Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Kim Oanh - TẤM ẢNH NGÀY XƯA

21 Tháng Mười Một 20146:35 CH(Xem: 18955)
Lê Kim Oanh - TẤM ẢNH NGÀY XƯA


Tấm ảnh ngày xưa


Hinh Tứ 1
Hàng đầu: Thầy Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Thị Ánh, Trần Thị Bích, Phạm Thị Kim Quan,
cô Đinh Thị Hòa,
cô Vương Chân Phương, cô Phan Ngọc Tuấn, thầy Phạm Ngọc Quýnh, thầy Nguyễn Tiến Ruệ.
Hàng sau: Nguyễn Thị Nguyệt Miên, Hồ Lệ Hà, Lê Thị Bạch Yến, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Cao Thị Tốt, Nghệ,
Võ Thị Ngọc Sương,
Nguyễn Thị Tâm, Lý Lan Phương, Trần Đặng Thị Oanh, Kiều Oanh Nguyễn Phúc.


Thật bất ngờ khi nhận được tấm ảnh lớp Tứ 1 Pháp Văn (Khóa 5, 1964), do Trần Thị Bích gửi qua email cho tôi. Nhìn tấm ảnh cũ mờ mờ, hoen vàng, cảm động quá! Dù không có mình trong bức ảnh, nhưng cảm xúc cũng dạt dào, lâng lâng khi thấy một rừng áo trắng vây quanh các Thầy Hiệp, Thầy Quýnh, cùng các Cô Hòa, Cô Vương Chân Phương, v.v... Tôi vội vàng chuyển ngay đến cho các em trong Ban Biên Tập của Trường Ngô Quyền. Nào ngờ bị Ngoc Dung đề nghị:

 

- Chị Oanh ơi có bài viết nào để cho hình này minh họa nữa thì tuyệt cú mèo!

 

Eo ơi! Biết viết gì nhỉ? Đây không phải hình lớp Tứ 2 của mình thì làm sao viết? Trong hình, ngoài Trần Thị Bích, Kim Quan, các thầy Hiệp, thầy Quýnh, cô Hoà, cô Vương Chân Phương ra, tôi không nhận đươc ai cả? ... Khó nghĩ? Lại phải lật đật email cho Bích nhờ cô nàng chú thích thêm chi tiết để tôi phụ đề. Chờ mỏi cả cổ hết mấy ngày, mãi đến sáng nay nàng Bích mới lò dò cho biết: hình chụp vào một ngày Hè 25-4-1964, cô giáo đứng cạnh cô Vương Chân Phương là Cô Tuấn, và thầy đứng bên thầy Quýnh là Thầy Ruệ. May quá, đã có chi tiết để điền vào chỗ trống phần thầy cô rồi, còn phần các nữ sinh xinh đẹp trong hình, ngoài nàng Bích đang phụng phịu và kế bên là Kim Quan (cô bạn học thời tiểu học Nguyễn Du) thì tôi đành chịu thua. Thôi đành viết đại cho kịp vì lỡ hứa với em ND là sẽ có bài minh họa vào tuần tới.

 

- Có sao viết vậy nha Ngọc Dung? (Chị Oanh)

 

Trần Thị Bích--cô bạn học trắng trẻo xinh xắn, chỉ bắt đầu học chung với tôi từ năm Đệ Tam C. Bích học Pháp Văn, tôi theo Anh Văn nhưng không hiểu sao hai đứa lại kết thân với nhau nhanh thế. Chắc cũng là dịp may, có duyên bạn bè. Tôi nhớ: Đó là năm đầu tiên trường Ngô Quyền bắt đầu mở thêm Ban C… Có lẽ chưa quen và hơi bỡ ngỡ với ban văn chương, nên rất ít học sinh theo ban C lắm. Ban giám đốc nhà trường đã cố sắp xếp dồn cả Anh lẫn Pháp và nam lẫn nữ thì mới vừa đủ 1 lớp khoảng 40-50 người. Các môn đều học chung với nhau, chỉ đến giờ sinh ngữ thì phải tách ra riêng mà thôi. Đó là duyên chúng tôi kết bạn…

 

---

 

Các bạn trong tà áo trắng, những khuôn mặt học trò ngây thơ, dễ thương làm sao! Nét vô tư, trìu mến thể hiện lên từng gương mặt. Nhìn lại hình ảnh thầy, cô ngày xưa càng thấy đậm đà thương mến vô cùng! Thấm thoát đã hơn 50 năm kể từ khi rời xa mái trường thân yêu ấy, biết bao kỷ niệm vui buồn của thời niên thiếu với thầy, cô, bạn bè theo dấu thời gian vẫn còn lưu luyến mãi trong tôi.

 

Từ trái sang phải, đầu tiên, tôi nhận ra thầy Nguyễn Thất Hiệp, nhìn hình ảnh thầy ngày xưa và qua những bức hình thầy vừa chụp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền (7-2014) và hôm đám tang Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, thì thầy vẫn không thay đổi mấy, chỉ khác hơn xưa là mái tóc Thầy bạc trắng, trông Thầy càng đạo mạo thêm. Ngày thầy dạy toán lớp Tứ 2, chúng tôi cứ gọi thầy là “Má Ghẻ = step mother”. Chẳng phải vì thấy khó khăn hay hà khắc với chúng tôi mà vì thầy hơi kỷ luật hơn “Má Ruột” là Thầy Nguyễn Thế Văn một tí, nhưng hai thầy lại rất thương lớp Tứ Hai nổi tiếng phá phách nhưng cũng rất chăm học này… Các Thầy đã không giận mà vẫn vui vẻ chấp nhận cách xưng hô này của đám “Thứ Ba học trò Tứ 2 này)

 

Tôi nhớ mãi vào năm Đệ Tam, có 1 lần, thầy Văn, Thầy Hiệp, Thầy Dật đã cùng chúng tôi đến nhà Châu Mỹ Quế ở Bến Đò Tân Ba, rồi thầy trò cùng chèo chiếc xuồng nhỏ men theo bờ sông Đồng Nai, dọc khu vườn nhà Mỹ Quế có cây mít xà xuống sát mé sông và tòng teng một trái mít to tướng đang chín mùi, thế là thầy trò hì hục hái được trái mít đem về. Thú thật, lúc ngồi trên xuồng tôi run lắm, vì sợ chìm xuồng thì chết đuối, vì tôi không biết bơi, nhưng các thầy chèo giỏi lắm chúng tôi đều an toàn. Hôm đó cả đám được ăn một bữa mít no nê, từng múi mít nghệ dày đặc, thơm ngon và ngọt vô cùng. Nhỏ Bích vẫn còn nhớ mãi chuyện này vì nó mê ăn mít nhất.

 

Ngày Ba tôi mất, Thầy Văn, Thầy Hiệp và các bạn có vào phi trường đưa đám ma ba tôi, nhưng phải đứng ở cổng phi trường chờ đám tang đi qua khỏi cổng mới tháp tùng theo xe tang được. Sự hiện diện của thầy và bạn làm tôi cảm động… càng sướt mướt… nhờ hai thầy vỗ về, an ủi nên tôi tạm vơi bớt nỗi buồn vừa mất đi người cha thân yêu nhất đời (1964).

 

Tôi không có giờ học nào với Thầy Quýnh, nhưng suốt những năm học ở NQ, tôi vẫn thường hay gặp thầy dạy ở các lớp bên cạnh, hay mỗi khi lên văn phòng xin giấy tờ thường thấy thầy ngồi chờ đến giờ lên lớp, dáng thầy cao cao, bạch diện thư sinh, gương mặt thầy thật hiền từ, thầy trẻ lắm, nhìn Thầy dễ lầm lẫn với các nam sinh lớp Đệ Nhất lúc bấy giờ. Năm kia, từ Canada thầy có về Virginia chơi, Thầy ghé thăm Thầy Phạm Gia Hưng. Kiều & Oanh và một số bạn bè có đến họp mặt và dùng cơm trưa với các thầy: Phạm Gia Hưng, Thầy Hoàng Qúy Nam và Thầy Phạm Ngọc Quýnh tại nhà Thầy Hưng, tuy các thầy khi lớn tuổi hơi có da, có thịt hơn thời còn trẻ, nhưng vẫn những gương mặt và những nụ cười hiền hòa, đạo mạo của nhà giáo. Chúng tôi rất vui có được những giây phút gần gũi, trò chuyện cùng các thầy nơi xứ người, và nghe các thầy nhắc lại những kỷ niệm năm xưa.... Thầy Quýnh có cô con gái rượu Quỳnh Thư ngoan lắm. Tôi quen em qua email hôm đám tang Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, hai chị em email qua lại. Em rất dễ thương và lịch sự.

 

Nhìn sang cô Hòa… Cả một thời thương quý hiện về trong tôi. Tôi mê giờ học với cô Hòa nhất, cô dạy Việt Văn cho chúng tôi năm Đệ Thất, lên Đệ Tam thì cô dạy Pháp văn (sinh ngữ 2) cho Tam C chúng tôi... Tôi thích nhìn nét dịu dàng của cô trong những tà áo dài màu nhạt, dáng cô thanh thanh, sang trọng, với giọng nói nhẹ nhàng, cô giảng bài thật hấp dẫn, êm tai. Cô hiền hòa như tên của cô vậy. Nơi cô toát ra hình ảnh một bà me từ bi, tôi nghĩ:  “Chắc ở nhà cô chăm sóc và dạy dỗ các con chu đáo và ngoan lắm!”. Chiều chiều sau giờ tan học, tôi thường thấy phu quân của cô đến đón cô trước cổng trường, nhìn theo tà áo cô bay phất phơ theo gió chiều, đẹp làm sao!  Chắc chắn cô đang sống trong một gia đình ấm êm, hạnh phúc…

 

Bên cạnh cô Hòa là cô Vương Chân Phương, cô giáo dạy Việt văn cho lớp Tam C chúng tôi, cô người Bắc, vóc người thon nhỏ, với mái tóc ngang vai bao quanh gương mặt điềm đạm, mịn màng, dáng cô thanh nhã, ẻo lả, nhưng ngược lại giọng nói của cô rất mạnh, khi cô giảng bài tiếng cô sang sảng vang tận cuối lớp, và nếu đứng ở ngoài hành lang cũng nghe đựơc rõ ràng từng lời cô giảng dạy. Giọng Bắc của cô làm tôi nhớ đến những bà chị họ của tôi ngày xưa ở Hà Nội, tiếng nói của các chị cũng giống cô và ngay cả vóc dáng cũng vậy. Cô thường mặc những chiếc áo dài lụa lấm tấm hoa vàng, hoặc những nụ hoa tím nhỏ, chân cô bước nhanh, thoăn thoắt như chân sáo. Nếu cô mặc nguyên bộ dài trắng thì ta sẽ lầm tưởng cô là nữ sinh trong đám chúng tôi hơn là cô giáo Việt Văn. Cô rất đẹp. Nghe nói cô đã mất. Thật vô cùng tiếc thương cô giáo xinh đẹp của chúng tôi đã ra đi quá sớm. Kính nguyện hương linh cô Vương Chân Phuơng bình an nơi cõi vĩnh hằng.

 

Riêng cô Tuấn và thầy Ruệ thì tôi không biết nhiều vì không có giờ học của thầy, cô và cũng ít có dịp gặp cô Tuấn và thầy Ruệ ở trường.

 

Rời khỏi mái trường thân yêu, mỗi người một ngã. Các thầy, cô, cũng từ từ xa cách, đổi về Sàigòn, hoặc nghỉ dạy hay đổi trường. Những cánh chim lìa mái trường thân yêu tung ra đời và mỗi người một nơi. Rồi biến cố 30 tháng Tư đến với biết bao nhiêu chuyện đổi đời. Thầy cô, bạn bè đều phân tán, kẻ ở, người đi, kẻ mất, người còn, v.v... tưởng như không bao giờ tìm được tin tức của nhau nữa. Cũng may nhờ mạng lưới internet và nhờ vào Website Ngô Quyền, nên chúng tôi đã bắc lại nhịp cầu, tìm thấy nhau dù xa cách hơn nữa quả địa cầu, hoặc ở khác tiểu bang hay ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng tôi cùng quay về tổ ấm, tìm nhau qua mái trường thân yêu, để rồi lại có dịp tâm tình, chia sẻ những niềm vui, những nụ cười, nhắc lại chuyện xưa để nhớ lại một thời tuổi trẻ đã qua. Những cung thương ngày tháng cũ lại bừng dậy sống động trong lòng mọi người, để thương, để nhớ, và cũng để ngậm ngùi nhìn lại mái tóc thầy cô bạc trắng, còn tóc mình thì cũng pha trộn muối nhiều hơn tiêu, da dẻ nhăn nhúm, lấm tấm đồi mồi, và rồi tiếc nuối tuổi xuân đi quá nhanh! Mong sao thời gian ngừng trôi, quay trở về dĩ vãng, cho chúng ta được sống lại những ngày xưa thân ái đang chìm dần vào qúa khứ.

 

Hôm nay, một ngày mùa Thu ở Virginia, trong cơn gió lành lạnh của miền Đông Bắc, Hoa Kỳ, ngồi nhìn từng loạt lá bay trải đầy trên sân cỏ, vàng rực khu vườn nhỏ khiến lòng tôi nao nao. Nhìn bức ảnh cũ mà bồi hồi, nhớ thương. Bâng khuâng hồi tưởng lai những kỷ niệm xưa... 50 năm thoáng qua như một giấc chiêm bao, chỉ mới vừa chợp mắt, mà khi tỉnh dậy đã không tìm thấy hình ảnh của mình ngày xưa đâu nữa?

 

(Cảm tác qua bức hình, viết tặng thầy cô kính mến và cũng cám ơn nhỏ bạn--Trần thị Bích đã gửi cho tôi tấm ảnh ngày xưa)…

 

Lê Kim Oanh (Kiều Oanh Trịnh)

Tứ 2 (NQ Khóa 5—1964)

 

 

Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....

 

Trịnh V. Kiều (NQ: K-3) & Lê Kim Oanh (NQ: K-5)


Xin bấm vào mũi tên giữa khung hình để thưởng thức.

1) Tiếng hát học trò nhạc Minh Kỳ & Nguyễn Hiền, tiếng hát: Ái Vân




2) Áo Em Thu Vàng, nhạc Ngoại Quốc, Ngọc Lan trình bày

10 Tháng Năm 2022(Xem: 5869)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6738)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6368)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 10546)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8837)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5715)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 8110)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 12836)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5929)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 6075)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 9148)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8748)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6688)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6531)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6630)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 10087)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 10121)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 11177)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 12029)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10430)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 11231)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10424)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 10456)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 11184)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 10723)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9653)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 9626)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?