Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VIII

23 Tháng Năm 201412:27 SA(Xem: 16535)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC - Kỳ VIII

Sach_moi_NXH-2-large(Bìa sách mới tái bản - Họa sĩ Đinh Cường cung cấp)


Kỳ VIII



Tôi hiểu ý Danh. Người Saigon bây giờ không ai là không mơ ước một chiếc ghe, một người tài công giỏi và một “bãi đổ quân” an toàn.

Tôi nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi không thể không nghĩ đến Quỳnh và đứa con chúng tôi hãy còn quá nhỏ. Tôi cũng chờ đợi những tờ giấy bảo lãnh từ Pháp và từ Mỹ. Quỳnh bắt liên lạc với một người làm ở tòa Tổng Lãnh Sự Pháp mua tờ khai sanh và cái thẻ của một công dân Pháp - đã chết - để ra vào tòa lãnh sự cho dễ. Chúng tôi muốn đi Pháp theo ngả có “giấy tờ của người đã chết” này nhiều hơn.

Tờ khai sanh tôi mua là của một người mang tên Jean Francois Didier có cùng tuổi tôi, con của bà Trần Thị Ba và ông Maurice Didier nào đó khá mơ hồ và không có chi chắc chắn. Tôi chờ đợi để xin vào tòa lãnh sự, dù chỉ một lần thôi. Công an áo vàng đứng đầy ở cổng, còn chặt chẽ hơn bức tường cao có những mảnh ve chai nhọn. Người bán khai sanh bảo chúng tôi nên chờ. Chờ đến bao giờ? Không thấy nói.

Chúng tôi ngồi như vậy khá lâu và không biết nói gì thêm. Ly cà phê đen đã hết, chúng tôi được châm cho một bình trà. Đến sẩm tối, chúng tôi chia tay.

“Coi như kể từ ngày mai, ông không bước chân tới trường nữa, phải không?” Danh leo lên xe đạp hỏi tôi câu cuối cùng.

Tôi gật đầu. Tôi lên xe. Tôi may mắn chưa bán chiếc Lam màu bạc. Quỳnh nhất định bắt tôi phải giữ lại để làm chân chạy chỗ này chỗ nọ. Nhưng lên xe rồi tôi vẫn chần chờ. Tôi không muốn trở về nhà. Tôi chạy ngang qua Chợ Đũi. Dựng xe ở dưới gốc cây. Chợ Đũi tối tăm lạnh lẽo. Chợ Đũi đã không còn như xưa. Tôi không thấy cái bàn quen thuộc của chúng tôi: Nhật đã đi học tập cải tạo. Cả Ký và Lộc nữa. Chỉ còn Nghĩa, nhưng từ hôm Saigon mất đến nay tôi chỉ gặp Nghĩa có một lần trong một quán cà phê vỉa hè trên đường Tự Do. Nghĩa dạy môn Kinh tế ở trường Luật và bây giờ chuẩn bị thất nghiệp. Tôi không gặp lại Giang, nhưng hôm Saigon vừa mới bị tiếp thu tôi có nghe một ca khúc của anh vang qua làn sóng điện. Đình vẫn ốm yếu bệnh tật, và mặc dù chỉ gặp có một lần tôi thấy mình càng yêu Đình hơn. Tôi thèm nghe vô cùng giọng nói của anh qua chương trình nhạc chủ đề mỗi tối Thứ Năm.

Tôi chỉ gặp lại Tâm và Phùng. Vẫn Tâm khuôn mặt sạm đen, vẫn Khô-Khốc-Thiền-Sư, vẫn thở thuốc lá đen như ống khói tàu... Còn Phùng vẫn đôi kính cận màu nâu nhạt, vẫn giọng nói gấp gáp đuổi nhau từ tiếng này sang tiếng khác. Chúng tôi chỉ là thứ lính chín tuần ở Quang Trung. Chúng tôi không là sĩ quan, nên chúng tôi không phải đi học tập cải tạo. Hai người cháu trai tôi, một trung úy, một đại úy, cậu em rể thiếu tá bị thương ở chân, tất cả đã bị bắt đi trại tập trung, trừ ông anh trung tá Biệt Động Quân “may mắn” bị bán thân bất toại được nằm nhà chờ chết khỏi phải trình diện.

Tôi lại lên xe, tiếp tục chạy quanh thành phố. Quán Cái Chùa trên đường Tự Do đã trở thành tiệm ăn. Givral cửa kính dầy vẫn có khách ngồi, nhưng tôi biết không còn đám bạn của tôi trong đó. Tôi chạy xuống bờ sông Sài Gòn. Đêm lạnh lẽo. Chiếc phà chở người về Thủ Thiêm vừa tách bến. Tôi đến ngồi trên chiếc ghế đá nhìn ra chiếc tàu đang bỏ neo. Ước gì gia đình mình được một chỗ trên tàu kia. Tôi thấy trước mặt tôi một bóng đen, một người đàn bà đang tỳ hai tay trên sợi xích sắt, nhìn xuống mặt nước đen. Hình như tôi nghe cả tiếng khóc. Hai bờ vai bóng đen rung lên.


Tôi vẫn ngồi yên, không nghĩ ra cách nào để can thiệp nếu người kia nhảy xuống nước. Tôi cúi xuống, ngó dưới chân mình. Tôi biết mình đang làm một cử chỉ vô nghĩa. Nhưng tôi phải làm gì bây giờ? Tôi nhìn quanh quất. Bến tàu thưa người. Tay tôi bỗng chạm một túi vải, như là một túi đựng quần áo. Tôi rụt tay lại. Hình như phía trên còn có một mảnh giấy. Tôi cầm lên, nhưng ánh sáng mờ của ngọn đèn công cộng trên cao phía xa không soi rõ chữ. Tôi cầm tờ giấy trên tay phân vân không biết nên để lại trên túi vải kia hay mang đến chỗ sáng đọc xem trong đó viết gì. Sau cùng, tôi quyết định cầm đến chỗ đèn sáng.

Tờ giấy viết:

Chồng tôi đã bỏ đi.
Con tôi đã chết.
Tôi không muốn sống.
Xin cho ba má tôi ở địa chỉ... đường Cống Quỳnh, quận nhì, Sài Gòn biết.
Con bất hiếu,
Trần Thị Lan

Tôi chạy trở lại chỗ ngồi. Bóng đen vẫn còn đứng tỳ tay trên sợi xích sắt.

Tôi bước tới. Tôi đặt tay lên vai người đàn bà:

“Chị Lan!” Tôi kêu tên người đàn bà nhưng thầm mong chị ta không phải là tác giả bức thư trên. Nhưng bóng đen đã quay phắt lại:

“Ông... là ai?”

“Có phải chị là chị Lan không? Chị đừng làm như vậy!”

Tôi nắm chặt tay người đàn bà kéo về phía chiếc ghế xi măng.

Người đàn bà mềm như sợi bún.

“Tại sao chị phải làm như vậy?” Tôi biết mình hỏi một câu hỏi thừa.

“Trời ơi, sao tôi khổ thế này?” Người đàn bà vật vã khóc, hai tay vồ lấy túi vải ôm chặt vào lòng. Tôi đứng nhìn chị, nhưng chị không buồn nhìn tôi. Lưng người đàn bà tựa vào thành ghế, nghiêng về một phía như một thân cây bị bão thổi dạt theo chiều gió.

“Nhà tôi ở gần chỗ nhà chị. Chị có muốn tôi đưa chị về không?” Tôi nhận ra đường Cống Quỳnh này gần góc Nguyễn Cư Trinh, nghĩa là gần khu Mã Lạng với khu nhà tôi.

“Cám ơn! Ông đi đi. Tôi không có nhà có cửa gì hết.” Chị nói thều thào như một người hết hơi, kiệt sức.

Chắc chị không biết là tôi đã đọc lá thư trên túi vải của chị.

Tôi quay ra mặt đường, muốn tìm một chiếc xích lô đạp. Đường vắng. Một chiếc xích lô đang nằm dưới trụ đèn đường. Một vài chiếc xe đạp đang đi ngược trên đại lộ Tự Do, nay là đường Đồng Khởi. Tôi bước đến trụ điện. Người phu xích lô đang ngồi trong xe đọc báo. Ánh sáng chiếu rõ tờ tạp chí Lettres Soviétiques. Tôi dụi mắt. Lettres Soviétiques là một tập chí văn học của Nga viết bằng tiếng Pháp. Tôi rụt rè:

“Ông..., xin lỗi, ông có nhìn thấy người đạp xích lô đi đâu không?”

“Ông đi đâu?”

“Tôi muốn tìm người đạp xích lô!”

“Là tôi đây!” Ông nói nhẹ nhàng.

“Xin lỗi...” Tôi ấp úng.


(Còn tiếp)




13 Tháng Ba 2021(Xem: 14464)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 11026)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 13423)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 8588)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 11428)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 9275)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 13123)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11017)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 10381)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 8374)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 7740)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 9783)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 9183)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 11548)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 9346)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10874)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 12286)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 9593)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 9764)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 12823)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 12226)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13638)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 9902)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 11644)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 14223)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9051)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 10199)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11232)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……