Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CHỮ VIỆT

15 Tháng Chín 20185:38 CH(Xem: 21039)
Nguyễn Thị Thêm - CHỮ VIỆT
chữ Việt

Khi quyết định phải rời bỏ quê hương, không một ai vui. Tình quê hương dân tộc, mảnh đất ông cha, quê hương mồ mả là những gì in sâu vào tận cùng tâm khảm của con người VN.

Chỉ một bát canh rau tập tàng nấu với tôm khô hay vài con cá  bóng kho tiêu cũng làm người Việt xa quê rơm rớm nước mắt. Hình ảnh quê hương làng xóm trở về cay xè nơi mắt.

Có người nhìn bát canh rau nhớ mẹ già tưới cây nhổ cỏ. Nhớ cha vác cuốc ra vườn sau chăm chút từng cây cam cây khế.  Nhớ những lần súc cá ở con rạch nhỏ quê nhà. Nhớ những chiều mưa dầm, những trưa nắng gắt. Từng con đường, từng góc phố, mái trường xưa, thầy cô, bạn bè cũ. Bao nhiêu là kỷ niệm, bao nhiêu là tiếc nhớ.

Rồi thì bằng đủ mọi cách họ đem những hạt giống nhỏ bé làm thành những mảnh vườn riêng. Bây giờ những rau om, rau húng, bạc hà, bầu, mướp bí... và cả những cây ăn trái cũng đã có mặt trên mọi miền trên đất nước tạm dung.

 

Cũng bởi không thể nào quên nên mỗi người Việt tị nạn tha hương đều mang một món nợ ân tình. Món nợ với cha mẹ, anh em bà con thân thuộc. Nhất là món nợ thiêng liêng với quê hương, đất nước.

 

Không một ai muốn quên đi nơi mình sinh ra, lớn khôn và trưởng thành. Không ai có thể quên nơi xuất xứ của mình dù sống nước ngoài bao nhiêu năm đi nữa.

 

Người VN khi đi mang theo quê hương là mang theo cái vốn liếng văn hóa ngàn đời ông cha để lại. Tiếng nói và chữ viết luôn đặt hàng đầu để những thế hệ về sau không bị mất gốc. Không thể quên nguồn cội của mình.

Biết bao trung tâm văn hóa đã được mở ra trên từng tỉnh thành ở khắp mọi nơi trên thế giới có người Việt định cư. Mỗi ngôi chùa, mỗi nhà thờ y như rằng đều có mở lớp day Việt Ngữ. Trẻ em đến học cuối tuần là để biết đọc và viết chữ Việt. Tấm lòng người Việt tha hương hướng về cội nguồn là ở chỗ đó.

 

43 năm trôi qua, rất nhiều cố gắng, rất nhiều tâm tư để bảo vệ văn hóa Việt không mai một. Nỗi lo canh cánh bên lòng khi  thế hệ đầu tiên đa phần đã nằm xuống. Thế hệ thứ hai trên quê hương mới, phải lo vật lộn với đời sống và sinh kế xứ người. Cha mẹ đi làm, con đi học phải sử dụng tiếng nói và văn hóa bản xứ. Về nhà không còn bao nhiêu thời gian để gần gủi dạy con tiếng Việt. Nhà nào có cha mẹ già chăm cháu thì cháu thường nói được tiếng Việt rõ ràng hơn. Rồi thì cháu lớn lên, vào trường, vào lớp. Tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, xã hội bằng ngôn ngữ xứ người. Theo dòng xoáy thời gian, thế hệ tiếp nối ... nước cuốn bèo trôi.

Chữ Việt, tiếng Việt có được duy trì hay không là nỗi đau khôn cùng cho những người có tâm huyết với quê hương. Cho nên một cách bảo vệ văn hóa Việt hay nhất là từng bước, từng bước đem chữ Việt vào học đường ở Mỹ hay ở các nước có đông đảo người Việt định cư. 

 

Thế nhưng, khi những người Việt tha hương dốc lòng duy trì và bảo vệ tiếng nói, chữ viết và văn hóa nước nhà thì tại Việt Nam những người mang danh tiến sĩ, những người học vấn uyên thâm có chức, có quyền lại đang tay hủy hoại.

 

Một ông Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, một giảng viên tiếng Nga đã lên tiếng và phát động cải tiến tiếng Việt. Đem chữ Việt cắt đầu, cắt đuôi biến thành một thứ chữ quái đản không giống ai.

Trên "Wikipedia.org/wiki/Bui_hiền" đã nói rõ sự cải tiến ấy  như sau:

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành gồm 29 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y. Các vần (âm vị) gồm có: Ch, Tr, Th, Gh, Ph, Ng, Ngh, Nh, Kh.

Nhưng ông Bùi Hiền đã cải tiến như sau:

Theo cải cách của ông: xóa bỏ chữ cái Đ, thêm một số chữ cái Latinh: F, J, W, Z.

Thay đổi âm vị của một số vần và chữ cái:

THAY ĐỔI ÂM VỊ (Chữ màu đỏ là chữ mới được thay đổi )

Chữ cái

Tương đương chữ cái/âm vị

C c

Ch, Tr

D d

Đ

G g

G, Gh

F f

Ph

K k

C, Q, K

Q q

Ng, Ngh

X x

Kh

W w

Th

Z z

D, Gi, R

N' n'

Nh

 

Đây là thí dụ những chữ được ông Hiền thay đổi

ngôn ngữ = qôn qữ, tiếng nói = tiếq nói, chữ viết = cữ viết, giáo dục = záo zụk,...

"quốc" và "cuốc" sẽ đều là "kuốk"

"quả" và "của" sẽ là "kủa".


Để nhìn rõ hơn Wikipedia đã cho dịch bài luật Giáo Dục của ông bùi Hiền ra tiếng Việt mới cải tiến như sau (trích một câu)

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

 

Như vậy chữ Việt đã được cải tiến thật kinh hoàng. Phá hoại toàn bộ chữ viết mà tổ tiên, cha ông chúng ta ra công gìn giữ. Khi được nhà nước công bố, mọi người dân trong và ngoài nước phản đối kịch liệt. Những video, youtube, bài viết, hình ảnh đả phá lối thay đổi này tạo thành một làn sóng phẩn nộ rất lớn khiến Bộ Giáo Dục VN phải dè chừng.

Tình hình tạm lắng dịu một thời gian.

 

Năm nay vào niên học mới, lại có sự thay đổi vô cùng bất ngờ.

Phụ huynh học sinh của các cháu vào lớp một phải mua một bộ sách học tiếng tiếng Việt mới. Bộ sách này do nhà sách giáo dục và đào tạo VN phát hành . Đây là một bộ sách cải tiến tiếng Việt do ông Hồ Ngọc Đại, con rễ của tổng bí thư Lê Duẫn, một nhà khoa học giáo dục đề ra.

( tài liệu lấy từ Wikipedia.org/wiki/Hồ_Ngọc_Đại)
tiengvietcngd

Sách lớp một Công Nghệ Giáo Dục này lấy thí điểm 49 tỉnh thành trong cả nước và sẽ có 800.000 học sinh sẽ được học.

Cuốn sách này phân biệt âm và chữ. chế ra một số âm đọc khác.

Các chữ:

c, k, q  thống nhất chỉ đọc là cờ.

Thí dụ: Quả đọc là của, quốc đọc là cuốc. (Một lối phát âm của người Bắc)

d, gi, r  thống nhất chỉ đọc là dờ. (Rang, giang, dang đều đọc là dang )

Nguyên âm bị biến thể khi đi chung;

ia, iê,yê đồng phát âm là ia

uô, ua  đều được đọc là ua

Ngoài ra khi đánh vần chỉ qua hai bước:

Thí dụ đánh vần chữ hòa sẽ là  hoa huyền hòa.

đánh vần chữ kính sẽ là  kinh sắc kính ...
Phat_Am

 

Đó là sự thay đổi chữ viết. Sự thay đổi cách dạy mới thật lo hơn.

Ngày xưa khi một giáo viên được chọn vào dạy các cháu lớp một, thường là người dễ nhìn, rõ ràng trong lối phát âm, phải yêu trẻ em và  phải tốt nghiệp Sư Phạm. Khi đi dạy phải chuẩn bị giáo án rõ ràng, đem đủ học liệu và hình ảnh. Các cháu được dạy cách phát âm, nhìn hình ảnh, ghi nhớ và thực tập ráp vần ngay tại lớp, trên bảng nỉ hay viết trên bảng đen.

Ngày nay tại VN, trong sách lớp một của các cháu, không phải bắt đầu từ từng chữ đơn giản đến khó hơn, để các cháu quen mặt chữ và ráp vần để đọc. Lối dạy theo "Công nghệ giáo dục" là có hình, cho một hai câu thơ rồi dạy các cháu thuộc lòng hai câu thơ đó. Ở dưới là những ô vuông, hình tròn hoặc tam giác.

Các cháu không hề biết mặt chữ ở trên viết gì. Các cháu được dạy học thuộc lòng rồi chỉ vào mấy ô vuông, tròn, tam giác đó mà đọc như vẹt. Cha mẹ về nhà chỉ cần lấy giấy vẽ ở trên 6 ô vuông, ở dưới 8 ô vuông hay số ô vuông theo lời thơ là các cháu có thể chỉ và đọc vanh vách bài học ở trường.


doc lop mot
hoc

 

 Như vậy ghi vào đầu óc của trẻ chỉ là mấy ô vuông, tròn, tam giác. Một ô hình vuông có thể đại diện cho chữ không mà cũng là chữ có hay bất cứ chữ nào trong bài thơ cháu học thuộc lòng.

Như vậy cháu học được gì? Tiếng Việt là như vậy hay sao? Chừng nào cháu có thể cầm quyển sách để đọc. Rồi làm sao cháu viết chính tả. Làm sao cháu có thể viết ra để tập làm văn.

Khi phụ huynh lên tiếng phản đối ông Hồ Ngọc Đại nói " Phụ huynh không được phép can thiệp vào việc học của con." một câu nói không thể nào chấp nhận được ở một người làm giáo dục. Gia đình đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với việc học của con cái. Để trẻ em được tự do phát triển năng khiếu của mình, tự do trình bày chính kiến của mình không có nghĩa là để trẻ đối đầu với mấy cái hình vuông, tròn, tam giác đó.

 

Học vỡ lòng đòi hỏi thầy cô giáo và phụ huynh cùng giúp cháu nhớ mặt chữ. Cầm tay cháu tập đồ, tập viết từng chữ nhiều lần để cháu quen, nhớ và viết một mình. Đây là thời kỳ đầu tiên cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình đi học và vào đời của cháu. Cô giáo đầu đời, cha mẹ cầm tay con đến trường đầu tiên và từng chữ học mỗi ngày là những bước mở đầu cho một thế hệ tương lai đất nước.

Bài hát "học Sinh hành khúc của Lê Thương đã nói lên điều đó.

"Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau" hay

"Học sinh là mầm sống của ngày mai.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn.

Học sinh làm sáng đời dân VN"

Những ai từng là nhà giáo đều phải đau lòng khi những hiện tượng cải cách chữ Việt liên tục được đưa ra. Cái hay đâu không thấy, chỉ thấy đưa ngôn ngữ và chữ  Việt đi vào ngõ tối. Đầu óc trẻ con không thể để nhà giáo dục VN làm thí nghiệm. Lối học từ chương đã lỗi thời trong thời đại hiện nay. Một năm lớp một cháu không nhớ, không đọc được mặt chữ thì làm sao cháu lên lớp hai để bắt đầu viết chính tả.

 

Ở đây không nói về chính trị, không nói về chính thể Cộng Sản hay Quốc Gia. Không bài xích hay châm biếm như biết bao bài viết, thơ, nhạc, video đã đưa lên trang web xã hội. Đây chỉ là nỗi lo cho ngôn ngữ của một dân tộc. "Chữ Việt còn, nước Việt còn" Chữ Việt cải cách của ông Bùi Hiền, chữ Việt cải tiến của ông Hồ Ngọc Đại đã vô hình chung giết chết chữ Việt, xóa bỏ kho tàng văn hóa bao đời của cả một dân tộc.

 

Những chữ Việt cải cách này bao nhiêu người đã đọc được? Bao nhiêu phụ huynh đã được học qua. Các cháu về nhà ai kèm cặp thêm cho.
Nếu Bộ Giáo Dục VN chấp nhận sự thay đổi này thì đã mặc nhiên xóa bỏ chữ quốc ngữ từ bấy lâu nay.

Như vậy tất cả những quyển sách tiếng Việt, kho tàng văn học VN từ bao nhiêu đời nay được lưu hành trên khắp thế giới đều phải bỏ đi? tất cả những văn bản, văn thư tài liệu lịch sử sẽ bị vất vào sọt rác.

Văn hóa VN mới sẽ bắt đầu lại từ những đứa bé học những hình vuông, hình tròn, hình tam giác hôm nay sao?

 

Thật là đau lòng cho chữ Việt.

Nguyễn thị Thêm

 

 

 

 

17 Tháng Năm 2010(Xem: 54180)
Thơ: Võ Thị Tuyết Nhạc: LmST Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca sĩ: Tâm Thư
15 Tháng Năm 2010(Xem: 75990)
Gặp nhau siết mạnh tay một chút Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi Giá như chưa hết bao nuớc mắt Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi
14 Tháng Năm 2010(Xem: 82628)
26 năm nghiệt ngã Kết thúc cuộc tình buồn Em trở thành nước lã Anh trở thành người dưng!
13 Tháng Năm 2010(Xem: 86351)
Lục bình theo con nước Vui nở tím triền sông. Đồng lúa xanh mênh mông Cò vui bòn tôm cá
13 Tháng Năm 2010(Xem: 81009)
Bờ giếng khơi lan cỏ Mặt nước trong ngời ngời Chứa trăm làn mây nhỏ Vầng nhật nguyệt chơi vơi.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 139623)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 61642)
Tháng Năm Lễ Mẹ, mẹ ơi! Con không về được xin Người thứ tha Thêm mùa Lễ Mẹ xa nhà Nhớ lòng biển cả mẹ già dấu yêu!
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91001)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 74771)
Giờ muốn khóc, tự nhiên con thèm khóc Như lăn vòng khỏi võng, khóc hụt hơi Ước chi Má một bên bồng con dậy Khóc một đêm rồi xa Má muôn đời!
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80199)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 65154)
Để con lạnh Mẹ sợ ghê Chiều Đông mưa gió não nề lạnh căm Mẹ ôm con chặt trong lòng Lời ru Mẹ hát, ấm vòng tay êm
30 Tháng Tư 2010(Xem: 79249)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
29 Tháng Tư 2010(Xem: 79377)
Vòng eo áo nhỏ mồ côi Chờ vòng eo thật của người mình thương Lao xao gió bụi mười phương Những hàng khuy bấm giận hờn bung ra
28 Tháng Tư 2010(Xem: 82219)
Xa sông Đồng Nai rồi thấy nhớ Bìm bịp kêu con nước lớn ròng Một bên bồi phù sa màu mỡ Bờ bên kia sóng cuộn thành dòng.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93555)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
17 Tháng Tư 2010(Xem: 75762)
Vẫn em, áo, với tóc thề, Nghìn xa vẫn một tình quê đậm đà. Đã đành xa vẫn còn xa, Áo em vẫn nét mượt mà Việt Nam!
17 Tháng Tư 2010(Xem: 75375)
Xưa mình đi học về Qua đường đê quanh co Tím màu hoa mắc cỡ Đồng xanh trắng cánh cò.
16 Tháng Tư 2010(Xem: 76691)
Khắc khoải niềm tâm sự Sầu trọn kiếp chưa nguôi Biết ai người tri kỷ Chia xẻ những ngậm ngùi?
15 Tháng Tư 2010(Xem: 59347)
Kể lại để cùng nhớ Cau trầu nhai với vôi Thành màu son đỏ ối Thắm tình nghĩa thiêng liêng.
12 Tháng Tư 2010(Xem: 73056)
Ru em khúc tình sầu Anh quên lời ca cuối Bên ngoài trời mưa vộ i Em hãy ngủ cho ngoan
07 Tháng Tư 2010(Xem: 72730)
Đẹp như màu áo em Nữ sinh trường Ngô Quyền Đạp xe theo Quốc Lộ Che chiếc nón nghiêng nghiêng
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83610)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
05 Tháng Tư 2010(Xem: 74734)
Mỗi một mùa gió lộng Mươi bài hát phiêu du Cò xưa gầy bay trắng Rừng lá phủ sương mù .
05 Tháng Tư 2010(Xem: 71713)
Tình em là biển cả Tình anh là mây trôi Hai nẽo đời khác lạ Đành gọi cố nhân thôi!
05 Tháng Tư 2010(Xem: 73545)
Thêm mùa hoa bưởi tháng ba Lòng tôi nhớ đến Biên Hòa ngày qua Bao mùa hoa bưởi xa nhà Nhớ về quê cũ hương hoa thơm nồng
04 Tháng Tư 2010(Xem: 61429)
Mồ hôi chan vào đất Cho dâu lá xanh rờn Trải dài xa tít tắp Dáng mẹ càng gầy hơn.
04 Tháng Tư 2010(Xem: 70567)
bất ngờ phố cổ chiều vàng nắng xao xuyến lòng ai chợt bâng khuâng tôi đã gặp em từ lâu lắm, hay mới hôm nào giữa phố xuân?
04 Tháng Tư 2010(Xem: 72081)
Yêu nhau tha thiết giữ gìn nhau Tình ngát hương trinh tự thuở nào Cố giữ trong lòng hương kỷ niệm Cho tình đẹp mãi đến ngàn sau…