Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ II)

10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 15620)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ II)



nguyenxuanhoangbuivarac1992-content


Kỳ II


Bà Phan và Uyên đã đi Mỹ đúng vào sáng Thứ Bảy, Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba. Tôi còn nhớ rõ số ngày tháng này bởi vì Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ. Chấm dứt trên lý thuyết thì đúng hơn. Bởi vì trong ngày đó - mà sau này đọc trên tờ Chính Luận tôi mới biết thêm rằng trong khi Tổng Thống Nixon mở đầu bài diễn văn gửi nhân dân Mỹ bằng câu “một kỷ nguyên mới của hòa bình cho nhân loại bắt đầu...”; khi mà tại căn cứ Tân Sơn Nhất các phi công Mỹ xô nhau tung mũ phi hành lên trời, vỗ vào lưng nhau, chuyền cho nhau chai rượu Cognac để tu và vừa cười vừa la lên: Chiến tranh hết rồi, chúng ta trở về nhà...; khi mà tại Sài Gòn hàng chục ngàn tín đồ Phật giáo và Thiên Chúa giáo đến chùa chiền và thánh đường cầu nguyện cho hòa bình... thì con đường quốc lộ từ tỉnh về thủ đô Sài Gòn bị cắt trên ba chục cây số, và cả chục xe vận tải đụng phải mìn,... tại Tây Ninh cuộc đụng độ kéo dài ba mươi tiếng đồng hồ đã khiến quân Bắc Việt để lại trên chiến trường ba trăm xác chết,... tại cửa bể Sa Huỳnh, tại vùng đồng bằng gần Đồng Tháp và rừng U Minh, tại đồn Ban Hét... nơi nào cũng có chạm súng. Chỉ hai ngày sau cuộc ngưng bắn chính thức được loan báo quân cộng sản đã mở ba trăm ba mươi bốn cuộc tấn công.

Sau ngày bà Phan và Uyên bỏ Việt Nam ra đi hơn hai năm trời nay, tôi chỉ nhận được có hai lá thư viết từ tiểu bang Virginia thuộc thành phố có tên là McLean. Tôi không có dịp trả lời. Và sau đó tôi cũng không có dịp nhận thêm một dòng chữ nào khác.

Buổi sáng đầu tiên của một Sài Gòn vừa chết, cái thói quen mở radio đã làm tôi giật thót. Một âm điệu hoàn toàn khác lạ chói tai buốt óc vang lên. Tôi có cảm tưởng như mình đang nghe một ca khúc Trung Hoa được người Tàu hát bằng tiếng “Việt chệt”. Nó lơ lớ ngọng ngọng. Nó là một bài ca của kẻ chiến thắng đòi người thua phải trả bằng máu, và xương, và thịt.

Tất cả đều đã đổi khác.

Đường phố đầy người. Tù chính trị cộng sản, thân cộng, thiên cộng đã được thả hết, nhưng cùng lúc tù hình sự cũng tuôn ra theo. Ở nhiều ngả đường những người tù hình sự có thể cúi xuống nhặt một khẩu súng. Và họ tự đeo lên cánh tay một băng vải đỏ, lấy một chiếc xe jeep nào đó nằm ở lề đường, lái nghênh ngang giữa phố bóp còi inh ỏi. Họ tự cho mình là dân quân cách mạng và họ cướp bóc, dọa dẫm người khác.

Thiếu người cảnh sát công lộ, các đường phố trở nên hỗn loạn, mạnh ai nấy đi. Những ngọn đèn lưu thông xanh-vàng-đỏ ở các ngã tư tắt ngúm như một người câm.

Tôi đến trường theo thông cáo trên đài phát thanh. Cửa đóng kín. Nhưng bên trong lúc nhúc những người bộ đội xúng xính trong những bộ quần áo màu xanh, những quần áo quá mới không vừa cỡ, khiến người ta có cảm tưởng như họ được phát chỉ để mặc trong ngày này do sự chuẩn bị đã được tính toán từ trước.

Tôi không đứng một mình. Sau tôi còn một số đồng nghiệp cũng vừa kéo tới. Bác Phẩm, người cai trường, mọi khi vẫn mở cổng cho giáo sư vào, hôm nay đã biến mất. Một người bộ đội trẻ đang mang súng đứng gác. Thấy chúng tôi tập trung trước cổng càng lúc càng đông, anh ta xốc súng đến cổng hỏi giọng trống trơn:

“Muốn gì?”

Anh Lương, giáo sư môn Công Dân, người đồng nghiệp lớn tuổi nhất trường, nói nhỏ nhẹ:

“Chúng tôi là giáo sư nhà trường. Đài phát thanh thông báo chúng tôi có buổi họp sáng nay.”

“Sao không nói!”

Anh ta xẵng giọng, kéo chốt cửa hông, đứng qua một bên để chúng tôi từng người một xuống dắt xe vào.

 

Gần như toàn thể thầy giáo của nhà trường tập trung đầy đủ ở phòng giáo sư.

Mọi người lặng lẽ ngồi xuống ghế hình vòng cung quanh bàn. Tôi có cảm tưởng trong cách ăn mặc của mọi người có một điều gì như khác trước đây. Không khí trầm lắng, thiếu tiếng cười và những câu pha trò buổi sáng mà tôi vẫn thường nghe quanh ấm trà.

Giải phóng rồi
Cách mạng thành công rồi
Hòa bình rồi
Từ nay đất nước đã sạch bóng quân thù
Mỹ đã cút, ngụy đã nhào.
...

Một ông to béo nói giọng Nam tự giới thiệu là đại diện Sở Giáo Dục của cách mạng đến nói với chúng tôi bằng những từ ngữ kiểu loại đó.

Giữa những người gọi là “cách mạng” gầy yếu mỏng và nhẹ tênh, ông đại diện này có phần nặng ký. Mới đi Tiệp về, chuyên ngành giáo dục. Và cũng trong phần nói chuyện đó, ông cán bộ béo mập trân trọng giới thiệu Lê Hiên, tân hiệu trưởng nhà trường cách mạng và Trần Nguyên, giáo sư phụ trách môn Vạn Vật của nhà trường từ nhiều năm nay, sẽ là người phụ tá cho Lê Hiên.

Lê Hiên trước kia là thầy giáo dạy môn Pháp Văn, nhưng do hoạt động cộng sản nên bị bắt và đưa đi Côn Đảo. Tôi không quen Hiên, anh ta bị bắt trước khi tôi được bổ nhiệm về trường này. Lê Hiên là người vừa về từ Côn Đảo. Còn nhân vật Trần Nguyên vốn là người ít nói, ít cười, tính tình hiền lành, nghiêm nghị. Tuy vậy anh ta có dáng đi tất bật vất vả. Người anh gầy và mỏng như Lê Hiên. Và cũng giống như Lê Hiên, một con người nói năng từ tốn, chậm rãi, khoan thai, Nguyên không có cái vẻ của một tên xu thời hùa theo tình thế để hù dọa anh em. Lê Hiên nói đã chậm, nhưng có lẽ anh ta suy nghĩ còn chậm hơn.

Nghe và nhìn Lê Hiên nói người ta có cảm tưởng như anh đo lường cân nhắc từng chữ, từng lời, từng động tác. Có những câu bị cắt nửa chừng vì chưa tìm ra được chữ thích hợp, tôi thấy Lê Hiên loay hoay với điếu thuốc: vấn, châm lửa, hít, thở khói... tìm ra chữ rồi mới nói tiếp.

“Ở Đông Đức khi cách mạng thành công,” Lê Hiên nói, “người ta không cần thầy giáo giỏi. Người ta cần một người trung kiên có lý tưởng cách mạng hơn là người có chuyên môn. Tôi lấy thí dụ thế này cho dễ hiểu. Nếu chẳng may người giáo viên có viết chữ Bát Hồ “T” chớ không phải Bác Hồ “C” thì cũng chẳng sao. T hay C để tính sau, trung thành với cách mạng trước đã.”

“Hôm nay các anh chị có thể ra về, nhưng kể từ ngày mai nhà trường sẽ vẫn mở cửa như thường lệ. Cách mạng muốn thông báo cho các anh chị em biết để yên tâm. Cách mạng sẽ xét từng trường hợp và lưu dung các anh chị. Các anh chị nhớ cho, lưu dung chớ không phải lưu dụng đâu. Cách mạng dung tha các anh chị về tội đào tạo một thế hệ phản động duy tâm, duy linh. Cách mạng thừa người, không bắt buộc phải dụng các anh chị đâu.”

Rời phòng họp, không về nhà ngay, tôi đi dọc hành lang vắng nhìn sân trường không một bóng học sinh, tôi thấy mình bơ vơ. Những người bộ đội ngồi tựa lưng vào tường dãy phòng hành chánh bên phải, quân trang quân dụng đặt dưới chân. Cuối hành lang trái, tôi dừng lại. Cánh cửa lớp hé mở. Như bị một sức hút. Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào. Trên tấm bảng màu xanh tôi thấy tên một tác phẩm của một nhà triết học Tây phương viết bằng phấn trắng. Chính là nét chữ của tôi. Tôi nhớ ra rồi. Bài giảng cuối cùng của một môn học trong những nhà trường xứ sở tự do.

“Thưa thầy!...”

Bất ngờ tôi nghe một giọng nói từ dãy bàn cuối lớp. Tôi giật mình quay lại. Những dãy bàn trống, ánh nắng chiếu qua cửa sổ lá sách không sáng lắm nhưng tôi có thể nhận ra ngay, một học sinh đang ngồi ở đầu bàn chót. Đứng bên cửa sổ, tiện tay tôi vặn chốt mở tung cửa. Ánh sáng tràn vào trên một khuôn mặt trẻ trung ràn rụa nước mắt.

“Kiệt!”

(Còn tiếp)


24 Tháng Mười 2020(Xem: 11352)
Căn nhà như chiếc áo rách toang Mưa tuôn, gió thổi sẽ tan hoang Tôi thân các cháu chờ người cứu Xin trời thương xót kiếp cơ hàn.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12047)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 11540)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12199)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 10075)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 12498)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 12370)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 11487)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13131)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 12648)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 13835)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 12154)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 11197)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12870)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 11937)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 14652)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 11361)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12153)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 10965)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 11081)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 12843)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 12678)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9332)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8756)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 13204)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 14019)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 12577)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...
09 Tháng Tám 2020(Xem: 11821)
Con tạ ơn Thầy Cô đã cho chúng con qua sông yên bình, cho chúng con có căn bản đạo đức và kiến thức làm người hữu dụng. Ở nơi xa không thể về đốt hương tưởng niệm. Con xin kính gửi đến Thầy cô tất cả lòng kính yêu trân trọng nhất.