Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Xứ Bưởi - Kỷ Niệm Qua Những Vần Thơ Ngô Quyền & Xứ Bưởi.

30 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 67888)
Người Xứ Bưởi - Kỷ Niệm Qua Những Vần Thơ Ngô Quyền & Xứ Bưởi.

Kỷ Niệm Qua Những Dòng Thơ Ngô Quyền & Xứ Bưởi

                                                          

 

     

Bước vào kỷ niệm
     
Vẫn còn cái tính "giỡn  phá" của thuở học trò, ngay cú điện thoại đầu tiên, tôi vội hỏi “chọc” cô giáo năm xưa còn nhận ra được hay không. Thiệt không ngờ, Cô nhận ra liền :
       - Phúc đó phải không ?
      Tôi "hụt hẩng" trong cảm giác vừa bàng hoàng vừa vui mừng và vừa chút... hãnh diện vì thấy Cô quả thực vẫn còn chưa quên, vẫn còn mạnh giỏi minh mẫn lắm.
      Nhớ lại, lần chót tái ngộ với Cô trong khuôn viên trường cũ đã xảy ra gần 30 năm trước vào tháng 2 năm 1975, trong dịp tôi vội vã từ Âu Châu về thăm nhà. Rồi cũng giọng nói thân mật không khác gì lúc còn đạy hoc ở trường Ngô Quyền ( NQ ), Cô vui mừng cho biết gia đình theo chương trình HO qua Hoa Kỳ và để lại sau lưng ngày tháng nhọc nhằn, nhứt  là lúc Thầy phải đi học cải tạo. Cô còn kể lại có đọc được bài "Nhớ về trường cũ Ngô Quyền" trong Kỷ Yếu NQ 2004 và biết ngay ai là tác giả, nên có nhờ Hội Ái Hữu CHS Ngô Quyền / BH (Hội NQ)  tìm để liên lạc.

 

Yên Trâm với "Quê Xa"
      
Có lẽ thấy người học trò cũ có "chút xíu" tâm hồn văn thơ, nên hôm sau vào ngày 10 tháng 9 năm 2004 Cô đã gửi eMail kèm bài thơ sáng tác vào năm 2003 cho "coi ké " :


QUÊ XA
Nước non giờ đã xa mờ
Quê hương khuất bóng bao giờ gặp nhau ?
Nghìn trùng một tấc lòng đau,
Quanh đây còn lại biển sầu mênh mông
Thuyền đi đã tách bến sông,
Chiếc thân lưu lạc trên dòng quạnh hiu
Thăng trầm dù trải bao nhiêu
Hồn mơ vẫn nhớ trời yêu ngày nào .
Yên Trâm

WA 30/4/2003

 

      Bài thơ trúng ngay ... boong tâm trạng ấp ủ "vọng cố hương" và nhứt là gợi nhớ đến giòng sông Đồng Nai đầy kỷ niệm, nên tôi vội phone liền cám ơn Cô để có dịp thích thú nghe thêm về chuyện Ngô Quyền và xứ Bưởi trong thời gian xa nhà "tha phương cầu ... học". Thấy vậy, Cô bèn gửi thêm cho một bài thơ rất ... dễ ngâm :

 

LIKE A YELLOW LEAF
Birch trees behind my fence tremble in autumn rain,
Yellow leaves fall to the ground making little sound,
From green to dead leaves you have a short life,
From my youth to old age it seems only one night.
Full of freshness in the glorious months of spring,
Losing your beauty day by day while you’re wilting.
Like you, I remember being so lively,
As time slowly goes by, what can I keep with me?
A sullen mind, a morose soul, a weak body,
A feeling of loss or a sense of glory?
To have traveled on this planet for many years,
I have endured time of hardships and time of fears,
But I always tell myself, "Show smiles, and not tears
To whomever, to the last day when you disappear."
"Autumn leaves" is a painting of nature’s beauty,
Life is meaningful when you live it humanly.
WA, March 20, 2001

 

       Thiệt tình, một cô giáo Anh Văn có tâm hồn và tài năng làm thơ tiếng Việt giỏi đã là hiếm thấy. Vậy mà lại làm được thêm thơ tiếng ... Mỹ nữa thì chắc có lẽ chỉ có ở ... trường trung học NQ mà thôi! Cô quả thiệt là ... "văn võ song toàn". Nói tới đây, dân Ngô Quyền thời trước 1975 chắc cũng đoán ra cô giáo Anh Văn đó là ai rồi. Vâng đúng vậy, chính là Cô Phan Thị Tốt với thi hiệu Yên Trâm, đã từng tận tụy dạy đám học trò chúng tôi lớp Đệ Nhất B1 vào niên khóa 1969 - 1970.
Quả thực, Cô Tốt có nhờ Hội NQ tìm để liên lạc.  Khổ nỗi anh Tô Anh Tuấn lại nhớ lộn tên. Chắc đương sự lúc đó bị "tẩu hỏa nhập ma " sau những ngày tháng phải... thiếu ngủ để ráng làm việc cho kịp phát hành tờ Kỷ Yếu 2004. Phải công tâm mà nói, Hội NQ đã làm được một chuyện đáng ca ngợi nhứt.  Đó là xuất bản Đặc San NQ 2003 và Kỷ Yếu NQ 2004, mà anh Tuấn trong vai trò "đầu tầu" báo chí đã đóng góp "công đức" không ít. Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.  Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
 

 

Hà Thu Thủy với "Đợi Chờ"
     
Chẳng hạn lật Kỷ Yếu NQ 2004 xúc động bắt gặp được bài thơ Đợi Chờ (trang 65) :


Ba mươi năm chờ đợi
Hoa tàn trăng tận sông quằn mình trăn trở
. . . . .
Tóc bạc vai gầy mắt môi hắt hiu
Chỉ bốn ngăn tim là vẫn thế
Chung thủy đập liên khúc đợi chờ
Cho dù là vô vọng
Người ơi ! ... Người ơi ! ...

 

       Trời ơi! đến "Ba mươi năm chờ đợi" chẳng khác chuyện Hòn Vọng Phu dễ gì thường nhân cảm thông nỗi. Ngoại trừ chỉ những ai đồng tâm trạng từng làm chứng nhân hiểu nỗi tâm tình người nữ sinh NQ chung thủy của đất Biên Hùng.  Nhớ lại, tác giả Hà Thu Thủy học cùng khóa 8 NQ sáng tác nhiều bài thơ được đăng báo nổi tiếng cùng thời với nhà thơ Lý Thụy Ý.  Nhắc tới, nhớ kỷ niệm đến anh Hà Xuân Sơn - anh ruột của Thủy - từng trong nhóm bạn của người anh thứ năm của tôi.  Họ khoảng 5 người kết bạn rất thân với nhau - trong đó còn có anh Bùi Quang Nam, Nguyễn Minh Mẫn, Nguyễn Hữu Hùng - . Anh Sơn là người học giỏi đứng đầu lớp (khóa 4 NQ). Vậy mà khi ra trường, anh bỏ hết để theo đuổi lý tưởng bước vào trường Võ Bị Đà Lạt. Không may bị tai nạn hư một mắt, anh phải bỏ cuộc giửa đường. Tháng 2 năm 1975 về thăm nhà gặp lại anh Sơn. Vẫn giọng cười nói sảng khoái, có lẽ từ trong tâm sự thầm kín, anh vài lần nhắc đến Tướng Moshe Dayan (1915 - 1981) độc nhỡn nổi danh của Do Thái.

 

Nguyễn Thị Hiền với "Ngậm Ngùi"
      
Đọc Đặc San NQ 2003, dân NQ chắc ai chẳng bồi hồi khi thấy bức hình chụp cảnh trường xưa bị san bằng  (trang 28 ).  Nhứt là đọc kèm bên cạnh bài thơ Ngậm Ngùi :


Trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa
Muôn sự đổi thay, lặng đứng nhìn
. . . .
Ngô Quyền ngày nao còn trong trí
Thầy cũ bạn xưa vẫn trong tôi


    Tác giả Nguyễn Thị Hiền diễn tả đúng tâm trạng của mọi người từng có một thời kỷ niệm gắn bó với ngôi trường Ngô Quyền, nay phải bàng hoàng chỉ còn thấy đống gạch vụn. Vẫn "còn trong trí” mãi mãi.  Đúng vậy, làm sao xóa được ký ức từ lúc bước vào Đệ Thất 1 năm 1963 trải dài 7 năm "ngà ngọc" đến lúc rời Đệ Nhất B1 ra trường năm 1970. Từ quý Thầy Phạm Đức Bảo, Lê Quý Thể, Lê Văn Tuý, Đoàn Viết Biên, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Ngọc Ẩn, Kiều Vĩnh Phúc, Đinh Hữu Quyến  ..... đến quý Cô Phan Thị Tốt, Đinh Thị Hòa, Trần Thị Thưởng, Vũ Thị Bột, Nguyễn Thị Mỹ .... đến bạn học đồng môn Phạm Thanh Thừa, Nguyễn Xuân Dũng, Trương Minh Tân, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Thành Long, Đinh Hoàng Vân, Tô Anh Dũng, Nguyễn Hữu Hạnh, Huỳnh Hữu Thọ, Võ Hà Mỹ, Nguyễn Tấn Lực, Trần Văn Khỏe, Nguyễn Hữu Đức, Vũ Trung Hòa, Trần Văn Thông, Ngọc Vân, Mỹ Lộc, Kim Nguyên, Ngọc Nhung, Trang Muội , Nguyễn Thị Sáu, Lê Thị Ngọc Lan, Lê Thị Kim Hạnh ... những hình ảnh đó trong ký ức vẫn chưa hề phai nhạt .
    Cũng nhờ tâm đắc về hai câu thơ trong Ngậm Ngùi và sau đó đưa đề nghị chỉ xin bảo trợ thay vì thương mại đề giá bán Kỷ Yếu NQ 2004,  khiến nảy nở một tình bạn khá đặc biệt giửa anh Tuấn với tôi và anh Mai Trọng Ngãi, mặc dù cả ba chưa từng gặp mặt nhau. Chúng tôi cùng chia sẻ nhau quan điểm mong muốn Hội NQ nên làm một cái gì có ý nghĩa cao cả để tạo một truyền thống tốt đẹp cho thế hệ NQ đàn em trong tương lai tiếp nối mãi mãi như thường thấy ở xã hội Âu Mỹ. Vì vậy nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường NQ, một kế hoạch rộng lớn nhứt từ xưa đến nay được đúc kết nhằm thực hiện tổ chức Ngày Hội Ngộ Trùng Phùng Đại Gia Đình NQ và xuất bản Tuyển Tập NQ 2006.  Từ đó Bản Tin NQ số 1 đến số 8, rồi tiếp theo các Lá Thư Hội Ngộ NQ được cấp thời soạn ra liên tục gửi đi nhằm vận động cho kế hoạch được thành công. Anh Tuấn có tấm lòng "đam mê" làm việc cho trường xưa.  Mà lại luôn muốn việc làm hoàn hảo tới ...150 % mới hài lòng, nên thực tế phải chịu trách nhiệm điều hợp cực nhọc vô cùng.  Đến nỗi có lúc "lén " than thở nhiều ngày chỉ ngủ được 5 tiếng đồng hồ thôi.  Dĩ nhiên cũng như mọi người đàn ông khác thành công "vác ngà voi ‘ hoài được, ắt đằng sau lưng anh Tuấn phải có một ... nội tướng giỏi. Đó chính là chị Nguyễn Thị Hiền - tác giả bài thơ Ngậm Ngùi - không những thông cảm mà còn hết lòng giúp đỡ đến nổi muốn biến ngôi nhà làm  “tụ nghĩa đường " thường tụ họp nhau tại đó để lo chuyện ... Hội Ngộ Trùng Phùng. Những dòng thơ Ngậm Ngùi đó có lẽ chính là nguồn cảm hứng cho anh Tuấn thực hiện được phần "Dựng lại trường xưa" đầy ý nghĩa trong Tuyển Tập NQ 2006.

 

Đằng Phương với "Anh hùng vô danh"
     
Một điều đáng chú ý, xứ Bưởi coi vậy chớ có khá nhiều nhà thơ nổi tiếng . Phải chăng vì địa linh dưới có giòng sông Đồng Nai ngọt ngào trên có núi Bửu Long linh thiêng đã hun đúc ra những tâm hồn văn thơ. Khách quan mà nói, Đằng Phương (1924 -1990) là thi sĩ đầu tiên của xứ Bưởi đi vào văn học sử với những bài thơ ái quốc nổi tiếng được giảng dạy trong học đường như bài thơ "Anh hùng vô danh" :


Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước

 

     hoặc bài thơ "Ngày tang Yên Bái" :


Việt Nam muôn năm ! Việt Nam muôn năm !
Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt


và nhiều bài thơ quen thuộc hùng tráng tương tự như: Ngọn đuốc Việt Nam, Quyết sống, Lời sông núi, Anh hùng đất Việt, Lẽ sống, Thanh niên Việt Nam, Việt Nam thống nhất, Nước Việt trường tồn, Giã bạn lên đường ......
       Toàn bộ cuộc đời của nhà thơ Đằng Phương khá ly kỳ. Năm 17 tuổi đã sáng tác được những bài thơ nổi tiếng nêu trên.  Đến lứa tuổi đôi mươi xuất bản tập thơ ái quốc đầu tiên mang tên Hồn Việt ( nxb Đuốc Việt 1950). Vì lúc đó dưới thời thực dân Pháp nên phải giấu danh tánh thực của tác giả. Sau đó đặc biệt cả hai miền Nam Bắc đều giảng dạy những dòng thơ ái quốc đó trong học đường, mà ai cũng tưởng là tác giả vô danh. Mãi đến lúc tròn 60 tuổi, tác giả cho tái bản tập thơ Hồn Việt ( nxb Thanh Phương Paris 1984 ) và "xuất đầu lộ diện ". Không ai ngờ nổi, thi sĩ Đằng Phương chính là một nhân vật quen thuộc và nổi tiếng của miền Nam về hoạt động văn hóa, giáo dục, báo chí và ... quốc sự. Ông cũng là dân xứ Bưởi và Cô Phan Thị Tốt có cho biết cùng quê Tân Uyên.
      Thuở còn nhỏ, tôi đã được nghe nhiều về ông. Người anh thứ ba của tôi là môn đệ của ông tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và đã có lần cho biết ông sống rất bình dị đạp xe đạp tới Đại Học dạy học. Nhớ lại, lần đầu tiên gặp được ông vào "mùa hè đỏ
lửa” 1972, trong dịp ông qua Paris tham dự hòa đàm và cuối tuần đến nói chuyện với giới sinh viên du học chúng tôi tại Âu Châu. Mãi đến một thập niên sau mới gặp lại vẫn thấy ông sống “ tri hành hợp nhứt” đúng theo những dòng thơ ái quốc sáng tác từ thuở đôi mươi. Năm 1984 chính thức tái bản thơ Hồn Việt tại Paris làm nổi bật thêm con người đa tài này.
     Sau này gặp gỡ Thầy Phan Thông Hảo - từng dạy ở NQ từ năm 1959 - và được biết thân sinh của Thầy là bạn rất thân của thi sĩ Đằng Phương.  Nhờ đó cũng biết rõ thêm một số Giáo Sư và nhiều cựu học sinh NQ  trở thành môn đệ của ông trong các Đại Học tại Sài Gòn, Đà Lạt và Cần Thơ .
     Vào năm 1990, trên bước đường hoạt động tại Paris, ông đã kiệt sức qua đời - hưởng thọ 66 tuổi - để lại thương tiếc cho biết bao nhiêu người từng yêu thơ và từng ngưỡng mộ con người tài hoa này  .

 

Nguyễn Tất Nhiên với " Cô Bắc kỳ nho nhỏ "
    
Tuy nhiên, nổi tiếng và được biết nhiều nhứt trong giới thi sĩ xứ Bưởi từ trước đến nay dĩ nhiên vẫn là người học trò NQ Nguyễn Tất Nhiên với " Cô Bắc kỳ nho nhỏ " :


Đôi mắt tròn, đen, như búp bế
Cô đã nhìn anh rất ... Bắc kỳ
Anh vái trời cho cô dễ dạy
Để anh đừng uổng mớ tình si
. . . . . .
Anh chắc rằng cô sinh trong Nam
Cảnh tượng di cư chắc lạ lùng

 

    Thuở còn học ở Ngô Quyền, chúng tôi may mắn được Thầy Đoàn Viết Biên "truyền nghề " cho môn Quốc Văn. Thầy Biên không hoàn toàn tin vào quan điểm "văn tức là người” . Cho nên trong lúc giảng thơ Nguyễn Công Trứ đã dạy thêm rằng phải nghiên cứu kỹ lưỡng về hoàn cảnh chung quanh cuộc sống của tác giả, từ đó rồi sẽ thấy tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào và với hậu ý gì. Áp dụng vào trường hợp Nguyễn Tất Nhiên chúng tôi đã phát hiện những điểm đặc biệt . 
    Điểm sai lầm đặc biệt nhứt là phần lớn các bài viết và dư luận đã ... lầm và sai, khi cho rằng nhân vật "Cô Bắc kỳ nho nhỏ " chính là cô bạn học cùng lớp tên Duyên (Bùi Thị Duyên). Bởi lẽ, họ không nắm vững những chi tiết liên hệ. Nguyễn Hoàng Hải (tên thật của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên) và Duyên học cùng lớp cùng sinh năm Nhâm Thìn 1952, mà cuộc di cư xảy vào năm 1954. Như vậy quá rõ ràng Nguyễn Tất Nhiên muốn ám chỉ vào một người con gái khác trẻ tuổi hơn nhiều (sinh sau năm 1954!) và khi muốn bắt chuyện làm quen vào năm 1973 bèn đong đưa với câu " Anh chắc rằng cô sinh trong Nam.  Cảnh tượng di cư chắc lạ lùng ". Điều này không gì lạ , vì thi sĩ vốn nòi đa tình, nên toàn bộ trong tác phẩm Nguyễn Tất Nhiên xuất hiện nhiều bóng hồng khác nữa (Oanh, Quyên, Dung ...), chớ không phải chỉ có "một người mang tên Duyên ".
      Nhưng một số những bài thơ nổi tiếng khác của Nguyễn Tất Nhiên quả có thấp thoáng hình bóng cô bạn học Bắc kỳ tên Duyên với những chi tiết xung quanh (đúng như lời chỉ dạy của Thầy Biên! ). Chẳng hạn :


Nắng bờ sông như màu trang vở cũ
Thuở học trò em làm khổ ai chưa


    Đúng hình ảnh bờ sông Đồng Nai với "nắng quái chiều hôm", lúc Nguyễn Tất Nhiên thường chạy qua nhà cô bạn học Bắc kỳ xuống đó "hứng gió" và quả thực trong vườn có cây trúc đào :


Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em


      Thơ của Nguyễn Tất Nhiên lôi cuốn tuổi trẻ … mới lớn vì thể hiện tâm tình và vần điệu rất học trò. Những dòng thơ quá si tình đánh đúng vào "tim đen" của đại đa số đã từng một thời đơn phương ôm ấp một hình ảnh vượt quá tầm tay và đến nỗi :


Thà như giọt mưa
Khô trên tượng đá    
Có còn hơn không


    Thơ Nguyễn Tất Nhiên thể hiện rất ... nhân bản. Lúc mê thích thì vội vã ca tụng, để rồi lúc tỉnh mộng "uổng mớ tình si" thấy sự thực vào năm 1972 thì đâm ra "bôi lọ” 


Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ ... mà xảo quyệt


     Nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó ... hối hận sáng tác bài thơ "Tạ lỗi cùng người " thú nhận "lỗi  lầm" của mình :


Năm năm trời ... có một người tên Duyên
Ta ca tụng rồi chính ta bôi nhọ
Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông


      Đốt...đuốc đi tìm trong làng văn thơ VN và cả thế giới nữa, chắc khó tìm thấy được một thi sĩ quá ... thành thực dám "bôi lọ" thần tượng, dám công khai hối hận và dám "tạ lỗi” như cỡ Nguyễn Tất Nhiên. Đó là điểm dễ thương đặc biệt nhất của nhà thơ yểu mệnh này. Nhìn lại lịch sử nhân loại, đôi khi cho thấy chính hoàn cảnh cực đoan xảy cho bản thân là nguồn cảm hứng thúc đẩy cho nhiều người bất ngờ để lại cho hậu thế những sáng tác và công trình bất hủ . Giả sử, nếu Tư Mã Thiên không bị "nhục hình" (đến nỗi uất ức đóng cửa để chuyên tâm viết sách!) thì chắc gì tác phẩm Sử Ký lừng danh đã ra đời được. Hoặc nhạc sĩ Đặng Thế Phong bị bịnh nan y hết thuốc chữa thấy tử thần lởn vởn bên cạnh mới gảy ra được điệu nhạc não nùng "Con Thuyền Không Bến". Cũng như đệ nhứt thi hào Nguyễn Du được nguồn thi hứng ghê lắm khi tìm ra tri âm qua cuộc đời người kỹ nữ Thúy Kiều để sáng tác ra tác phẩm độc nhứt vô nhị Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều). Xét cho cùng, Nguyễn Tất Nhiên hưởng được nguồn thi hứng tuyệt vời trong "5 năm tình lận đận " từ 1967 đến 1972 với cuộc " tình si " cùng cô bạn học Bắc kỳ tên Duyên. Giả sử vào lứa tuổi 15 không gặp gỡ được một nhân vật nữ có cá tính đặc biệt như vậy, có lẽ Nguyễn Tất Nhiên cũng chỉ làm thơ hay cỡ như bạn học đồng môn Hà Thu Thủy, Đinh Thiên Phương, Nguyễn Thị Hiền ... và không chắc gì đã được Phạm Duy chọn phổ nhạc đầu tiên, để từ đó vang danh khắp nơi.
       Mặc dù vậy, vì chưa có sách báo nào có hình ảnh để công bố, cho nên đến nay đa số vẫn chưa biết dung nhan của nhân vật nữ đó thời học trò như thế nào mà đã khiến người thi sĩ làm ra những dòng thơ "si tình " dữ vậy. Lúc gặp nhau lại sau 3 thập niên, bạn hiền Đinh Hoàng Vân cũng có lần thắc mắc hỏi, vì biết  trước năm 1975 gia đình ba má tôi và ba má Duyên là láng giềng ở cách nhau một căn nhà trong một  "xóm Bắc kỳ nho nhỏ " tại cuối đường Lê Văn Duyệt (nay là Bùi Văn Hòa ). Để chiều lòng bạn hiền, trong tập album Ngô Quyền mang đi được sau lần thăm nhà hồi đầu năm 1975 tôi lục ra và tìm thấy có một tấm ảnh chụp Duyên với cô bạn học Tố Hoa (tiệm vàng Phước Thọ ). Cả hai đã một lần nhờ tôi chỉ giúp giải toán năm đệ nhị và do đó quen biết chụp được bức hình chung nhau này trong dịp tất niên 1969 / 1970 cùng loạt với một số hình ảnh kỷ niệm về trường đã được đăng trên Kỷ Yếu NQ 2004.

 

Lời kết
   
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: nhờ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại quen được nhân vật nữ?  Câu trả lời cũng đầy bất ngờ và ... vô cùng chính xác: đó là nhờ Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo và ban Giám Đốc trường NQ. Thực vậy, tại vì chính họ từng có những quyết định ... táo bạo dễ thương là mang " nhét " một số nữ sinh vào lớp nam sinh (hoặc ngược lại!). Nhờ đó vào lúc 15 tuổi, Nguyễn Tất Nhiên và Duyên có cơ hội học chung với nhau trong lớp đệ Tứ vào niên khóa 1967/1968 để khởi đầu làm quen cho "5 năm tình lận đận ".  Nên nhớ, cũng nhờ quyết định cho nam nữ học chung lớp đã khiến nhiều cặp nên duyên vợ chồng (Đinh Hoàng Vân & Thưởng, Hoàng Minh Chiếu & Gái ... ) Như vậy thực sự công lao của ban giám đốc NQ không phải ... nhỏ đâu.  Không có trường NQ thì khó lòng mà có những dòng thơ học trò Nguyễn Tất Nhiên và những cuộc tình học trò lãng mạn (chỉ có ở NQ!) với hơn "ba mươi năm chờ đợi " .
      Chính vì vậy, cuối cùng vẫn là lời ... cám ơn trường Ngô Quyền và quý Thầy Cô - ngoài công lao dạy dỗ học thành tài - đã tạo cơ hội cho đại gia đình cựu học sinh NQ chúng ta có và ... ấp ủ được những kỷ niệm tuyệt vời thời học trò từ ...  50 năm qua.

 

Người Xứ Bưởi
(Tạp ghi Vọng Cố Hương)

 

 

 

09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55134)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54258)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105196)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125135)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124915)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 124467)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 111573)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62424)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43018)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120865)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47207)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 123952)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124139)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122181)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 119327)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124150)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 63791)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 134182)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48360)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 116293)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 117784)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 115282)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 123607)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 280284)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 111602)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57353)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi