Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Trung Quân - Năm Ấy Khai Sinh Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa.

03 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 38616)
Đỗ Trung Quân - Năm Ấy Khai Sinh Trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa.

 

NĂM ẤY KHAI SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA

 

                Đỗ Trung Quân (NQI 1956-1963)

 

 

Tỉnh lỵ Biên Hòa vào giữa thập niên năm mươi, các sĩ tử sau khi đỗ văn bằng Tiểu Học từ trường Nguyễn Du để bước lên Trung Học nếu muốn được tuyển vào trường công  phải đi Saigon dự thi vào trường Petrus Ký hoặc Gia Long với sĩ số đậu rất thấp nên đa số phải tìm một trường tư thục để nối  tiếp việc học. Nổi bức xúc đó thúc đẩy một nhóm giáo sư người Bắc di cư thành lập trường tư thục Phan Chu Trinh nằm trên Quốc Lộ I năm 1954, trường Trần Lãm trên đường Phan Đình Phùng (1955), sau đó thêm trường Khiết Tâm 1956 trong khu Nhà Thờ Biên Hòa cũng không đủ vào đâu, rồi thêm trường Minh Tân trên đường Hàm Nghi (1957), trường Tiến Đức (1961) trên đường Phan Đình Phùng. Trước tình hình đó Chánh quyền, Giáo chức, Phụ huynh học sinh, nhân sĩ nhanh chóng quyết định xin phép thành lập kịp thời trong năm 1956 Trường Trung học Công Lập Ngô Quyền lấy tên vị anh hùng dân tộc đánh đuổi quân Nam Hán. Hội đồng cho tổ chức ngay kỳ thi tuyển lấy 150 học sinh chia làm 3 lớp, 50 cho một lớp nữ B1, 100 cho hai lớp nam B2 và B3 xếp theo thứ tự điểm đậu từ cao xuống thấp.

Chưa có cơ sở, trường phải mượn tạm của trường Nguyễn Du dãy lớp cũ bên trái, có hành lang chạy suốt, đối xứng qua sân cột cờ là dãy lớp mới hơn cho nữ sinh Nguyễn Du, học sinh ra vào bằng một cổng phụ vừa đủ cho một người đẩy xe đạp qua, đến cuối dãy là bãi để xe đạp dưới một tàng cây phượng vĩ, ngăn cách với khu vệ sinh qua hàng rào dâm bụt dưới tàng cây dáy ngựa to lớn tạo bóng mát cho mấy gánh bán hàng ăn vặt cho học sinh Nguyễn Du trong giờ ra chơi. Trường Nguyễn Du từ nay là chiếc nôi của Trường Ngô Quyền. Một năm sau, Trường rời chiếc nôi chuyển sang Trường Nữ Công Gia Chánh đối diện với Bệnh viện Biên Hòa, nằm cạnh Sở Thủy Lâm nhìn ra Công Trường Sông Phố.

Buổi khai giảng diển ra trong niềm phấn khởi của cả tỉnh thật cảm động vào một buổi sáng cuối mùa mưa, Thầy Giám Học Hồ Văn Tam thay mặt Hiệu Trưởng Phan văn Nga trang trọng đọc diễn từ khai giảng cùng giới thiệu Ban Giáo Sư, từng học sinh được gọi tên xếp thành ba lớp, lớp nữ B1 vào phòng trong cùng, kế đến là lớp B2 sau cùng là B3 sát  bên đường Hàm Nghi. Buổi học đầu tiên với sự hướng dẩn của Thầy Bùi Quang Hụê cho lớp B3 chúng tôi, một thời khóa biểu gần như đầy cả sáu ngày hai buổi sáng chiều đầy đủ các môn học do Bộ Giáo Dục quy định, chương trình xem ra quá nặng đòi hỏi học sinh phải cực lưc mới kham nổi nhưng với ánh mắt hiếu học và lòng hãnh diện là những đứa con đầu lòng được chăm chúc từng bước của Thầy Cô đã nhanh chóng vào nề nếp, từ nay không còn bị quở phạt như còn “vị thành niên” như trước kia ở Tiểu Học.

          Mặc dù là một trường Trung Học, nhưng đa số gia đình còn nghèo do chiến tranh vừa kết thúc nên đồng phục chưa có, nam sinh còn mặc quần sọt hay xà lỏn áo sơ mi, đi chân đất, nữ sinh áo bà ba quần lảnh chân đi guốc hoặc dép, riêng lễ phục thì bắt buộc theo mẫu ấn định nam áo áo sơ mi tay ngắn, quần sọt, nữ áo sơ mi tay dài trắng, quần tây dài trắng, tất cả đeo phù hiệu “Hiệu Đoàn Ngô Quyền” bằng kim khí trên túi áo bên trái, đầu đội berret xanh da trời, chân đi giày bata trắng. Nhiều học sinh chưa có xe đạp phải cuốc bộ ngày bốn bận dù nhà xa như  Tân Vạn, Bữu hHòa, Hiệp Hòa, Hãng Dầu, Kỷ Niệm, Máy Cưa, Tân Mai, xa hơn là Tân Uuyên, Tân Ba, Tân Hạnh, Bữu Long, Trị An v.v.

Ban giáo sư đa số được đề cử từ các vị Thầy từ trường Nguyễn Du trước đã tốt nghiệp trường sư phạm Saigon ( École Normal Supérieure) với vài vị đang dạy từ Saigon chuyển về. Hình ảnh những vị Thầy đầu tiên với những bài học đầu tiên không được ghi lại một tấm ảnh nào nhưng vẫn nằm trong ký ức của học sinh Ngô Quyền I.

 Thầy Phạm Văn Tiếng dáng tròn trịa hồng hào với mái tóc bạc, trước Thầy dạy lớp Tiếp Liên ở Nguyễn Du đã bãi bỏ, môn Pháp Văn của Thầy học sinh đã có căn bản từ tiểu học, với những bài texte, grammaire, version, thème, rédaction nhất là récitation với mấy bài La main, Mon village v.v… không bao giờ quên, khi nghĩ hưu Thầy về căn nhà mới cất đối diện trường Phan Chu Trinh, bệnh tiểu đường làm mắt mờ rồi Thầy qua đời đươc hỏa táng khoảng năm 1980. Xin ghi nhớ ơn Thầy  khi đọc một tài liệu Pháp ngữ vẫn còn thông dụng trên Đai Học về sau này. Nối tiếp môn Pháp văn từ lớp Đệ Lục về sau là các Thầy Trương Phan Nam Minh với cách dạy đặc sắc, rất tiếc Thầy chỉ về trường năm Đệ Lục, nửa năm sau dạy thêm môn Lý Hóa và chuyển về Saigon, Thầy Phan Thông Hảo về thay thế cho đến hết năm đệ tứ với quyển “Cours de langue de la civilization francaise” nên được gọi là Monsieur Vincent, sau đó Thầy Huỳnh Quốc Tuấn gốc quân đội về làm Hiệu Trưởng (1959-1961), dạy thêm môn Pháp Văn vài giờ trước khi lớp Đệ Tam được mở ra, Thầy Tuấn cũng đã đề nghị bài “ Ngô Quyền Hành Khúc”với lời ca hùng hồn trước khi Thầy trở về với quân đội:

 

“Hồn non nước đang dục ta tiến lên,

Gắng nghiên bút sách đèn chúng ta xây đời mới

Lòng anh dũng Ngô Quyền xưa chớ quên

Gắng nghiên bút sách đèn  cho vinh danh Rồng Tiên 

Học sinh nâng cao tài ba

Học sinh tương lai về ta

Học sinh tươi thắm như đóa hoa

Học sinh cương quyết gắng công sách đèn vẽ vang người Việt Nam.”

 

Sau năm đó ba lớp đều chọn sinh ngữ Anh Văn làm sinh ngử I vì số học sinh chọn Pháp Văn quá ít, từ Đệ Tam, Pháp văn là sinh ngữ II do Thầy Phan Thông Hảo phụ trách. 

Có khoảng thời gian vài tháng vì phải sửa chữa mái trường cho mùa mưa, các lớp phải tạm mượn vài lớp trên trường Nữ Tiểu học ở Cây Chàm rồi trở về lại sau đó. Cuối năm Đệ Tam (1961) ba lớp mới được dời lên cơ sở mới vừa được xây dựng và cơi thêm lầu đựợc hai dãy, gần đài Kỷ Niệm các chiến sĩ Đồng Minh, đất đai rộng rải khang trang, nhập chung lại với các lớp niên khóa sau đã may mắn về cơ sở mới này trước đàn anh.   

          - Thầy Bùi Quang Huệ với cặp kính trắng và giọng nói lớn đảm nhận môn Việt Văn, từ Cổ văn đến Kim văn, bước vào văn học cổ với nhiều điển tích gốc Hán Việt tới những áng văn mới, tất cả đều cần yếu để hiểu  tiếng Việt đến nơi đến chốn. Thầy hướng dẩn lớp B3 chúng tôi, cũng hăng hái lo lập đội bóng tròn cho học sinh vận động thể dục, Thầy liên tục dạy nhiều năm,  sau 1970 về hưu ở Thủ Đức và mãn phần  tại đó. Xin ghi nhớ công lao tận tâm của Thầy đã truyền đạt sự phong phú của tiếng mẹ đẻ phải mất nhiều công để thông suốt cho suốt học trình sau này. Qua năm sau lên Đệ Lục, Cô Phạm thị Kim Thanh từ Saigon về dạy  được một năm bàn giao lại cho Thầy Hoàng Phùng Võ đảm nhận hai năm Đệ Lục và Đệ Ngũ. Thầy Thân Trọng Hưng tốt nghiệp Văn khoa Việt Hán về dạy Đệ Tứ, chuẩn bị cho các đề thi luận đề văn chương và luân lý trong kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp lần đầu tiên tổ chức tại Biên Hòa. Lên đệ nhị cấp có thêm Thầy Phạm Đức Bảo vừa làm Hiệu Trưởng dạy Đệ Tam, Thầy Nguyễn Thế Văn dạy Đệ Nhị, đến lớp Đệ Nhất môn Triết có Thầy Nguyễn Xuân Hoàng vừa tốt nghiệp Sư Phạm Triết Viện Đai Học Đà Lạt về.

          - Thầy Đinh Văn Sái, dáng Thầy cao lớn, nghiêm nghị, Thầy phụ trách nhiều môn : từ môn Vạn Vật về các loài động vật có vú với những con tương cận tới thực vật về các loại hiển hoa bí tử, hiển hoa khỏa tử, môn Vật Lý, Hóa Học về các kim loại và chất vô cơ, môn toán Số Học về các số mã. Xin ghi nhận công ơn nơi Thầy các môn khoa học căn bản cho sau này, nhớ nét nhìn nghiêm khắc của thầy với học trò nào cần khiển trách, bắt lớp học phải luôn chăm chú vào lời giảng .Thầy qua đời tại tư gia đối diện với bệnh viện Đồng Nai. Môn Vạn Vật lên năm Đệ Lục và kế tiếp có Thầy Phạm Văn Quảng đến Thầy Nguyễn Thất Hiệp. Môn Toán có Thầy Dương Quang Lộc đến Thầy Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Bát Tuấn. Với Ban B khoa học Toán về sau nhiều Thầy Toán về tăng cường cho lớp Đệ Nhất mới đủ như Thầy Cù An Hưng, Hoàng Đức Phương, Tôn Thất Long. Môn Lý Hóa ba năm sau được các thầy Trương Phan Nam Minh, Hoàng Quý Nam, Phan Thanh Hoài, lần lượt phụ trách. Lên Đệ nhị cấp có Thầy Trần Tấn Lộc dạy Đệ Tam, Đệ Nhị, Nguyễn Trường Hải dạy Đệ Nhất.

- Thầy Dương Hòa Huân, dáng người mập mạp tươi cười, về thay cho Thầy Hồ Văn Vinh dạy môn Sử Địa liên tiếp  đến năm Đệ Tứ gồm cả Thế Giới Sử và Địa Lý thế giới để thi Trung Học Đệ nhất cấp, môn học tuy hệ số 1 nhưng kiến thức này được dùng suốt đời, với phương pháp hấp dẩn Thầy bắt phải thuộc từng giai đoạn  lịch sữ chống xâm lăng của dân tộc qua các triều đại. Ngoài ra Thầy còn đảm trách môn Công Dân Giáo Dục về các quyền tự do căn bản của công dân một nước tự do dân chủ như quyền tư hữu, quyền tự do cư trú, đi lại, tự do tư tưởng như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do  tín ngưỡng, tự do kinh doanh, biểu tình đình công bãi thị, tự do lập hội gia nhập hội v.v… Thầy đã mệnh chung năm 2005 vừa qua tại quê nhà. Xin ghi nhớ công ơn những kiến thức vô giá Thầy đã truyền lại cho nhiều lớp Ngô Quyền suốt thời gian dài. Môn Sử Địa lên Đệ nhị cấp có Thầy Đặng Quốc Toản vừa tốt nghiệp Đai Học Sư Phạm về gánh vác,  môn Công Dân Giáo Dục do cô Bùi Thị Ngọc Lan vừa đảm nhận lớp Hiệu Đoàn, đến Thầy Phạm Gia Hưng nối tiếp với chương trình “Cơ cấu chánh quyền trong chế độ tự do dân chủ” với thuyết phân quyền: Lập pháp-Tư pháp- Hành pháp theo Montesquieu và J.J. Rousseau qua hai tác phẩm nổi tiếng Le contrat social và L’esprit de loi.

- Thầy Phạm Văn Mẫn, với dáng nghệ sĩ mảnh khảnh, tóc chải tém ra sau ót, phụ trách môn Vẽ, nổi tiếng với nét chử rất đẹp hiện trên văn bằng Tiểu Học của mỗi người, Thầy cũng là người phác họa ra chiếc phù hiệu kim loại cho trường với chiếc thuyền buồm trên sóng nước Bạch Đằng Giang. Thầy vừa mệnh chung năm vừa qua 2005 tại quê nhà. Xin ghi nhớ ơn Thầy qua những giờ vẽ thoãi mái: vẽ truyền chân, vẽ trang trí, vẽ theo trí nhớ.

- Thầy Trần Văn Lộc phụ trách môn âm nhạc, lúc Thầy đang dạy lớp Nhất E Nguyễn Du nên chỉ dành ngày thứ năm hằng tuần cho Ngô Quyền, nhờ Thầy học trò có được kiến thức về ký âm pháp (solfege) nhưng dể ghi nhớ nhất tiếng đàn violon của Thầy réo rắc những bản nhạc trong tiếng hòa ca những bài tuổi học trò như “Chia tay mùa Hè ” hay những bài chọn lọc như “ Chuyến tàu thống nhất”  hoặc những màn trình diển như vũ điệu “Jambalaya” dí dỏm hay vở hài kịch “Nồi cơm cháy khét” cho tới nay còn phải nhắc tới khi gặp lại Thầy. Sau chuyến du lịch qua Cali năm vừa qua, chúc Thầy luôn bình an sức khỏe nơi quê nhà với nhóm học trò nội địa.

- Thầy Trần Minh Đức, với dáng trẻ trung thường trong chiếc áo carreau khi đứng giảng bài giữa hai dãỵ bàn. Thầy đem về cho học sinh một ngôn ngữ mới, những bài học vỡ lòng lý thú từ quyển “L’anglais vivant cinqième bleu” của Carpentier Fialipp. Thầy dạy thật nhanh bắt hoc sinh phải chạy theo một năm mà tiến bộ không ngờ, theo đà đến hè Thầy tiếp tục mở lớp dạy miển phí tại nhà cho đám học trò quá hiếu học. Hiện nay, Thầy vẫn định cư bên Washington sau thời gian dài làm phóng sự cho đài VOA sau 1975, thầy về hành nghề luật sư. Chúc Thầy vẫn trẻ trung như ngày nào để góp sức bảo tồn truyền thống quý giá của trường Ngô Quyền. Xin ghi nhớ công lao ban đầu Thầy đặt căn bản Anh ngữ vững chắc cho ba lớp Ngô Quyền đầu tiên cho tớí nay cuộc sống tha hương cần đến hơn bao giờ hết. Nối tiếp những năm sau, được các thầy Phan Thanh Hoài về từ Saigon và Nguyễn Hữu Thiệu vừa du học bên Mỹ về. Thầy Hoài còn lại gắn bó và đảm nhận thêm những môn Lý Hóa, Hiệu đoàn cho tới lớp Đệ Tứ và giữ môn Anh Văn cho tới lớp Đệ Nhất với quyển “ La vie en Amérique”(1963).

Càng về sau với cơ sở mới, đội ngũ giáo sư càng hùng hậu, nhất là lúc mở thêm Trường Bán công Trần Thượng Xuyên, đứa em thân thiết nằm bên cạnh, lúc ấy những cánh chim Ngô Quyền I đã tung bay khắp muôn phương (1963). Sau này Trường Trần Thượng Xuyên tách rời về khu trường Khiết Tâm nhường lại toàn bộ cơ sở cho Ngô Quyền. 

Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong hoàn cảnh đất nước bị qua phân. Trường Ngô Quyền lớn lên không ngừng trong bối cảnh đó, từ Đệ Nhất  Cộng Hòa sang  Đệ Nhị Cộng Hòa với chủ trương một nền giáo dục “Nhân Bản và Khai Phóng”. Đến biến cố 1975, bao nhiêu đổi thay xảy đến cho Ngô Quyền, cũng như bao nhiêu trường Trung Học miền Nam, học sinh gốc Ngô Quyền phân tán khắp nơi trên thế giới, số còn ở lại quê nhà với cơ sở vừa xây lại mới, nhưng dù ở nơi nào học sinh Ngô Quyền quyết giữ truyền thống hiếu học với tinh thần “tôn sư trọng đạo” với Thầy Cô, một dạ chân tình với bằng hữu, xin được kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm hương để tưởng nhớ các vị Thầy đã quá vãng, hoài niệm các Bạn đã qua đời của niên khóa đầu tiên 1956-1957. Mãi mãi ghi nhớ công ơn giáo dục của tất cả các vị Thầy đã đem hết lương tâm chức nghiệp từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhất với bao kỷ niệm suốt học trình đã kết tinh thành chuổi hạt kim cương long lanh dưới mái trường Ngô Quyền thân yêu của chúng ta.   

 

                                                Nam Cali Tháng Tư 2006

 

19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126208)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 137588)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 211478)
biển về trãi cát em nằm giao thừa sóng hát thì thầm ca dao ru em giấc mộng xuân đầu một nhành hoa biển lộc vào tay em
14 Tháng Giêng 2011(Xem: 155415)
Xuân áo bay trên triền sông bát ngát Rợp hoa vàng nắng đổ hát say mê Chiếc đò ngang rẽ nước sông xanh mát Chở yêu thương, chở trọn vẹn câu thề.
12 Tháng Giêng 2011(Xem: 168386)
Tựa Đề: Đôi Tay Mùa Đông. Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Quang Sáng
08 Tháng Giêng 2011(Xem: 129811)
Em vẫn yên lặng chờ anh đến Cho em thêm ánh nắng mùa XUÂN Vườn nhà mình hoa vàng có nở... Trước sân thềm cỏ có còn xanh???
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 127685)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 124829)
Như mây trắng ngang trời Biết có về chốn cũ? Hương xưa cơn sóng gợn Nhạt nhòa bước thời gian
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 127828)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 58754)
Anh lại đi trời đông mưa lay lắt Giot nhớ thương giăng mờ mịt sông chiều Ba nhịp cầu đìu hiu hoàng hôn vắng Một mình em trở lại đếm sầu rơi.
06 Tháng Giêng 2011(Xem: 139732)
Yêu dã quỳ em lao đao ngơ ngẩn Chờ mãi trên đồi lãng đãng hoàng hôn Quên mùa nào thì hoa vàng bừng nở Rợp đường xưa yêu dấu phủ đầy hồn.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 53832)
Nầy anh người của xa xăm Nhớ tìm sông nhé âm thầm gió lay Đông về lá chết còn bay Ngày mai xa lắc vẫn say dáng người
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 171123)
Cảm ơn người đã vui gieo hạt Trên đất phì nhiêu tuổi thơ nầy Thương từng đôi mắt tròn trong vắt Giữ được hồn quê trong tuyết bay.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 57158)
Có người đã nhắc nhở đến nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và các bài thơ về Giáng sinh của ông. Trong không khí của ngày Noël năm nay, có lẽ chúng ta cũng nên nhắc lại những bài thơ ấy.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 140054)
Miền đông tuyết trắng ngoài sân Ca-Li mưa gió hoa tàn lá rơi Đông về buồn lắm anh ơi! Xứ người lạc lõng cuối đời tha hương...
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 109494)
Cảm giác mỗi mùa Giáng Sinh tuyệt vời đến nỗi tôi tưởng như mỗi năm một lần, mình lại là đứa trẻ thơ mới lên tám tuổi, hình ảnh con búp bê tật nguyền lại chập chờn trở lại trong trí nhớ, y như năm nào tôi còn bế nó trên tay.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 135989)
Hôm nay đó, ta trở về Phố cũ Sài gòn xưa, đã đổi mặt thay tên Nghe đắng cay và mặn chát môi mềm Còn đâu nữa Sài gòn đầy kỷ niệm...
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 57734)
Mây nhớ mùa đông bay lang thang Buồn ủ ê theo lá úa vàng Giăng hờ hững chờ đông phong lạnh Thả sương chiều rơi xuống mênh mang.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136026)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49340)
có phải em vừa say rượu thánh? vì anh, đôi mắt tỏ nghìn câu có phải tiên thiên đang chớp cánh? tháng chạp huy hoàng rợp ánh sao
17 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 71145)
Cùng cất tiếng hát với tôi người ơi, cho mưa thôi rơi trên đường đời, về nơi có quê hương nắng ấm tươi đẹp mãi
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 172562)
Xin em giữ giùm một tiếng chuông ngân Rúc vào chăn êm còn vang chuông đổ Cất cho anh chút chuông lùa qua khe cửa Chuông của Nhà Thờ, chuông của tim anh!
16 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 142010)
Em viềt cho anh bài thơ cuối Tình lắm xót xa lẩn ngọt ngào Con tim có muôn điều thầm kín Biết bao giờ anh hiểu vì sao ?
15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 138791)
Cám ơn anh và mối tình đầu Chan chứa cả tấm lòng nhân hậu Cho em sống một đời êm ả Giáng Sinh về, thêm yêu người thiết tha!
15 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 135334)
Nếu có thể - Em xin làm cơn gió thoảng Mang đến bên Anh một chút lãng mạn tình Nếu có thể - Em hóa hạt cát mịn màng Làm Anh cay mắt trong muôn vàn nỗi nhớ…
14 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 133605)
Tình ơi, đá nát vàng tan. Sao em còn mãi đa đoan nỗi niềm?
11 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 49269)
Những bông hoa cuối mùa, dường như vẫn giữ lại trong lòng Ngọc biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ dễ thương nhất của cuộc đời, mà những kỷ niệm ấy như những tiếng chuông mùa Giáng Sinh, vẫn ngân nga trong lòng nàng mỗi mùa Giáng Sinh trở lại.
09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 127165)
Thư tình anh gửi lần đầu Em còn cất giữ những câu tình nồng Bây giờ em đã sang sông Còn mong chi nữa để lòng đớn đau