Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hoàng Duyên - NGUYỄN XUÂN HOÀNG: Chàng Tỳ Kheo Giữa Phố Đông Người

08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 42436)
Nguyễn Hoàng Duyên - NGUYỄN XUÂN HOÀNG: Chàng Tỳ Kheo Giữa Phố Đông Người


Nguyễn Xuân Hoàng: Chàng tỳ kheo giữa phố đông người

(nguồn: báo Cali Today online)
Cali Today News - Trong một mẫu giai thoại thiền, hai chú tiểu ở hai thiền viện lân cận ngày nào cũng gặp nhau trên đường đi chợ. Đối thoại giữa các thiền sinh, nhiều khi được xem như một định mức về trình độ chứng ngộ trong quá trình tu tập. Một sáng gặp nhau, chú thứ nhất hỏi:
“Sư huynh đi đâu?”
Chú tiểu kia đáp: “Tôi đi đến nơi nào hai bàn chân đưa tôi tới.”
Không biết cách trả lời, chú tiểu thứ nhất về hỏi sư phụ mình, sư bảo: “Lần tới con hỏi hắn nếu không có chân thì hắn sẽ đi về đâu?”
Chú tiểu hí hửng chờ sáng hôm sau, vừa gặp nhau đã lên tiếng:
“Sư huynh đi đâu?”
“Tôi đi đến nơi nào gió dẫn tôi đi.”
Chú tiểu lúng túng, quay về hỏi thầy. Sư mắng: “Sao con ngu thế, sao không hỏi nếu không có gió thì hắn sẽ đi đâu?”
Sáng hôm sau, vừa gặp thiền sinh kia, chú tiểu vồn vã:
“Sư huynh đi đâu?”
Thiền sinh đáp hồn nhiên:
“Tôi đi chợ mua rau.”
*****



Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm. Đám học trò chúng tôi còn được biết ngoài việc giảng dạy, anh còn viết văn, làm thơ, làm báo. Chúng tôi rất ngưỡng mộ ông thầy tài hoa và phong độ ấy, ngay cả những đứa không phải là học trò anh, như tôi chẳng hạn.

blank
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng trầm ngâm bên cốc café trong một quán lề đường ở San Jose.
Photo: Nguyễn Dương
Khoảng giữa thập niên 60, sinh hoạt âm nhạc và thi ca trong giới sinh viên đại học Saigon tưng bừng nở rộ. Cũng trong thời gian này, tư tưởng thiền học ảnh hưởng rộng khắp trong văn chương, thi ca và âm nhạc miền nam. Theo giòng lũ của phong trào, tôi tìm đọc Thiền Luận của Suzuki, đọc Bát Nhã, đọc A Hàm, Lăng Nghiêm qua diễn giải của Tuệ Sỹ và vài thiền giả khác. Đọc thì nhiều nhưng khi ấy chẳng hiểu bao nhiêu. Tôi như một chú tiểu quét sân chùa đi lạc vào Tàng Kinh Các, thấy sách nào cũng ham cũng đọc, rồi bị hội chứng đa thư loạn tâm, sách nhiều tâm rối. Tôi bị tẩu hỏa nhập ma mà không biết.
Cuộc hành trình tư tưởng tự nhiên đưa tôi đi tìm lối thoát qua thơ văn thiền học. Tôi đọc Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng … Và tôi đọc Nguyễn Xuân Hoàng.
Từ xa phố chợ đến giờ
Chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
Hoang vu chín đến độ thèm
Lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường
Mù sương phố núi mù sương
Nhịp buồn hút gió hồn nương núi rừng
Chuyện linh hồn với bản thân
Bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao…
Giai điệu thơ làm thư giãn những quanh co trong ý thức, nhưng nỗi băn khoăn vẫn đó. Tôi như một sa di còn quanh quẩn với câu hỏi tham sân tranh thắng “sư huynh đi đâu?” Và câu trả lời dường như không, như có. Tôi đi theo bàn chân tôi bước, vào núi mù sương, vào rừng hút gió…

blank
Những nhà văn, nhà nghiên cứu ở hai miền Nam Bắc California đến thăm anh Nguyễn Xuân Hoàng.
Photo: Nguyễn Dương


*****
Sang Mỹ, tôi lại được đọc văn anh Nguyễn Xuân Hoàng trong bối cảnh khác. Một lần xuống quận Cam, Nam California, anh Đinh Quang Anh Thái trao tôi mấy quyển sách và tạp chí. Ở những trang cuối của Tháng Ba Gãy Súng, tôi đọc thấy lời bạt anh Hoàng viết cho Cao Xuân Huy. Hỏi thăm, Thái cho biết anh Hoàng đã qua đến Mỹ, có lẽ cùng khoảng thời gian Thái và tôi được định cư tại Mỹ từ đảo Galang, Indonesia. Thái hỏi tôi có quen anh Hoàng? Tôi đáp tôi biết anh, chứ không quen. Thái cho biết anh Hoàng lúc ấy đang làm tổng thư ký cho báo Người Việt và Thái tìm thêm cho tôi những tạp chí có bài anh viết.
Sau bao thăng trầm dâu bể, nơi chốn và thời gian có khác, nhưng giọng văn miên man của anh vẫn thế. Anh viết về mọi người mọi việc, về một người bạn cũ, về một cô bé không quen, về một gã không tử tế làm mất ngon ly cà phê và làm muộn phiền một buổi chiều thứ sáu, về một cuộc chia xa, tất cả với cái văn phong tự tung tự tại của anh. Anh gợi tôi nhớ đến một câu hát lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy: “…Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu, cho tình cứ úa phai mau, cho người cứ mãi phụ nhau.”
Trong một bài viết của anh, anh có trích hai câu thơ của Đỗ Trung Quân:
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Câu hỏi ấy cũng là câu hỏi ngu ngơ tôi muốn hỏi anh: qua mạch suối văn mang mang bất tuyệt, anh chở những loanh quanh khúc mắc của tôi về bến bờ nào?

*****


Mãi đến những năm đầu của thập kỷ 2000, tôi mới có cơ duyên gặp anh. Trong khoảng thời gian anh Hoàng là Tổng Thư Ký của tờ Việt Mercury, rồi kế là chủ bút của tờ Việt Tribune, qua những lần trao đổi về những bài tôi viết cho hai tờ báo này, tôi có nhiều dịp để trò chuyện, và qua đó biết về anh.
Anh lớn lên trong thế giới của những người làm báo viết văn, nhưng anh cho tôi cái cảm giác anh là một người rất giản dị, rất đời thường. Bằng hữu và những người quen biết anh hầu như ai cũng chia sẻ điều cảm nghĩ này. Anh đối đãi mọi người, thân cũng như sơ, bằng một trìu mến rất thật, rất trong sáng. Theo cách nói của Đinh Quang Anh Thái, thì anh Hoàng là một người tử tế.
Vài lần, tôi muốn hỏi anh về những điều anh viết, nhưng câu chuyện cứ theo dòng chảy tự nhiên, nên câu hỏi “sư huynh đi đâu?” chưa lần nào tôi có dịp hỏi. Theo ngày tháng dần dà, biết về anh nhiều hơn, một hôm chợt nhận ra câu hỏi trên không còn cần thiết nữa. Qua cung cách bình thản, thái độ an hòa dung dị của anh, tôi chợt nhìn thấy vóc dáng của một tỳ kheo thõng tay vào chợ. Giá có hỏi, tôi sẽ như chú sa di hụt hẫng với câu trả lời rất hồn nhiên của anh - “tôi đi chợ mua rau.”
Hôm đến thăm anh cùng với các anh trong tờ Người Việt đến từ Quận Cam, anh Đỗ Quý Toàn có mang theo tặng anh một ấn bản “Đứng Vững Ngàn Năm” mà anh Toàn mới vừa xuất bản. Hôm ấy anh không được khỏe, nhưng tình bằng hữu đã khiến anh vui, tiếng anh cười nói vang vang. Anh em muốn chụp ảnh lưu niệm, anh không chịu ngồi, và đứng lên, tay nâng quyển sách và nói: “Phải Đứng Vững Ngàn Năm cho có khí thế chứ!”
Lần này, trong không khí vui và thân tình như thế, tôi có dịp hỏi anh một điều mà tôi vẫn thắc mắc, nhưng không phải là câu hỏi “sư huynh đi đâu?” Tính tình khiêm tốn giản dị, anh Hoàng không thích có hình ảnh của anh đăng trên báo chí.
Thế nhưng thời gian tôi viết cho báo của anh, anh cứ thúc tôi gửi hình để anh đăng. Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề.
Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
Tháng 9, 2013
Nguyễn Hoàng Duyên


10 Tháng Năm 2022(Xem: 5868)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6738)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6368)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 10539)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8837)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5713)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 8105)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 12825)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5927)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 6073)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 9140)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8735)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6687)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6530)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6628)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 10083)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 10119)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 11171)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 12024)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10422)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 11230)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10416)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 10452)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 11178)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 10722)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9650)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 9622)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?