Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Thị Lợi - CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG

17 Tháng Bảy 20159:35 CH(Xem: 25783)
Bùi Thị Lợi - CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG
C H U Y Ệ N    C Ủ A    D Ò N G    S Ô N G

lap song DN
 
Nhiều tháng trước tôi tình cờ đọc trên mạng aihuubienhoa.com bài viết về Một Dòng Sông Kêu Cứu. Tôi hết sức kinh ngạc, sông Đồng Nai quê tôi đang bị người ta lấp đi để qui hoạch xây dựng khu dân cư hiện đại. Tôi vội đọc thêm vài bài viết trên các nhật báo mới hay việc lấp sông đang bị ngăn chận. Tôi hoang mang thắc mắc không biết sông bị lấp ở đoạn nào? Lấp khoảng rộng bao nhiêu? Tôi rất muốn về ngay Biên Hòa để tìm hiểu xem nhưng rồi cuộc sống bận rộn với nhiều lo toan đã làm tôi quên đi nỗi đau của dòng sông.

   Mãi đến hôm nay, nhóm bạn lớp Tứ 3 khóa 9 Ngô Quyền rũ tôi về họp mặt. Tôi mới có cơ hội tận mắt nhìn thấy một bãi sông bị lấp còn nham nhở đất đá trãi dài từ trên chùa Phụng Sơn Tự còn gọi là Hội Quán Phước Kiến đến khỏi khu vực nhà máy nước Đồng Nai trên đường Cách Mạng Tháng 8 (ngày xưa mang tên Nguyễn Hữu Cảnh.

  Con đường nầy từng ghi dấu những bước chân thời thơ ấu của tôi. Những ngày còn học Tiểu Học trường Nguyển Du từ lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 mới chuyển sang trường Nữ Tiểu Học trên dốc Cây Chàm. Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ. Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ. Mỗi khi có dịp về ngang nơi nầy lòng tôi man mác buồn khi nhìn những bảng hiệu các quán café Bờ Sông mọc lên rải rác.
Rạp chiếu phim Lido, điểm hẹn một thời vàng son của tôi giờ bị bỏ hoang. Hồi đó tôi có người bạn thân là cháu của chủ rạp, tôi đi học ở Saigon cuối tuần về cứ đến rạp xem phim thoải mái khỏi phải mua vé. Quán ăn Tuyết Hồng rộn ràng tấp nập cả ngày bây giờ cũng chỉ còn vỏn vẹn một xe hủ tiếu nhỏ lặng lẽ bán một chút buổi sáng...

  Nhiều lần tôi cùng nhóm bạn Ngô Quyền hẹn nhau uống café ở quán Thủy Tùng sát bờ sông. Chúng tôi thường chọn bàn ở ngoài để đón gió mát. Ngồi ở đây có thể nhìn thấy xa xa những nhịp cầu Gành cổ xưa lấp ló, xa hơn nữa ẩn hiện dưới ánh chiều hoàng hôn êm ả là ngọn núi Châu Thới cheo leo với mái chùa vàng cong vút và tượng Phật Bà Quan Âm sừng sững trên đỉnh. Nhìn ngược về thượng nguồn là cây cầu Mới được xây sửa mấy lần cũng đã giải quyết được phần nào nạn kẹt xe trong giờ cao điểm cho các phương tiện giao thông qua cầu vào thành phố Biên Hòa.

  Nhớ mấy chục năm trước tôi thường đi đò ngang từ chợ Biên Hòa sang lò lu Hóa An để thăm người chị theo chồng về bên đó. Những chuyến đò lúc đầu còn được người lái đò chèo bằng tay, sau đó được thay bằng máy đuôi tôm chạy dầu nổ xành xạch. Có lần ngồi trên đò qua sông tôi với tay vớt được một cành hoa Lục Bình rất đẹp, hí hửng định đem về cắm trên bàn học để ngắm cho thỏa thích. Nhưng loài hoa cánh mỏng mau héo tàn ấy đã dập nát ngay khi tôi chưa về đến nhà. Từ đó tôi không bao giờ hái hoa Lục Bình dù rằng tôi vẫn rất yêu màu hoa tim tím ấy.

  Một lần chúng tôi ghé quán muộn, nắng chiều đã tắt, mây đen vần vũ che khuất cuối chân trời. Gió thổi mạnh, dòng sông như trở mình không còn êm ả lục bình trôi, cũng không còn rì rào hòa âm cùng tiếng nhạc vọng ra trong quán như mọi khi mà như dỗi hờn, tung những đợt sóng lớn vỗ mạnh vào bờ. Tôi chợt nhớ và kể cho nhóm bạn nghe một kỹ niệm vui vui về dòng sông quê tôi. Năm đó tôi theo Má về quê thăm Ngoại ở Cù Lao Bình Quới. Vào mùa mưa, lúc ấy dòng sông từ thác Trị An chưa bị đập thủy điện ngăn chặn xuôi chảy về ào ạt. Hai Má con đứng chờ đò, từ trong bến tôi nhìn ra khoảng sông rộng thấp thoáng nhiều nhánh cây khô bập bềnh theo dòng nước cuốn. Trong trí tưởng tượng tôi lại nghĩ đến cảnh hai vợ chồng quê chèo xuồng đi vớt củi trên sông mùa nước lũ trong truyện ngắn Anh Phải Sống của Khái Hưng. Câu nói của người vợ trước khi buông tay không bám víu để nữa để người chồng có thể bơi thoát vào bờ một mình vì đàn con dại đang chờ ở nhà mà tôi luôn thuộc nằm lòng: “thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé, không, anh phải sống”. Tôi nhớ trong truyện nhà văn tả cảnh dòng sông Hồng nước cuồn cuộn chảy xiết, bỗng dưng tôi thấy dòng sông trước mặt mình cũng cuồn cuộn chảy xiết với những khúc gỗ to bị sóng đánh dồn dập. Tôi bỗng sợ hãi co rúm người lại không dám bước xuống đò làm Má tôi phải dỗ dành mãi hồi lâu.

   Hôm nay nhìn lại dòng sông, một bãi đất đá được gia cố bờ đê vững chắc đã che lấp cả một khúc sông dài. Ngồi ở quán Thủy Tùng tôi không còn nghe tiếng nước vỗ vào bờ, tôi cũng không còn nhìn thấy những mảng lục bình trôi. Phía trên kia nơi bến sông của chùa Phụng Sơn Tự, cây đa cổ thụ vẫn còn đó nhưng không còn được soi bóng mình trên mặt nước sông. Dưới gốc đa ngày xưa tôi vẫn thường ngồi canh giữ quần áo cho anh trai và mấy thằng bạn trong xóm nghịch ngợm đi tắm sông, nhảy thi từ trên cành cây xuống nước. Bây giờ gốc đa cách mép nước khoảng gần 100 mét hay nhiều hơn nữa. Đất đá, bê tông đã che lấp tất cả, cảnh tượng khô khan nhìn thật đau lòng.

  Tôi không biết nếu như dự án xây dựng khu dân cư mới với những tòa nhà cao tầng hiện đại trên mảnh đất lấp đoạn sông nầy hình thành thì cảnh quang nơi đây sẽ như thế nào? Dù có được nguy nga tráng lệ như trong những tấm áp phích người ta quảng cáo với nhiều sắc màu được dựng trước cổng công trình lấp sông đang bị đình chỉ thì liệu những người thụ hưởng công trình lấp sông sẽ nghĩ sao? Người dân xứ Bưởi sẽ nghĩ sao? Và nhất là dòng sông sẽ nghĩ sao?

  Biết đâu một ngày nào đó sẽ lại có một dự án san bằng ngọn núi Bửu Long hay núi Châu Thới để xây dựng một công trình thế kỷ, thì Đồng Nai ơi xin hãy nén cơn đau mà xuôi dòng như vẫn tự bao giờ...
 
   Bùi Thị Lợi
     Tháng 6 năm 2015
14 Tháng Chín 2010(Xem: 107785)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42302)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43622)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100072)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 44589)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 43670)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 117734)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102390)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 101504)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96150)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97569)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 43673)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 38804)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107709)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86994)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 85100)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21229)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95734)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93447)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35068)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95054)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35211)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 94740)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96740)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95366)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 94834)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 44864)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự