Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ III)

19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 21746)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ III)


nguyenxuanhoangbuivarac1992-content

 

 

Kỳ III


Tôi kêu lên, nhận ra ngay người học sinh xuất sắc nhất của lớp học. Tôi đi giữa hai dãy bàn ghế. Kiệt chậm rãi đứng dậy.

“Thầy Thăng, thầy nghĩ sao?”

“Ngồi xuống đi, Kiệt.” Tôi ấn vai người học sinh và ngồi xuống bên anh.

“Nghĩ sao là sao? Mà tại sao em khóc?”

“Ba em chết rồi!”

Kiệt chùi nước mắt, hàm răng cậu bé nghiến lại, giọng nói lạnh tanh.

“Ba em tự tử hồi tối hôm qua.”

“Sao? Ba em tự tử?”

“Thưa thầy, phải. Ba em là một sĩ quan Dù, ông bất chấp lệnh ngừng bắn của ông Minh, nhất định chiến đấu tới cùng. Và bắn đến viên đạn cuối cùng ba em tự sát...”

Tôi lặng người ngồi im nghe Kiệt kể. Cái lớp học này, nơi gần như ngày nào tôi cũng có mặt, từ niên học này đến niên học khác. Cái ngôi trường này, nơi tôi đã từng mặc áo trắng quần xanh ôm sách đến bao nhiêu năm thời tuổi nhỏ. Nó là nhà của tôi, gia đình của tôi. Bây giờ tôi mới biết không phải vậy.

“Thầy Thăng, em phải làm sao bây giờ?”

Tôi biết phải làm sao bây giờ. Chính tôi, tôi cũng không biết mình phải làm sao khi nghe tin Tướng Minh bị bộ đội đẩy lên xe jeep lái tới đài phát thanh bắt đọc lời kêu gọi quân đội ngưng bắn, bởi vì giao tranh vẫn còn tiếp tục ở khắp nơi quanh Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, gần Tân Cảng, trước trung tâm truyền thông Phú Lâm, trong Chợ Lớn và ở các vùng ven đô. Tôi choàng tay qua vai Kiệt. Tôi biết bất cứ lời nói nào của tôi trong lúc này cũng là thừa, huống chi là tôi không có lời nào để nói. Tôi nghe miệng mình đắng chát. Tôi ứa nước mắt. Kiệt gục đầu xuống vòng tay khoanh trên mặt bàn. Tôi thấy hai vai cậu bé rung lên bần bật. Không lâu, tôi nghe có tiếng người gọi tên tôi. Tiếng kêu vang dọc dài theo hành lang.

“Thôi Kiệt về đi, chiều tôi sẽ ghé qua nhà.” Tôi vỗ về Kiệt.

Tôi biết những cánh cửa vất vả và khổ nhục đang mở ra trước mặt chúng tôi. Nhưng vất vả khổ nhục như thế nào thì tôi không rõ. Phải đợi đến nửa tháng sau tôi mới biết viên thuốc độc đầu tiên họ cho và bắt chúng tôi uống là lòng hoài nghi. Nó là một thứ “sinh tử phù.” Nó mở đầu cho một mùa nghi hoặc. Và nạn nhân đầu tiên chính là tôi.


Chương Hai

Người ta gọi các giáo sư có họp sáng nay ra sân sau phòng giám thị phân chia nhu yếu phẩm, gồm gạo nước mắm, đường và thịt. Những miếng ăn đầu tiên tưởng thưởng cho những kẻ ngoan ngoãn. Tôi nhìn thấy các nữ đồng nghiệp xinh đẹp của chúng tôi đang xăn tay áo cắt và chia ra từng phần. Và chúng tôi, những người đàn ông không đến nỗi bệnh tật, đang mở to mắt nhìn vào những thứ mà mới hôm nào chúng tôi không hề xem nó là hàng đầu của đời sống, những thứ đó đang bắt chúng tôi nghĩ rằng nó đang là hàng đầu của nỗi khổ nhục. Túm tất cả những thứ nhu yếu phẩm kia để dưới chân xe, tôi bần thần trở về nhà. Nhưng cái hình ảnh người học sinh ngồi cô đơn trong lớp học nói về cái chết của người cha là một chiến sĩ, nó càng làm cho những thứ nước mắm, đường, tiêu, cá, thịt dưới chân tôi thổi ngược lại trong thân thể và trí óc tôi sự hèn mọn. Hèn mọn? Chữ đó có đủ nghĩa chưa? Ti tiện, nhỏ nhoi, thấp kém, tầm thường, bạc nhược, khiếp nhục... có lẽ gần gũi hơn với thịt cá muối dưới chân tôi...

Cái chết của người sĩ quan dù, ba của Kiệt, câu chuyện bốn người lính dù trang bị đại liên và bazooka đã bắn đến viên đạn cuối cùng trước khi lập thành vòng tròn tự sát bằng lựu đạn ở ngã tư Hồng Thập Tự-Lê Văn Duyệt... Những hình ảnh đẹp đẽ và hào hùng ấy tôi rất ngưỡng mộ. Nhưng tôi đã không biết cách lựa chọn. Tại sao? Tại sao? Tại sao?


Căn nhà “nhỏ như cái lỗ mũi” của tôi sau cùng không phải chỉ chứa có hai người là Quỳnh và tôi, mà còn thêm một cháu bé mới chào đời cùng với mười người nữa. Một đứa cháu trai tên Dũng là đại úy cảnh sát chưa lập gia đình; thằng Hùng, em của Dũng, là trung úy Quân Tiếp Vụ; Khiết, em rể, trung sĩ an ninh quân đội chạy từ Phan Thiết vô dẫn theo vợ và hai con; sau cùng là ông anh cả tôi, trung tá Biệt Động Quân bị thương trong một trận đánh, bán thân bất toại phải ngồi xe lăn, cùng bà chị dâu và hai cháu gái!

Chừng ấy con người chia nhau một căn phòng mười sáu thước vuông, nghẹt thở vì thiếu không khí giữa một thành phố cũng chẳng còn không khí đâu để thở nữa.

Một buổi sáng Chủ Nhật, Tuấn - luật sư - đến thăm Quỳnh. Hắn bỏ áo sơ mi ngoài quần, chân đi dép râu, tay xách túi vải kaki. Chỉ có chiếc kính cận tròn nhỏ kiểu John Lennon là còn nguyên màu sắc Saigon trên mặt hắn, phần còn lại cho tôi thấy một Tuấn khác, rất khác với cái vẻ diêm dúa của hắn trước đây.

“Cháu tao đâu?” Hắn hỏi tôi khi mới vừa đặt chân lên thềm cửa. Và không đợi tôi trả lời, Tuấn đi thẳng vào buồng trong. Cả nhà nằm la liệt dưới đất. Lúc đó Quỳnh đang bế con ngồi trên chiếc giường độc nhất trong phòng.

“Trời đất! Nhà gì mà đông dữ vậy? Quỳnh, em có khỏe không?” Hắn hãi hùng ra mặt trước cảnh tượng nhà tôi.

“Cám ơn anh, em khỏe!” Quỳnh trả lời chậm rãi. Nhưng tôi thấy mắt cô ngó chăm vào quần áo và dép râu của Tuấn như nhìn một người từ hành tinh khác xuống.

“Anh làm cái gì vậy?” Quỳnh hỏi không kềm được ý nghĩ trong đầu.

“Tao làm cách mạng!” Hắn trả lời nhanh, gọn, tỉnh bơ như không.

“Hồi nào vậy?” Quỳnh hỏi tiếp. Tôi thấy cô cười nửa miệng.

Tuấn không trả lời. Hắn quay sang tôi:

“Thăng, mày có nghe tên ông Mười Tân không?”

“Không. Mà chi vậy?”

“Mười Tân là con ông bác tao. Ảnh làm lớn lắm. Tao làm việc cho ảnh từ hồi Hòa đàm Paris tới giờ. Sao? Mày thấy tao có giống cán bộ không?”

“Giống, giống lắm!” Tôi nói cho qua chuyện.

Tuấn bỗng đập mạnh lên vai tôi, liếc mắt nhìn ông anh và bà chị và đám cháu tôi ra dấu hỏi.

“Ông anh tôi và gia đình từ miền Trung mới chạy vào. Còn hai đứa cháu tôi là sĩ quan vừa mới rã ngũ.” Tôi giới thiệu.

Tuấn gật gù, nói giọng lên lớp.

“Tôi khuyên các anh nên đi trình diện ngay. Cách mạng vừa ban hành chính sách khoan hồng cho ngụy quân, ngụy quyền. Trình diện sớm, an tâm sớm. Rồi còn về nhà mà làm ăn sinh sống chớ!”

Cả nhà không ai nói tiếng nào. Mấy đứa cháu tôi nghiêm mặt lại. Ông anh tôi trở mình, đổi thế ngồi. Tuấn thở dài.

Tuấn thở dài. Cả một nhà ngụy rặt thế này thì làm sao...”

“Ông là loại người gì vậy?” Đột nhiên thằng cháu tôi đứng bùng dậy bước thẳng tới trước mặt Tuấn hỏi.

“Đừng Dũng!” Tôi ngăn. Nhưng Dũng đã nắm cổ áo Tuấn.

“Dép râu hả? Nói thêm một tiếng nữa, tôi không tha đâu.”

“Đừng Dũng!” Tôi lập lại.

Dũng thả cổ áo của Tuấn ra, phủi hai tay vào nhau, trở lại chỗ ngồi. Quỳnh vẫn bế con ngồi trên giường, mắt mở lớn nhìn cảnh tượng bất ngờ. Tuấn vuốt lại cổ áo, sửa gọng kính trên mũi, mặt tái xanh.

“Anh về nghe Quỳnh.” Hắn từ giã cô em gái giọng ngọt ngào. Và trước khi bước ra khỏi phòng, hắn nói trống trơn.

“Xin chào!

Tôi kéo chốt cổng nhường lối đi cho Tuấn, nhưng hắn không bước ra ngay.

“Mày cấp bậc gì trong quân đội?” Tuấn bất ngờ hỏi tôi.

“Chi vậy?”

“Hỏi cho biết vậy thôi!”

“Tôi chỉ là khóa sinh dự bị sĩ quan học chín tuần ở Quang Trung, rồi được biệt phái về bộ!”

“Biệt phái?” Hắn chặc lưỡi. “Khó dữ. Sĩ quan tác chiến thì còn đỡ, chớ mà biệt phái thì gay lắm...”

“Tại sao?” Tôi hỏi.

“Sĩ quan thì chỉ biết đánh nhau thôi. Chớ còn biệt phái là dòm ngó người ta, là tình báo, là CIA... Tao sợ mày bị qui vào thành phần có nợ máu nhân dân...”

Tôi đứng cứng người. Gần nửa tháng nay, kể từ ngày Saigon đổi chủ, tôi có nghe người này người nọ nói điều này điều kia, phần lớn là suy giải chớ không có cái lối chĩa vào mặt như thế.

“Đừng lo, tao biết. Thứ người đi trên mây như mày thì CIA cái chó gì. CIA thứ thiệt cũng chẳng ngu gì xài mày. Thôi tao về. Bữa nào tao đưa đồng chí Mười Tân tới thăm Quỳnh.”

Trời ơi đồng chí hắn làm tôi ngộp thở.

Bước xuống hẻm, hắn cúi đầu mở khóa xe đạp rồi leo lên yên nhún nhún.

Hắn làm tôi ngạc nhiên thêm một lần nữa. Chiếc xe Volswagen đời 75 của hắn đã giấu biến chỗ nào. Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.

(Còn tiếp)


 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 81988)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37835)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73657)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77473)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36123)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40377)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75452)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39169)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34049)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36871)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69106)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39291)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80502)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73983)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65654)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33820)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42861)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38573)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46331)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71682)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34502)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78416)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68723)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66801)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76170)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38703)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81365)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76738)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?