Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CHỮ VIỆT

15 Tháng Chín 20185:38 CH(Xem: 20465)
Nguyễn Thị Thêm - CHỮ VIỆT
chữ Việt

Khi quyết định phải rời bỏ quê hương, không một ai vui. Tình quê hương dân tộc, mảnh đất ông cha, quê hương mồ mả là những gì in sâu vào tận cùng tâm khảm của con người VN.

Chỉ một bát canh rau tập tàng nấu với tôm khô hay vài con cá  bóng kho tiêu cũng làm người Việt xa quê rơm rớm nước mắt. Hình ảnh quê hương làng xóm trở về cay xè nơi mắt.

Có người nhìn bát canh rau nhớ mẹ già tưới cây nhổ cỏ. Nhớ cha vác cuốc ra vườn sau chăm chút từng cây cam cây khế.  Nhớ những lần súc cá ở con rạch nhỏ quê nhà. Nhớ những chiều mưa dầm, những trưa nắng gắt. Từng con đường, từng góc phố, mái trường xưa, thầy cô, bạn bè cũ. Bao nhiêu là kỷ niệm, bao nhiêu là tiếc nhớ.

Rồi thì bằng đủ mọi cách họ đem những hạt giống nhỏ bé làm thành những mảnh vườn riêng. Bây giờ những rau om, rau húng, bạc hà, bầu, mướp bí... và cả những cây ăn trái cũng đã có mặt trên mọi miền trên đất nước tạm dung.

 

Cũng bởi không thể nào quên nên mỗi người Việt tị nạn tha hương đều mang một món nợ ân tình. Món nợ với cha mẹ, anh em bà con thân thuộc. Nhất là món nợ thiêng liêng với quê hương, đất nước.

 

Không một ai muốn quên đi nơi mình sinh ra, lớn khôn và trưởng thành. Không ai có thể quên nơi xuất xứ của mình dù sống nước ngoài bao nhiêu năm đi nữa.

 

Người VN khi đi mang theo quê hương là mang theo cái vốn liếng văn hóa ngàn đời ông cha để lại. Tiếng nói và chữ viết luôn đặt hàng đầu để những thế hệ về sau không bị mất gốc. Không thể quên nguồn cội của mình.

Biết bao trung tâm văn hóa đã được mở ra trên từng tỉnh thành ở khắp mọi nơi trên thế giới có người Việt định cư. Mỗi ngôi chùa, mỗi nhà thờ y như rằng đều có mở lớp day Việt Ngữ. Trẻ em đến học cuối tuần là để biết đọc và viết chữ Việt. Tấm lòng người Việt tha hương hướng về cội nguồn là ở chỗ đó.

 

43 năm trôi qua, rất nhiều cố gắng, rất nhiều tâm tư để bảo vệ văn hóa Việt không mai một. Nỗi lo canh cánh bên lòng khi  thế hệ đầu tiên đa phần đã nằm xuống. Thế hệ thứ hai trên quê hương mới, phải lo vật lộn với đời sống và sinh kế xứ người. Cha mẹ đi làm, con đi học phải sử dụng tiếng nói và văn hóa bản xứ. Về nhà không còn bao nhiêu thời gian để gần gủi dạy con tiếng Việt. Nhà nào có cha mẹ già chăm cháu thì cháu thường nói được tiếng Việt rõ ràng hơn. Rồi thì cháu lớn lên, vào trường, vào lớp. Tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, xã hội bằng ngôn ngữ xứ người. Theo dòng xoáy thời gian, thế hệ tiếp nối ... nước cuốn bèo trôi.

Chữ Việt, tiếng Việt có được duy trì hay không là nỗi đau khôn cùng cho những người có tâm huyết với quê hương. Cho nên một cách bảo vệ văn hóa Việt hay nhất là từng bước, từng bước đem chữ Việt vào học đường ở Mỹ hay ở các nước có đông đảo người Việt định cư. 

 

Thế nhưng, khi những người Việt tha hương dốc lòng duy trì và bảo vệ tiếng nói, chữ viết và văn hóa nước nhà thì tại Việt Nam những người mang danh tiến sĩ, những người học vấn uyên thâm có chức, có quyền lại đang tay hủy hoại.

 

Một ông Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, một giảng viên tiếng Nga đã lên tiếng và phát động cải tiến tiếng Việt. Đem chữ Việt cắt đầu, cắt đuôi biến thành một thứ chữ quái đản không giống ai.

Trên "Wikipedia.org/wiki/Bui_hiền" đã nói rõ sự cải tiến ấy  như sau:

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành gồm 29 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y. Các vần (âm vị) gồm có: Ch, Tr, Th, Gh, Ph, Ng, Ngh, Nh, Kh.

Nhưng ông Bùi Hiền đã cải tiến như sau:

Theo cải cách của ông: xóa bỏ chữ cái Đ, thêm một số chữ cái Latinh: F, J, W, Z.

Thay đổi âm vị của một số vần và chữ cái:

THAY ĐỔI ÂM VỊ (Chữ màu đỏ là chữ mới được thay đổi )

Chữ cái

Tương đương chữ cái/âm vị

C c

Ch, Tr

D d

Đ

G g

G, Gh

F f

Ph

K k

C, Q, K

Q q

Ng, Ngh

X x

Kh

W w

Th

Z z

D, Gi, R

N' n'

Nh

 

Đây là thí dụ những chữ được ông Hiền thay đổi

ngôn ngữ = qôn qữ, tiếng nói = tiếq nói, chữ viết = cữ viết, giáo dục = záo zụk,...

"quốc" và "cuốc" sẽ đều là "kuốk"

"quả" và "của" sẽ là "kủa".


Để nhìn rõ hơn Wikipedia đã cho dịch bài luật Giáo Dục của ông bùi Hiền ra tiếng Việt mới cải tiến như sau (trích một câu)

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

 

Như vậy chữ Việt đã được cải tiến thật kinh hoàng. Phá hoại toàn bộ chữ viết mà tổ tiên, cha ông chúng ta ra công gìn giữ. Khi được nhà nước công bố, mọi người dân trong và ngoài nước phản đối kịch liệt. Những video, youtube, bài viết, hình ảnh đả phá lối thay đổi này tạo thành một làn sóng phẩn nộ rất lớn khiến Bộ Giáo Dục VN phải dè chừng.

Tình hình tạm lắng dịu một thời gian.

 

Năm nay vào niên học mới, lại có sự thay đổi vô cùng bất ngờ.

Phụ huynh học sinh của các cháu vào lớp một phải mua một bộ sách học tiếng tiếng Việt mới. Bộ sách này do nhà sách giáo dục và đào tạo VN phát hành . Đây là một bộ sách cải tiến tiếng Việt do ông Hồ Ngọc Đại, con rễ của tổng bí thư Lê Duẫn, một nhà khoa học giáo dục đề ra.

( tài liệu lấy từ Wikipedia.org/wiki/Hồ_Ngọc_Đại)
tiengvietcngd

Sách lớp một Công Nghệ Giáo Dục này lấy thí điểm 49 tỉnh thành trong cả nước và sẽ có 800.000 học sinh sẽ được học.

Cuốn sách này phân biệt âm và chữ. chế ra một số âm đọc khác.

Các chữ:

c, k, q  thống nhất chỉ đọc là cờ.

Thí dụ: Quả đọc là của, quốc đọc là cuốc. (Một lối phát âm của người Bắc)

d, gi, r  thống nhất chỉ đọc là dờ. (Rang, giang, dang đều đọc là dang )

Nguyên âm bị biến thể khi đi chung;

ia, iê,yê đồng phát âm là ia

uô, ua  đều được đọc là ua

Ngoài ra khi đánh vần chỉ qua hai bước:

Thí dụ đánh vần chữ hòa sẽ là  hoa huyền hòa.

đánh vần chữ kính sẽ là  kinh sắc kính ...
Phat_Am

 

Đó là sự thay đổi chữ viết. Sự thay đổi cách dạy mới thật lo hơn.

Ngày xưa khi một giáo viên được chọn vào dạy các cháu lớp một, thường là người dễ nhìn, rõ ràng trong lối phát âm, phải yêu trẻ em và  phải tốt nghiệp Sư Phạm. Khi đi dạy phải chuẩn bị giáo án rõ ràng, đem đủ học liệu và hình ảnh. Các cháu được dạy cách phát âm, nhìn hình ảnh, ghi nhớ và thực tập ráp vần ngay tại lớp, trên bảng nỉ hay viết trên bảng đen.

Ngày nay tại VN, trong sách lớp một của các cháu, không phải bắt đầu từ từng chữ đơn giản đến khó hơn, để các cháu quen mặt chữ và ráp vần để đọc. Lối dạy theo "Công nghệ giáo dục" là có hình, cho một hai câu thơ rồi dạy các cháu thuộc lòng hai câu thơ đó. Ở dưới là những ô vuông, hình tròn hoặc tam giác.

Các cháu không hề biết mặt chữ ở trên viết gì. Các cháu được dạy học thuộc lòng rồi chỉ vào mấy ô vuông, tròn, tam giác đó mà đọc như vẹt. Cha mẹ về nhà chỉ cần lấy giấy vẽ ở trên 6 ô vuông, ở dưới 8 ô vuông hay số ô vuông theo lời thơ là các cháu có thể chỉ và đọc vanh vách bài học ở trường.


doc lop mot
hoc

 

 Như vậy ghi vào đầu óc của trẻ chỉ là mấy ô vuông, tròn, tam giác. Một ô hình vuông có thể đại diện cho chữ không mà cũng là chữ có hay bất cứ chữ nào trong bài thơ cháu học thuộc lòng.

Như vậy cháu học được gì? Tiếng Việt là như vậy hay sao? Chừng nào cháu có thể cầm quyển sách để đọc. Rồi làm sao cháu viết chính tả. Làm sao cháu có thể viết ra để tập làm văn.

Khi phụ huynh lên tiếng phản đối ông Hồ Ngọc Đại nói " Phụ huynh không được phép can thiệp vào việc học của con." một câu nói không thể nào chấp nhận được ở một người làm giáo dục. Gia đình đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với việc học của con cái. Để trẻ em được tự do phát triển năng khiếu của mình, tự do trình bày chính kiến của mình không có nghĩa là để trẻ đối đầu với mấy cái hình vuông, tròn, tam giác đó.

 

Học vỡ lòng đòi hỏi thầy cô giáo và phụ huynh cùng giúp cháu nhớ mặt chữ. Cầm tay cháu tập đồ, tập viết từng chữ nhiều lần để cháu quen, nhớ và viết một mình. Đây là thời kỳ đầu tiên cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình đi học và vào đời của cháu. Cô giáo đầu đời, cha mẹ cầm tay con đến trường đầu tiên và từng chữ học mỗi ngày là những bước mở đầu cho một thế hệ tương lai đất nước.

Bài hát "học Sinh hành khúc của Lê Thương đã nói lên điều đó.

"Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau" hay

"Học sinh là mầm sống của ngày mai.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn.

Học sinh làm sáng đời dân VN"

Những ai từng là nhà giáo đều phải đau lòng khi những hiện tượng cải cách chữ Việt liên tục được đưa ra. Cái hay đâu không thấy, chỉ thấy đưa ngôn ngữ và chữ  Việt đi vào ngõ tối. Đầu óc trẻ con không thể để nhà giáo dục VN làm thí nghiệm. Lối học từ chương đã lỗi thời trong thời đại hiện nay. Một năm lớp một cháu không nhớ, không đọc được mặt chữ thì làm sao cháu lên lớp hai để bắt đầu viết chính tả.

 

Ở đây không nói về chính trị, không nói về chính thể Cộng Sản hay Quốc Gia. Không bài xích hay châm biếm như biết bao bài viết, thơ, nhạc, video đã đưa lên trang web xã hội. Đây chỉ là nỗi lo cho ngôn ngữ của một dân tộc. "Chữ Việt còn, nước Việt còn" Chữ Việt cải cách của ông Bùi Hiền, chữ Việt cải tiến của ông Hồ Ngọc Đại đã vô hình chung giết chết chữ Việt, xóa bỏ kho tàng văn hóa bao đời của cả một dân tộc.

 

Những chữ Việt cải cách này bao nhiêu người đã đọc được? Bao nhiêu phụ huynh đã được học qua. Các cháu về nhà ai kèm cặp thêm cho.
Nếu Bộ Giáo Dục VN chấp nhận sự thay đổi này thì đã mặc nhiên xóa bỏ chữ quốc ngữ từ bấy lâu nay.

Như vậy tất cả những quyển sách tiếng Việt, kho tàng văn học VN từ bao nhiêu đời nay được lưu hành trên khắp thế giới đều phải bỏ đi? tất cả những văn bản, văn thư tài liệu lịch sử sẽ bị vất vào sọt rác.

Văn hóa VN mới sẽ bắt đầu lại từ những đứa bé học những hình vuông, hình tròn, hình tam giác hôm nay sao?

 

Thật là đau lòng cho chữ Việt.

Nguyễn thị Thêm

 

 

 

 

14 Tháng Chín 2010(Xem: 107790)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42307)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43624)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100077)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 44596)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 43677)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 117743)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102393)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 101513)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96152)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97578)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 43676)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 38811)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107718)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86998)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 85104)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21232)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95739)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93456)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35072)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95060)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35215)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 94743)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96757)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95383)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 94843)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 44867)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự