Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Kim Oanh - TẤM ẢNH NGÀY XƯA

21 Tháng Mười Một 20146:35 CH(Xem: 18635)
Lê Kim Oanh - TẤM ẢNH NGÀY XƯA


Tấm ảnh ngày xưa


Hinh Tứ 1
Hàng đầu: Thầy Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Thị Ánh, Trần Thị Bích, Phạm Thị Kim Quan,
cô Đinh Thị Hòa,
cô Vương Chân Phương, cô Phan Ngọc Tuấn, thầy Phạm Ngọc Quýnh, thầy Nguyễn Tiến Ruệ.
Hàng sau: Nguyễn Thị Nguyệt Miên, Hồ Lệ Hà, Lê Thị Bạch Yến, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Cao Thị Tốt, Nghệ,
Võ Thị Ngọc Sương,
Nguyễn Thị Tâm, Lý Lan Phương, Trần Đặng Thị Oanh, Kiều Oanh Nguyễn Phúc.


Thật bất ngờ khi nhận được tấm ảnh lớp Tứ 1 Pháp Văn (Khóa 5, 1964), do Trần Thị Bích gửi qua email cho tôi. Nhìn tấm ảnh cũ mờ mờ, hoen vàng, cảm động quá! Dù không có mình trong bức ảnh, nhưng cảm xúc cũng dạt dào, lâng lâng khi thấy một rừng áo trắng vây quanh các Thầy Hiệp, Thầy Quýnh, cùng các Cô Hòa, Cô Vương Chân Phương, v.v... Tôi vội vàng chuyển ngay đến cho các em trong Ban Biên Tập của Trường Ngô Quyền. Nào ngờ bị Ngoc Dung đề nghị:

 

- Chị Oanh ơi có bài viết nào để cho hình này minh họa nữa thì tuyệt cú mèo!

 

Eo ơi! Biết viết gì nhỉ? Đây không phải hình lớp Tứ 2 của mình thì làm sao viết? Trong hình, ngoài Trần Thị Bích, Kim Quan, các thầy Hiệp, thầy Quýnh, cô Hoà, cô Vương Chân Phương ra, tôi không nhận đươc ai cả? ... Khó nghĩ? Lại phải lật đật email cho Bích nhờ cô nàng chú thích thêm chi tiết để tôi phụ đề. Chờ mỏi cả cổ hết mấy ngày, mãi đến sáng nay nàng Bích mới lò dò cho biết: hình chụp vào một ngày Hè 25-4-1964, cô giáo đứng cạnh cô Vương Chân Phương là Cô Tuấn, và thầy đứng bên thầy Quýnh là Thầy Ruệ. May quá, đã có chi tiết để điền vào chỗ trống phần thầy cô rồi, còn phần các nữ sinh xinh đẹp trong hình, ngoài nàng Bích đang phụng phịu và kế bên là Kim Quan (cô bạn học thời tiểu học Nguyễn Du) thì tôi đành chịu thua. Thôi đành viết đại cho kịp vì lỡ hứa với em ND là sẽ có bài minh họa vào tuần tới.

 

- Có sao viết vậy nha Ngọc Dung? (Chị Oanh)

 

Trần Thị Bích--cô bạn học trắng trẻo xinh xắn, chỉ bắt đầu học chung với tôi từ năm Đệ Tam C. Bích học Pháp Văn, tôi theo Anh Văn nhưng không hiểu sao hai đứa lại kết thân với nhau nhanh thế. Chắc cũng là dịp may, có duyên bạn bè. Tôi nhớ: Đó là năm đầu tiên trường Ngô Quyền bắt đầu mở thêm Ban C… Có lẽ chưa quen và hơi bỡ ngỡ với ban văn chương, nên rất ít học sinh theo ban C lắm. Ban giám đốc nhà trường đã cố sắp xếp dồn cả Anh lẫn Pháp và nam lẫn nữ thì mới vừa đủ 1 lớp khoảng 40-50 người. Các môn đều học chung với nhau, chỉ đến giờ sinh ngữ thì phải tách ra riêng mà thôi. Đó là duyên chúng tôi kết bạn…

 

---

 

Các bạn trong tà áo trắng, những khuôn mặt học trò ngây thơ, dễ thương làm sao! Nét vô tư, trìu mến thể hiện lên từng gương mặt. Nhìn lại hình ảnh thầy, cô ngày xưa càng thấy đậm đà thương mến vô cùng! Thấm thoát đã hơn 50 năm kể từ khi rời xa mái trường thân yêu ấy, biết bao kỷ niệm vui buồn của thời niên thiếu với thầy, cô, bạn bè theo dấu thời gian vẫn còn lưu luyến mãi trong tôi.

 

Từ trái sang phải, đầu tiên, tôi nhận ra thầy Nguyễn Thất Hiệp, nhìn hình ảnh thầy ngày xưa và qua những bức hình thầy vừa chụp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền (7-2014) và hôm đám tang Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, thì thầy vẫn không thay đổi mấy, chỉ khác hơn xưa là mái tóc Thầy bạc trắng, trông Thầy càng đạo mạo thêm. Ngày thầy dạy toán lớp Tứ 2, chúng tôi cứ gọi thầy là “Má Ghẻ = step mother”. Chẳng phải vì thấy khó khăn hay hà khắc với chúng tôi mà vì thầy hơi kỷ luật hơn “Má Ruột” là Thầy Nguyễn Thế Văn một tí, nhưng hai thầy lại rất thương lớp Tứ Hai nổi tiếng phá phách nhưng cũng rất chăm học này… Các Thầy đã không giận mà vẫn vui vẻ chấp nhận cách xưng hô này của đám “Thứ Ba học trò Tứ 2 này)

 

Tôi nhớ mãi vào năm Đệ Tam, có 1 lần, thầy Văn, Thầy Hiệp, Thầy Dật đã cùng chúng tôi đến nhà Châu Mỹ Quế ở Bến Đò Tân Ba, rồi thầy trò cùng chèo chiếc xuồng nhỏ men theo bờ sông Đồng Nai, dọc khu vườn nhà Mỹ Quế có cây mít xà xuống sát mé sông và tòng teng một trái mít to tướng đang chín mùi, thế là thầy trò hì hục hái được trái mít đem về. Thú thật, lúc ngồi trên xuồng tôi run lắm, vì sợ chìm xuồng thì chết đuối, vì tôi không biết bơi, nhưng các thầy chèo giỏi lắm chúng tôi đều an toàn. Hôm đó cả đám được ăn một bữa mít no nê, từng múi mít nghệ dày đặc, thơm ngon và ngọt vô cùng. Nhỏ Bích vẫn còn nhớ mãi chuyện này vì nó mê ăn mít nhất.

 

Ngày Ba tôi mất, Thầy Văn, Thầy Hiệp và các bạn có vào phi trường đưa đám ma ba tôi, nhưng phải đứng ở cổng phi trường chờ đám tang đi qua khỏi cổng mới tháp tùng theo xe tang được. Sự hiện diện của thầy và bạn làm tôi cảm động… càng sướt mướt… nhờ hai thầy vỗ về, an ủi nên tôi tạm vơi bớt nỗi buồn vừa mất đi người cha thân yêu nhất đời (1964).

 

Tôi không có giờ học nào với Thầy Quýnh, nhưng suốt những năm học ở NQ, tôi vẫn thường hay gặp thầy dạy ở các lớp bên cạnh, hay mỗi khi lên văn phòng xin giấy tờ thường thấy thầy ngồi chờ đến giờ lên lớp, dáng thầy cao cao, bạch diện thư sinh, gương mặt thầy thật hiền từ, thầy trẻ lắm, nhìn Thầy dễ lầm lẫn với các nam sinh lớp Đệ Nhất lúc bấy giờ. Năm kia, từ Canada thầy có về Virginia chơi, Thầy ghé thăm Thầy Phạm Gia Hưng. Kiều & Oanh và một số bạn bè có đến họp mặt và dùng cơm trưa với các thầy: Phạm Gia Hưng, Thầy Hoàng Qúy Nam và Thầy Phạm Ngọc Quýnh tại nhà Thầy Hưng, tuy các thầy khi lớn tuổi hơi có da, có thịt hơn thời còn trẻ, nhưng vẫn những gương mặt và những nụ cười hiền hòa, đạo mạo của nhà giáo. Chúng tôi rất vui có được những giây phút gần gũi, trò chuyện cùng các thầy nơi xứ người, và nghe các thầy nhắc lại những kỷ niệm năm xưa.... Thầy Quýnh có cô con gái rượu Quỳnh Thư ngoan lắm. Tôi quen em qua email hôm đám tang Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, hai chị em email qua lại. Em rất dễ thương và lịch sự.

 

Nhìn sang cô Hòa… Cả một thời thương quý hiện về trong tôi. Tôi mê giờ học với cô Hòa nhất, cô dạy Việt Văn cho chúng tôi năm Đệ Thất, lên Đệ Tam thì cô dạy Pháp văn (sinh ngữ 2) cho Tam C chúng tôi... Tôi thích nhìn nét dịu dàng của cô trong những tà áo dài màu nhạt, dáng cô thanh thanh, sang trọng, với giọng nói nhẹ nhàng, cô giảng bài thật hấp dẫn, êm tai. Cô hiền hòa như tên của cô vậy. Nơi cô toát ra hình ảnh một bà me từ bi, tôi nghĩ:  “Chắc ở nhà cô chăm sóc và dạy dỗ các con chu đáo và ngoan lắm!”. Chiều chiều sau giờ tan học, tôi thường thấy phu quân của cô đến đón cô trước cổng trường, nhìn theo tà áo cô bay phất phơ theo gió chiều, đẹp làm sao!  Chắc chắn cô đang sống trong một gia đình ấm êm, hạnh phúc…

 

Bên cạnh cô Hòa là cô Vương Chân Phương, cô giáo dạy Việt văn cho lớp Tam C chúng tôi, cô người Bắc, vóc người thon nhỏ, với mái tóc ngang vai bao quanh gương mặt điềm đạm, mịn màng, dáng cô thanh nhã, ẻo lả, nhưng ngược lại giọng nói của cô rất mạnh, khi cô giảng bài tiếng cô sang sảng vang tận cuối lớp, và nếu đứng ở ngoài hành lang cũng nghe đựơc rõ ràng từng lời cô giảng dạy. Giọng Bắc của cô làm tôi nhớ đến những bà chị họ của tôi ngày xưa ở Hà Nội, tiếng nói của các chị cũng giống cô và ngay cả vóc dáng cũng vậy. Cô thường mặc những chiếc áo dài lụa lấm tấm hoa vàng, hoặc những nụ hoa tím nhỏ, chân cô bước nhanh, thoăn thoắt như chân sáo. Nếu cô mặc nguyên bộ dài trắng thì ta sẽ lầm tưởng cô là nữ sinh trong đám chúng tôi hơn là cô giáo Việt Văn. Cô rất đẹp. Nghe nói cô đã mất. Thật vô cùng tiếc thương cô giáo xinh đẹp của chúng tôi đã ra đi quá sớm. Kính nguyện hương linh cô Vương Chân Phuơng bình an nơi cõi vĩnh hằng.

 

Riêng cô Tuấn và thầy Ruệ thì tôi không biết nhiều vì không có giờ học của thầy, cô và cũng ít có dịp gặp cô Tuấn và thầy Ruệ ở trường.

 

Rời khỏi mái trường thân yêu, mỗi người một ngã. Các thầy, cô, cũng từ từ xa cách, đổi về Sàigòn, hoặc nghỉ dạy hay đổi trường. Những cánh chim lìa mái trường thân yêu tung ra đời và mỗi người một nơi. Rồi biến cố 30 tháng Tư đến với biết bao nhiêu chuyện đổi đời. Thầy cô, bạn bè đều phân tán, kẻ ở, người đi, kẻ mất, người còn, v.v... tưởng như không bao giờ tìm được tin tức của nhau nữa. Cũng may nhờ mạng lưới internet và nhờ vào Website Ngô Quyền, nên chúng tôi đã bắc lại nhịp cầu, tìm thấy nhau dù xa cách hơn nữa quả địa cầu, hoặc ở khác tiểu bang hay ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng tôi cùng quay về tổ ấm, tìm nhau qua mái trường thân yêu, để rồi lại có dịp tâm tình, chia sẻ những niềm vui, những nụ cười, nhắc lại chuyện xưa để nhớ lại một thời tuổi trẻ đã qua. Những cung thương ngày tháng cũ lại bừng dậy sống động trong lòng mọi người, để thương, để nhớ, và cũng để ngậm ngùi nhìn lại mái tóc thầy cô bạc trắng, còn tóc mình thì cũng pha trộn muối nhiều hơn tiêu, da dẻ nhăn nhúm, lấm tấm đồi mồi, và rồi tiếc nuối tuổi xuân đi quá nhanh! Mong sao thời gian ngừng trôi, quay trở về dĩ vãng, cho chúng ta được sống lại những ngày xưa thân ái đang chìm dần vào qúa khứ.

 

Hôm nay, một ngày mùa Thu ở Virginia, trong cơn gió lành lạnh của miền Đông Bắc, Hoa Kỳ, ngồi nhìn từng loạt lá bay trải đầy trên sân cỏ, vàng rực khu vườn nhỏ khiến lòng tôi nao nao. Nhìn bức ảnh cũ mà bồi hồi, nhớ thương. Bâng khuâng hồi tưởng lai những kỷ niệm xưa... 50 năm thoáng qua như một giấc chiêm bao, chỉ mới vừa chợp mắt, mà khi tỉnh dậy đã không tìm thấy hình ảnh của mình ngày xưa đâu nữa?

 

(Cảm tác qua bức hình, viết tặng thầy cô kính mến và cũng cám ơn nhỏ bạn--Trần thị Bích đã gửi cho tôi tấm ảnh ngày xưa)…

 

Lê Kim Oanh (Kiều Oanh Trịnh)

Tứ 2 (NQ Khóa 5—1964)

 

 

Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....

 

Trịnh V. Kiều (NQ: K-3) & Lê Kim Oanh (NQ: K-5)


Xin bấm vào mũi tên giữa khung hình để thưởng thức.

1) Tiếng hát học trò nhạc Minh Kỳ & Nguyễn Hiền, tiếng hát: Ái Vân




2) Áo Em Thu Vàng, nhạc Ngoại Quốc, Ngọc Lan trình bày

03 Tháng Sáu 2009(Xem: 68727)
Nơi đây cũng có dòng sông Tình em chỉ chảy trong lòng sông xưa...
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 18122)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37295)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86117)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37105)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32295)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
17 Tháng Năm 2009(Xem: 66570)
Tình ta như đóa hoa quỳnh Đêm về chớm nở cuộc tình phai mau
17 Tháng Năm 2009(Xem: 66455)
Giáo đường xưa em theo anh xin lễ Nhưng bây giờ đường vắng chỉ mình em
15 Tháng Năm 2009(Xem: 76850)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 74149)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81212)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 36760)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
21 Tháng Tư 2009(Xem: 63138)
Biên Hùng xa vắng đã lâu Về đây bổng nhớ còn đâu thuở nào...
19 Tháng Tư 2009(Xem: 69207)
Buồn ơi, sao chẳng nên lời Mà trong đáy mắt một trời thương đau! Kiếp sau xin giữ đời nhau, Thay ân tình đã đi vào thiên thu…
19 Tháng Tư 2009(Xem: 67190)
Có đôi khi, tôi nằm nghe tiếng khóc buồn rầu như lời kinh vực sâu rót vào lòng, thương đau!
14 Tháng Tư 2009(Xem: 87173)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
08 Tháng Tư 2009(Xem: 69157)
SÁNG Thức giấc buồn thiu. Mưa rơi hiu hắt Người qua đìu hiu Lòng vắng tiêu điều!
08 Tháng Tư 2009(Xem: 64329)
Tình cứ đến, cứ như chồng vở cũ, Mở từng trang là từng chữ… yêu người. Cho ta viết bài hoan ca vô tận, Cho người về nhớ mãi phút thanh xuân!
07 Tháng Tư 2009(Xem: 65248)
Anh làm sao hiểu được. Những cánh buồm ký ức có thể mang chở tình yêu của chúng ta trở về, nguyên vẹn, tràn đầy .
06 Tháng Tư 2009(Xem: 70968)
Mưa rơi! mưa rơi! Đường chưa quên lối Sao nghe lạc loài Nhịp chân bối rối Theo mưa tìm ai?
06 Tháng Tư 2009(Xem: 66466)
Tháng ba hương bưởi thơm nồng Bỗng tha thiết nhớ một dòng sông xưa. Công viên dưới bóng hàng dừa Em, anh tình tự buổi trưa thuở nào.
06 Tháng Tư 2009(Xem: 66235)
Lần cuối gặp em lúc lập Đông, Đồn anh đóng mãi tận Bình Long. Thân trai chinh chiến đâu ai biết, Em ở Đồng Nai mãi ngóng trông.
31 Tháng Ba 2009(Xem: 68395)
Nắng reo bài tháng ba Lên bát ngát hoa vàng Trong khu vườn êm ả...
30 Tháng Ba 2009(Xem: 70819)
Ngày đầu một năm giở tờ lịch mới lòng như lá rơi chờ cơn bão nổi.
29 Tháng Ba 2009(Xem: 66116)
Biên Hòa giờ này còn đâu trường cũ. Một thuở hồn nhiên, ấp ủ tình đầu! Em ở bên này, tìm trong ký ức, Khung cửa, bậc thềm, góc lớp…chìm sâu!
29 Tháng Ba 2009(Xem: 65203)
Ở một góc đời em đã có, Những ô cửa nhỏ, bậc thềm quen. Sân nắng giờ chơi, trường lớp cũ. Quay lưng, còn nhớ thuở êm đềm?
29 Tháng Ba 2009(Xem: 68155)
Mỗi ngày em liên tưởng đến những chuyến tàu sẽ mang anh đi, sẽ trả em về, và em khóc...
27 Tháng Ba 2009(Xem: 69680)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!