Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Ánh Nguyệt - THƯƠNG TIẾC NGƯỜI PHI CÔNG TRẺ

12 Tháng Tư 20151:05 SA(Xem: 30421)
Hoàng Ánh Nguyệt - THƯƠNG TIẾC NGƯỜI PHI CÔNG TRẺ


Th
ương Tiếc Người Phi Công Tr

 

 Nguoi phi cong tre



        Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại 40 năm qua, nhưng những dư âm tang thương từ “Tháng Tư Đen” vẫn còn là nỗi đau vang vọng trong lòng chúng ta, trong lòng từng gia đình, nhất là những gia đình có những người thân yêu đã một thời khoác áo kaki…

   Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Anh, em trai hầu hết là quân nhân. Chồng tôi, Hoàng Ngọc Thái Đại Úy Công Binh, anh Hai Thiếu Tá Pháo Binh, anh Ba Chiến Tranh Tâm Lý, em thứ Năm Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng Công Binh, em thứ Sáu Trung Sĩ Pháo Binh, và em thứ Bảy Thiếu Úy Không Quân. Tất cả những quân nhân trong gia đình đã chiến đấu hào hùng vì lý tưởng, chính nghĩa Quốc Gia, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho một Tổ Quốc Tự Do toàn vẹn.

    Năm 1967, Em tôi, Hồ Xuân Đạt, khi vừa đậu xong bằng tú tài I, dù vẫn được hoãn dich vì lý do học vấn, vẫn tình nguyện lên đường theo tiếng gọi của non sông. Em đã xếp áo thư sinh, Từ giã học đường, gia đình, bạn bè…gởi lại sau lưng những kỷ niệm, những ước mơ thật đẹp, thật hồn nhiên của tuổi mới lớn.

   Năm 1968, sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức, em được chọn vào ngành Không Quân và được gửi đi Hoa Kỳ thụ huấn khóa đào tạo phi công trực thăng (Helicopter) tại tiểu bang Texas Hoa Kỳ.

   Năm 1970, khi tốt nghiệp em về lại Việt Nam, phục vụ tại phi trường Biên Hòa thuộc Sư Đoàn III Không Quân QLVNCH. Ngay chính nơi chôn nhau cắt rún của mình.

Nguoi phi cong tre.2 pg

Bằng Lái Máy Bay

    Hai năm sau, vì nhu cầu chiến trường, em nhận lệnh thuyên chuyển ra vùng I chiến thuật, công tác tại phi trường Đà Nẵng rất gần với đơn vị của chồng tôi. Khi ấy, chồng tôi, đại úy Hoàng Ngọc Thái, đại đội trưởng đại đội Biệt Lập 127 Cầu Nổi.

 Hàng tuần vào những ngày nghỉ, em hay về nhà tôi chơi trong khu cư xá Phước Tường Đà Nẵng. Chị em có nhiều dịp gần gũi nhau hơn. Em hay kể cho tôi nghe về những chuyến bay tác chiến, những phi vụ tiếp tế và tải thương tại chiến trường về đêm đầy những hiểm nguy mà em tham dự. Về những người lính can đảm đã anh dũng chiến đấu, đã hy sinh bỏ mình cho tổ quốc.

Chiến tranh vẫn tiếp diễn và em tôi, vẫn hằng đêm thực hiện những phi vụ hiểm nguy để yểm trợ, sát cánh cùng chiến hữu các đơn vị để chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương.


Nguoi phi cong tre.3 pg

   Tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Tin tức địch quân sắp chiếm Đà Nẵng làm dân chúng xôn xao, hỗn loạn tìm đường thoát chạy. Trong khu cư xá sĩ quan của Liên Đoàn 8 Công Binh, tôi không làm sao liên lạc được với chồng vì anh đang phải cấm trại tại đơn vị. Vừa lo lắng cho chồng, vừa lo cho Đạt em tôi, vừa lo cho chính bản thân mình và các con. Sau này nghĩ lại, thời gian ấy thật sự đáng sợ và kinh khủng nhất trong đời tôi.

   Bỗng nhiên một buổi sáng trước ngày Đà Nẵng thất thủ, Đạt lái trực thăng đáp xuống khoảng sân rộng trước nhà tôi ở khu cư xá sĩ quan Công Binh Phước Tường. Khi bước vào nhà gặp tôi, trông em có vẻ căng thẳng và lo lắng. Em nói “Chị và các cháu chuẩn bi sẵn sàng. Em sẽ trở lại đón vào phi trường tìm đường về Sàigòn càng sớm càng tốt”.  Nói xong, em quay lưng bước vội về chiếc trực thăng vẫn còn đang nổ máy ngoài sân. Trước khi cất cánh, em nhìn tôi rồi gượng nở nụ cười qua khung cửa gió của con tàu.. Tôi không bao giờ ngờ rằng đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Đạt. Cũng là lần cuối cùng tôi nhìn thấy nụ cười của em tôi. Một nụ cười buồn, rất buồn. Bởi, em chẳng bao giờ trở lại đón tôi như lời đã hứa.

   Ngày 29/03/1975 Đà Nẵng thất thủ.

   Ngày 05/05/1975 với nhiều vất vả, khổ cực, tôi một mình dìu dắt bốn đứa con nheo nhóc từ Đà Nẵng về nhà mẹ ở Sàigòn. Về đến nhà Mẹ thì mới hay Thái, ông xã tôi,  đã có mặt ở nhà Mẹ cả tháng, vì nghĩ rằng chú các cháu đưa vợ con vào phi trường về Sài Gòn trước nên trong lúc thất thủ anh cũng vất vả tìm cách về Sài Gòn, anh có ngờ đâu vợ con anh còn kẹt lại Đà Nẵng. Bỏ ăn, bỏ ngủ với thân hình tiều tụy, vì nhớ thương vợ con, anh đã không từ một xác trôi nổi nào được tấp vào bất cứ bãi biển, bến tàu nào anh cũng tìm đến nhìn mặt, anh lang thang khắp nơi như người mất hồn.Tôi cũng không gặp được anh vì anh đã đi ngược ra Đà Nẵng tìm vợ con sau một tháng trời mất liên lạc. Giữa đường anh bị bắt, bị bịt mắt còng tay ra sau lưng, bị dẫn độ đi ngày đêm trong rừng sâu, và từ đó anh bặt tăm, một lần nữa tôi lại đi tìm chồng, không biết địch có để cho anh sống hay chúng đã giết anh rồi…Nhưng may mắn anh còn sống.  Tôi đã gặp anh và anh đang bị tù mãi tận trong núi Kỳ Sơn Quãng Nam…

        Ngày tháng trôi qua cả nhà tôi lại tiếp tục đi tìm em trai Đạt, hết trại tập trung này đến trại cải tạo kia, vẫn không nơi nào có tên em, cứ tưởng Đạt bay đi được ra khỏi Việt Nam và đang tị nạn ở Hoa Kỳ, Canada hay một nước nào đó trên thế giới, không ngờ đến tháng  11/1975  một anh quân nhân VNCH cùng đi trên chuyến bay định mệnh, sau khi máy bay bị bắn rớt, anh bị bắt đi tù gần 8 tháng về kể lại:

        Máy bay cất cánh vội vàng với số lượng quá tải, cũng cố cất cánh bay cao rời khỏi phi trường Đà Nẵng với bao nhiêu người trên chuyến bay định mệnh trong những giờ phút mà đạn pháo quân thù bay ra xối xả, Đạt có ngờ đâu đó là phi vụ cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp…

        Khi phi cơ bay qua vùng Bồng Sơn thuộc tỉnh Bình Định thì bị một loạt mưa đạn AK của địch từ phía dưới bắn lên nhắm ngay buồng lái, Đạt bị trúng thương, người phi công nữa vào thay cũng bị bắn, trong lúc Đạt bị bắn trọng thương anh lính đã chăm sóc, Đạt biết mình không thể sống, nên đọc địa chỉ nhờ nhắn tin về nhà, cả hai phi công đều tử nạn, chiếc trực thăng không người lái, bay chúi xuống ruộng, sát chân núi. Những người trên chuyến bay còn sống đã bị địch bắt…

        Vẫn giữ lời, sau khi ra tù anh quân nhân tốt bụng, đã tìm đến tận nhà báo tin về chiếc phi cơ của Đạt bị địch bắn và rơi xuống vùng Bồng Sơn (Bình Định) ngày 27/03/1975 như tôi đã kể trên. Và chỉ rõ địa điểm máy bay lâm nạn.

         Quá bất ngờ lẫn đau sót và vô cùng bối rối, và cũng vì anh lính vội vã về gia đình nên anh lính chỉ báo tin cho biết và đi ngay, cả nhà tôi nghe tin sét đánh, đã lặng người, không còn nghe thấy gì, không còn nhớ tên anh lính cũng như địa chỉ hay quê quán nơi anh cư ngụ…

        Theo lời anh lính chỉ đường, tôi và Má tôi đi xe đò ra Bồng Sơn, mặc dù không rành đường, nhưng khi xe chạy gần đến nơi tôi linh tính như có ai dẫn đường, tôi kêu xe ngừng lại đúng ngay địa điểm chiếc máy bay vẫn còn nằm dưới đám ruộng tuốt trong xa, gần chân núi, chỉ cần sơ ý xe chạy lướt qua, coi như không thể tìm thấy.

           Xuống xe quan sát, tôi nhìn thấy ngay nấm mộ đất dưới bờ ruộng, sát lề đường QL.I. ,không mộ bia. Hai bên đường là ruộng, xa xa mới có một căn nhà. Má và tôi tìm đến căn nhà gần nhất để hỏi thăm, cũng may mắn chính ông chủ căn nhà là một trong số những người dân ở đó chôn em tôi khi bị nạn giữa đường mà không có thân nhân… Mộ em nằm cách nhà ông khoảng 50 m. Thuộc thôn Vân Cang, Xã Hoài Đức Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định.

        Ông chủ nhà rất tử tế, khi được biết chúng tôi đi tìm mộ người thân, ông mời Má và tôi ở lại nhà ông,vì khi tìm đến nhà ông trời cũng đã chạng vạng. Một căn nhà tường xây thật lớn, coi như ông là người khá giả nhất vùng đó, tắm rửa xong, ông mời dùng cơm, một bửa cơm thịnh soạn, thật cảm động, ông kể:

        Khi máy bay rớt ông là người đứng ra chôn cất em tôi và một phi công nữa cùng bị nạn chung trên chuyến bay này. Nhưng anh phi công đó được gia đình biết sớm nên đã di dời về quê. Đêm đó ông lại nhường phòng ngủ của ông cho hai má con tôi ngủ, cái đặt biệt nữa là cái bóp của Đạt, tôi đã nhận ra ngay vì khi em tôi du học Mỹ em mua về sử dụng tôi có biết cái bóp da có hình đầu con Ngựa được đóng nổi. Trong bóp lại còn có tấm hình em mặc bộ đồ bay, tôi mang ra và xin phép ông được nhận lại kỷ vật…Ông rất vui vẻ. Ông cho biết khi ông chôn cất em tôi ông giữ lại kỷ vật này, ông vẫn để trên đầu giường (giường hộp) của ông.

        Sáng hôm sau, Má tôi nhờ ông làm dùm tấm bia bằng gổ cắm trên mộ em tôi. Vì mộ mới nên không thể hốt cốt mang về. Và lần gặp này gia đình tôi rất mang ơn ông, mỗi khi có dịp vào Sài Gòn ông và các con ông đều ghé nhà chơi.

         Năm năm sau Má tôi trở ra Bình Định hốt cốt em về và hỏa thiêu, sau đó gửi cốt vào chùa, Đạt mất khi em mới 25 tuổi.

         Cái kỷ niệm đau thương, buồn rầu ấy cứ mãi đeo đẳng theo tôi đến tận bây giờ, trong trí tôi lúc nào cũng hình dung cái chết tức tưởi, đau đớn của em mình và trong lòng tôi như có một vết thương chưa lành hẵn…

        Bài viết này, tôi ôn lại và ghi lại những gì tôi còn nhớ, những gì tôi được biết. Tôi chỉ còn nhớ và chắc chắn là không đầy đủ chi tiết.

         Đã 40 năm qua, thời gian cứ trôi, bao kỷ niệm cay đắng vẫn còn, càng cố quên  hình ảnh đứa em thân thương đó tôi lại càng cứ nhớ, càng  yên lặng là lúc hồn tôi miên man nhớ về quá khứ, cái quá khứ đau xót mà gia đình tôi nhận lấy.

         Có nhiều kỷ niệm, kỷ niệm vui buồn, nhiều thứ để quên, nhưng nỗi đau mất mát này không thể nào phai nhạt. Đạt là đứa em gần gũi tôi nhiều nhất.

         Chiến tranh qua đi, là một nỗi đau hằn sâu vết thương lòng cho những người còn lại, sau cuộc chiến là sự mất mát tang thương, bao nhiêu người con yêu của tổ quốc đã xong nợ xương máu không trở về, bao nhiêu quả phụ chít khăn tang khi mái tóc còn xanh, trở thành góa phụ ngây thơ với nỗi buồn và sự mất mát to lớn.

         Không có người Mẹ, người vợ nào trên thế giới lại không tan nát trái tim, trước sự mất mát quá lớn này, sự ra đi vĩnh viễn của những người con, những người chồng, người cha của mình “Vị Quốc Vong Thân” ! Đã hy sinh một cách âm thầm.

        “Tổ Quốc Không Gian”, vùng mây trời mênh mông bao la đã vương giọt máu đào của em tôi, của Đạt, của những người anh hùng nghiêng cánh sắt. Cố bảo vệ, gìn giữ quê hương, đã đem sinh mạng đổi lấy hai chữ “Tự Do”.

        Hồ Xuân Đạt một phi công trẻ của QLVNCH, đã chết vì quê hương, dân tộc. Là người thanh niên Biên Hòa, lớn lên trên dãy giang sơn hoa gấm thân yêu hình chữ “S”, một đất nước hiền hòa đầy tình dân tộc được dựng xây bằng xương máu của các bậc tiền nhân bốn ngàn năm văn hiến, sẽ mãi mãi làm trang sử QLVNCH đời đời sống dậy và người lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bao giờ chết.

        Xin chân thành biết ơn những anh em Thương Phế Binh VNCH đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương, cho chúng tôi còn được nguyên vẹn. 

        Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản. Những Anh Hùng Bất Tử trong dòng lịch sử Việt Nam. 

Hoàng Ánh Nguyệt

(San Jose 2015)

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72509)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72702)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72138)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69730)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72043)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72018)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71836)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71416)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32632)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80098)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72583)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35235)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81305)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76359)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76329)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76027)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76289)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24272)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37871)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90717)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39231)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87816)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35358)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75162)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39625)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40817)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83424)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47071)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.