Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi TuyếtMai - NHƯ MÂY...

05 Tháng Hai 20163:21 CH(Xem: 22146)
Bùi TuyếtMai - NHƯ MÂY...


Nh
ư Mây ...

nhu may    

Những cụm mây dìu nhau trôi trong màu nắng rạng chiều. Bầu trời thênh thang lối ngõ, không biết những cụm mây ấy có dìu nhau đến được chốn về, hay lạc lối tan rơi ở khoảng không nào giữa những ngõ trời mênh mông ấy?

Như mây. Bước thời gian vẫn êm trôi… không lối. Không lối, nên không nẽo quay về!

 

Tóc cũng theo màu chiều, nhạt dần, mà lòng còn xanh như trẻ thơ, nên đôi khi vẫn tin vào những chuyện xưa cổ tích, đứa trẻ nhắm mắt thiệt thà ước mơ, mong tìm thấy lại lối ngõ lẫn khuất đâu đó, mà những bước thời gian qua, đang ẩn mình…

 

Mơ ước. Rồi ngơ ngẩn. Biết bao nhiêu nẽo dọc đường ngang đan nhau giữa đời, vậy mà cái lối ngõ xưa kia (trẻ thơ nên cứ tin dại khờ) tìm hoài không ra!

 

***

Như mây. Khoảng nhớ trong tôi cũng thênh thang ngàn lối, và tôi đã bao lần (tự nguyện) chùng lòng lạc bước trong mớ ký ức dùng dằng vì chưa hoài niệm ra một điều gì đó, mà bỗng dưng nỗi nhớ đành đoạn lãng quên!

 

Chợt chạnh lòng. Đành đoạn gì ở đây! Chỉ là tuổi đời chồng chất nên ký ức chìm sâu, cái tuổi mọi thứ bắt đầu chậm dần, nhưng chậm thì chậm, cảm xúc vẫn đầy nguyên như thuở còn bím tóc cài nơ, khi nhớ ra được một kỷ niệm ngỡ đã bị thời gian lôi đi mất!

 

***

Như mây. Từng cụm dìu nhau trên bầu trời kia, trôi lang thang khi tụm khi rời. Tôi cũng loanh quanh lẫn thẫn (đúng nghĩa tuổi già) vướng víu nhớ lại điều này không ra, lại lan man nhớ xọ qua điều khác. Kỷ niệm mà! Vụn vặt thôi, nhưng đã gọi tên là kỷ niệm, với tôi, là tất cả. Nó có nghĩa là quê nhà, là ba là má, là anh chị em tôi lớn lên chung một bầu sữa mẹ, là hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn... 

 

Kỷ niệm, là những dãy bồn bông nở rộ rực nắng vào lúc 10 giờ trong sân trường Nữ Tiểu Học, có các cô giáo đầu đời tôi vẫn nhớ, cô Nữ, cô Tư, cô Chơn, cô Xuyến, cô Duyên, nơi tôi khoanh tay non nớt há miệng ê a theo nhịp thước khẻ của cô bài ca dao dạy làm người, "Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...", nơi dạy cho tôi lần đầu tập cầm kim thêu thùa mũi bính mũi cành cây, nơi tôi mỗi ngày cúi xuống trang giấy thơm ngát tuổi học trò, cây viết lóng ngóng trong ngón tay nhỏ xíu còn cứng còng khi viết chữ O tròn vo, mà méo xẹo...

 

Kỷ niệm là ngôi trường Khiết Tâm, với bài kinh đọc đầu giờ, "lạy Cha cho chúng con biết chăm chỉ học hành, và rèn luyện tư cách chúng con...", là dãy hành lang chạy dài qua nhiều cửa lớp (và cửa lớp nào làm tôi thẹn thùng mỗi bước chân qua?). 

 

Kỷ niệm trong tôi có cả những cánh gió ùa vào khi cánh cỗng trường mở toang chiều tan học, gió như cũng vui mừng đùa giởn làm những vạt áo dài nhẹ thênh, bay lơ đãng... là lũ bạn thời trung học chất đầy trong "lưu bút ngày xanh" với những tình cảm chứa chan của tuổi bắt đầu mơ mộng, rồi trang lưu bút sẽ được kết thúc thiệt thà bằng hai câu thơ (nếu có tặng hình), "thương nhau mới tặng ảnh này. Xin đừng xé bỏ đau lòng bạn thân"...

 

Và là nơi của tôi ngày hôm qua. Nơi tôi ngo nghoe ọ ẹ cất tiếng chào đời, nơi dắt tay tôi lớn lên, cũng là nơi tôi thả tay rời đi... Nên làm sao tôi đành bỏ tôi... cho đành?

 

***

Như mây. Bay dạo chơi lơ lững ngó xuống vườn bông ở đầu chợ Biên Hòa. Vườn bông được quay quanh bằng những sợi xích đòng đưa nối nhau bằng những cột sắt thấp, khoảng dài chỉ từ đầu chợ ở ngã tư Phan Chu Trinh đến đối diện phòng ngủ Diên Hồng thôi. Nói vậy chứ, vườn bông ngày ấy cũng đủ mướt mồ hôi cho lũ trẻ tụi tôi thênh thang chạy chơi, vườn bông kéo dài từ tiệm uốn tóc Thu Thủy, uốn tóc Thẫm Mỹ, nhà bác Sáu Mì, ngân hàng Đông Phương, nhà in Hiệp Thành, đến nhà (tôi nhớ nhà này đẹp nên thơ lắm) có một cô giáo dạy ở trường Nguyễn Du, cho đến tiệm uốn tóc Thùy Hương chứ ít sao?  

 

*** 
Vườn bông chiều về, nắng tắt. Mấy chị lớn dắt em nhỏ ra vườn bông đút cơm, mấy cô chú lớn tuổi ngồi đọc báo trễ kiếng xuống tận chóp mũi. Tôi, em tôi và mấy đứa ở xóm khác cười vui hĩ hã, với đủ thứ trò chơi thuở ấy, mộc mạc thôi, với một đống dây thun gặp đâu cũng lượm, rồi ngồi bệch ra đất duỗi thẳng chân, móc sợi thun vào hai ngón cái bàn chân, ngồi mê mãi thắt cho dài đủ để chơi nhảy dây, nhảy lèo, nhảy cao... với bịt hột me có khi được cho tiền mua ăn, có khi đi lòng vòng tìm lượm để dành đầy bịch, rồi rũ nhau ra vườn bông chơi bún hột me (bún đã tay, có hôm đầy thêm, có hôm xị mặt vì bún thua, chỉ còn le que dúm hột), với những lon sửa bò méo mó thảm thương, vì trò chơi tạt lon tơi bời của đám nhóc tì tụi tôi ngày ấy...  Tôi nhớ có lần Út, em tôi ngồi chơi đòng đưa trên dây xích nối với hai cột sắt, không hiểu sao dây xích bị đứt, em tôi té chống tay xuống đất nên bị gãy tay. Ba má tôi mỗi tuần phải đưa Út xuống Sài Gòn thay bó bột, tôi đều đi theo, và vì thấy em tôi bị vậy, nên má mua nhiều đồ ăn ngon cho Út, và hồi đó tôi khoái muốn chết (dù em mình đang bị gãy tay) vì được ăn ké với em mình. 

 

***
Như mây. Nương theo cánh gió ham chơi, tôi băng ngang đường để sang nhà mấy đứa bạn ở đối diện phía bên kia, nó là nhỏ Dung con bác Chín Sanh, là bé Tư bạn tôi rất tội nghiệp, vì mẹ mất sớm, là nhỏ Mai, nhà có lò bánh mì (tỏa thơm dọc cả con đường, mỗi khi bánh mới ra lò). Tôi hớn hở băng ngang đường sang chơi cùng tụi nó, mà không để ý, nên bị xe đụng. Tôi nhớ mình nằm gọn dưới lòng xe, mơ hồ là tiếng la khóc của má, và tôi cũng nhớ mình đau nhiều lắm khi tỉnh dậy. Lần đó tôi đã nằm một chỗ trên giường rất lâu... Và dĩ nhiên, cũng giống như lần em tôi bị té gãy tay, má tôi mua nhiều đồ ăn ngon cho tôi, nhưng lần này vì chính mình bị đau, nên tôi không khoái chí chút nào...

 

***
Như mây. Cuốn trôi tôi nhớ xọ qua xe bán kem Esquimo của nhà bác Sáu Mì, cứ mỗi lần chị Nghĩa hay Danh (con bác Sáu) giỡ nắp tủ để  lấy kem bán cho khách, là tôi ghé mặt vào cho hơi lạnh phà ra phủ mát mặt mình, chỉ có vậy thôi, mà khi đó nghe sướng rên trong lòng, chưa kể đến chuyện hôm nào được má cho tiền chạy ù ra mua kem, thèm muốn chết mà chỉ dám thè lưỡi liếm hoài cây kem cho đến hết, vì con nhỏ tôi ngày ấy nghĩ rằng, ăn kem như vậy thì sẽ ăn được nhiều hơn, cây kem sẽ lâu hết hơn. 

Ôi, cái vòm trời thơ dại ngày ấy... đâu rồi ... đâu rồi!

 

***

Như mây. Biên Hòa quê tôi thênh thang ngày ấy. Biên Hòa rong chơi mưa nắng hai mùa của con nhỏ tôi ngày ấy, đâu rồi! 

 

***
Như mây. Trôi dìu dặt về căn nhà cũ đậu lại trên mái ngói thẩm rêu, chỉ là hoài niệm thôi, mà tôi thấy như đang cố co mình cho trọn vào vòng tay giơ ra, ôm quàng lấy tôi ngồi vào lòng võng với ba đang nằm đong đưa trên đó. Ba ơi, con ham chơi thơ dại, nên cứ nhấp nhổm và vụt khỏi lòng ba, vì ngoài kia, mấy trò chơi bên hè đang rũ rê con... 

 

Nếu bây giờ được ba ôm con như ngày cũ, con sẽ nằm bình yên bên ba, để được ba ôm con thật lâu, ba con mình sẽ nằm à ơi theo cánh võng đong đưa. Đứa trẻ thơ nấp ở trong tôi mơ ước dại khờ, nếu với tay vói được đám mây xanh lang thang khắp cùng trời đất kia, tôi xin được nương về qua lối cũ, để được ngủ ngon trong tay quạt mát của má giữa giấc trưa nồng, rồi khi dụi mắt thức dậy, má sẽ vẫn để dành cho dĩa bánh đúc tròn trĩnh trắng phau điểm lấm tấm tôm chấy đỏ cam... 

 

Trời! chỉ là ước mơ thôi, mà sao tôi nghe được cả vị béo thơm mềm mại, cả cái vị mặn ngọt của chén nước mắm trong vắt với li ti ớt bằm nhuyễn trôi lơ thơ trong chén (cái này tôi chỉ tưởng tượng cho đẹp vậy thôi, chứ còn nhỏ má hông cho ăn cay)... 


***

Bất giác, nhắm mắt ngậm ngùi, cố nuốt thật sâu... Nhớ ba quá, nhớ má quá. Xin mơ là mây trôi về ngày tháng cũ, che mát cho ba một đời hiền lành nhọc nhằn dong ruỗi. Xin mơ là mây bay về ôm choàng dáng má liêu xiêu chiều về bóng ngã, mơ được hôn lên đôi bàn tay nhăn nheo năm tháng, đôi bàn tay ru nôi nuôi nấng đám con từ thuở thơ dại đến khôn lớn ra ràng, rồi lại tiếp tục gầy guộc giơ ra khuya sớm chăm bẳm lũ cháu nội ngoại vừa mới chào đời... 

 

Làm sao có tình yêu nào trong đời này lớn hơn thế nữa?

 

Rưng rưng, rưng rưng con nhỏ tôi hôm nay, nghẹn lòng, "... Rồi vài mươi năm sau đi qua trần thế. Con cõng mẹ về, con cõng mẹ về thiên thai...  Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai ngồi khóc bên trời. Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai mẹ bỏ con rồi. Mẹ để con mồ côi...  Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai ngồi khóc bên trời. Hôm nay cõng mẹ đi chơi một mai mẹ bỏ con rồi... Mẹ đành rời xa, rời xa con rồi... Cuối đời là trò chơi. Trò chơi lên trời..." 


***
Những cụm mây dìu nhau trôi trong màu chiều chạng vạng. Khoảng trời đêm cuối năm thênh thang lối ngõ, không biết những cụm mây ấy có dìu nhau đến được chốn về, hay lạc lối tan rơi ở khoảng không nào giữa những ngõ trời mênh mông ấy?

 

Cuối năm rồi. Cái cảm giác bóc tờ lịch cuối cùng ra khỏi giá lịch luôn làm tôi ngậm ngùi. 

 

Cái thả tay cho rơi tờ lịch vào sọt rác, càng làm tôi ngậm ngùi hơn!

Như mây. Tôi đang thả rơi tôi. Luôn luôn, mỗi năm một lần, cái ngày cuối cùng này tôi thả rơi mình chìm sâu không cưỡng lại. Không có đời thường nào réo gọi tôi được. Tôi rơi day dứt. Tôi rơi chìm lĩm. Ngộp thở, vào chữ xưa nghĩa cũ của câu "chôn nhau cắt rún"...  

Tôi rụng về nguồn!

 

Bùi TuyếtMai  

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:
CÕNG MẸ ĐI CHƠI - Trần Quế Sơn sáng tác - Quang Linh trình bày


 



14 Tháng Chín 2010(Xem: 108557)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42734)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43986)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100711)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 44946)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 44197)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 118418)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 103400)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102076)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96667)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 98224)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 43981)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39369)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108459)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 87931)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86047)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21689)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96482)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93996)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35429)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 96046)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35684)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95627)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97107)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95995)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95376)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 45368)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự