Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NghiemHai - KÝ ỨC VĂN NGHỆ

28 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 65936)
NghiemHai - KÝ ỨC VĂN NGHỆ


KÝ ỨC VĂN NGHỆ

kuvnghe-1-large

Sáng hôm nay, sau khi mở trang Ngô Quyền. Đọc qua bài viết của em T.Mai đã mất, trong bài văn ''Ngày tháng phôi phai'', có nhắc đến những buổi tập dợt và biểu diễn Văn nghệ cho trường. Kỷ niệm thời ấy lại tràn ngập trong tôi.

Thuở học trường Ngô Quyền là lúc tình yêu âm nhạc của tôi khá mãnh liệt. Mọi lời kêu gọi của các đàn anh phụ trách mục văn nghệ đều đã được tôi đáp ứng rất nhiệt tình. Lúc đó, tôi đã kịp làm quen với cây đàn guitar thùng dù cho tiếng đàn chưa nhuần nhuyễn và thánh thót, nhưng tôi cũng đã đủ hiểu và đệm game cho các bài nhạc, cũng đủ hiểu các ký tự game của C-D-E-F-G-A-B ( Đô trưởng, Rê.., Mi.., Fa.., Sol.., La.., Si..) và các game 7 phụ theo diễn biến của bài. Có lẽ đó là ưu điểm của tôi, kết hợp cùng giọng hát tàm tạm nên tôi đã được chọn? Tôi thì không dám đơn ca vì tự lượng sức mình chưa đủ nên vội tìm bạn đồng hành trong lớp có năng khiếu để ''hợp tác''!?

Bạn mà tôi nghĩ đến đầu tiên khi muốn thành lập ban tam ca là Tùng và Thành, bạn học chung trường lại là bạn nối khố của nhau thuở nhỏ cùng xóm. Nhưng do Tùng học trên và khác lớp nên phải bỏ ý định vì tiêu chuẩn là tiết mục của lớp. Chỉ còn Thành và một người bạn có mái tóc như tài tử, lúc nào cũng phết briantine bóng loáng, tém ngược ra sau là Ngô Khải Quân ''đẹp trai''. Thế là tôi tìm cách vận động, lôi kéo. Ban sơ là những cái lắc đầu nhè nhẹ. Tôi biết hai bạn cũng thích nhưng còn e dè vì đợt này là tập dợt để lên đài truyền hình trong chương trình ''Tiếng nói động viên'' của quân đội VNCH. Ngay chính bản thân tôi cũng có sự run rẩy. Huống chi là…? Cuối cùng, hai bạn đã phải đồng ý khi tôi cứ ''ỉ ôi khoai củ''!

Chúng tôi đăng ký bài tình ca ''Tình khúc cho em'' của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Bài đã được các đàn anh duyệt và cho tập dợt. Chúng tôi phải đón xe Lambretta lên bệnh viện Tâm thần BH hàng ngày trong hai tuần cuối để tập. Vì nơi tập hát cùng ban nhạc là một boong ke tròn, úp xuống đầu như một lò nung vào buổi trưa nên dù thích nhưng không còn hăng hái như lúc đầu. Chỉ còn tinh thần và lời hứa tham gia là giữ chân ban tam ca chúng tôi thôi. Quân thì nhà ở gần đó nên cũng đỡ khổ! Tôi và Thành ở trong thành phố. Sáng sớm lên tập thì không sao, từ 10g đổ đi là vừa hát vừa đưa tay gạt mồ hôi đầy mặt. Nhiều hôm ham chơi và muốn ở nhà, tôi và Thành trốn tập làm cho anh trưởng ban mà giờ tôi đã quên tên, chỉ nhớ anh có cặp mắt kiếng gọng trắng, khuôn mặt hiền lành và đầy nhiệt tâm lo lắng cho toàn bộ chương trình lo sốt vó, cứ nghĩ là chúng tôi bỏ cuộc. Qua ngày sau gặp lại, anh không hề la mắng vì anh cũng đã cảm nhận được độ nóng trong cái boong ke ấy. Anh cũng đã từng mồ hôi ướt đầy áo khi dàn dựng và chỉ dẫn các tiết mục. Anh cứ ôn tồn và như năn nỉ chúng tôi dù anh mệt hơn gấp trăm lần. Giờ đang ngồi viết những giòng này, tôi vẫn còn cảm giác thật ân hận với anh và vẫn muốn xin lỗi anh vì cái sự quên tên dù trong trí vẫn nhớ rõ như in khuôn mặt đeo kính tội nghiệp của anh!

''Tình khúc cho em'', một bản nhạc thời thượng mà nam và nữ sinh Ngô Quyền ngày ấy đều yêu mến trong thập niên 70. Khi hát lên, bản nhạc như đưa những tâm hồn mới chớm mộng mơ tuổi học trò vào chuyện tình yêu. Cái tình yêu còn như e dè che dấu, còn như rung động lén lút và còn như lấm lét đôi mắt trao nhau. Tôi còn nhớ là mình cứ thắc mắc mãi: “Tại sao cô bạn gái cùng học chung trường ấy, cũng có chất giọng thật hay, lại không tham gia kỳ hội diễn lớn này nhỉ? Mà nếu có ''người ấy'' tham gia thì chắc chắn chất giọng của tôi sẽ run hơn nhiều và có phấn khích hơn khi đi cùng chuyến? Lại nhớ đến bạn Nhơn của lớp tôi, một tay guitar cự phách với giòng nhạc đệm hay hòa tấu cổ điển mà tôi đã có cảm giác thèn thẹn khi nghe tiếng đàn điêu luyện của bạn, với những ngón tay thoăn thoắt, chạy trên dây các bài classic mà bạn tấu lên. Các ngón búp măng đều tắp những móng nhọn tròn đều nhô ra, trắng muốt sạch sẽ và thật đẹp. Thú thực, khi thưởng thức, tôi thường ngắm nhìn những ngón tay đẹp của Nhơn vì bàn tay ngăn ngắn cục mịch của tôi khi đàn trông thô thiển lắm! Tôi đã từng thầm bực với Trời Đất, sao không cho tôi bàn tay thuôn thả để dễ bấm phím và nó làm tiếng đàn nghe còn ngang ngáng lắm, hơn nữa kiến thức âm nhạc của tôi lúc đó chưa nhiều. Có thể nói, tôi say mê tiếng đàn của Nhơn và thường bắt bạn đánh cho mình nghe. Nhơn cũng thích hát chung với bọn tôi bài hát tình ca ấy mỗi khi tập tại trường và tỏ ý muốn gia nhập. Do nể bạn nên bọn tôi không dám ngăn. Giọng của bạn ấy không hay, không phù hợp với chúng tôi lúc hòa âm. Nhưng chúng tôi cũng không dám nói gì cho đến khi lên đường. Ban tam ca giờ đang biến thành tứ ca ''bất đắc dĩ''!

Ngày đem chuông đi đấm … đài Truyền hình đã tới. Toàn bộ lực lượng gồm nam lẫn nữ tập trung về trường vui như ngày hội. Hai chiếc xe đò to tướng bắt đầu chuyển bánh trước bao cặp mắt như khao khát dõi theo của bạn toàn trường, từ những ô cửa sổ các lớp học.Nhìn theo cho đến khi xe lăn bánh.

Đến đài Truyền Hình Sài gòn thì đã quá trưa. Mọi người tập trung trong một ngôi trường thì phải? Đối diện với đài TH, đi sâu vào con ngõ nhỏ. Cơm hộp và bánh mì nhận thịt kèm chai nước khoáng đã được phân phát. Tôi vì hồi hộp nên không dám ăn nhiều. Chắc muốn giữ giọng? Và cũng tại đây, tôi lấy hết can đảm để thông báo cho Nhơn ý muốn của nhóm là chỉ tam ca thôi. Bạn Nhơn hơi tái mặt và không nói gì! Chúng tôi thì có cảm giác bất nhẫn nhưng phải thế thôi. Phải bảo đảm cho bài hát thành công lần đầu tiên và duy nhất trong đời và sẽ phát trên truyền hình. Mọi việc rồi cũng qua!

Sau giấc trưa oi nồng mà có ai ngủ được đâu? Cả đoàn lục tục kéo qua bên đài Truyền hình. Thời điểm đó, tôi nhớ là không có phòng make up. Chỉ có nhóm nữ tự phát mang theo son phấn và trang điểm cho nhau. Đã đến giờ diễn. Tam ca chúng tôi diễn sau vài tiết mục. Được dịp ngay sau đó, tôi rủ Thành và Quân ra bên ngoài tập lần cuối.

Vào phòng quay là tim bắt đầu đập mạnh! Mặt mũi ba đứa chỉ lau sơ cho sạch sẽ. Chàng Quân nhà ta lúc nào cũng nổi bật nhất với mái tóc đình đám. Anh Quang nhà thơ, người anh hợp tác với trường đã có mặt sẵn tại đó, đã hỏi chúng tôi: “ Bài của tam ca có cần quay thử để xem sao không?” “ Dạ thôi! Khỏi ạ.” Chúng tôi ỷ y trả lời không cần suy nghĩ. Chính vì tự tin quá nên tôi đã phải ân hận sau này khi xem phát hình. Ngày đó tôi không dám ở lại trong xóm. Tôi rủ Thành lên nhà bạn Long gần trường, bạn là con của vị Đại tá tỉnh trưởng Long khánh. Chúng tôi hồi hộp và có chút mắc cở ngồi chờ. Giờ phát hình đã đến. Những tiết mục diễn của các chị và các bạn đều hay và suông sẻ. Đến phần tam ca chúng tôi. Ồ! Đây rồi. Tôi ôm đàn trông sao ngơ ngác quá? Bạn Thành sao không ngửng lên mà lại cứ nhìn đàn? Bạn Quân thì mặt sao tai tái? Tiếng đàn và hát đã vang lên. May mắn là phần hòa ca điệp khúc do tôi đi bè thành công trong mong đợi. Chỉ có đỏ rần rần mặt mũi khi nhìn cái cách tôi gảy đàn. Những ngón tay cứng ngắc, thô thiển đưa lên đưa xuống theo nhịp bài tình ca. Mặt tôi như muốn độn thổ xuống sàn nhà Long. May là cả gia đình Long không ai cười về chuyện đó. Chỉ khen tam ca hát hay! Thế là thoát nạn và thấy tự tin trở lại. Về lại xóm thì chỉ toàn nghe rao: “ Hải và Thành được lên tivi ta!”. Ô! Sung sướng làm sao! Chỉ buồn một chút là bạn Nhơn lớp tôi, do giận nhóm nên đã tự đăng ký thêm bài hát ''Ai có về sông Tương''. Bài hát đã không thành công và bạn đã phải bẽn lẽn sau đó vài tuần khi đi học. Kể ra cũng tội nghiệp bạn của chúng tôi!

Bài ''Tình khúc cho em'' tam ca đã là 1 trong một số bài được chọn ra của trường để phát lên trong trường, trong giờ học những ngày đầu và sau đó là giờ nghỉ giữa giờ học và tan học. Được phát nhiều lần trong suốt hai tuần lễ thì phải? Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.

NghiemHai.

02.09.2012

21 Tháng Mười 2010(Xem: 125158)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58055)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 124126)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 51989)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 120849)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34807)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 110433)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 132276)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46648)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47769)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 33045)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41745)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 124698)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216485)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68137)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 117797)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 119949)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 116542)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129859)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40197)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53817)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115450)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 108432)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119851)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125650)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 110968)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 41111)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 100814)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.