Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Huỳnh Công Ân - Biên Hòa, Ngô Quyền Và Tôi.

07 Tháng Mười Một 20141:00 SA(Xem: 69133)
GS Huỳnh Công Ân - Biên Hòa, Ngô Quyền Và Tôi.
Tùy bút
          Biên Hòa, Ngô Quyền và Tôi
              *Kính tặng ông Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo
 

 

 28__Thay_HuynhCongAn-content

GS Huỳnh Công Ân

Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

(Ca dao miền Nam)

 

Dường như tỉnh Biên Hoà là một phần định mệnh của cuộc đời tôị. Tuy tôi sinh ra ở tỉnh Thủ Dầu Một (thời VNCH gọi là Bình Dương), một tỉnh giáp ranh với Biên Hòa, nhưng lạ lùng thay trong khai sinh tôi lại ghi nơi sinh là Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Thành ra khi khai lý lịch tôi không biết mình phải ghi nơi sinh là Thủ Dầu Một hay Biên Hòa cho đúng. Tôi đành ghi cả hai tỉnh là nơi sinh của mình cho hợp với khai sinh để tránh tội khai man lý lịch. Tôi có hỏi ba tôi về việc này thì ông cho biết vì ngày trước, tỉnh Thủ Dầu Một không có tòa án hòa giải nên ba tôi phải sang Biên Hòa để lập khai sinh cho tôi . Lại nữa, trong 5 năm liên hệ với Biên Hòa (1969-1975) tôi đã làm thầy giáo và lính chiến (lính thực sự chứ không phải là lính biệt phái) cho thủ phủ miền Đông này. Vì vậy, tôi đã có khá nhiều kỷ niệm vui, buồn với Biên Hòa qua chức vụ quân nhân của tiểu khu Biên Hòa cũng như giáo chức của trường trung học Ngô Quyền.

 

Tuy khai sinh tôi có ghi nơi sinh là Biên Hòa nhưng mãi đến khi đi trình sự vụ lệnh thuyên chuyển từ một tỉnh xa tít miền Tây về trường trung học Ngô Quyền tôi mới đến Biên Hòa lần đầu tiên vào mùa khai trường niên khóa 1969-1970. Thành phố Biên Hòa tuy có lớn hơn thị xã Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Bình, nơi tôi dạy học 4 năm đầu của cuộc đời thầy giáo, nhưng vốn lớn lên và sống ở thủ đô Sài Gòn nên tôi vẫn cảm nhận đây cũng chỉ là một tỉnh lỵ không phải là nơi phồn hoa, náo nhiệt như Sài Thành hoa lệ, thành ra tôi tự nhủ mình nên dè dặt trong lối sinh hoạt để giữ cho đúng tác phong thầy giáo.

Khi gặp ông Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo, một người đứng tuổi, to lớn, có dáng dấp một võ sư hơn là một giáo sư (nghe nói ông tập tạ hàng ngày), tôi cảm thấy thoải mái vì ông ấy rất cởi mở và thông cảm. Được biết tôi là một sĩ quan biệt phái, từng phục vụ ở đơn vị tác chiến và đã bị thương ở chiến trường , ông ân cần hỏi thăm vết thương của tôi. Lại biết nhà tôi ở Sài Gòn và có giờ dạy trường tư dưới đó, nên ông bảo tôi yên tâm, ông sẽ nói ông Giám Học xếp 15 giờ chính thức của tôi vào hai ngày đầu tuần.

 

Từ đó, hàng tuần tôi lái lambretta từ Sài Gòn  lên Biên Hòa dạy hai ngày thứ hai và thứ ba, đêm thứ hai ở lại Biên Hòa ngủ ở nhà người anh họ, chiều thứ ba trở về Sài Gòn coi như đã là weekend, những ngày còn lại thì dạy tư và vui chơi ở Sài Gòn. Đây thật là một giai đoạn hạnh phúc nhất của đời tôi . Đồng nghiệp và học tròở Ngô Quyền cũng rất dễ chịu. Ban giám đốc trường: ông  Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo dễ dãi, ông Giám Học Phạm Khắc Thành ca va, ông phụ tá giám học Hoàng Đôn Trịnh thì hơi reglo một chút. Học sinh thì đa số rất chăm học và học giỏi không thua sút các trường lớn Pétrus Ký, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương ở Sài Gòn. Cũng tại trường Ngô Quyền Biên Hòa, tôi có vinh hạnh phụ trách một lớp 12 B  mà trong số học sinh có nhà thơ tài hoa Nguyễn Tất Nhiên và nhân vật nữ tên Duyên đã đi vào giai thoại văn chương Việt Nam qua các bài thơ tình tuyệt tác của Nguyễn Tất Nhiên. Tôi còn nhớ ngày anh chàng Hải (tên thât của Nguyễn Tất Nhiên) rụt rè tới bàn thầy, trao tặng tôi tác phẩm đầu tay của anh tựa là "Thiên Tai”, không ngờ về sau  anh chàng này lại trở thành một trong những thiên tài của văn thơ hiện đại Việt Nam .

 

Nhưng, ngày vui qua mau, định mênh đưa đẩy tôi trở lại quân đội sau một đêm nhậu nhẹt với bạn bè và ấu đả với một nhân vật có thế lực ở Sài Gòn mà hậu quả là tôi bị bộ Quốc Phòng  trả về đời sống quân nhân bằng một quyết định quân kỷ. Khi lên nhận sự vụ lệnh trả về Quân Đội tôi được cho một đặc ân chọn đơn vị. Định mệnh lạ khiến tôi chọn tiểu khu Biên Hòa. Khi được tin này, ông Hiệu trưởng dắt tôi vào Tiểu Khu gặp thiếu tá Thành, tham mưu trưởng tiểu khu gởi gắm. Tôi đuợc đưa về đại đội 3/463 DPQ trấn giữ cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn Biên Hòa. Nhờ sự giúp đỡ sốt sắng của ông Hiệu Trưởng, tôi không bị đẩy ra chiến trường trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Nếu không, chắc gì tôi còn sống đến ngày hôm nay để viết những dòng chữ này. Vì vậy ân nghĩa này của ông Hiệu Trưởng suốt đời tôi không quên được. Sau biến cố 1975, được tin ông bị nạn, tôi rất lo lắng, nhưng nay qua tin của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền biết ông vẫn còn mạnh khoẻ và có thể qua Hoa Kỳ dự Buổi Hội Ngộ Trùng Phùng năm 2006 tôi rất mừng cho ông.

 

"Hai năm trấn thủ lưu đồn, ngày thì việc nước, tối dồn việc quan" 1972-1973 của tôi ở cầu Đồng Nai cũng qua mau. Ngày thì đánh bi da, cá độ uống bia với các sĩ quan cùng đơn vị, tối đến đi đốc canh các vọng gác ở vòng rào và chân cầu. Thỉnh thoảng dẫn một trung đội theo xe tiểu khu đi hộ tống các đoàn xe chở đạn tiếp tế các đơn vị hay chở tân binh đi thụ huấn ở quân trường Vạn Kiếp khi các đoàn xe này đi qua lãnh thổ tiểu khụ vào mùa thi, tôi được tiểu khu cắt dẫn lính bảo vệ trường thi. Mấy ông cảnh sát lem nhem lợi dụng nhiệm vụ trật tự, mưu toan ném bài giải vào phòng thi bị tôi chận lại tịch thu hết.

 

Cuối năm 1973, tôi nộp đơn lên bộ Quốc Gia Giáo Dục xin cứu xét can thiệp với bộ Quốc Phòng cho tái biệt phái tôi về dạy học. Đơn được giải quyết và tôi được trả lại ty Giáo Dục Biên Hòa mà Trưởng Ty bấy giờ là ông Phạm Đức Bảo. Lúc đó vào giữa niên khóa, để khỏi làm xáo trộn thời khóa biểu các đồng nghiệp, tôi xin ở lại Ty làm việc . Ông Trưởng Ty xếp tôi làm ở phòng Học Vụ mà trưởng phòng là ông Lê Hồng Sanh. Niên khóa sau, chán công việc hành chánh tôi xin ông Trưởng Ty về lại trường Ngô Quyền đứng lớp. Đầu năm 1975, tôi có giấy thuyên chuyển về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng Sài Gòn. Tuy nhiên, hàng tháng tôi vẫn còn lên Biên Hòa lãnh lương. Gần cuối tháng tư năm 1975, nhân lên Biên Hoà lãnh lương, tôi ghé một quán nhậu gần rạp Biên Hùng lai rai vài chai bia với món chem chép xào tiêu. Khi đó phòng tuyến Xuân Lộc đã vỡ, cộng quân đang uy hiếp Biên Hòa, qua men bia tôi nhìn thành phố Biên Hòa trong những giờ phút yên tĩnh mong manh trước khi cơn đại hồng thủy ập đến.

 

Sau biến cố 75, tôi đã lên Biên Hòa hai lần. Một lần trước khi đi tù cải tạo để chứng kiến cảnh  không, đường trống của thành phố Biên Hoà thân yêu đã đổi chủ. Lần thứ hai, sau khi đi tù cải tạo về, tôi ngơ ngác giữa thành phố Biên Hòa xa lạ, trước trường trung học Ngô Quyền đổi thay da thịt. Ôi cảnh cũ đây mà người xưa giờ ở đâu? Ký ức đưa tôi về những kỷ niệm cũ: còn đâu những buổi trưa ở phòng giáo sư tranh thủ binh xập xám với các bạn đồng nghiệp Lê Văn Túy, Lê Quý Thể, Lâm Tấn Văn… để chờ giờ lên lớp. Còn đâu những đêm ở nhờ nhà anh Lê Quý Thể chứng kiến "quý thầy" xoa mạc chược, có lần cảnh sát đến xét sổ gia đình, cũng làm lơ bỏ đi khi biết các Thầy là Giáo Sư Ngô Quyền. Tình nghĩa trước năm 75 là thế ấy. Làm sao tìm được những thứ ấy trong xã hội Viêt Nam bây giờ?

 

Những gì tôi viết ở đây là tự đáy tâm hồn, không màu mè, che đậy. Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .

 

  Montreal, Canada đầu Xuân 2006

 (Trích Tuyển tập NQ 2006)

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69541)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18327)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37555)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86675)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37398)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32537)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67130)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 67221)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77473)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74703)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81825)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37079)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 63825)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 69945)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 67698)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 87838)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 69777)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 65121)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 66053)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 71689)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67301)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 67122)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 69223)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 71427)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 67055)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 65836)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 69034)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...
27 Tháng Ba 2009(Xem: 70347)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!