Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kiều Oanh - KHI MÙA ĐÔNG ĐẾN

15 Tháng Giêng 20155:18 CH(Xem: 27581)
Kiều Oanh - KHI MÙA ĐÔNG ĐẾN


 
Khi Mùa Đông Đến

khi mua dong den 
 
 


Mùa Thu đã tàn. Thu ra đi để lại nhiều cảm xúc, tiếc nuối vì vừa mất đi một mùa đẹp nhất trong năm. Chỉ mới hôm qua, đóa cúc cuối mùa lả lơi những sắc hoa vàng óng ả còn vương bên song cửa, mà hôm nay hoa đã tàn, mùa Thu khép lại, giữ mãi trong tim niềm hoài niệm xa vắng, gió heo may lững lờ bay về khoảng trời xa, nhường cho những ngọn gió Bấc đổ về, bầu trời xám ngắt, phố xá, hàng chợ sau mùa Lễ trở nên vắng lặng buồn tênh, dòng xe cộ lại nườm nượp nối đuôi nhau trên đường. Vừa hết một năm (2014) cũng không còn những náo nức rộn ràng của mùa Lễ: Thanksgiving, Noel, Tết Tây, v.v... nữa, tất cả đều trở lại sinh hoạt bình thường. Mọi người bắt đầu quay về nhiệm sở trong mùa Đông giá buốt. Đông đang về rồi đấy! Và ta bắt đầu giờ quyển lịch mới 2015.


Mùa Đông từ từ chuyển đến bằng những cơn gió buốt lạnh thấm vào da thịt. Áo đơn, áo kép vẫn không đủ ấm thân thể. Nhất là những vùng Đông Bắc Hoa Kỳ vào những hôm bão tuyết, trường học, phải đóng cửa, các tiệm ăn, shopping chợ búa cũng bị đình trệ. Buổi sáng đi làm là cả một cực hình, trên đường xe cộ ứ đọng, kẹt cứng vì ai cũng phải lái xe thật chậm. Những hôm như thế này phải tranh thủ đi làm sớm hơn cả tiếng đồng hồ. Ở xứ lạnh cực nhất là mùa Đông, hàng năm vào mùa băng tuyết có rất nhiều tai nạn xảy ra.


Mấy hôm nay, tiết trời hanh hao gió thổi mạnh, nắng tuy vẫn vàng nhưng buốt giá. Trận tuyết đầu mùa phủ đầy phố im lìm. Mới chỉ là chớm đông thôi mà trời đã lạnh đến cắt da thịt như thế này, nếu vào giữa Đông thì chịu sao thấu? Năm nay chắc sẽ lạnh hơn năm ngoái. Co ro, áo đơn, áo kép, giầy, vớ, găng tay, khăn quàng, mũ nón, v.v... dày cộm người mà vẫn xuýt xoa. Những hạt tuyết đóng thành băng trên đường, làm gián đoạn dòng lưu chuyển xe cộ. Giá như không phải đi làm, hay ra ngoài, thì chắc chẳng ai muốn bước ra đường, nằm cuộn tròn trong chăn xem TV, nghe tin tức. Mới đầu năm Dương Lịch mà nhận toàn những tin không vui, một vài người quen vừa qua đời, rồi tin khủng bố ở Paris, không khỏi bùi ngùi thương xót cho những người xấu số. Năm mới mà nước Pháp đã bị một trận tai ương dữ dội làm xôn xao cả thế giới. Đời thật là phù du, mới đó, mất đó.


Nếu mùa Thu là mùa lãng mạn, trữ tình, cho những tình khúc Mùa Thu và những vần thơ tuyệt diệu thì mùa Đông cũng không kém phần quyến rũ. Trong cơn giá lạnh vào Đông, trên những nhánh cây trơ cành, những hạt tuyết không tan đọng lại chiếu long lanh như những hạt thuỷ tinh. Và nhất là ngồi trong nhà, nhìn xuyên khung cửa qua làn tuyết phủ dầy trên cây cỏ, lá hoa, nóc nhà, đường xá một mầu trắng toát, trinh nguyên, rất đẹp.


Riêng ở miền nhiệt đới thì mùa Đông không buốt giá và cũng chẳng cần phải quấn quýt quần áo dầy cộm. Nhưng tôi vẫn còn nhớ những mùa Đông xứ Bắc cũng có những năm lạnh không kém. Mùa Đông Hà Nội, cũng lạnh lắm, tuy không có tuyết đá như những vùng Bắc Cực hay Âu Châu, nhưng cũng có những cơn gió Bấc thôi về khi Trời vào Đông cũng đủ đem những cơn lạnh buốt xoáy vào da thịt. 


Nhớ những mùa Đông năm xưa, khi bé ở Hà Nội, mỗi mùa Đông đến tôi hay theo ba tôi xách một ít quần áo cũ, vài gói cơm và ruốc (thịt chà bông Mẹ làm) ra góc đường, gần phố Gia Ngư, nơi đó đang có những người không nhà, nằm co ro, lạnh lẽo trên đường mà phân phát. Ba tôi thương người lắm, nhưng cũng chẳng giúp gì hơn ngoài manh áo, tấm chăn đơn và vài chén cơm nho nhỏ. Chứ không đủ khả năng cung phụng cho họ được 1 mái nhà, che mưa, chống rét. Ba bảo:


 -         Mình có cơm, nhường tí cháo cho người bần hàn, nhìn họ tội quá.


 Tuy còn bé lắm, nhưng tôi cũng hiểu được lòng nhân hậu của Ba tôi. Ba mẹ tôi giàu lòng từ thiện, nhưng lại không giàu tiền, giàu của để có thể đùm bọc cho những người nghèo khổ. Một mình ba còn phải lo cho gia đình 7 miệng ăn. Rồi khi di chuyển xuống Hải Phòng để chờ máy bay di cư vào Nam. Trời vừa mới lập Đông, Ba tôi cũng gop góp một ít quần áo và cơm, thịt rồi hai cha con đi đến một căn nhà to lắm, tôi không biết nhà gì mà chỉ nghe ba gọi là “Nhà Pha”, nơi đây đang có mấy chục người nằm la liệt dưới đất. Ba cũng chia cơm, quần áo, chăn mền cho họ. Thật buồn, vì chỉ có một mình ba tôi phân phát thì làm sao có đủ vật dụng mà chia? Gia đình tôi? Chỉ có hạn, không làm sao cung cấp được hết cho mấy chục người, nên có người vui vẻ khi nhận, lại có kẻ buồn xo vì thiếu thốn. Tôi còn hình dung được những thân thể, gầy còm, đen đúa nằm rên xiết, co quắp dưới sàn đất không một manh chiếu đắp cho ấm. Trong khi những cơn gió Bấc cứ thi nhau thổi phà qua căn nhà trống trước, trống sau đem thêm những cơn lạnh thấu da. Thật thương cho một đất nước nghèo nàn, không đủ phương tiện để tạo nên những căn nhà phước thí cho những người bần hàn, cùng cực.


Mùa đông, thương nhất là những người không có nhà phải nằm ngủ ở vỉa hè hay các gầm cầu, hoặc nhà bị dột nát, xiêu vẹo, vách tường thủng nhiều chỗ. Chịu làm sao thấu những cơn gió lùa lạnh thấu xương, những giọt mưa rớt xuống nền nhà, đồ đạc và thấm ướt cả người?


Trong ký ức ngổn ngang, nỗi nhớ nhung, dĩ vãng được khơi lại. Nhớ hai bàn tay xoa vào nhau để ủ ấm lúc gió chuyển mùa. Nhớ chiếc lá cuối cùng ước mong được ở lại với cây. Nhớ những dòng nước êm ả của thời ấu thơ, chạy dọc theo hai bên bờ Hồ lộng gió mùa Đông Bắc, lạnh đến tái tê lòng. Nhớ ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền hòa của Ba tôi khi trao những mảnh chăn, tấm áo cũ và bát cơm ngưội cho những kẻ không nhà, hòa trong giọng nói ấm áp an ủi của Ba với những người kém may mắn nghe nao nao tấc lòng. Tuy còn bé, nhưng tôi cũng đủ trí khôn để nhận thức được rằng Ba tôi thật cao cả, Ba đã chia sẽ phần cơm áo cho những người đói rét lầm than, dù lúc bấy giờ nhà tôi cũng chẳng dư giả gì. Tôi chỉ biết tâm nguyện mong sao Trời bớt thổi những cơn gió rét để mọi người không phải co ro, lạnh giá. Ước mong một mùa đông ấm áp cho người nghèo được giấc ngủ bình yên.


Hôm nay mùa Đông đã về trên khắp vùng Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp dưới cả độ đông đá. Mùa Đông là mùa cuối cùng trong năm. Có lẽ vì sanh sau, đẻ muộn hay sao mà mùa Đông luôn chịu thiệt thòi nhất. Đông không được thiên hạ hân hoan, đón mừng như mùa Xuân với muôn hoa đua nở rực rỡ khắp nơi. Người ta còn mở hội mừng đón Xuân về, Hè đến tuy trời oi bức, nắng chiếu chói chang nhưng đem đến nhiều niềm vui, học trò được nghỉ Hè, cha mẹ cũng nhân dịp này cùng con cái đi nghỉ mát chung hưởng những tuần lễ vui vẻ bên nhau ở các bãi biển, tắm mát và hứng gió biển. Đến Thu, là mùa của lá vàng, mùa gặt hái, đàn nai thong thả dìu nhau trong đường chiều nắng nhạt, bước chậm ngập ngừng trong rừng lá thu mơ, tạo nên những khung cảnh nên thơ khiến lòng người lao chao, xao xuyến, ghép thành những điệp khúc, những vẫn thơ trữ tình lãng mạn. Rồi Đông đến, mang theo những buốt lạnh thấm vào da thịt và thấm cả vào tim những tình khúc Đông buồn.
 
Mùa Đông càng khắc nghiệt cho người nghèo thiếu thốn cơm áo. Tuy nhiên, mùa Đông cũng có vẻ đẹp của một mùa sương mù thật thấp, gió lạnh dập dìu mang theo sự buốt giá vào lòng người thi nhân và nhạc sĩ. Cũng không thiếu những tình khúc lãng mạn viết cho mùa Đông. Mùa Đông cũng có hợp, có tan. Cũng có những cuộc tình đẹp được kết hợp vào Đông và cũng có những cuộc tình tan khi mùa Đông tới. Mới quý vị thưởng thức nhạc phẩm “Một Chiều Đông” của nhạc Sĩ Tuấn Khanh qua tiếng hát Sĩ Phú. Một bài hát trữ tình cho một chuyện tình buồn…

Dù mai.... em đưa anh về nơi không mái tranh xa xôi lạnh lùng
Một đêm… có ánh sao trời cao tim nao nao đường về xôn xao
Rồi đây anh đưa em về nơi vui ấm êm trăng soi đầy thềm
Nhìn nhau khẽ nói câu thời gian trôi qua mau không phải lạc đâu….

 

Kiều Oanh
Mùa Đông 2014


*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:
Một Chiều Đông - sáng tác Tuấn Khanh - Sĩ Phú trình bày
Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube




23 Tháng Ba 2009(Xem: 72446)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72628)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72066)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69670)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71986)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71962)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71776)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71342)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32602)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80026)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72523)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35231)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81253)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76297)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76238)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75932)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76173)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24201)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37809)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90647)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39163)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87741)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35278)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75052)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39549)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40751)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83331)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47009)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.