Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

04 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 40924)
GS Trần Minh Đức - Ý Nghĩa Quan Trọng Của Việc Thành Lập Trường Trung Học Ngô Quyền Vào Năm 1956

 

Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THÀNH LẬP


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN VÀO NĂM 1956.

 

 

thaytranminhduc-content

 

 L.S. GS Trần Minh Đức

 (Luật Sư Đoàn Thủ Đô Washington D.C).

 

 

Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ. Điều này hơi mỉa mai, vì tỉnh Biên Hòa đã được thành lập vào những ngày đầu mà Chúa Nguyễn đã đưa dân vào lập nghiệp tại Miền Nam Việt Nam, và là một trong 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm lấy và đặt cơ sở hành chánh vào năm 1861.

 

Vào thời đó người Pháp chú trọng đến việc tạo những trường học cho số giáo dân Thiên Chúa Giáo nhiều hơn.

 

Ngay vào năm 1861, Đô Đốc Charner cho lập Collège d'Adran, tặng học bổng cho 30 học sinh, để khuyến khích người Việt Nam đi học. Và vào năm sau, 1862, trường Nữ bậc Tiểu học do các Sơ Saint-Paul de Chartres trông nom, được thành lập và tồn tại cho đến năm 1975. Trường này thường được gọi là Trường Nhà Trắng, đặt tại Boulevard Luro (Đại lộ Cường Để). Trường Đạo Tabert khai giảng vào năm 1874, lúc đầu là để dạy những trẻ con lai Pháp.

 

Trường Chasseloup Laubat nhận các học sinh Pháp hay người Việt có quốc tịch Pháp, và sau này thu nhận cả học sinh Việt, không phân biệt quốc tịch.

 

Trường Pétrus Ký được khởi công xây cất vào năm 1926 và khánh thành năm 1927, với tên là Collège de Cochinchine. Vào học khóa năm 1928, trường được đổi tên là Lycée Pétrus Ky. Các nữ sinh đậu bằng Certificat (Cơ thủy) cấp Tiểu học, sau khi thi tuyển, được nhận vào Collège des Jeunes Filles Indigènes à Saigon, cũng thường được gọi là Trường Áo Tím, vì các nữ sinh mặc đồng phục áo dài tím. Trường này sau đổi tên là trường Gia Long.

 

Như thế, trong ba tỉnh Miền Đông Việt Nam, là Gia Định (gồm cả Sàigòn), Định Tường (Mỹ Tho), và Biên Hòa, thì cả hai tỉnh đầu đều có trường Trung học rất sớm, phần lớn là ở Sàigòn, và Mỹ Tho cũng có trường Le Myre de Vilers (sau này thành trường Nguyễn Đình Chiểu). Chỉ có Biên Hòa là chịu thua thiệt, dù Biên Hòa đã là nơi đầu tiên Chúa Nguyễn đưa dân vào lập nghiệp trong Nam, với một số đông người Hoa chạy nạn Mãn Thanh vào định cư tại Cù Lao Phố, với Đức Ông Trần Thượng Xuyên.

 

Lý do vì đâu? Câu trả lời đơn giản nhất, là vì Biên Hòa quá gần Sàigòn. Người Pháp không thấy nhu cầu lập trường Trung học tại Biên Hoà, vì cho rằng các học sinh Trung học có thể đến Sàigòn học được.

Trên lý thuyết thì như vậy. Nhưng trên thực tế, thì quả là Biên Hòa phải chịu thiệt thòi. Vì học sinh Biên Hòa mà đến Sàigòn để học, thì cũng gặp nhiều khó khăn.

 

Thứ nhất là nơi ăn chốn ở. Lên Sàigòn học, là phải ở đậu, tiền ăn ở tốn kém, gia đình những người dân bình thường cũng khó lo toan cho được. Mà gia đình các con em học sinh cũng ngại cảnh ở đậu đi học, nhất là đối với các nữ sinh.

 

Thứ hai, các học sinh có thể vào nội trú trong các trường Pétrus Ký và Gia Long. Nhưng vào được hai trường này không phải là chuyện dễ dàng, vì mỗi năm số học sinh được thu nhận phải qua một kỳ thi tuyển rất gắt gao.

 

Để lấy một thí dụ, năm 1942, là năm mà tỉnh Biên Hòa đạt được thành tích vẻ vang nhất, có 2 học sinh tỉnh nhà đậu Thủ Khoa và Á Khoa của cuộc thi tuyển gồm các sĩ tử của 21 tỉnh ở Nam Kỳ. Đó là anh Trần Minh Cảnh, đậu Thủ Khoa, sau viết báo cho tờ báo Pháp Le Combat ở Paris, và anh Trần Thượng Thủ, hậu duệ của Đức Ông Trần Thượng Xuyên, đậu Á Khoa. Anh Thủ hiện vẫn còn đầy đủ sức khỏe ở Houston, và có lúc là Giáo sư cũng tại Trường Pétrus Ký.

 

Người thầy dạy 2 anh này, đúng là ông Hồ Văn Tam, sau này làm Phó Hiệu trưởng của Trường Ngô Quyền. Qua thành tích dạy dỗ đáng khen này, ông Hồ Văn Tam được Chánh Chủ Tỉnh Biên Hòa người Pháp trao bằng ban khen.

 

Năm tôi thi vào Pétrus Ký, trường nhận lối 200 học sinh, vào Première Année, trong lúc số sĩ tử dự thi lên đến gần 6 ngàn em, tỉ số được chọn chỉ lối 5%. Như vậy, mỗi năm, chỉ có vài trăm học sinh được đậu vào hai trường Pétrus Ký và Gia Long, trong số hàng năm, bảy ngàn học sinh từ 21 tỉnh ở Nam Kỳ dự tuyển. Số còn lại, nếu có phương tiện, thì đến Sàigòn học các trường Trung học tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê, Chấn Thanh .....

 

Như thế, trường Ngô Quyền được thành lập năm 1956, là một điều đáng lý phải được thực hiện từ trước, vì nhu cầu của học sinh ở tỉnh nhà, ngay trong gia đình của mình, mà đi học Trung học khỏi tốn kém.

 

Lúc ấy ở Biên Hòa chỉ có 2 tư thục nhỏ, một là trường Phan Chu Trinh, ở đường Đấp Mới (nay là Quốc lộ I) do các Giáo sư người Bắc di cư 54 phụ trách, và trường Khiết Tâm, trường Công giáo nơi gần Nhà Thờ Biên Hòa. Trường Ngô Quyền mở một kỷ nguyên mới cho nền Trung học Biên Hòa.

 

VÀ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ TỈNH NHỎ.

 

Dù chỉ dạy ở Ngô quyền có 2 năm đầu, thời gian này đã để lại nơi tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Quên sao được những học trò chân thật, hiền hậu, và trong nhiều trường hợp, thuộc những gia đình có lợi tức khiêm nhường. Quên sao được cảnh các học sinh đi học mà phần đông đi chân đất, một số nhỏ mang dép, và các nữ sinh mặc áo bà ba, thay vì mặc áo dài trắng như sau này.

 

Qua cảnh của mấy em, tôi nhớ lại thời thơ ấu của tôi ở trường Tiểu học Biên Hòa (sau được gọi là trường Nguyễn Du) lúc ấy còn dạy tiếng Pháp, theo chương trình Pháp. Trường Tiểu học Biên Hòa lúc ấy rất nhỏ bé, trong sân trường còn trồng 2 dãy cây cao su, mà giờ ra chơi, bọn học trò chúng tôi lấy miểng chai cạo lấy mủ, bọc chung quanh giấy nhựt trình quấn tròn để làm banh đá chơi.

 

Vì tôi chỉ hơn các học sinh lối 5 tuổi, nên tôi thấy gần mấy em hơn và rất thương hoàn cảnh học hành thiếu thốn của các em, khi so với những năm tôi học tại Pétrus Ký và Yersin, Đà Lạt.

 

Ngay tháng đầu, tôi nhận thấy một học sinh (tôi tạm dấu tên) bị tật ở chân mà phải đi bộ xa lắm mới tới trường. Tôi hẹn em ra chợ Biên Hòa, mua tặng cho em một chiếc xe đạp để em đi học. Sự thân thương này kéo dài mãi cho đến ngày tôi qua Sàigòn dạy Đệ Nhị Cấp, rồi đi Pháp học lấy bằng Tiến Sĩ, và sau đó là đi lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Tôi vẫn giữ liên lạc với các em, được biết một số đã đậu Tú Tài, một số khác được động viên, và sau đó là đi tù cải tạo. Các nữ sinh thì đi học Sư Phạm, nhưng sau 75 cũng đều nghỉ dạy, vì đồng lương quá ít.

 

Từ ngoại quốc, tôi theo dõi thăm hỏi điều kiện sinh sống của các em, trong lúc có chiến tranh, cho đến thời kỳ đổi đời.

 

Học sinh đầu tiên gặp tôi tại Hoa Kỳ là em Lý Thanh Phong, viết báo dưới bút hiệu Sông Phố. Em theo học Đại học tại Hoa Kỳ, và hiện đang làm cho chính phủ Liên Bang Mỹ. Lúc nào em cũng đối xử với tôi rất lễ phép, nhất là nhỏ nhẹ, ít ồn ào.

 

Sau 75, lần lượt tôi gặp laịï một số học trò cũ, như em Lý Khánh Hồng, ở San José, có một lúc chủ trương báo Nhân Văn, cùng với Tưởng Năng Tiến, Võ Hoàng. Đồng thời, tôi cũng bắt liên lạc được với em Trầm Hữu Tình, cùng người vợ (nay vừa qua đời) sở hữu một tiệm ăn ở San Francisco. Lúc dạy học ở Biên Hòa, tôi hay hẹn gặp em Trầm Hữu Tình và em Phạm Phú Vĩnh ra bến xe lô Biên Hòa, dẫn 2 em đi Sàigòn ăn nhà hàng Mê Kông, Đại Nam, ngồi tiệm kem Thiên Thai, Mai Hương, xem chớp bong…

 

Phía bên Nữ Học Sinh, thì tôi có 2 học trò giỏi là em Huỳnh Thị Xuân Hoa và Trần Thị Đức. Tôi chỉ dám mua sách tặng trong dịp phát thưởng của nhà trường, sau khi đã xin phép ông Hồ Văn Tam. Em Trần Thị Đức vừa mới qua đời cách đây vài tháng, trong hoàn cảnh rất đau buồn. Em Huỳnh Thị Xuân Hoa thì học Sư Phạm, lấy chồng là Giáo sư Lý, dạy Triết, nay cũng đã có cháu nội, cháu ngoại rồi. Ngoài ra em Phan Ngọc Thể, con của ông bà Phan Thành, chủ tiệm đóng bàn ghế tại Biên Hòa, và chồng là em Đông Văn Quân, hiện ở Virginia. Cũng ở tiểu bang Virginia, là em Lê Ngọc Anh, cựu nữ quân nhân, cũng từng đi tù cải tạo.

 

Một học sinh giỏi giang, nhặm lẹ, là Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cửu, ở bang Washington, sau khi đi cải tạo về được đi diện H.O. Em rất vui vẻ, bặt thiệp và rất chuộng bạn bè. Mỗi lần về Việt Nam, tôi thường nhờ em Trương Minh Sang, hiện làm Luật Sư tại Biên Hòa, liên lạc với các em học sinh cũ còn ở lại Việt Nam, đến chung vui với tôi, chừng vài mươi người, tại các tiệm ăn ở Biên Hòa. Tình Thầy trò vẫn thắm thiết như ngày nào, với các em Trọng, Diệp… và nhiều Em khác nữa. Năm nay, sau Đại Hội Trùng Phùng, vào trung tuần tháng Bảy, tôi cũng sẽ về lại Việt Nam, và có dịp gặp lại các học trò cũ, đã chiếm mất một phần lớn trong cuộc sống tình cảm của tôi.

 

 

 

 

22 Tháng Mười 2010(Xem: 112451)
Có phải chiều nay mưa hắt hiu Sương mù tỏa kín khắp buổi chiều Gió mơn man tung làn tóc rối Mắt nhạt nhòa giọt lệ buồn thiu
21 Tháng Mười 2010(Xem: 125161)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58068)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 124234)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 51991)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 120868)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34807)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 110442)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 132277)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46654)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47771)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 33050)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41746)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 124700)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216493)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68139)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 117816)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 119949)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 116549)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129859)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40201)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53817)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115452)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 108555)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119964)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125769)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 111080)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 41219)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.