Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - BÚT CHIẾN TỪ DÊ

20 Tháng Hai 201511:42 CH(Xem: 26581)
Nguyễn Trần Diệu Hương - BÚT CHIẾN TỪ DÊ

Bút chiến từ Dê

 

Không lớn như dê Ất Mùi (1955), không nhỏ như dê Đinh Mùi (1967), chúng tôi không phải tuổi dê, và không lưu tâm đến con dê. Đầu năm Ất Mùi 2015, khi bạn bè cùng khóa ở Ngô Quyền ngày xưa chúc Tết nhau qua E mail, gợi lại một kỷ niệm về dê thời chúng tôi còn học lớp 8 ở Ngô Quyền. 

dê 1

 

 

Mở đầu LV Anh từ Pháp (người ngoại đạo... Ngô Quyền, nhưng qua  HP Minh là bạn học cùng Đại học Bách khoa- Phú Thọ cũ xin theo... đạo NQ)

 

"... chúc các bạn nam "dương thịnh" vào năm nay - Ất Mùi-. ..”

 

Chúng tôi có vui... tay, gõ Email trả lời cho cả nhóm bạn cùng khóa, trạc tuổi nhau :

 

".... Chúc các bạn một năm an lành, may mắn, riêng mấy ông đừng có giống con dê..."

 

LM Tâm trả lời liền:

"... Trong 12 con, con dê dễ thương nhất mà không giống thì giống con gì bây giờ? "

 

Từ Canada lạnh buốt, BQ Liêm lên tiếng phụ họa:

"... Hương à, nếu các cô mà không có các anh theo "dê" thì buồn lắm. 9/1 và 9/9 thì có 1 tỉ chuyện để mà ôn lại , giờ “già” rồi nghỉ lại thì chuyện nào cũng đáng yêu cả ..."

 

E mail của Liêm đã "mời người lên xe tìm về quá khứ" Ngô Quyền của "khi xưa ta bé".

 

Thời đó, ở Saigon và các thành phố lớn như Cần Thơ, Huế, Nha Trang, Mỹ Tho đều có trường Trung học công lập cho nam sinh, và nữ sinh riêng biệt.

 

Biên Hòa là tỉnh nhỏ nên chỉ có một trường Trung học công lập duy nhất cho cả nam lẫn nữ. Mỗi tuần chúng tôi đi học 6 ngày, chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Hầu hết nữ sinh học buổi sáng các ngày thứ hai, thứ ba, và thứ tư; và học buổi chiều 3 ngày còn lại: thứ năm, thứ sáu, và thứ bảy. Nam sinh thì ngược lại, nên hình như chúng tôi dù cùng là học sinh Ngô Quyền nhưng hiếm khi gặp nhau ở trường , mà thỉnh thoảng chỉ chạm mặt nhau trên đường phố, hay ở cổng trường... mẫu giáo khi cả hai đứa cùng đến đón em ở giờ tan học . Đó là nét đáng yêu của một tỉnh lỵ nhỏ , "đi dăm ba bước đã về chốn cũ'', chúng tôi không biết nhau ở trường nhưng biết nhau ở trong xóm, hay gặp nhau khi ở nhà một người bạn chung nhân ngày Tết.

 

Lúc chúng tôi đậu vào lớp 6, tổng cộng hơn 700 học sinh thuộc 12 lớp 6 Ngô Quyền, có 6 lớp nữ, và 6 lớp nam. Chúng tôi học ở 6 phòng học trong trường. Thường thì mỗi niên khóa, lại đổi đến một phòng học mới, nhưng người “share phòng học”  thì vẫn là những người của thời mới vào lớp 6. Lớp chúng tôi là lớp 6/1 của con gái học chung phòng học với lớp nam sinh 6/9. Khi chúng tôi lên 7/1 thì lớp buổi chiều lên 7/9 và vẫn cùng một phòng học. 

 

Di chuyển từ lớp 6 ở dãy lớp mới xây đối diện thư viện tầng dưới lên tầng trên đầu năm lớp 7. Rồi đến một góc của dãy lớp cũ phía sau của trường , đi đâu chúng tôi cũng bị "share phòng''... học với lớp 6/9. 7/9, rồi 8/9, 9/9 .

 

Hai năm đầu chưa có gì trầm trọng xảy ra, lớp học được giữ vệ sinh sạch sẽ bởi cả hai lớp. Đến năm lớp 8 thì do một buổi thuyết trình giờ Kim Văn, chúng tôi có trang trí phòng học với một vài hình ảnh, và bông hoa cả hoa tươi lẫn hoa lụa . Lớp học sinh động hơn nhờ màu sắc của hoa. Nào ngờ ngày hôm sau vô lớp, tranh ảnh, hoa trang trí bị lớp 8/9 buổi chiều "thủ tiêu" hết, còn để lại một giòng chữ to tướng trên bàng "Yêu cầu giữ gìn lớp học quang đãng". Cả lớp tức giận thấy công trình của mình bị "tụi con trai buổi chiều tàn phá không thuơng tiếc". Thế là bút chiến xảy ra, ngày càng trầm trọng, phe ta tìm đủ mọi tội của phe địch. Lúc đó mới biết có nhiều bạn trong lớp bị "tụi con trai" phá từ trước với những miếng giấy nhét trong ngăn bàn, "vừa dê cụ, vừa trịch thượng":

 

"Cho anh biết tên em được không em nhỏ? "

 "Q. học lớp 8/9 buổi chiều muốn làm quen với người ngồi chỗ này buổi sáng"

 

Thật tình đến lúc đó chưa ai biết mặt ai và chuyện tình yêu thì là chuyện của người lớn, không phải của lớp 8 nhưng phe ta đoàn kết "phản pháo". Hăng đến nỗi có một buổi trưa , YN nhà ở bên cù lao chờ chị học lớp 12 trên lầu giờ thứ năm (12:00PM- 1:00PM) chở về, ngồi một mình trong khi cả lớp về hết , YN viết lên bảng một giòng chữ thật lớn bằng phấn màu

"Lớp buổi chiều là lớp dê cụ"

 

dê 2

 

Đó là một ngòi lửa để chiến tranh xảy ra khắp nơi, từ hộc bàn lên đến mặt bàn. Chiến tranh... ngồi tại chỗ làm các mặt bàn bị viết chi chít chữ bằng bút bic xanh hay đỏ .

Bút chiến kéo dài cả tháng, cáng lúc càng "khốc liệt" , chỉ tội mấy cái bản học trở thành bảng... gỗ lem luốc mực của viết bic.

 

Đến mùa hè, cuối niên học, "bất chiến tự nhiên thành "

 

Những kỷ niệm đó cùng với nhiều kỷ niệm học trò vẫn nằm yên trong một góc ký ức hồn nhiên của thời mới lớn. Năm nay, năm dê tự dưng chúng tôi nhớ lại và tự hỏi: ngày xưa  ở lớp tám, tuồi 13, 14, "tụi con trai 8/9" đã bị gọi là "dê cụ" , không biết bây giờ các ông "dê cụ" ngày xưa sẽ được gọi là gì? Hình như đâu có dê nào già hơn dê cụ? Năm Mùi bao giờ cũng gợi chúng tôi (cả 8/1 lẫn 8/9) nhớ lại chuyện dê cụ ngày xưa . Mong vô cùng cả "tụi con gái buổi sáng" và "tụi con trai buổi chiều" đọc bài này như một cánh của nhỏ mở ra nhìn về quá khứ học trò Ngô Quyền hồn nhiên, hạnh phúc của mình để thấy lòng bình yên như ngày còn nhỏ.

 

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Viết cho 8/1 và 8/9 K15NQ

 

04 Tháng Giêng 2021(Xem: 11702)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13546)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12343)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10582)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13711)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
19 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10869)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12317)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11713)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 12264)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
13 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 10579)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
12 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 11229)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
28 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12101)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11499)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13380)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10270)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12684)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.
21 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13612)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11006)
Vì đại dịch COVID-19, chừng như nhân loại đang phải có một thời gian ngủ đông như loài gấu trắng ở Bắc cực. Hy vọng đây là lần “ngủ đông” duy nhất của loài người trong thế kỷ 21.
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12448)
đêm tàn lạnh giấc mơ hoa tiếng mưa ngày cũ xót xa nỗi niềm hàng cây trút lá ưu phiền tiễn thu lặng lẽ, đầy thềm gió mưa....
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10753)
Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12594)
Từ ấy đông Biên Hòa trở lạnh Trăm năm sông vẫn mịt mờ sương Lối quen sao đường về lạc hướng Người ơi người quanh quất buồn tênh.
14 Tháng Mười Một 2020(Xem: 12871)
Năm nay bầu bán thật là buồn Virus giờ này chẳng chịu buông Xã hội hô hào binh với chống Gia đình tranh chấp ghét và thương
08 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10295)
Anthony và chủ các nhà hàng khác vẫn cầu nguyện và hy vọng ở một mùa xuân năm tới khí hậu ấm lên, và sẽ có thuốc ngừa đại dịch. Người ta có nghị lực tranh đấu để tồn tại nhờ hy vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng...
07 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11218)
Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 10917)
Tin hay không tin có ma tùy bạn. Nhưng xin các bạn đừng ghét ma vì họ rất tội nghiệp. Các bạn đừng chọc phá hay làm bạn với ma quỷ. Hãy để ma sống yên bình với thế giới của riêng họ.
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 11540)
Hóa mã... cô cười vui tợn nhỉ? Thành ngưu... cậu nhảy thích ghê mà! Bù cho thuở nọ... ta còn bé Chỉ chộ hình ma đã khóc òa!
01 Tháng Mười Một 2020(Xem: 13042)
Đêm Halloween đốt hương em thủ thỉ Ma năm nay không xin kẹo "Trick or Treat Ba ngày tới bầu Tổng Thống định kỳ Mà kết quả sao lần này đáng sợ.
24 Tháng Mười 2020(Xem: 10417)
Tên thanh niên không thèm ngoái đầu nhìn lại, nó ôm con gà ngồi ở yên sau. Chiếc xe rồ máy lao ra khỏi cổng. Chị Mận đứng yên như trời trồng miệng lẩm bẩm: - Không biết sáng giờ nó ăn uống gì chưa?