Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tôi đọc Nước Mắt của Rừng của Amai B’Lan

06 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 69712)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tôi đọc Nước Mắt của Rừng của Amai B’Lan

Tôi đọc Nước Mắt của Rừng của Amai B’Lan

 

Nguyễn Văn Lục


nuocmatcuarung-large

 

Có lẽ cuốn sách đầu tiên viết về người Tây Nguyên là cuốn của linh mục truyền giáo Pierre Dourisbourg, thường được gọi là cố An. Ông sinh ngày 19 tháng năm 1825, tại Briscans, miền Tây Nam nước Pháp, gần biên giới Tây Ban Nha.

Ông đã tình nguyện gia nhập Hội Truyền giáo Ba Lê và được phái vào hoạt động trong Địa phận Đàng Trong, tức Trung bộ Việt Nam để xây dựng một cơ sở truyền giáo nơi các dân tộc Thượng Du. Trong số các vị thừa sai cùng với cha Pierre Dourisbourg, đã không người nào có cơ hội sống sót quá 10 năm nơi những miền đất rừng thiêng nước độc chịu đựng mọi hiểm nguy như: thú dữ, bệnh tật, khó nghèo này.

 Vậy mà P. Durisbourg đã đứng vững được trong suốt 35 năm. Sau đó ộng mang bệnh như sốt rét rừng, kiết lỵ và có thể nhiều tật bệnh khác do nước độc ảnh hưởng tới gan ruột nên chữa không khỏi phải về Pháp. Và khi tầu cập bến cảng Marseille được ít hôm thì ông qua đời ở tuổi 65.

Vào năm 1929, tức 39 năm sau ngày qua đời. Hội thừa sai Ba Lê mới cho ấn hành cuốn Hồi ký mang tên: Les sauvages Banhars.

Cuốn hồi ký này sau đó đã được dịch sang Tiếng Việt với nhan đề: Dân Làng Hồ, năm 1972. Tôi đã đọc xong cuốn Hồi ký này và phải thú nhận không khỏi xúc động về sự hy sinh vô bờ bến của các thừa sai đầu tiên đến Tây Nguyên.

Cuốn sách này chẳng những có giá trị tài liệu có một không hai về tập tục, tín ngưỡng về bệnh tật, về các thần linh, về con người, về sinh hoạt làm ăn của dân Tây Nguyên.

Nó còn giúp những người trí thức có thói quen xếp hàng chế độ thuộc địa đến Việt Nam song song với sự truyền giáo đạo Thiên Chúa Giáo. Nó cho thấy rắng những vị truyền giáo này đến Tây Nguyên không phải với cái tâm địa xâm chiếm và vụ lợi, phục vụ cho chế độ thực dân Pháp vốn đến sau họ hơn hai thế kỷ.

Tôi ước mong cuốn sách này được in lại một cách đẹp đẽ và được phổ biến rộng rãi mà tôi xin trách nhiệm edited lại nó trong một văn phong dễ hiểu hơn và truyền cảm hơn sau hàng gần thế kỷ bị bỏ quên! Ước vọng này được gửi đến bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này!!

 Cuốn sách thứ hai mới hơn- Có nhan đề Miền đất huyền ảo- một cái tên truyện đã được dịch giả ảo diệu hóa cuốn sách của Jacques Dournes-. Thật ra cái tên thật của cuốn sách là: Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương- Populations montagnardes du Sud- 1950, do nhà văn bất đồng chính kiến Nguyên Ngọc dịch. Cuốn sách này chắc có thể kiếm được không mấy khó khăn ở Sài Gòn, và cũng có thể đọc được trên diễn đàn talawas http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=501&rb=08

Tôi thật ngạc nhiên lắm khi đọc cuốn Nước Mắt của rừng, tác giả tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã chịu khó tìm đọc cả hai cuốn sách trên và trích dẫn trong sách của mình!!

Những tài liệu như thế thường chỉ để dành cho những người làm biên khảo

Ở tuổi ấy người ta tìm đọc thơ văn truyện sáng tác!! Tác giả như đi ngược dòng- tác giả quả thực có trang bị một một hành trang trí thức tạm đủ về Tây Nguyên, đồng thời tình nguyện về Tây Nguyên sống chung với người dân thiểu số.

Phải là người có bản lĩnh và cung cách thế nào mới có thể làm được điều đó?

Đồng thời tác giả tỏ ra thất vọng vì những điều viết ra trong hai cuốn sách trên vỉìnó không đúng với thực tại bây giờ. Điều đó hiểu được, vì các thừa sai khi đến với các dân tộc Tây Nguyên thì họ còn nắm bắt được tính nguyên trạng (état brut), tính sơ khai nguyên thủy- điều mà nhà nhân chủng học Claude Levy Strauss gọi chung là Pensée sauvage, tư tưởng hoang dã.

Đó là những nét đẹp của Tây nguyên, cùa núi rừng thời xa xưa.

 Tất cả hai cuốn trên về giá trị tài liệu sống thực- tài liệu đầu nguồn- về con người Tây Nguyên thật vô giá!! Mà tôi nghĩ bất cứ ai cũng nên tìm đọc để hiểu rõ những người anh em thiểu số mà theo tác giả Amai B’Lan thì hiện nay họ đang bị hủy hoại bởi những tham vọng du lịch sinh thái làm biến chất họ.

Thật đau xót cho họ và vì thế mới có: Nước mắt của rừng. Thay vì lý luận, thay vì phê phán, tố cáo mạnh mẽ những kẻ đang phá hoại sinh thái rừng. Tác giả dùng giọt nước mắt người con gái chỉ để khóc.- Khóc cho rừng- khóc cho Tây Nguyên- Khóc cho con người- Khóc cho thiên nhiên!!

Nếu các vị thừa sai thống hiểu được những nỗi khốn cùng của người dân Tây Nguyên thì nay Amai B’Lan hiểu được nỗi khốn khổ biến chất của họ.

Nước mắt của rừng là để khóc cho sự mất mát đến không thể cứu vãn được nữa về những giá trị tinh thần và tâm linh của người dân tộc đã bị thương mại hóa!! Sẽ không bao giờ trở lại những cô gái miền sơn cước ăn mặc theo lối cổ truyền! Các cô không mặc váy để hở ngực trần- tắm suối nữa-.

Các cô gái sơn cước bây giờ mặc quần Jean- ngực trần để phô bầy một mời gọi phái tính. Các cô không còn vất vả đi chân đất, cái gù sau lưng đi nhặt măng rừng. Cuộc sống hôm nay son phấn hơn và lòe loẹt hơn mà nghề chính của các cô là làm điếm!!

Nhất là từ đây, tinh thần Già Làng sẽ biến mất- mọi sự, mọi việc sẽ không còn như trước nữa.

Vâng- Không còn như trước nữa!

 

[1] Chú thích: Phần tài liệu thứ ba đã được tiểu thuyết hóa qua nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà rất nhiều truyện tôi đánh giá là về giá trị hư cấu là tuyệt vời như trong các truyện ngắn như:Những Ngọn gió Hua Tát, Truyện tình kể trong đêm mưa. Trong câu truyện này của Nguyễn Huy Thiệp- do làm giáo viên trên chợ Muong La..Đọc truyện này về sự trả thù của người dân miền Sơn cước, tôi không biết có chuyện nào hay hơn được thế không?

Về các chuyện của NHT, độc giả có thể tìm đọc trong các tuyển tập: Truyện ngắn NHT, Tác phẩm và dư luận... v.v...

Khi nghe anh Tưởng Năng Tiến và Phan Ni Tấn giới thiệu Nước Mắt của Rừng thì dù lúc đó chưa có tác phẩm trong tay, tôi đã vội mừng, vì tôi nghĩ, nó đã đáp ứng một số điều suy nghĩ của tôi bấy lâu nay.

Tôi đã có cơ hội đọc hai tác giả ở trên, nhưng chưa bao giờ được có cơ hội sống giữa núi rừng cao nguyên- để có một kinh nghiệm hiện sinh- về những người anh em thiểu số. Tôi vẫn thích câu nói: Hãy cầm lấy mà đọc vả tự mình đánh giá cuốn sách mỏng- không thể gọi là chuyện- của một tấm lòng của một cháu gái 18 tuổi- nhẹ nhàng và dàn trải tâm sự trong nỗi bất lực- muốn đánh thức lương tâm con người thời đại.

Nếu nói về mặt cống hiến cho văn hóa Tây Nguyên thì ở đây, tác phẩm của Amai B’Lan nó mang tính tố cáo- mặc dầu không chỉ đích danh thủ phạm-. Nhưng người đọc thửa hiểu tác giả đặt các người Kinh phải lãnh trách nhiệm đã hủy hoại sinh thái và toàn bộ nếp sống và sinh hoạt nguyên thủy của người Tây Nguyên do lòng tham muốn vơ vét tất cả mọi thứ về cho họ.

Tôi muốn nhấn mạnh cho rõ là Jacques Dournes không phải là vị thừa sai đầu tiên đến Tây Nguyên. Người đầu tiên được phái đến truyển giáo cho các dân tộc Ba-na là các cha Combes và cha Fontaine và Pierre Bourisboure. Đặc biệt có thày Sáu Do, người Việt Nam. Trong chương I có ghi như sau: Những toan tính đầu tiên để thiết lập cơ sở truyền giáo nơi các dân tộc Thượng. Cuộc hành trình khảo sát của thầy Sáu Do.

[2] Les sauvages Bahnars, Dân Làng Hồ, tác giả, LM Pierre Dousiboure, trang 5.

 Trong khi đó cách viết của Jacques Dourmes sau này mang đậm nét nghiên cứu, suy luận, phóng chiếu vào nếp sống Tây Nguyên để định chế và hệ thộng hóa các xã hội nguyên sơ như trong các nghiên cứu tiếp theo sau này như: Tôn gíao của người miền núi vùng Đồng Nai Thượng hay Rừng, đàn bà, điên loạn, hành trình qua miền mơ tưởng Gia Rai.

 Có thể nói Jacques Dourmes mang tính cách học giả hơn là một nhà truyền giáo.

Tôi đọc xong Nước Mắt của Rừng trong một chuyến đi ngắn ngày và nhận một thùng sách nhỏ cũng tại nơi đấy. Khi về, tôi vội vàng viết bài giới thiệu này. 

Hôm nay đã là đầu tháng ba, mùa xuân đang đến, tập sách như một đóa hoa đầu mùa.

Ngoài kia nắng đã lên.

Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ. Và như tác giả viết trong phần kết luận: Tôi thấy mình đang trôi đi trên một dòng sông, hai bên bờ, người Jrai mỉm cười vẫy tay chào.

Và tự thâm tâm, tôi mong mỏi tác giả sẽ còn đi xa hơn nữa trong các cuốn sách sắp tới. Tự nhiên, tôi cảm thấy hãnh diện lây về hành trình nhận thức của tác giả đã biết chọn cho mình một hướng đi, một mục tiêu để đi tới.

 

Mong tác phẩm được nhiều bạn đọc hưởng ứng đọc như một khích lệ cho tác giả!! 



[1] Chú thích thêm; Phần tài liệu thứ ba đã được tiểu thuyết hóa qua nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà rất nhiều truyện tôi đánh giá là về giá trị hư cấu là tuyệt vời như trong các truyện ngắn như:Những Ngọn gió Hua Tát, Truyện tình kể trong đêm mưa. Trong câu truyện này của Nguyễn Huy Thiệp- do làm giáo viên trên chợ Muong La..Đọc truyện này về sự trả thù của người dân miền Sơn cước, tôi không biết có chuyện nào hay hơn được thế không?

[2] Les sauvages Bahnars, Dân Làng Hồ, tác giả, LM Pierre Dousiboure, trang 5

10 Tháng Năm 2022(Xem: 5437)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6310)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6150)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 9618)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8350)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5325)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 7741)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 11968)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5438)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 5646)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 8513)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8011)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6175)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6033)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6206)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 9404)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 9385)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 10233)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 11069)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9508)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10328)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9558)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 9556)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 9988)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 9627)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9029)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 8961)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?