Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 31 - Cô Phạm Kiều Tiên

18 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 53813)
MGTT 31 - Cô Phạm Kiều Tiên

 

MGTT 31 - Cô Phạm Kiều Tiên


co_ktien_xua-large-contentco_kieu_tien__2_-large-content

Cô Phạm Thị Kiều Tiên (Xưa và Nay)


Phạm Kiều Tiên tốt nghiệp Sư Phạm môn Văn, nhưng khi nhận nhiệm sở tại trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa năm 1968, thầy Giám học Hoàng Đôn Trịnh lại yêu cầu cô dạy môn Anh Văn và Sử Địa. Thoáng ngần ngại lúc ban đầu, nhưng cô Kiều Tiên vẫn chăm chút những bài giảng không chuyên môn của mình bằng tất cả nhiệt tình của cô giáo trẻ. 

Kiều Tiên có lối kể chuyện thu hút, dẫn dắt học trò vào những áng Văn thơ, những bài học Sử ký rất đỗi nhẹ nhàng. Các cô cậu bé trung học đệ nhất cấp trí óc còn tinh khôi, khắc ghi lời dạy của cụ Nguyễn Đình Chiểu và lời giảng của Cô, mang theo suốt đời người. Học trò con gái nhìn Cô như một cô tiên bước ra từ huyền thoại. Học trò con trai thực tế hơn, lo cho cô từng cái vé xe đò ở bến xe Việt Nam hay đưa Cô đi thăm những công trình kiến trúc có màu sắc quốc tế ở Las Vegas khi Cô qua du lịch ở Mỹ…

Hơn mười năm gắn bó với học trò trường Ngô Quyền, cô Kiều Tiên chuyển về Sài Gòn tiếp tục dạy học cho đến lúc nghỉ hưu.

Bước qua hàng thất thập từ lâu, nhưng trông cô Kiều Tiên vẫn trẻ so với tuổi đời cô đã trãi. Cô sống lạc quan, yêu thiên nhiên và thường đi du lịch. Cô thường nhắc đến học trò xưa bằng tấm lòng bao dung của người chị cả. Và những học trò xưa, hoài ấn tượng về cô Phạm Kiều Tiên có vẻ đẹp dịu dàng của một… cô Tiên.

MGTT số 31 xin dành cho những tâm tình cùa các Chs NQ khóa 13: Phùng Thị Ngọc Dung, Diệp Hoàng Mai, và Trần Thị Bich Thủy với Cô Phạm Kiều Tiên.


 

LỜI TẠ LỖI …


co_kt_va_dung_phung-large-content

Cô Kiều Tiên và Phùng Thị Ngọc Dung

Tôi… hết hồn, khi cô Phạm Kiều Tiên nhắc đến Hà Thu Vân:

- Cô có dạy lớp của Vân, em gái của Hà Thu Thủy. Thủy hay làm thơ trên web Ngô Quyền đấy, em biết không?

Thôi chết tôi rồi! Nếu cô dạy Hà Thu Vân ở bậc trung học đệ nhất cấp, thì nhất định cô có dạy tôi rồi. Vây mà, tôi không nhớ mình từng học với cô. Tôi ngượng chín người, và gần như lặng yên suốt buổi đến thăm cô.

Tôi hỏi mấy đứa bạn học cùng lớp, đứa nào cũng… mang máng nhớ. Cho đến lúc xem được… tư liệu cổ của Bích Thủy còn lưu trữ, là Thành tích biểu năm đệ Thất 3 của nhỏ, tôi mới chắc chắn cô Phạm Kiều Tiên dạy chúng tôi môn Sử Địa lúc chúng tôi vừa mới vào trường.

Dẫu biết cô không bao giờ trách cứ lứa học trò nhỏ mà hay quên – cũng như tôi bây giờ, không bao giờ buồn lòng vì đám học trò của tôi quên cô giáo – nhưng bất chợt được nghe lại câu chào: “Con chào cô… hiệu trưởng” là tôi cảm thấy ấm áp trong lòng. Vì vậy, tôi lại càng tự trách mình sao quá… tệ! Cô giáo Kiều Tiên của tôi dễ thương như thế này, tôi… đành quên được vậy sao?

Nhìn cô say sưa nhắc những kỹ niệm đầu đời dạy học của cô, với những học trò nhỏ trường Ngô Quyền của cô mấy mươi năm trước, tôi cảm thấy thương cô giáo cũ của mình hơn bao giờ hết. Cô quyến luyến khi tiễn học trò xưa ra cổng, và học trò xưa cũng bịn rịn không muốn rời xa cô.

Viết những dòng này, tôi muốn gửi đến cô giáo Kiều Tiên của tôi lời tạ lỗi. Cô ơi! Em cũng chọn nghề giáo, và gắn bó với học trò nhỏ cho đến tuổi nghỉ hưu. Em cảm nhận nhiều hơn các bạn, niềm hạnh phúc của nghề khi được học trò cũ của mình nhớ đến và thương yêu.

Hôm em gặp lại cô sau 44 năm xa cách, em ngượng quá nên chưa dám thú nhận “tội” em dám… quên cô giáo dạy Sử Địa của em năm lớp đệ thất. Nhưng sau lời tạ lỗi này, em muốn nói với cô rằng: ”Em thương cô nhiều lắm, cô Tiên ơi!...”


Tháng giêng, năm 2013

Phùng Thị Ngọc Dung

(CHS. NQ khóa 13)

 



 Học trò Ngô Quyền ngày xưa hay lắm!...


co_ktien__co_mtam_va_hocsinh-large

Cô Kiều Tiên, cô Minh Tâm và học sinh


Cô Phạm Kiều Tiên nói về học trò xưa như thế, khi cô kể chúng tôi nghe những kỷ niệm mười năm miệt mài trên bục giảng trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa ...

Như bao giáo sư xa nhà khác, Kiều Tiên được nhà trường xếp giờ dạy cả hai buổi sáng chiều, để cô không phải đi lại nhiều ngày trong tuần. Cô và các giáo sư đồng nghiệp, thường dùng bữa trưa ở các quán cơm quanh trường. Nhưng khổ nỗi, chủ quán nào cũng là phụ huynh học sinh, nên không chủ quán nào tính tiền bữa ăn của thầy cô giáo. Quá ngại ngần, cô Kiều Tiên và các nữ giáo sư thuê nhà ở gần trường để nghỉ ngơi. Buổi trưa các cô dùng cơm với thức ăn nấu sẵn mang theo. Hôm nào mệt quá, các cô … ngậm ngùi dùng mì gói.

Sau liên hoan tất niên Tết Kỷ Dậu 1968, học trò khiêng đến trường biếu cô Kiều Tiên một giỏ trái cây nặng lặc lè. Dáng người nhỏ nhắn, áo dài tinh tươm, làm sao cô “ khuân” nổi giỏ trái cây? Xúc động lắm, nhưng cô nhẹ nhàng từ chối: “Cô cảm ơn ba mẹ các em, nhưng cô không thể nào mang về Sài Gòn được…” Đám học trò nhao nhao: “ Để tụi em khiêng ra bến xe đò cho cô…” Thế là cô giáo đi trước, ba bốn đứa học trò khiêng giỏ trái cây lúp xúp theo sau. Ngang qua văn phòng hiệu trưởng, Thầy Bảo thấy vậy trêu cô: “ Này này, cô nhận … hối lộ phải không?...” Đó là một kỷ niệm dễ thương đầu đời dạy học, mà vị nữ giáo sư trẻ tuổi Phạm Kiều Tiên thời đó nhớ hoài.

Một chuyện vui khác, cô Kiều Tiên kể: “Hồi đó hễ thầy cô bước lên chiếc xe lam nào, là y như rằng chiếc xe đó… ế luôn” Có lần cô lên xe lam để đến bến xe đò Liên Hiệp, bác tài chờ hoài chờ hoài không trò nào dám lên xe. Bác đổ quạu, bèn… đổ thừa tại cô. Thế là cô phải “gọi từng em từng em, chúng nó mới rụt rè rón rén bước lên …” Cô Kiều Tiên bồi hồi nhớ lại: “ Học trò hồi xưa tôn trọng thầy cô giáo lắm! Lúc đó cô còn trẻ, nhưng học trò lúc nào cũng một thưa hai dạ rất lễ phép đối với cô …”

Sau năm 75 vé xe đò trở nên khan hiếm, nhất là những ngày cuối tuần. Lần đó thầy cô đứng quanh quầy vé, ngao ngán nhìn đám đông người chen chúc tranh giành. Bỗng từ phía văn phòng ban điều hành, một thanh niên chạy ra nhận là học trò của cô, và gửi biếu Thầy Cô mấy cái vé xe đò về Sài Gòn. Cô gửi tiền, anh học trò không nhận. Cô kiên quyết: “Em không nhận, cô đi bộ…” Từ đó mỗi cuối tuần, anh học trò Ngô Quyền luôn túc trực sẵn để mua vé xe đò giúp thầy cô.

Và cuối cùng là ký ức xưa về một đứa học trò, mà cô luôn xúc động mỗi bận nhớ đến em … Tốt nghiệp Khoa Văn Sư Phạm Sài Gòn, nhưng vừa về trường Ngô Quyền nhận lớp, cô Phạm Kiều Tiên đã được thầy Giám học Hoàng Đôn Trịnh xếp giờ dạy … Sử. Cô ngại ngần từ chối, nhưng Thầy Trịnh cho biết trường đang thiếu giáo sư dạy môn Sử, nên đề nghị cô Kiều Tiên đảm nhiệm một thời gian. Cô đã đầu tư khá nhiều công sức, chăm chút bài soạn giảng đầu tiên môn học… tréo ngoe này. Lần đầu đứng trước lớp học toàn nam sinh, vị nữ giáo sư trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề khá lúng túng. Đúng lúc đó, một nam sinh cao to bước lên bục vừa lau bảng, vừa nói khẽ với cô: “Cô đừng lo, em giữ trật tự lớp cho cô dạy…” Đó là trưởng lớp tên Ngô Thanh Quang. Cô cho biết: “Quang có phong cách chững chạc, rất có uy với các bạn trong lớp. Em luôn luôn chu đáo, lễ phép với thầy cô. Thi đậu Tú Tài, Quang ghi danh học Luật. Đang học năm thứ nhất, Quang bị bệnh và qua đời…”

Hôm nay, khi gặp lại những học trò xưa của ngôi trường xưa mình từng giảng dạy, cô Phạm Kiều Tiên bồi hồi nhớ lại: “Học trò Ngô Quyền ngày xưa hay lắm!...”


diep_h_mai-content

Tháng 10/2012

Diệp Hoàng Mai



CÔ GIÁO ĐẸP CỦA TÔI


co6_kieu_tien-_bich_thuy_thanh_tich_bieu-large

 

Trong bảng Thành tích biểu lớp đệ Thất 3 (niên học 1968 – 1969) của tôi, vẫn còn lưu bút tích lời phê và chữ ký của cô Phạm Kiều Tiên. Thú thiệt, tôi không thể nhớ cô dạy tôi bài học Sử nào năm đệ Thất đâu. Nhưng trong ký ức học trò của tôi hơn bốn mươi năm trước, cô Kiều Tiên của tôi… đẹp lắm!

Tôi từng mê mẩn mái tóc bồng một bên chải úp, một bên chải ngược của cô Kiều Tiên. Trong những giấc mơ trẻ con của mình, tôi nhiều lần mơ mình… mau mau lớn, chỉ để được dịp tôi chải mái tóc bồng giống y hệt mái tóc của cô Tiên. Cũng hấp dẫn tôi không kém mái tóc bồng thời đó, là những tà áo dài hoa rất đẹp của cô Kiều Tiên.

Mãi đến bốn mươi bốn năm sau, tôi mới có dịp gặp lại cô Phạm Kiều Tiên. Trong Đêm tri ân thầy cô giáo cũ ở Sài Gòn, tôi chỉ đủ thời gian chào hỏi cô tôi. Lẫn lộn trong đám học trò già quá đông đêm hôm đó, tôi đoan chắc cô Kiều Tiên không thể nào nhớ đến tôi đâu. Ngày xưa cũng vậy, và bây giờ thì… vẫn vậy. Các anh chị vây quanh cô chào hỏi, rộn ràng nói nói cười cười. Tôi bản tính ngại ngùng, chỉ chiêm ngưỡng cô tôi từ phía xa xa.

Cô Phạm Kiều Tiên bây giờ đẫy đà hơn xưa chút xíu, nhưng cô vẫn đẹp với nụ cười tươi và… mái tóc bồng. Cho đến tận bây giờ, cô Kiều Tiên vẫn chưa hề biết, cô từng là “thần tượng” của cô học trò nhỏ hơn bốn mươi năm về trước…

Cũng có thể nhờ mê cô giáo đẹp, mà cô học trò nhỏ ngày xưa trở nên chịu khó học hành. Bây giờ nhìn lại bút phê “Chăm ngoan – Khá ngoan” của cô Phạm Kiều Tiên dành cho cô học trò lớp đệ Thất 3 ngày nào, lòng tôi lại nao nao nhớ “ cô giáo đẹp của tôi” với tà áo hoa và mái tóc bồng.

co_kt-tran_thi_bich_thuy-large-content

Tháng 12/2012

Trần Thị Bích Thủy

Đệ Thất 3 ( NK 1968 – 1969)

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72457)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72646)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72077)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69680)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71999)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71982)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71797)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71349)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32607)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80050)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72542)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35231)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81266)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76302)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76245)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75939)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76183)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24208)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37817)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90655)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39169)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87747)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35283)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75062)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39558)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40757)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83342)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47016)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.