ban gặp ngay thằng Hạ du kích xã. Nó nhìn dáng tất tả của mụ hỏi một câu vô duyên:

- Mụ đi mô rứa? Mụ nhìn nó trừng mắt:

- Mi hỏi chi lạ. Tau lên Ủy Ban xã

- Mụ tìm ai?

- Tau đi nhận quà Liệt sĩ của Hội Phụ Nữ.

- Rứa thì mụ vào đi. Mụ Sơn đang ở trong nớ.

Mụ Chét hăm hở đi vào. Mặt mụ tươi hẳn lại. Bao nhiêu nhọc mệt tự dưng biến mất. Mụ nghĩ đến món quà mụ nhận, đó là biểu hiện địa vị mụ trong làng này. Chồng mụ, con mụ là liệt sĩ hai đời vì cách mạng. Chồng mụ đi tập kết ra Bắc và mất tích. Con trai mụ theo Cách Mạng cũng đã hy sinh. Hai đời vì Bác vì độc lập tự do. Mụ hãnh diện là bà mẹ liệt sĩ. Hôm nay Mẹ liệt sĩ lên Ủy Ban nhận quà từ anh em Liên Xô vĩ đại. Mụ nghĩ thầm nếu có cái áo nào vừa với em trai, mụ sẽ lấy cho nó một cái để nó biết Đảng luôn luôn quan tâm đến dân. Từ ngày chồng bỏ đi theo cách mạng, mụ về ở với em trai trong căn nhà của cha mẹ. Rồi chồng mất tích, con mụ lớn lên đi theo Cách Mạng cũng hy sinh. Em mụ là chỗ dựa duy nhất của đời mụ. Sau giải phóng, mụ được tuyên dương, nhận bằng liệt sĩ và mỗi tháng nhận được tiêu chuẩn lương thực. Gạo trợ cấp ít ỏi không đủ nuôi thân mà mụ lại ghiền ăn trầu, hút thuốc. Em mụ đã bảo bọc giúp đỡ người chị già tội nghiệp góa chồng. Mụ tự an ủi đất nước mới giải phóng, phải thắt lưng buộc bụng theo lời bác và đảng. Đói khổ mấy cũng phải vượt qua lấy sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Theo chính sách, ruộng nhà Mụ do cha mẹ để lại phải xung vào hợp tác xã như mọi người. Em Mụ bị thương trong một lần theo đội lên độn chặt cây về làm chuồng trâu hợp tác. Từ đó nó không thể lao động được nữa. Nhà chỉ có một cô cháu gái phải nghỉ học gia nhập hợp tác thành một xã viên để có tiêu chuẩn tem phiếu. Cháu là một đoàn viên trung kiên trong chi đoàn, nay mai sẽ được kết nạp đảng. Nhưng dù có cố gắng thể hiện thành tích chăng nữa, nhà chỉ có một chân lao động điểm sản xuất không là bao. Cuối vụ, lúa gặt về sau khi trừ thuế, phân bón, cộng đủ thứ linh tinh mới được phân chia cho xã viên theo công điểm. Vì vậy nhà Mụ Chét đói kém quanh năm, ăn độn khoai sắn trường kỳ. Mụ mấy lần bỏ thuốc, bỏ trầu nhưng không được. Cơn thèm thuốc đày Mụ vật vã, nước mắt, nước mũi chảy không ngớt. Trời đất lạnh lẽo, những thứ đó mới giúp thân già mụ ấm lại đôi chút.

Trong một góc của ủy ban, Mụ gặp mụ Sơn đang ngồi ở bàn mụ đon đả chào hỏi:

- Mụ khỏe hỉ? Mụ Sơn nhìn Mụ tươi cười

- Mụ Chét à. Mụ cũng khỏe hỉ? Quà của Mụ bầy choa đã gói để sẵn.

Nói rồi Mụ Sơn bước tới cầm cái bọc nho nhỏ bằng giấy báo đã úa vàng đưa cho Mụ Chét. Mụ Chét hân hoan nhận lấy. Mụ đứng yên, cúi đầu suy nghĩ trong vài giây xong mạnh dạn nói với bà Chủ Tịch hội Phụ Nữ:

- Mụ nì! Mụ thêm cho tui một cái áo đàn ông nữa được không. Cho thèng Hi tui ấy mà. Tụi nghịp hén áo rách hết. Mùa lạnh…

Mụ chưa nói dứt câu, mụ Sen đã chận ngang:

- Mụ nói chi lạ rứa. Đây là quà liệt sĩ, hén đâu có công trạng chi mô na.

- Nhưng hén là em tui, là cậu liệt sĩ, hén đã từng tiếp tế nuôi quân...

- Mụ nói tức cười? Rứa ai từng tiếp tế nuôi quân đều có quà? Như ri cả làng này đều có quà. Răng mà lạ rứa Mụ. Tiêu chuẩn nhận quà đã được hội Phụ Nữ bình xét và phân chia. Thui Mụ cầm phần Mụ về đi. Đừng xin xỏ chi cho dọt. Không còn mô. Hết rồi.

Mụ Chét mặt thộn ra, vừa tức vừa ốt dột. Mụ Sơn lấy cái nón cầm tay rồi nói với mụ Chét

 - Hôm ni tui đi kiểm tra gạo bỏ hũ nuôi quân mấy hộ dưới làng Cồn. Mụ là mẹ liệt sĩ phải đóng góp và phát động bà con tích cực tham gia. Ngày mai tui tới xóm mụ. Mụ phải phụ tui khuyến khích, vận động cho phong trào sôi nổi. Thui! Tui đi hỉ. Mụ ở lượi về sau.



 Mụ Sơn te te đi ra cổng Ủy Ban. Mụ Chét tay vẫn còn ôm bọc giấy không nói được một câu. Mụ thấy tủi thân. Mẹ liệt sĩ, mụ biết mụ phải làm gương. nhưng nhà mỗi ngày ăn có một bữa chính có tí gạo. Vậy mà cũng phải bốc một bụm bỏ vào hũ gạo nuôi quân. Trong nồi cơm đa phần là sắn hay củ lang phơi khô. Đất nước còn khó khăn, mọi người phải hy sinh. Mụ chẳng phải đã hy sinh chồng và đứa con trai duy nhất của Mụ. Mặc dù già cả sức yếu, mụ và em trai cũng ráng trồng khoai trồng sắn trong nương rồi phơi khô để ăn độn. Một dĩa rau lang luộc, một chén nước ruốc kho loãng là bữa ăn hàng ngày. Cũng may mụ còn có gia đình em trai, còn có một mái nhà. Mụ thở dài: "Đuổi xong Mỹ ngụy sao mình lại nghèo, lại khó, lại ốt dột hơn xưa."

- Mụ về chưa? Tui đóng cửa Ủy Ban sớm. Hôm nay ở nhà đồng chí chủ tịch có liên hoan.  

Mụ nhìn thằng Hạ du kích xã rồi trả lời

- Rứa tau về . Mi có đi dự khôn?

-Răng tui được mời mà mụ hỏi . Các đồng chí trong chi bộ đảng họp riêng thôi. Nghe nói mua con heo của mệ Hà liên hoan đấy.



Mụ Chét bước ra khỏi sân Ủy ban, mụ cũng chưa buồn mở xem món quà như thế nào. Sự hăng hái nhiệt tình lúc đi xẹp xuống nhanh chóng. Cái vẻ bảnh chọe của mụ Sơn làm Mụ tủi thân. Giá chồng Mụ, con Mụ đừng hy sinh thì giờ này mụ cũng được có một cái chân trong Hội Phụ Nữ như mụ ta bây giờ. Chồng Mụ Sơn hiện nay là Bí thư xã nên vợ chồng Mụ ta được cấp luôn phần đất của gia đình mụ Thi, có con sĩ quan ngụy đã đi cải tạo. Mụ Sơn mới làm lại nhà hoành tráng, tráng cái sân phơi lúa to và rộng. Còn Mụ, mụ có gì đâu, tiêu chuẩn lúc nào cũng đi sau người khác. Sự hơn thua rõ rệt bởi vì mụ cô thế không có ai chống lưng. Mụ muốn làm một điều gì đó để phản kháng mà mụ không dám. Mụ sợ bị đem ra kiểm điểm. Sợ bị đánh giá không giữ vững lập trường cách mạng. Sợ bị phê bình sai lạc đường lối ưu việt của Đảng. Mụ cố dấu những bất mãn bằng cách tự hào về thành tích hy sinh chống Mỹ, diệt ngụy của chồng con Mụ. Mụ là một bà mẹ liệt sĩ, một bà mẹ VN anh hùng, mụ phải xứng đáng và tự hào danh hiệu ấy. Cuộc đời Mụ bây giờ là mấy tấm bằng đỏ chói, mụ trang trọng để lên bàn thờ liệt sĩ dưới bức hình của Bác Hồ kính yêu. Có đói, có khổ một chút mụ cũng phải cố gắng để xứng đáng với cách mạng.

 

Mụ Chét trịnh trọng mở cái bọc giấy. Một cái váy đầm rơi ra từ trên tay mụ. Mụ cầm lưng váy rồi đứng ngắm một hồi. Nếu nó là cái áo thì có phải tốt không, Mụ sẽ mặc đi chợ hay đi họp. Đàng này là một cái váy màu sắc chói mắt, chả lẽ mụ mặc cái váy này ra đường? Mụ ngồi phịch trên tấm phản tre, có cái gì dâng lên nghẹn cứng làm mụ không thở được. Ai đời, một bà già, mẹ liệt sĩ lại nhận quà cứu trợ nạn lụt là một cái bùng rền.  Mụ biết ăn nói thế nào với cả xóm. Ai cũng chờ xem món quà quốc tế anh em tặng cho mẹ liệt sĩ đẹp ra răng. Mụ xấu hổ và thất vọng vì cứ nghĩ  mình cũng có một cái áo lạnh tuy không đẹp và mới như của mụ Sơn, nhưng ít nhất cũng là cái áo lành lặn để hãnh diện với xóm làng. Mụ đã hiểu tại sao Mụ Sơn đưa cho Mụ rồi đi ngay, mụ đã hiểu người ta khinh mụ ra sao. Thì ra chúng đã lấy tất cả những đồ đẹp có giá trị. Chúng thảy cho mụ tra cái váy chẳng ai thèm lấy. Mụ nhìn lên bàn thờ liệt sĩ mà chảy nước mắt. Chồng ơi là chồng, con ơi là con sao mà mụ khổ thế này. 

 

Mụ Chét cầm lên ướm thử, cả đời mụ chỉ quần thô áo cộc, cả đời mụ chưa từng được bước ra thành phố, mụ làm gì với cái váy cụ Hồ này. Thân hình mụ nhỏ thó ốm nhom teo khu tóp đít, cái bùng rền này phải là của một bà Mỹ hay Nga to con và cao lớn. Mụ cầm tới cầm lui ướm vào người rồi lại  đặt xuống. Rồi mụ mím môi, nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Mụ đã quyết định.

 

Buổi sáng họp chợ, người ta thấy Mụ Chét đem mớ đọt lang và mớ ớt ra chợ bán. Mọi cặp mắt mở to đổ dồn về mụ. Mụ mặc cái áo cánh màu xám xịt, ở dưới là một cái váy hoa màu đỏ lét. Mụ lận cái lưng lại, lấy dây chuối cột ngang để giữ cho khỏi tuột. Vậy mà cái váy vẫn dài phết đất kéo lết trên đường. Thấy mọi người nhìn mình ngơ ngác, mụ nói to:

- Bà con thấy bầy choa mặc có đẹp không? Quà cứu trợ dành cho bà mẹ liệt sĩ ri nì. Hội phụ nữ mới phát cho tui hôm qua. Đẹp hỉ?

Rồi như không có gì, mụ ngồi xuống bày cái trẹt rau và ớt bán.

Nắng sáng chiếu vào lớp vải, vào gương mặt khắc khổ, nhăn nheo của mụ Chét. Mụ nổi bật sang cả với cái váy giữa buổi họp chợ. Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75464)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 91832)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34474)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65035)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 64978)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75175)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69655)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68489)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161860)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84155)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64046)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68309)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 75794)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 67887)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 66857)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41788)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93216)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70140)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70743)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 68802)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68314)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69466)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71159)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 72631)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146628)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70909)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 69895)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69566)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...