Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - NHỮNG CON ĐƯỜNG

07 Tháng Hai 20154:10 SA(Xem: 24836)
Nguyễn Hữu Hạnh - NHỮNG CON ĐƯỜNG

NHỮNG CON ĐƯỜNG

 

nhung con duong

 

Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ … và thèm  tô canh chua cá lóc cay mùi ớt, đậm mùi hương tần một chút tình yêu thương.  Những hương vị dân dã làng quê  đậm đà sao nhớ quá, nhớ từng món ăn nuôi tôi khôn lớn, cũng như nhớ từng  con người đã đỡ đần tôi trong những cơn vất vả, và nhớ nhất  biết bao kỷ niệm của một thời đã qua với những con đường…

Tôi lớn lên từ ấp Đồng Nai của Xã Hóa An thuộc tỉnh Biên Hòa ngày xưa, nằm sát đường liên tỉnh 16 nối liền Tân Vạn, chợ Đồn lên tới Tân Uyên. Một xóm nhỏ êm đềm có tên là xóm Lò Lu vì nơi đây lúc bấy giờ có lò lu của ông bang Trần Lâm, đã mang đến chén cơm manh áo cho bao người trong xóm, trong xã.  Bên kia sông là chợ Biên Hòa, đứng trên cánh đồng ruộng có thể nhìn thấy cả hai ngọn núi Bửu Long và Châu Thới. Ông Nội tôi mất sớm nên không biết gì về ông, chỉ được nghe bà nội nhắc đến trong những ngày cúng giỗ. Bà Nội từng kể lại cả ông và bà Nội đều có ông bà ông cố ông sơ giàu có ba đời, ruộng vườn cò bay thẳng cánh của ăn của để, đến nổi khi còn nhỏ bà nội với lòng từ tâm, đã từng lén lấy gạo thóc trong nhà cho thêm những người tá điền giúp việc. Tổ tiên ông bà giàu có, đến đời ông bà nội tôi lại nghèo khó ba đời, ông bà Nội, ba tôi rồi đến đời tôi. Ông Nội tôi họ Nguyễn người gốc Tân Vạn, bà Nội tôi họ Đỗ lớn lên từ ấp Tân Bản Chợ Đồn, nhưng đặt tên các con lại không giống ai, như hai Lùng, ba Bỉ, sáu Xường, chín Suổi, riêng cô Tám lại mang tên đẹp hơn của loài hoa Huệ. Thời tuổi thơ của các cô và ba tôi nghèo lắm, các cô và ba tôi đều phải đi ở đợ người giàu có khác để có tiền về phụ ông bà Nội nuôi các cô Tám và chú Chín của tôi. Những ngày cận Tết cả nhà đều mừng rỡ khi ba tôi trở về với gói thịt ba rọi trên tay, từ đồng tiền làm công vất vả của ba tôi.

Sau nầy hằng năm đến những ngày cận tết, tôi đều đi theo cô ba hoặc chú chín, ba tôi thì đi lính miền xa, xuống Tân Vạn giẫy mả ông bà. Con  đường đất đỏ vòng sau sân vận động quán thịt rừng Mười Dương. Nghĩa trang của gia đình Nội còn lại ở đây, cho đến bây giờ đã được giành lấn và bán dần, có mả ông bà cố, các chú chết trẻ, sau nầy bà nội, cô ba và chú chín cũng nằm yên nghỉ ở đây. Thuở nhỏ, khi các ông chú vẫn còn, tôi luôn đến chào ông chú 7, ông chú 8, được ông chú kể cho nghe ông nội còn nhiều anh em giàu lắm đang ở Cát Lái, chỉ có ông Nội tôi chết nghèo những vẫn gìn giữ đất với mồ mã tổ tiên. Con đường này đã là nơi phải đi và đến mỗi năm ngay cả khi ba tôi mất, ba tôi không được nằm chung với ông bà nội tôi, đến để thăm mộ để được nghe  lại những kỷ niệm  của ba tôi trong những lần về thăm, cũng dưới tàn cây bưởi ba tôi đã cùng 2 ông chú và các bậc trưởng thượng ở đây, cùng nhấp men cay trao đổi việc nhân nghĩa ở đời và đờn ca xướng hát. Tôi không hình dung được nơi nào (theo lời bà nội kể lại), ba tôi thời trai trẻ làm sao có thể tránh được sự ruồng bố của Tây ban ngày, cũng như sự khủng bố hù dọa của Việt Minh vào ban đêm.

Tôi đã đi trên con đường đá sỏi, con đường từ bến đò ngựa của chùa Long Thiềng chạy tới Cầu Hang, đến mả thằng Tây quẹo vào Tân Bản. Quê của bà Nội nơi đó có những bà dì 7, bà dì 8 là em của bà Nội tôi, có nhhững người con chú Hai Hư, Sáu Dê, chú tám Tiền và cô tám Khỏe. Chú Tám tên Tiền nhưng lại nghèo nhứt xóm. Tôi luôn nhớ và quý trọng thiếm 8 Tiền, khi chú 8 Tiền bị đi quân dịch và tử trận ngoài Bình Tuy trước năm 70, để lại thiếm 8 tuổi còn trẻ và hai người con gái còn nhỏ. Thiếm đã ở vậy, hằng ngày đạp xe đạp từ Tân Bản lúc tờ mờ sang, qua Biên Hòa hốt rác chợ cho công ty vệ sinh để nuôi con. Năm 1972 tôi đi lính đổi về miền Tây, chỉ đến thăm thiếm tám Tiền ngay sau khi tôi ra tù năm1981, thiếm tám Tiền lúc đó cũng còn nghèo và khó khăn, nhưng chén cơm và bữa ăn thiếm dành cho tôi là cả sự ấm lòng, ấm lòng như tên gọi thân thương thiếm đã từng gọi tôi như những ngày còn nhỏ “thằng cu Hạnh”. Bây giờ 2 người con gái của thiếm đã có gia đình, rất có hiếu nhờ trời thương cũng ăn nên làm ra. Một lần từ Mỹ trở về tôi đã tìm thăm và trao thiếm một số tiền, nhưng thiếm vẫn khăng khăng không nhận. Con đường vào Tân Bản đã dạy tôi làm người như thế đó…

Tôi đã thường xuyên đi bộ qua cầu Gành và cầu Rạch Cát để đến Hãng Dầu (ấp Phước Lư). Con đường Hàm Nghi từ thời còn trại cưa Lê Văn Tính, bên kia đường rầy là nhà bà ngoại tôi, đổ dốc phải về phía bờ sát bên trại lính gìn giữ chân cầu, những tiếng còi tiếng động cơ của những chuyến xe lửa qua lại hằng ngày từ Sài Gòn ra miền Trung.Tôi nhớ con đường theo bà Ngoại đến nhà ông Cò Hương, bà ba Chẵn, anh hai lớn, anh hai nhỏ, thằng Độ và anh Tràng Quân Cảnh. Nhà ông thầy Ký Bình có  người con gái học Ngô Quyền. Ngoài lộ chính là tiệm sửa xe đạp của bác Năm Chẵn, chợ chồm hổm nhóm vào buổi sáng và những tiếng trống báo giờ ra chơi của trường Đồ Chiễu. Ông Ngoại bà ngoại của tôi có gốc gác từ Bình Đa An Hảo, nhưng cũng có nhiều bà con họ hàng ở  Cù Lao. Ba má tôi đã chọn quê ngoại để nương thân sau ngày cách mạng 1 tháng 11 năm 1963 cho đến bây giờ, tôi vẫn ở Hóa An với bà nội cho đến khi bà nội mất và đi lính. Những con đường qua bến đò kho, bến đò An Hảo, qua nhà ông Kinh Lý Nhơn như đã quen từng bước chân của đứa học trò nghèo. Những năm đất nước đổi thay lại càng gắn bó với miền đất với những con hiền hòa nầy hơn. Những đêm buồn tìm qua người bạn tù trong căn chòi nhỏ bên bờ sông gần bến đò kho, cũng món ăn tự nấu, với chai rượu đế được mua từ lò của người hàng xóm, sóng nước Đồng Nai vẫn âm thầm lặng lờ trôi trong đêm đen, đen như những mãnh đời của chúng tôi đã bị chế độ gạt bỏ. Nhớ hai khu chợ nhỏ từ cầu cống vào chợ Cù Lao, ngôi chùa Đại Giác, phía sau là nghĩa địa nơi tôi đã nhiều lần cùng đến để chia sẻ những mất mát của gia đình những người bạn, cũng như đã tôi từng hiên ngang (vì không ai dám) ôm hai sừng trâu nhảy xuống đặt trên quan tài của ba của một người bạn đã hạ huyệt (theo lời yêu cầu của người bạn qua lời khuyên của một thầy yếm trước cái chết bất thường của người sinh ra mình).

Biên Hòa cũng có những mùa nước lớn với bão lụt năm Thìn còn trong trí nhớ của người cao tuổi, riêng tôi chỉ còn nhớ những năm sau những ngày sống với gia đình Cô Tám tại xóm Lò Heo, gần Đình Tân Lân và trường tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu. Trong mùa nước lũ, muốn ra đường từ trong xóm ra đường phải xử dụng những con đò. Ở đây tôi có bà mợ Năm Giỏi người đã chăm sóc cho má tôi những ngày sinh ra tôi, tôi có ông Thầy Năm dạy tôi học toán tập đánh vần, tôi có những người bạn cu Bưởi, cu Dần, cu Giao v. v... , tôi có những người chị, chị Hương, chị Sương của xe đò Liên Hiệp. Và hơn hết là gia đình cô dượng Tám tôi với những đứa em, có thằng em Huỳnh Kế Hiếu đã mất tin hơn 34 năm rồi… chắc là đã chết…

Chợ Biên Hòa có những con đường, nhưng với tôi đường Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn mang nhiều kỷ niệm, Lê Thánh Tôn là những ngày đi học còn Phan Chu Trinh là những ngày vất và trước sự đổi thay. Đường Lê Thánh Tôn nối dài từ đầu chợ tiệm hớt tóc Công Tạo, tiệm bán phụ tùng xe đạp Đông Hưng xuống bến đò Hóa An, những lần đi học tôi phải qua đò Hóa An đón xe lam lên trường Ngô Quyền. Trước đây tôi có những người bạn thân tình xóm chợ như Giang Hưng (cháo Tiều), Nguyễn Tấn Lực, thời gian này tôi có anh Đảm, anh Tư Sơn, anh Lê Ngọc Sâm, anh Nguyễn Thy Ân và bạn tù Hồng Sang. Tôi có gia đình thân quen như ruột thịt, thầy tư Giàu dạy Pháp văn hàng keo cũ,  trước mặt là nhà thầy Ba Miên, cô giáo Hường, nhà may Mỹ Dung, bên cạnh là gia đình cô ba cô sáu với các anh các chị Hảo Hớn Hùng Hào Điền Viên, gia đình thầy Tư Giàu với Việt, Nam, Dân, Hoàng Nguyệt,  những người anh người bạn lề đường một thời quần rách áo vá, một thời ngả nghiêng. Hẻm 109  đường Phan Chu Trinh gần khu Thành Kèn để vào xóm Hoa Lư, con đường đó đã theo tôi đến bây giờ và trọn đời. Quê vợ tôi là ở đây, với ông Tề, ông Căn, ông Bội, chú thím Phách, anh chị Phướng. Nơi đây ròng rã hơn 10 năm liền vào mỗi sáng sớm trong lúc mọi người đang an giấc trong chăn ấm, tôi phải đạp xe đạp sau này là xe ba gác vào hầm nước đá sau tiểu khu cũ, hoặc đến  trại Bạch Đằng trên đường đắp mới, quần áo ướt đẫm và lạnh cóng nhưng mồ hôi vẫn nhuể nhại, chở nước đá về bỏ lẻ cho các quán cà phê như một nghề để sống, bằng sự giúp đỡ và thương mến của bà con xóm chợ Biên Hòa, những quán cà phê lề đường, những xe nước mía, atisô v. v...  Trong đó có vợ chồng anh chị Cao, anh Cao đã từng cứu tôi thoát chết với bệnh kiết lỵ trong tù cộng sản tại Hốc Môn. Thời gian còn lại là bạn tù bạn lính đốt đời qua những cơn say. Bây giờ mỗi người một phương, lớp người lớn không còn nữa, riêng tôi luôn vẫn nhớ những ân tình của bao người dành cho kẻ tha phương…

Tôi có cơ duyên được sống nhiều nơi của miền đất Biên Hòa, Hóa An vẫn mãi là quê tôi hai tiếng ngọt ngào.  Dòng sông cứ trôi, nước trôi ra biển lại mưa về nguồn, tôi vẫn thương con đường làng dẫn vào trường học ngày xưa, cũng con đường đó xuống bến đò sang sông với bao kỷ niệm với những người bạn lúc thiếu thời, tình cảm xóm giềng làng xã sao mãi thân thương và còn gắn bó. Những kỷ niệm êm đềm và vụng dại của tuổi thơ tôi sẽ giữ mãi, để biết mình từ đâu biết chốn để quay về dù trong tâm tưởng. Xin được đốt lên nén hương lòng kính dâng lên ông bà nội ngoại, cô dượng, cậu mợ, ba tôi và chú chín Suổi, một người chú đã thương tôi hơn cả những đứa con. Kính nhớ đến những bậc trưởng thượng, các cô chú bác của Hóa An xưa, nghèo tiền nhưng giàu nhân nghĩa đã từng được thể hiện qua những bút tích được  lưu giữ của cố nhân sĩ Lương Văn Lựu tác giả bộ sách “Biên Hòa Sử Lược”

Hóa An sông núi hai vùng

Núi Châu, chùa Hiển, sông Đồng nước trong

Người hiền vẹn chữ hiếu trung

Vui trồng hành cải, sống cùng thủ công

Nhớ thương xưa cách đôi lòng

Nay cầu bắt nối lắp dòng mộng mơ

 

Những cơn mưa bắt đầu dứt hột, những giọt nước mưa vẫn còn đọng trên những cánh tần xanh lá mỏng manh. Tôi chợt nhận ra không thể quên được những phút giây êm đềm, hạnh phúc, tình yêu thương, cũng như những ân tình ân nghĩa từ những tình cảm tôi có được từ tha nhân. Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ. Hai giọt nước chợt lăn dài trên má, không biết là những hạt mưa hay những giọt sương…

NGUYỄN HỮU HẠNH

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 71741)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71857)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71459)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 68915)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71435)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71206)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70982)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 70678)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32278)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 79653)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 71653)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35045)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 80893)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75870)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75786)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75580)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 75322)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 23908)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37507)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90075)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38906)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87202)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 34873)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 74549)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39178)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40516)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82497)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46750)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.