Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - CÔ “MƯỜI BA” VÀ ANH CHỊ KHÓA MỘT, HAI, BA…

10 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 220968)
Diệp Hoàng Mai - CÔ “MƯỜI BA” VÀ ANH CHỊ KHÓA MỘT, HAI, BA…


CÔ “MƯỜI BA” VÀ ANH CHỊ KHÓA MỘT, HAI, BA…

 

co_13-7

Nhận cuộc gọi của anh Huỳnh Văn Diệp (CHS.NQ K1), rủ tôi ngày chủ nhật về quê của anh chơi, tôi đồng ý ngay mà không quan tâm hỏi anh mục đích chuyến đi. Với tôi mỗi chuyến đi đều có ích cho vốn hiểu biết của mình, mà đi với ông anh Hướng Đạo kỳ cựu của Biên Hòa, chắc chắn tôi sẽ thu nhặt được nhiều điều lý thú. Chỉ đến lúc có mặt tại địa điểm theo ngày giờ đã hẹn, tôi mới hay các anh chị khóa “một, hai, ba” tổ chức họp mặt thường niên. Không tính những cuộc họp ngẫu hứng trước đó, các anh chị đã luân phiên tổ chức 19 lần họp mặt rất… chuyên nghiệp, kể từ năm 1994 trở đi. Buổi họp mặt lần này, được tổ chức tại nhà anh chị Nguyễn Ngọc Trai ở xã Tân Mỹ, gần bến đò Bà Miêu (Huyện Tân Uyên – Tỉnh Bình Dương).

Buổi sáng hôm đó trời mưa nhẹ. Các anh chu đáo thuê xe chở các “bạn gái”… không còn trẻ của mình, để các chị không phải lo lắng… đường xa ướt mưa. Tôi thích đi xe máy, nên đi chung với anh Đoàn Văn Trọng. Suốt quãng đường đi, Anh Trọng kể tôi nghe nhiều kỷ niệm xa xưa của các anh chị khóa một. Anh cho tôi biết, năm 1956 trường Ngô Quyền chỉ tuyển 100 học sinh nam và 50 học sinh nữ cho khóa học đầu tiên. Đệ Thất B1 là lớp nữ sinh duy nhất, hai lớp đệ Thất B2 và đệ Thất B3 dành cho nam sinh. Thời đó trường chưa xây dựng, nên trung học Ngô Quyền có ba lớp học… lưu vong. Năm đệ thất, các anh chị học “ké” trường tiểu học Nguyễn Du. Năm đệ lục, các anh chị… di tản sang trường Nữ Tiểu học. Hai năm đệ ngũ đệ tứ, các anh chị tá túc trường Nữ công gia chánh. Đến năm đệ tam các anh chị mới chính thức chuyển về “ngôi nhà mới” Ngô Quyền, xây dựng hoàn thành vào năm 1960.

Hơi lạc lõng trong lần đầu đến với các anh chị, tôi chọn bàn tiệc chay để được ngồi… chầu rìa. Nhân dịp này anh Diệp đưa tôi gặp anh Trầm Hữu Tình, người cùng anh Diệp dự trại họp bạn Hướng Đạo thế giới lần thứ 10, được tổ chức tại Phi Luật Tân vào năm 1959. Anh Tình và tôi “bắt tay trái” nhận anh em và chụp hình chung, tôi cẩn thận ghi lại e-mail của anh Tình để liên lạc. Vậy là tôi có thêm địa chỉ dự phòng kiếm cơm độ nhựt, nếu như sang Mỹ tôi bị lạc đường. Khi tôi giới thiệu mình học Ngô Quyền khóa 13, các anh ngồi cùng bàn gọi tôi “cô mười ba” luôn. Tôi cảm thấy vui vui, khi nghe các anh í ới: “Cô mười ba ơi! Cô mười ba!....” Các anh đâu biết, nhờ chị Võ Thị Ngọc Dung tôi mới hay mình học khóa 13, chỉ mới vài hôm trước đó.

co_13-_1-content co_13-3-content

Sắp bước vào hàng thất thập, mà phần lớn đã được thăng chức ông bà…Cố - Nội -Ngoại, nhưng các anh chị vẫn vui rất hồn nhiên. Chỉ có điều, phong cách của các chị chuẩn mực hơn lứa chúng tôi rất nhiều. Đi đứng, nói năng, ăn uống… các chị khá nhẹ nhàng từ tốn, nhưng vẫn nhiệt tình “góp vốn” cho không khí họp mặt bằng nhiều… nụ cười hùn! Các anh sôi nổi hơn, sau những tiếng hô “dô, dô!...” là những câu chuyện tiếu lâm cười đau ruột. Trong e-mail mới nhất gửi tôi, anh Phạm Phú Hòa – định cư ở Úc – cũng nhắc khá nhiều về kỷ niệm học trò, về những người bạn cùng khóa với anh: “Anh Lâm Vi Hậu thì anh không thể quên được, vì chơi rất thân với anh từ những ngày còn mặc quần 'xà-lỏn' đi chân đất đến trường. Ngoài ra nhà ông ngoại của anh sát bên nhà Lâm Vi Hậu. Dì Sáu, mẹ anh Hậu rất thương lũ bạn của anh ấy, dĩ nhiên trong đó có cả anh. Anh Đoàn Văn Trọng thì không phải một mình anh nhớ, mà nhiều khóa NQ chắc cũng không quên, vì là nhân vật sáng thứ Hai nào cũng đánh nhịp cho cả trường hát quốc ca trong lúc thượng kỳ. Anh Huỳnh Văn Diệp thì khỏi nói, dân HĐ “phá phách” nên vô vàn kỷ niệm. Đáng nhớ nhứt là cái đêm cắm trại, anh Diệp rủ mọi người đi 'cuỗm' rượu lễ của mấy 'cha' đem về uống …” Anh Hòa cũng nhắc đến anh Nguyễn Khải Hoàn, học sau anh một khóa nhưng anh vẫn nhớ, vì : “Hoàn khá nổi tiếng ở NQ, với anh thì những hình ảnh biểu diễn múa của Hoàn với Phi (em anh Phong Lý) chẳng bao giờ phai mờ trong kí ức. Ngoài ra Hoàn còn là tay kể chuyện tiếu lâm cực kỳ hấp dẫn, không biết bây giờ Hoàn còn giữ được những năng khiếu đó hay không? …” Nhờ có cuộc họp mặt tình cờ với các anh chị khóa một hai ba, mà “cô mười ba” có nhiều thông tin về bạn bè khóa một, để thỉnh thoảng cung cấp cho anh Hòa đỡ nhớ bạn xưa.

co_13-2-contentco_13-4-content

Trên chuyến phà trở lại Biên Hòa, chị Châu hỏi nhỏ tôi:

- Cô Mai, tại sao mấy ổng gọi cô là “cô mười ba” vậy?

Nghe tôi giải thích, các chị cùng “À, ra vậy!...” Thì ra các chị thắc mắc suốt buổi họp, nhưng chưa tiện hỏi ai về nhân vật xuất hiện lần đầu này. Kết thúc buổi họp, đã kịp làm thân nên các chị hỏi tôi cho ra lẽ. Sau lần họp mặt này, cô em “mười ba” đã trở thành “người nhà” của các anh chị khóa một, hai, ba. Thân thiết nhất là chị Cúc, anh Châu, chị Phượng, anh Xương, anh Trọng, anh Văn, anh Khiến, anh On, anh Hoàng, chị Bửu Châu ... Hễ có dịp họp mặt, các anh chị lại rủ ren... cô mười ba. Lần gặp gỡ gần đây nhất, khi anh Trần Văn Châu về lo việc tang sự cho cha. Trước khi trở lại nước Mỹ, anh Châu mời bạn bè đến quán ven sông dùng cơm tạm biệt. Nhân dịp này, các anh chị đã cung cấp cho tôi danh sách ba lớp đệ thất khóa một của trường trung học Ngô Quyền. Anh Nguyễn Háo Văn, anh Nguyễn Kiêm Hoàng, chị Nguyễn Bửu Châu gần như thuộc nằm lòng danh sách lớp. Phần còn lại, các anh chị của cả ba lớp bổ sung qua lại cho nhau. Anh Nguyễn Đức Khiến, anh Trịnh Văn On chỉ “ráp” được danh sách lớp Đệ Thất B3 khóa hai của các anh thôi.

co_13-6-contentco_13-8-content

Xem ra tôi cũng có duyên với vùng đất “địa linh nhân kiệt” Tân Uyên, bởi lần nào đến nơi đây, tôi cũng khám phá được những điều hay vui bổ lạ… Chuyến đi lần này cũng vậy, đã vun quén cho tôi một thân tình mới với các lớp đàn anh đàn chị khóa một hai ba. Khá nhiều anh chị không sử dụng internet, nên cô em “mười ba” tình nguyện nối lại nhịp cầu, để các anh chị ở khắp nơi thỉnh thoảng “gặp” lại nhau trên sân “ngo-quyen.org” của CHS.NQ Biên Hòa cho … đỡ nhớ nhau.

Tháng 08/2012

Diệp Hoàng Mai


Một số hình ảnh Khóa 1, 2, 3:


co_13-_b1_2

Nữ sinh lớp Đệ Thất B1 khóa 1 đi dã ngoại núi Bửu Long (từ trái sang): Ngọc Ánh, Bửu Châu, Nguyễn Thị Huê, Tuyết Mai, Lê Thị Liễu, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Phụng, cô giáo Tuyến, Lê Thị Tám, Hồng Yến, Nguyễn Thị Liễu (sau H. Yến), Phan Thị Thể, Trần Thị Nỉ, Võ Thị Nguyệt, Huyền, Đinh Thị Thảo, Lê Thị Thân.

co6_13-_b3_k2_2

Nam sinh Lớp Đệ Tứ B3 khóa 2 (ảnh chụp tại cột cờ trường Ngô Quyền năm 1961)

co6_13-_b3_k2_1

Lớp Đệ Tứ B3 khóa 2 ( ảnh chụp năm 1961) từ trái sang: Trần Văn Xưỡng, Đỗ Nguyên Long, Việt, Tống Văn Quang, Phạm Chí Thiệp, Nguyễn Văn Nhì, Quãng Văn Ron, Thành, Nhân, Tùng, Lê Văn Nhơn (hàng đứng)/ Nguyễn Đức Khiến, Lê Bích Vân, Nguyễn Văn Xuân ( hàng ngồi).

co6_13-_b2-resize

Lớp Đệ Thất B2 khóa 1 trung học Ngô Quyền (ảnh chụp năm 1956) với các Thầy (từ trái sang): Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Trần Văn Lộc, Phạm Văn Tiếng, Hồ Văn Tam, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái.

co6_13-_b1-resize

Lớp Đệ Thất B1 khóa 1 trung học Ngô Quyền ( ảnh chụp năm 1956) với các Thầy (từ trái sang): Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Bùi Quang Huệ, Phạm Văn Tiếng, Hồ Văn Tam, Đinh Văn Sái, Trần Văn Lộc.

lop_de_that3-1956-large

lop_nien_that_b_khoa_1_56-57-large

Lớp Đệ Thất B3 CHS.NQ niên khóa 1956-1957


co_13-b1_4

Thăm Dưỡng Trí Viện Biên Hòa (từ trái sang): Nguyễn Thị Liễu, Trần Thị Nỉ, Lê Thị Tám, Bùi Thị Phước, Vũ Tuyết Mai, Nguyễn Thị Châu, Phan Thị Thể, Võ Thị Nguyệt, Lê Thị Liễu, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Phụng , Lê Thị Thân, Huyền, Ngọc Ánh, Hồng Yến, Đinh Thị Thảo (sau H.Yến), Bửu Châu, Nguyễn Thị Đỗi, cô giáo Tuyến, Huê.


* Anh Đỗ Hữu Phát và bạn học cũ NQ:


dhphat-8-contentdhphat-7-contentdhphat-6-contentdhphat-5-contentdhphat-4-contentdhphat-2-contentdhphat-1-contentdhphat-3-content


* Anh Nguyễn Thanh Nhàn và bạn cũ NQ:

anh_nhan-7pg-contentanh_nhan-6pg-contentanh_nhan-5jpg-contentanh_nhan-4jpg-contentanh_nhan-3-contentanh_nhan-2-content

anh_nhan-1-content

 

* Anh Trần Văn Châu và bạn học cũ NQ:


tv_chau-4-contenttv_chau-3-contenttv_chau-2-contenttv_chau-1-content


 

 

07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71347)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75946)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74073)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75145)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32510)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76838)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74413)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 59782)
Ngày hay tin bạn mất Mây tím buồn rưng rưng Hai phương trời cách biệt Ôi tiếc nhớ vô cùng
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74223)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 77188)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83384)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84475)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82676)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 86355)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 92242)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88560)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82558)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82583)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63152)
Em về, bỏ lại vầng trăng Cho tôi ngồi ngắm mỗi lần thu sang Bến tình lững chiếc đò ngang Bến đời tôi ngập lá vàng... chờ em!
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63732)
Ta vẫn trải sầu theo tiếng thơ Em đi mắt lạnh mấy thu chờ Đường tình em bước thênh thang quá Nhớ giữ dùm ta ánh mắt xưa!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81065)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82363)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83602)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84691)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100169)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93866)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
16 Tháng Mười Một 2009(Xem: 63594)
                       Đông về lá rụng sương rơi Nhớ anh em thấy bồi hồi ngày qua......
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79777)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi