Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY VUI HỘI NGỘ

27 Tháng Sáu 20151:34 SA(Xem: 26244)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY VUI HỘI NGỘ
vui nay hoi ngo

NGÀY  VUI  HỘI  NGỘ

 

Như trẻ con.

Ừ! mình như trẻ con thật.

Lòng nôn nao gặp lại bạn bè.

Tháng 7 về sao thấy vui ghê.

Mừng hội ngộ, lòng  rộn ràng từ lâu lắm.

Có người dặn:

Nhớ nghe, đi thật sớm.

Mình ngồi chung, tui sẽ kể chuyện vui.

Hứa trên phone. "Tui đã nghe rồi."

Và nôn nóng. Ôi ! Ngô Quyền một thuở.

Ngày họp mặt mừng vui không xiết kể.

Gặp thầy, cô, bạn hữu khắp năm châu.

Tuổi thần tiên dù tóc đã ngã màu.

Vẫn vui lắm. yêu một thời áo trắng.

 

Hôm nay chỉ còn hơn một tuần là ngày họp mặt Ngô Quyền hàng năm.

Tôi ngồi bên bàn  máy, bên cạnh ông chồng già nằm ngáy pho pho. Tôi lại nhớ đến bạn bè xưa một thời áo trắng.

 

Thuở ấy tôi là con gái nhà quê lên tỉnh lỵ trọ học. Ngồi trong lớp tôi vẫn giống như mọi người, nhưng về nhà tui vẫn là một người ở trọ. Ba tôi dặn dò, má tôi dặn dò và tự bản thân tôi cũng dặn dò mình " Phải lo học, đừng nghĩ gì hết." 

Được đi học tiếp lên Ngô Quyền là điều tôi không không dám ước mơ. Nhưng ước mơ đó đã thành sự thật.

 

Nhà tôi trọ là nhà bạn của ba tôi. Bác Sáu ở Biên Hòa nhưng làm việc ở Sở cao su Bình Sơn. Bác gái cũng về ở Bình Sơn với bác trai, nhà chỉ có bà nội già, và 3 người cháu. Người cháu lớn tên Tuyết là bạn tôi hồi còn nhỏ lúc bác Sáu còn ở Bình Sơn.( Tuyết học ở trường Trần Thượng Xuyên). Em gái kế tên Thu và một người em trai còn nhỏ tôi nhớ không lầm em tên là Trung. Chị hai tuyết tên Ánh đã lấy chồng và về ở bên nhà chồng.

 

Bác trai là một người đàn ông rất giỏi và tháo vác. Cứ độ 2 tuần là bác về nhà một lần. Mỗi khi về bác đem những gì cần thiết bác gái đã chuẩn bị sẳn. Bác đi mua những món cần cho 2 tuần vắng mặt. Bác kiểm tra mọi thứ và để tiền ăn lại cho Tuyết để chợ mỗi ngày rồi bác lại đi.

Bác hiền lắm nhưng chúng tôi đứa nào cũng sợ và kính nễ bác.

Bà nội của Tuyết . Mà không ! Bà nội của chúng tôi thiệt là dễ thương. Bà giống như một bà tiên già trong chuyện cổ tích. Bà thật đẹp, răng rụng sạch, miếng móm xọm. Mỗi khi ăn trầu ngoáy , nước bã trầu rịn ra bên mép theo mấy lằn nhăn thành những vệt chỉ đỏ trông vui vui. Bà luôn có cái ống nhổ bên mình. Mỗi khi nói gì thì phải nhổ nước trầu vào ống nhỗ đó mới nói được.  Không thôi nước bã trầu sẽ tràn ra miệng, tém mệt nghỉ , Nội chúm miệng lại, lấy khăn lau quanh miệng một cái rồi mới nói. Cử chỉ nhẹ nhàng, từ từ và rất đẹp.

 

Tôi trọ học nhà bác Sáu nhưng coi như người một nhà, tôi thương nội, kính hai bác, mến bạn và coi hai em Tuyết như em mình. Nhưng dù sao đó cũng không phải nhà mình nên ngoài nhớ gia đình tôi cũng phải giữ kẻ và biết cách sống sao cho đúng phép tắc.

 

Thú thật trong khi các bạn cùng trường Long Thành chuyển lên Ngô Quyền để học, được thoải mái đi chỗ này, chỗ kia cho biết thành phố Biên Hòa với người ta. Được đi xem phim tại rạp Biên Hùng, đi các club nhảy đầm hoặc dẫn bồ đi Cù lao Phố ngắm sông nước hữu tình thì tôi chỉ ru rú ở nhà.

Ra đi Ba có dặn dò,

"Chuyên tâm ăn, học, không cho đua đòi"

Má tôi rên rỉ :' Con ôi!

Khôn ba năm, dại một phút là đời đi tong.

Nhà mình nghèo lắm nghe không,

Tiêu xài dè xẻn, đừng hòng xin thêm"

Thế là tôi  ngoài giờ học ở trường, tôi phải kiếm thêm tiền để tiêu vặt và học thêm Pháp văn ở nhà thầy Thạc. Tôi ké với mấy cô bác trong xóm nhận đồ Mỹ về giặt. Công nhận đồ lính Mỹ nó to lắm. Tôi ỳ ạch chà giặt rồi nhúng hồ xong đem phơi.  nặng quá giơ lên sào muốn không nỗi. Qua một thời gian thấy tay chân học trò "chà đồ Mỹ" hoài chịu không thấu, tôi đổi qua chỉ nhận ủi thôi. Tưởng là nhẹ mà cũng không phải dễ. Bởi vì đồ đã nhúng hồ, nó dầy lắm. Phải xịt nước cho nó mềm lại rồi ủi mới thẳng. Phải bỏ tiền mua than , ủi bằng bàn ủi có hình con gà khóa lại. Quạt quạt, xịt xịt, tay đè thiệt mạnh đồ mới thẳng . Xong xếp lại, bỏ bịt đàng hoàng mới xong. Sau một buổi lao động miệt mài hai tay nhấc lên không muốn nỗi.

Ngày giặt đồ Mỹ thỉnh thoảng còn nhặt được vài đồng đô xanh còn sót trong túi áo, túi quần. Qua tới mục ủi đồ thì chả có gì hết, tiền công cũng ít mà nóng ơi là nóng. Thế là sau khi hết khóa học thêm của thầy Thạc, tôi giả từ cái giếng nước, bàn chải và cái bàn ủi hiệu con gà.

Đến nay 50 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh mình trong cái xóm nhỏ với những tình cảm thân thương mà các cô bác đã dành cho tôi. Nhớ con bé Tư ( con của dì Tư) dễ thương luôn miệng tíu tít. Nhớ dì Hai với một bầy con đông quá cỡ. Nhớ anh chàng Hai, anh chàng Đông khá đẹp trai hay nhìn tôi cười cười với con mắt có đuôi. Có một dạo hè năm đệ Tam cả hai anh dám dẫn nhau lên thăm tại nhà ba má tôi. Ông bà bô hiểu lầm chửi tôi một trận tắt bếp luôn. Thiệt là oan thị Kính cho tôi quá.

Rời trường Ngô Quyền tôi vào đời như  dề lục bình trên sông Đồng Nai. Có lúc thênh thang thả êm đềm trên dòng nước. Có lúc bị tấp vào bờ với biết bao rác rến vây quanh. Có lúc dập vùi theo dòng nước xoáy. Con sông Đồng Nai vẫn là quê mẹ thương yêu. Ngôi trường Ngô Quyền dù chỉ hai năm vẫn cho tôi một tình mến thương lưu luyến.

 Những người bạn một thời Trung học Đệ nhị cấp cũng tan tác rã hàng. Để rồi cũng như tôi, trôi theo dòng đời nghiệt ngã của một dân tộc bị làm bia đở đạn cho cuộc chiến tranh ý thức hệ. Thân phận người dân trong một nước nhược tiểu,  bị lợi dụng, bị trao đổi trên bàn cờ chính trị thật quá thảm thương. Bao nhiêu người bạn của chúng tôi  nằm xuống trong cuộc chiến. Bao nhiêu người bị đày đọa trong trại tù CS với thân tàn ma dại. Bao nhiêu người di tản, bao nhiêu người vượt biên và bao nhiêu người đi theo dạng HO. Tôi mù mịt tin tức về họ, về những gì còn nằm trong nỗi nhớ.

50 năm  sau, một sự tình cờ tôi đã tìm lại được hai người bạn thời Tam C đã một thời  bên trời lận đận. Mừng quá một thuở ngây thơ được mấy bà già lôi ra tâm sự.

Nhớ con nhỏ Mai rất tomboy, quần Jean áo thun rất hợp thời trang trong những lẫn dã ngoại. Mái tóc ngắn, gương mặt đầy kiêu hãnh và tự tin Nó một thời là cây đinh của những nam sinh trường tôi. Một bông hoa sáng giá của mái trường NQ thời đó.

Bây giờ nó ra sao? Con bạn già của tôi đã khép càng về làm vợ làm mẹ, làm bà. Nó hiền hơn tôi bây giờ không bạn bè ảo tùm lum trên Web, không thả hồn lang thang theo hoa, theo bướm. Nó chỉ có cái Ipad để làm quen với thế giới hiện đại bên ngoài. Sau cơn bão 75 dìu vập, nó lao vào đời để tìm kế sinh nhai cho gia đình và lo cho ông chồng đi tù CS. Nó thấm vị đắng cay cuộc đời và ngộ ra nhiều thứ.

Hình như nó tu rồi, tu thật rồi dù nó không theo đạo Phật. Nó đạo Tin Lành.

Một con bạn khác của tôi là nhỏ Đông. Nhớ ngày nào nhỏ Đông gương mặt tròn tròn, má hồng, môi thắm. Mái tóc dài buông lơi che một bên mặt . Nụ cười thẹn thùng e ấp của cô gái miền Trung mộng mơ. Có ai ngờ khi tôi rời trường Ngô Quyền và bước ra đời. Nó lại được về làm phu nhân của một người khá nỗi tiếng thời bấy giờ. Người hùng, chủ bút của tờ báo Lý Tưởng  Không Quân thời đó. Nhỏ Mai nói với tôi:

- Nếu ngày xưa ông xã tui với ông xã bà gặp ông xã nhỏ Đông phải rập chận đưa tay chào nghiêm chỉnh.

Thì ra vậy, hèn chi Đông Phương của tui làm thơ hay quá xá.

Gặp nhau trên Web biết bao điều để nói, để kể cho nhau nghe. Và nhất là kể về một người bạn rất thân của ba đứa.

 Bạn tôi đã nằm xuống vĩnh viễn trong một bi kịch gia đình. Nước mắt chúng tôi rơi mỗi lần nhắc đến nó. Gương mặt thật đẹp, đôi môi lúc nào cũng ướt át như báo hiệu trước số phận hồng nhan. Người con gái trong một gia đình nhiều vấn đề, người chị cả trong gia đình 7 đứa em còn nhỏ. Bạn tôi mặt sáng như gương mà hai bàn tay thô ráp, khô cằn, xấu xí vì mỗi ngày phải giặt cả thau quần áo đầy ngập.

Cuộc đời nó có lẽ đàng sau nụ cười là bi kịch. Đàng sau sắc đẹp là số phận hẩm hiu. Nó đã nằm xuống gần nữa thế kỷ mà chúng tôi mỗi lần nhắc đến vẫn nhớ gương mặt và nụ cười để rồi rưng rưng lệ.

Đừng nói nữa, tôi nhủ thầm đừng nhắc, vì tôi muốn cho bạn mình thật sự bình yên an nghĩ. Đừng nhắc đến tên vì sẽ kêu gọi sự trở về của một câu chuyện thương tâm cứ nung nấu mãi trong lòng tôi. Thương quá. Ngô Quyền là vậy, nhiều điều  để nhớ. nhiệc việc để vui.

Lần họp mặt NQ năm nay chúng tôi có những người anh, người chị khóa 1, khóa 2 rũ nhau về hội ngộ. Nhìn danh sách mở đầu dài những tên các anh khóa một. Lòng đàn em vui quá là vui. Các anh là những con chim đầu đàn đã bay ra khắp phương trời. Bây giờ cánh chim đã mõi một dịp bay về chốn cũ, đáp xuống ngôi trường xưa để nhớ thuở quần xanh áo trắng học trò. Hoan nghênh các anh, đón mừng các anh. Những người anh cả trong đại gia đình NQ. Mong rằng, đại diện các anh sẽ lên sân khấu kể cho chúng em nghe thuở mới lập trường. Thuở những con chim đầu đàn mới ra ràng trong tổ ấm Chờ thầy cô mớm cho đầy những kiến thức và văn hóa để chim đủ lông, đủ cánh ra đời. Chúng em, những khóa đàn em chào mừng các anh.

Riêng tôi, chị Tuyết, em Hồng, những người bạn của nhóm Dễ Thương cũng hân hoan đón mừng các anh chị từ Canada về thăm các em và tham dự hội ngộ Ngô Quyền. Các anh có người một thời biết về Biên Hòa, có người chỉ nghe trên Web. nhưng muốn cùng tham dự và chia sẻ niềm vui với những người em gái từng là học sinh Ngô Quyền. Giá có chị Oanh , anh Hùng  cùng về được thì vui biết mấy.

Khi tôi viết tới đây thì dưới lầu thằng rễ đang mở TV. Trận banh đầu tiên hôm nay lúc 1:00Pm là Pháp đá với Đức.

Mùa Women's World cup đang diễn ra ác liệt, Đội Hoa kỳ đã vào giải tứ kết và hứa hẹn nhiều triển vọng. Chiều nay 4:30 pm đội banh nữ của Mỹ sẽ giao tranh với đội Trung quốc. Tôi không phải là nhà bình luận bóng đá , tôi chỉ biết coi nhưng cũng ao ước đội Mỹ sẽ thắng oanh liệt.

Tôi lại ngồi vào máy khi trận đấu giữa Đức và Pháp kết thúc. Máu mê đá banh khiến tôi không thể bỏ rơi màn hình khi trận đấu diễn ra quá tuyệt vời. Ai nói phụ nữ không thể đá banh. Những đường banh tuyệt vời, những cú lừa ngoạn mục và những cú shoot thần tốc. Trận đấu vừa qua cho tôi nhiều cảm tình với đội nữ Pháp. Đá đẹp, ăn rơ, tấn công liên tiếp và làm bàn thật đẹp. Nếu đội Đức không có được cú phạt trực tiếp vào khuôn thành đội Pháp thì không hề có trận extra time và những cú đá Penaltries nhớ đời. Phải nói đá banh diễn biến từng phút giây và hên xui trông thấy. Cho nên con gà lôi Pháp đành thảm bại dưới cổ xe tăng của Đức một cách đau thương. Nhìn người nữ vận động viên cắn áo đồng đội để ngăn chận sự hối hận thất bại của mình mà thương quá. Sự chiến thắng nào cũng phải trả giá cho một quá trình luyện tập và rèn luyện. Nhìn những nữ vận động viên bị thương rồi cố gắng đứng dậy đá tiếp tôi vô cùng cảm phục họ.

Những người con gái mái tóc vàng cột cao phất phơ đong đưa trên sân cỏ. Những gương mặt thanh tú , trẻ trung, hấp dẫn. Cũng có những gương mặt nám nắng vì tập luyện ngoài trời. Những nụ cười mừng vui thắng trận khiến họ đẹp hẳn ra. Rực rỡ như những  đóa hoa hồng dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè.

Tôi lại bỏ bàn máy và theo dõi trấn đấu của đội Mỹ và đội Trung Quốc.  Kết quả như mong đợi là đội Mỹ đã thắng một cách vinh quang. Thật lòng tôi thích đội nữ của Mỹ hơn đội Nam. Các nữ cầu thủ Mỹ cô nào cũng đẹp và đá thật hay. Nhìn phong cách đá và cách biểu hiện, đội Mỹ tỏ ra trên cơ đội Trung Quốc rất nhiều. Họ đá chững chạc, bình tỉnh và lịch sự. Họ tấn công liên tiếp và cú làm bàn thật ngoan mục không thể nào chê. (Nữ đội trưởng Carli Lloyd với một pha đội đầu quá đẹp và bất ngờ đã đâm thủng lưới đội tuyển Trung quốc vào phút thứ 51).

Đội Trung quốc chuyền banh đẹp, giữ banh chắc nhưng kỹ thuật đá và thể lực thua đội Mỹ. Họ phòng thủ khá đẹp và phá vỡ nhiều màn tấn công vũ bão của đội tuyển Hoa Kỳ.

Nhưng! Nói thật tôi không thích cái văn hóa đá banh của đội Trung Quốc. Những tiếng chí chóe, la hét, kêu gọi nhau vang lên trên làn sóng . Người thủ môn mỗi lần chụp được một trái banh thì lại la hét, nhăn nhăn như bực bội đồng đội. Trái với nữ thủ môn Hoa Kỳ, cô nàng Solo cao lớn xinh đẹp, gương mặt bình tỉnh, điềm đạm  chụp banh tài tình và lúc nào gương mặt cũng xinh xắn, tự tin.

Tôi cũng đã thấy sự khác biệt giữa hai huấn luyện viên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bà Jill Ellis của đội tuyển Hoa Kỳ gương mặt dù căng thẳng nhưng không tỏ vẽ gì quá đáng và lúc nào cũng ân cần hòa nhã với vận động viên. Còn người nam huấn luyện viên của đội Trung Quốc đầy kích thích, mặt nhăn nhăn, cau có, tôi thấy ông ta la hét và có lần nhìn một cầu thủ đá ông la to rồi đưa ngón tay chỉ xuống đất chê bai. Khi tan trận đấu, ông ra bắt tay cầu thủ gương mặt khó đăm đăm trông khó có cảm tình.

Nghe đâu được vào vòng tứ kết này, mỗi vận động viên Trung Quốc được thưởng 1 triệu nhân dân tệ.(160.000$ US) Một phần thưởng lớn nhất từ trước tới giờ. Mà cũng đúng và xứng đáng vì các nữ cầu thủ Trung Quốc đã đá hết sức mình và làm rất đẹp.

Tôi xin lỗi vì ngòi bút tôi lại chạy lan man theo trái banh trên sân cỏ, theo những người con gái xinh đẹp có đôi chân vàng.

Trường ta tổ chức hội ngộ vào mùa tranh giải túc cầu và đúng vào ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ. Chúng ta những người công dân Hoa kỳ cũng rộn ràng mừng vui. Ngày Independent Day của Hoa Kỳ còn đánh dấu một kỷ nguyên mới của thế giới. Đã thổi vào mỗi quốc gia  một làn gió tự do, bình đẳng. Làn gió đó bay qua, gieo vào mọi người một ý tưởng mới về quyền làm người và khao khát tự do.

Cám ơn đất nước Hoa Kỳ. Cám ơn những người ân nhân đã đưa những người VN lưu vong đến nơi này. Một chân trời mới có tự do, tình người và xinh đẹp.

Cám ơn ngôi trường Ngô Quyền yêu dấu. Cám ơn các thầy, cô, cám ơn những người ăn cơm nhà, vác ngà voi đã tạo cơ hội cho chúng tôi gặp nhau, hội họp, ăn uống, tâm sự buồn vui.

Cám ơn nhiều lắm với một tấm lòng.

Mong gặp tất cả các bạn trong  "Ngày vui hội ngộ"

 

Nguyễn thị Thêm.

26/6/15.

 

 

 

14 Tháng Chín 2010(Xem: 107802)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42332)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43635)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100084)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 44600)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 43694)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 117751)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102496)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 101526)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96158)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 97590)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 43688)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 38821)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 107738)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 87001)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 85115)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21239)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 95762)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 93472)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35081)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95163)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35326)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 94860)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96771)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 95397)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 94862)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 44879)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự