Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - THÁNG BẢY VU LAN

29 Tháng Tám 20209:36 SA(Xem: 11916)
Nguyễn Thị Thêm - THÁNG BẢY VU LAN
Tựa Tháng Bảy Vu Lan

 

Bà Hạnh nhắc chiếc ghế ra ngồi trước hàng ba.

Buổi sáng nắng lên chan hòa. Tia nắng soi gương trên những chiếc lá lóng lánh. Bà ngắm mấy chậu hoa Lavender con dâu trồng trước nhà. Mùi hương khá gắt nồng nàn, những cánh hoa tím vươn lên cao quyến rũ ong về. Ở đây ong rất nhiều, mấy đứa cháu sợ phát khiếp. Nhưng xung quanh nhà những bụi hoa được trồng đã nở rực rỡ chào đón những chú bướm, ong yêu hoa hút nhụy.

Buổi sáng, buổi chiều từng đàn chim bay lượn, đáp xuống tung tăng trước hiên nhà. Chúng rất dạn, chỉ khi nào con người đến thật gần chúng mới bay đi. Dường như ở đây không gian mở ra cho mọi người mọi vật đến chung sống, chan hòa tình thương.

Mỗi ngày hai buổi bà Hạnh cùng con dâu và cháu đi lòng vòng quanh xóm rồi ghé park cho các cháu chơi. Đi mãi rồi quen, hôm nào tới giờ chưa kịp đi là mấy cháu ăn vội vàng để khỏi quá trưa nắng lên hay chiều sắp tắt. Buổi sáng mặt trời lên thật sớm, mới 5 giờ trời đã sáng bưng. Nhìn ra ngoài khung cửa, bà tưởng đâu đã hơn 8 giờ ở Nam Cali. Buổi chiều, nhiều lúc 8 giờ tối mấy mẹ con còn thả rông ngoài park. Con trai chơi Basketball, cháu nội chơi xích đu cười vang thích thú, chúng leo trèo và chơi cầu tuột hay đi trên những viên đá được làm bằng gỗ sơn phết như đá thật. Con dâu đi theo con trông chừng. Còn bà tay dắt con chó nhỏ Chloe đi bộ vòng vòng park.

Park ở đây rất rộng. Người ta xây nhà khít nhau chỉ cách một khoảng sân độ chừng vài thước, được bao che chắn và phân ranh bằng một hàng rào cây. Đất đai tiết kiệm tối đa để xây nhà được nhiều. Thế nhưng họ đã dành một khoảng đất thật rộng để làm park. Không những một cái mà có tới ba cái ở đây. Vào mùa dịch Coronavirus lây lan này, nếu thấy park có chừng hơn 10 người đang có mặt là mẹ con bà đi bộ qua khu vực park khác để các cháu chơi.

Ở mỗi park đều có vòng đai tráng xi măng thật rộng dành cho người đi bộ. Có sân chơi cho các cháu, có sân Basketball dành cho thanh niên. Những con đường vòng vo trong khuôn viên để các cháu đạp xe đạp. Sân cỏ bát ngát xanh rờn được chăm chút cắt xén định kỳ. Cây xanh và hoa được trồng ở vòng đai ngoài và trong park rất đẹp. Các cháu thích trèo lên đồi cỏ xanh lăn vòng xuống rồi cười thích thú. Một khuôn viên  cỏ xanh bao quát thật rộng là nơi các cháu chạy nhảy, để những chú khuyển cưng chơi đùa chụp bóng, rượt đuổi chủ nhân hay đi tiểu và đại tiện. Ngay đường vào park hay ngay những ngã tư trên đường trong khu vực đều có những thùng rác dành riêng để vứt phân chó. Ở trên có một thùng để ba hộp đựng bọc nylon hốt phân. Đi ngang qua đó cứ việc kéo ra và đem theo bên mình. Chó ị ở đâu là vệ sinh liền rồi đến thùng rác kế tiếp bỏ vào.

 

Tự dưng bà Hạnh thành người sang, cũng chiều chiều dắt chó đi dạo. Con chó Chloe nhỏ xíu đã được gần 10 tuổi rất ngoan và biết vâng lời. Nó chỉ ị trên cỏ khi được dẫn ra park hay đi vòng vòng trong khu vực.  Con dâu bà Hạnh đi theo cho nó ị xong mới giao cho bà dắt đi bộ. Một người một chó già dẫn nhau đi vòng quanh 3 vòng ở park là đã mệt nhừ.

 

Bà Hạnh thở dài. Phải chi con người yêu thương cha mẹ như yêu thương chó nhỉ? Một người thanh niên cao lớn dẫn theo một con chó đi trên bãi cỏ. Con chó dừng lại, đuôi cong lên và đứng rặn. Người thanh niên lấy bọc nylon ra đứng chờ. Con chó vừa xong, anh ta tiến lại bình thản lấy bàn tay thọc sâu vào bọc nylon và bốc phân chó đoạn lộn ngược lại cột kín cầm trên tay tiếp tục đi theo con chó. Bình thản, tự nhiên và yêu thương. Anh ta ôm con chó vào lòng, hôn trên mặt nó trìu mến. Chắc chắn là về nhà con chó sẽ nằm trên ghế salon hay trên giường chăn nệm sạch sẽ của anh ta. Con chó là một thành viên được yêu quý, cưng chiều. Nhưng nếu cha mẹ già cần chăm sóc, nuôi dưỡng thì niềm vui và không khí trong nhà sẽ ra sao?

Ở đây mỗi ngày bà bắt gặp rất nhiều người dẫn chó đi dạo như vậy, chó đủ loại, to nhỏ và rất nhiều chủng loại. Nhưng bà chưa thấy một người nào ở đây đẩy cha mẹ già đi dạo, chưa từng thấy trong suốt mấy tháng trời.

Bất chợt bà nghĩ đến mẹ mình. Bà mẹ như trong chuyện cổ tích thật hiền và từ ái. Chiếc áo bà ba, cái quần đen đơn giản. Mẹ bà có đòi hỏi gì đâu, chỉ biết cho ra không tính toán thiệt hơn. Cả đời không một ước mơ riêng cho mình chỉ lo cho chồng, cho con đến ngày trút hơi thở cuối. Mẹ không hề có một thỏi son, một hộp phấn thì làm gì có áo đầm hay ví tay sang trọng. Những ngày làm ăn nên ra,có tiệm bán tạp hóa, bán rượu có ba tăng hợp pháp mẹ vẫn đơn giản và bình dị. Dù chồng ngồi trên xe ngựa có nài chở đi chơi khắp nơi, mẹ vẫn ở nhà nội trợ lo buôn bán, chăm sóc con và không nghĩ là mình bị thiệt thòi.

Bà Hạnh lấy tay chùi nước mắt khi nghĩ đến chiếc nón lá và khăn rằn đội đầu của mẹ. Sao mà đơn giản và dễ thương đến vậy. Hình ảnh không có gì nổi bật nhưng hằn in trong trí não của bà. Má ơi! Bà Hạnh nhớ nụ cười hiền cố kìm lại khi mẹ móm mém nhai trầu. Chưa bao giờ bà Hạnh nghe được tiếng cười giòn tan của mẹ. Có phải mẹ bà đoan trang không cười lớn tiếng, hay mẹ không có gì vui hoặc giả nụ cười trong trẻo đó đó đã tắt ngấm từ khi có chồng, có con. Những đứa con là ơn trên ban cho người mẹ hay là nghiệp mạng mẹ phải gánh lấy để sống trọn đời mình.

Mẹ là vị Quan Âm hiện thân ở mỗi gia đình hạnh phúc, bà Hạnh tâm niệm như vậy khi nghĩ đến mẹ mình. Bà nhớ như in, mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, mẹ hương đăng trà quả, bánh trái cúng giữa trời. Trên chiếc chiếu lớn trải giữa sân nhà tráng xi măng sạch sẽ. Mẹ bày trên đó những chén cháo hoa, hoa tươi và đủ các thứ kẹo bánh bà thường bán trong tiệm. Có những bánh ú nước trong nhỏ xíu, khoai lang khoai mì và những khúc bắp luộc chín. Này là chuối được cắt ra từng trái, này là các loại trái cây, những khúc mía được cắt ngắn từng hai lóng một, bắp rang từng bịch nhỏ. Trong đó có xen lẫn tiền thật nằm giữa những đống kẹo bánh. Những xấp giấy tiền vàng bạc để sẵn để đốt cúng vong.

Mẹ đốt hương thành tâm cúng bái và rải những gạo, muối lên những phẩm vật và xung quanh. Sau khi cúng nước và đốt giấy tiền vàng bạc, mẹ ra hiệu cho trẻ con được nhào vào giựt. Đám trẻ con giựt hết và vui vẻ là bà mừng vì nghĩ mình đã được người “khuất mày khuất mặt” về thọ dụng. Mẹ không hề sợ ma vì tin rằng “Mình không hại ai thì Trời Phật chứng giám, Quỷ Ma cũng không thể hại mình”

Ngày xưa nhà chỉ có một tấm hình Phật Thích Ca Mẹ để trên một bệ thờ cao, ở dưới là bàn thờ gia tiên. Mẹ chỉ biết sự tích Phật Thích Ca và chú tâm ăn hiền ở lành, không sát sinh, không vọng ngữ. Ngày đó Mẹ không hề nghĩ bố thí để tạo phước báo mà đơn giản là giúp người.

Thấy người hoạn nạn thì thương.
Thấy người già yếu lại thường chăm lo.

Mẹ biết về sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ nhưng không hề nghĩ đến con cái phải trả hiếu cho mình như thế nào. Cũng không biết tí gì về hoa hồng trắng hay hoa hồng đỏ cài lên áo. Mẹ không nghĩ là mình đã hy sinh chỉ nghĩ làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Mẹ tâm niệm làm người phải “Ăn hiền ở lành”, nói gì đúng sai “Có hai bên vai vác” làm chứng. Mẹ hòa đồng Trời Phật giống nhau, luôn ở cao nhìn xuống để phán xét. Mẹ bà suy nghĩ thật đơn giản và tâm thiện lành.

…….

Bây giờ đã bước vào tháng bảy âm lịch. Ngày lễ Vu Lan lại gần kề. Chùa Phật Tuệ nơi bà Hạnh thường đến lạy Phật cũng như tất cả các chùa khác trên khắp thế giới vẫn không thể nào tìm lại không khí náo nhiệt như các năm trước.

Dịch viêm phổi Vũ Hán là luồng hơi độc thổi đến thế giới này như từ miệng một con ác quỷ. Lời nguyền và tâm hiểm ác của nó đã giết hại không biết bao nhiêu sinh linh và phá hoại kinh tế của toàn cầu. Nó đến bất ngờ và lây lan khắp chốn. Khi con người lấy tình thương để sống và yêu thương thì nó khiến người ta phải cách xa nhau và đố kỵ. Người này không biết người kia có mắc bệnh không, ai cũng đề phòng và tìm cách tránh xa nhau hơn 2 thước. 

Con cái muốn thăm viếng cha mẹ cũng không dám lại gần. Người già hệ miễn dịch rất yếu nên con sợ lây bệnh đến cha mẹ. Đành thôi, mỗi ngày mua thức ăn đem đến rồi nhìn cha mẹ từ xa, yên lòng lên xe về nhà. Cháu không được ông bà ôm ấp. Ông bà ngồi nhà bó gối, không dám ra đường, không được đi đâu. Cuộc sống tẻ lạnh, cô đơn và đầy lo sợ. 
Những lời ái ngữ không thể nói ra, những cử chỉ yêu thương gần gũi không thể thể hiện. Con cái tránh xa cha mẹ, cháu cách ly ông bà, bạn bè không thể thăm nhau.

Chưa có bao giờ đời sống con người tẻ nhạt và thiếu chân tình như vậy. Mọi người đối diện và tiếp xúc với nhau bằng gương mặt thật, đôi mắt và nụ cười thân mến. Thế nhưng bây giờ mặt mũi nhau không thể thấy, muốn nói cũng khó khăn. Qua cái khẩu trang che kín đó hãy tâm niệm người kia cũng muốn nói lời từ ái với mình, cũng nghĩ tốt về mình và nghĩ những việc lành để tán thán công đức mọi người quanh.

Ngày Lễ Vu Lan năm nay bà Hạnh phải cầu nguyện nhiều hơn nữa. Cầu nguyện bằng tất cả chí thành để những hương linh bàng bạc loanh quanh trong cõi mơ hồ được sớm siêu thoát. Đã qua 6 tháng biết bao nhiêu con người đã chết tức tưởi vì nạn dịch. Những cha mẹ, ông bà, anh em không được thấy gia đình họ hàng lần chót. Họ chết lặng lẽ, cô độc và đau đớn trong nhà thương. Họ bị đem đi thiêu xác vội vàng không được người thân đưa tiễn. Những hồn oan u uất đó cần được cầu nguyện và giúp đỡ siêu sinh. Hãy nghĩ đến cha mẹ quá vãng và nghĩ đến họ, những nạn nhân của dịch bệnh, nạn nhân của sự giết chóc dã man vì thù ghét và ganh tỵ. Những nạn nhân bão lụt, cháy nhà đang xảy ra trên khắp thế giới và ngay tại nước Mỹ này.

Cali đang đối diện với những trận cháy kinh hoàng, Những cơn bão sấm sét rền vang trời đất. Những nơi khác cũng đang bị cháy, bão tố, lốc xoáy, có phải chăng thiên địa đang nổi giận vì con người làm nhiều việc phá hủy thiên nhiên, tạo nhiều nghiệp ác giết hại chúng sinh. Người chết đã quá nhiều rồi, những gì xây dựng đang bị trời đất trừng phạt, hủy diệt. Tại sao con người chưa tỉnh ngộ vẫn còn tranh chấp xâu xé và giết hại nhau bằng mọi mưu toan thâm độc. Bất cứ điều gì cũng đều có nhân và quả. Bệnh dịch và thiên tai như nhắc nhở con người hãy tỉnh táo, suy nghĩ để ngộ thiên cơ.

 

Ngày lễ Vu Lan chắp tay cầu nguyện cho hai đấng sinh thành còn đang tại thế. Cầu nguyện cho họ thật nhiều sức khỏe và bình an. Cầu nguyện cho nạn dịch qua mau. Cầu nguyện cho những con người u tối bị quỷ dữ sai khiến, lấy uất hận, thù ghét che mất tầm nhìn. Họ viện lý do chủng tộc để thực hiện hành vi bạo lực và phá hoại. Họ biến thành đám mây u tối và tàn độc bao phủ thế gian này. Cầu nguyện với tất cả tình thương và tâm thành để chuyển hóa thế giới, chuyển hóa con người, lay chuyển sự nổi giận của đất trời và địa phủ.

Mặc dù không thể đến chùa để nghe Tăng Ni thuyết pháp hay niệm kinh, nhưng những lời cầu nguyện chí thành của tất cả sư thầy, tăng ni và Phật Tử đều có sức ảnh hưởng rất lớn. Uy lực của tất cả tâm hồn hướng thiện sẽ quyện lên không trung tạo thành một nguồn năng lượng vô biên. Năng lực ấy có sức mạnh chuyển hóa những tâm sân hận, những tâm ma đang dậy sóng tìm được sự bình an.

Ngày rằm tháng bảy xóa tội vong nhân. Năm nay có lẽ là năm xung quanh ta những hồn ma về nhiều nhất. Sợ ư? Đừng sợ họ mà hãy thương họ nhiều hơn nữa. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm. 

Bà Hạnh vào nhà, thay chiếc áo tràng và đốt hương trên bàn thờ Phật. Bà chắp tay lại và cầu nguyện:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nguyện đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ra tay tế độ chúng sinh thoát qua kiếp nạn.

Nguyện tất cả hương linh, vong hồn đang phiêu bạt không nơi nương tựa được siêu thoát.

Nguyện cho thế giới thoát qua cơn dịch bệnh, nguyện cho những đám cháy rừng, bão tố dừng lại.

Nguyện cho những ai đang thù ghét, đố kỵ có âm mưu đen tối kịp thời giác ngộ và nghĩ đến sinh linh đồng bào.

Nguyện cho cha mẹ ông bà, tứ thân phụ mẫu được hưởng nhiều phước báo

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

 

Nguyễn Thị Thêm

 

27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75707)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 91967)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34536)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65351)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65270)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75299)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69960)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68796)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161962)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84321)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64338)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68622)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76020)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68178)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67146)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41868)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93311)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70341)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70918)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 68993)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68740)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69867)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71537)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73032)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146791)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71288)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70228)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69922)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...