Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Mỹ Châu - NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN

27 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 161326)
Nguyễn Mỹ Châu - NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN

Ngược Dòng Thời Gian...

nq_1968_nmychau-large

Ngô Quyền 1968


 

Xuân, Hạ, Thu, Đông… Thượng Đế đã ban xuống cho trần gian trong năm có bốn mùa rõ rệt. Nàng Xuân đã lẵng lặng qua đi, để rồi những cây phượng đua nhau nở rộ trên các sân trường từ tiểu học đến trung học, báo tin mùa hè đã đến.

Khi đi ngang Trường Tiểu Học Nguyễn Du, cây phượng vỹ đã hơn 50 năm qua hoa vẫn nở đỏ rực, khung cảnh trường có đổi mới khang trang hơn nhưng những cây phượng này vẫn sống mãi với thời gian để chứng kiến bao cuộc đổi thay… Nhìn trước cổng trường đông đảo phụ huynh ngồi chờ bên ngoài mắt dõi vào trong trường, trên khuôn mặt đầy lo âu, và dường như thầm cầu nguyện ơn trên phù hộ cho con mình vượt qua thử thách, tôi ngước nhìn lên hàng chữ trước cổng: “Hội đồng thi Cấp II – Trung học”. Lòng tôi chạnh nao nao nhớ lại thuở nào… “Châu ơi! Dậy đi con, Ba có pha sữa với một chút cà phê, ăn miếng bánh cho tỉnh táo rồi chuẩn bị đi thi nè!”. Tiếng của Ba tôi vang lên, làm tôi giật mình ngồi bật dậy như chiếc lò xo, nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ: phiếu báo danh, viết, thước… và Ba tôi đưa đến Trường Nguyễn Du với bao lời dặn dò: “Con đọc kỹ đề, làm xong rồi phải đọc đi, đọc lại nha con!”. Lời Ba tôi nhỏ dần khi tôi bước vào cổng Trường. Phòng thi của tôi có 2 cánh cửa sổ nhìn thẳng ra sân trường với những cành cây phượng vỹ đầy hoa đỏ thẳm, vừa làm bài thi, vừa suy nghĩ, mắt không rời cành hoa phượng… hình ảnh đầy ấn tượng đã in sâu trong tiềm thức đầu đời thời thơ ấu của tôi… đó là kỳ thi vào Đệ Thất Ngô Quyền, là niềm vinh hạnh, tự hào lớn lao của các bậc cha mẹ nếu con đậu vào Trường này.

 Tôi hồi hộp mong chờ kết quả… “Mỹ Châu ơi! Lên trường xem kết quả đi MC đậu rồi, hồi nãy tôi nghe đọc đúng số báo danh tên MC, hiện giờ dán danh sách HS đậu ở ngoài cổng trường đó!”. Một người bạn đã nghe đọc kết quả chạy ngang nhà báo cho tôi biết… Tim tôi đập mạnh, hai chân cứ quíu lại khi đứng trước bảng thông báo dán danh sách đầy ắp người bu quanh, tôi cố chen chân vào… Từ trên xuống vần A, B và tới C… Đây rồi, đúng số phiếu báo danh và tên mình rồi, tôi mừng quá la lên và chạy về báo tin cho gia đình biết. Nụ cười của Ba Má rạng rỡ trên môi... tôi sung sướng ôm lấy Ba và người nói: “Con giỏi quá!”. Suốt ngày hôm đó và cả đêm trong giấc ngủ của tôi thật êm đềm và đầy mộng đẹp. Sáng dậy, tay tôi chạm phải vật gì ở ngay cạnh tôi, một chiếc hộp nho nhỏ dài màu xanh đậm… mở ra... Ôi chao! Đó là chiếc đồng hồ đeo tay mạ vàng, dây bằng da đẹp thật… Tôi thích quá chạy tìm Ba, Ba mĩm cười nhìn tôi âu yếm: “Phần thưởng Ba dành cho con đó!”. Một cảm giác lâng lâng làm lòng tôi nhớ mãi…

Ngày đầu tiên đến Trường, bước qua cổng TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN, lòng tôi xao xuyến và sung sướng trong chiếc áo dài đồng phục màu xanh da trời (đây là đồng phục ngày thứ Hai hàng tuần của nữ) có đính huy hiệu may hẳn vào trong áo nổi bật lên 2 chữ “NGÔ QUYỀN” màu đỏ và mới toanh, một tay xách cặp da mới, một tay vịn chiếc nón lá bài thơ đi thẳng vào bên trong, nhìn sơ đồ lớp được niêm yết trước văn phòng nhà trường, bước lên cầu thang dãy lầu trước tôi tìm được lớp Thất 1 – Pháp văn, tôi hồi hộp bước vào lớp, tôi đã thấy các bạn ngồi sẳn trong lớp, tôi mĩm cười như chào với các bạn và tự chọn chổ ngồi cho mình. Đây là điểm mốc bắt đầu cho tôi một cuộc hành trình mới đầy khó khăn mà bản thân tôi trực diện phải vượt qua từ lớp đệ Thất, Lục, Ngũ, Tứ với các bạn thân thiết như Phạm Thị Hữu Hạnh, Trần Thị Lan, Lương Thị Tuyết Mai, Trần Thị Thúy Nga… đây là những người bạn cùng ngồi chung ghế trong lớp học, vui buồn cùng có nhau. Rồi đến các Thầy Cô đã dịu dàng chỉ dạy, dẫn dắt những bước đi tập tễnh đầu tiên như Cô Luông trong chiếc áo màu xám tro, tóc cắt ngắn “búp bê”, trên môi lúc nào cũng mĩm cười hiền dịu, giọng nói nhỏ nhẹ, cô phụ trách trong giờ sinh họat vui chơi ngoại khóa, Cô Bàn vừa dạy toán rất nghiêm khắc, vừa dạy nữ công rất mềm mỏng. Cô dạy may những chiếc áo vạt khách bé tí xíu, thêu những chiếc khăn tay, những mũi may tới, đột khích v...v... Cô Hòa giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ lúc nào cũng mĩm cười, dạy Pháp văn vỡ lòng với cuốn Francai Élémentaire… Không riêng gì lớp của chúng tôi, mà cả Trường đều phải biết đến Thầy Cầm, Thầy là giám thị của Trường phụ trách giám sát các học sinh mới vào phải chấp hành nội quy, khuôn khổ của Nhà trường như giờ giấc, đồng phục, nghiêm túc trong lúc chào cờ, Thầy có tiếng là “sát thủ” học sinh, nhưng trong lòng Thầy có một tấm lòng tận tụy với nghề nghiệp. Đến Đệ Tam lại một bước ngoặc đến với chúng tôi lần nữa, mỗi bạn phải chọn ban A, B, C… Từ đây một số bạn phải chia tay, có bạn sang Ban theo mình lựa chọn, có bạn chuyển sang trường khác, có bạn phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình. Riêng nhóm chúng tôi có bạn Phạm Thị Hữu Hạnh lên học ban B, còn lại thì học ban A. Những quyển lưu bút được trao tay nhau viết lên những cảm nghĩ, kỷ niệm học cùng chung trong 4 năm qua. Tôi nhớ mãi câu mà thời học sinh các bạn đều thuộc nằm lòng khi viết vào trang lưu bút “Dù cho ảnh có phai mờ, xin đừng xé bỏ đau lòng bạn thân”.

 Bước thêm từng bậc cao hơn, đọan đường trước mắt lại càng chông gai hơn, từ đệ Tam, đệ Nhị, đệ Nhất nhóm bạn lớp Pháp văn chúng tôi đa số chọn Ban A nên cùng nhau học chung lớp với một số bạn khác của lớp Tứ 3 Pháp văn chuyển sang. Đặc biệt từ đây có nhiều thay đổi: lớp học được bố trí nam nữ học chung với nhau, tiết học lại được tăng thêm nên có những buổi sáng vừa học xong ra về, ăn cơm vội vàng lại phải đi học thêm 2 tiết buổi chiều nữa. Vì đi học vào buổi của nam nên đôi khi chúng tôi không có lớp trống mà phải vào phòng thí nghiệm để học, vừa nóng lại vừa ngộp vì các cửa đều bằng kính. Đây là thời điếm mà tất cả các bạn đều phải ra sức học tập hết mình và cũng là thời để chứng tỏ câu “nhất Quỷ, nhì Ma, thứ ba Học Trò ” là đúng. Lớp Đệ Nhất A1 chúng tôi có thêm các bạn vừa học giỏi lại vừa “siêu quậy” không ai bằng như Tống Kiên Mỹ, Phạm Thị Quý, Nguyễn Thị Tất Ứng, Đinh Thị Ngọc Hoa… Tôi còn nhớ có lần một gói me ngào được trét đều ra trên lá chuối, các bạn để “bẫy” ngay cánh cửa sổ gần bục Thầy Cô giảng bài, đến giờ Thầy Lâm Tấn Văn dạy Vạn Vật vừa đẹp trai lại vừa “điệu” nữa, Thầy giảng bài có thói quen hay để một tay trên khung cửa sổ, Thầy vừa nhìn xuống sân Trường vừa nhìn xuống lớp… Thế là khi cả lớp nghe tiếng “á” nơi Thầy đứng, ôi chao, nhìn lên thấy nguyên khuỷu tay của thầy dính đầy me ngào… Chúng tôi không khỏi nín cười được khi thấy mặt Thầy đỏ au lên vì tức giận, tay thì vẫn dính tòn ten miếng me ngào cùng với lá chuối, chúng tôi một phen được cười như vỡ bụng. Lớp Nhất A1 cũng không quên Thầy Mai Kiến Phúc dạy rất giỏi về môn Vật Lý, Thầy rất nghiêm trong lúc giảng bài và rất tận tâm dạy ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, học môn Thầy cả lớp lúc nào cũng có mặt đầy đủ… “Áp dụng bằng số viết tắt A.D.B.S”, các em nhớ khi làm bài toán Vật lý nên làm theo lời tôi chỉ dạy. “A.D.B.S” các bạn nào còn nhớ là đều phải nhớ mình là học trò của Thầy. Rồi đến Thầy Lê Quý Thể dạy Hóa nhưng lại rất mê đá banh, có khi lên lớp vừa đá banh xong đâu đó, vội vã mang đôi dép chân lấm đầy đất cát, nhưng Thầy vẫn thao thao bất tuyệt giảng bài, không quan tâm đến bao nhiêu cặp mắt của học sinh đổ dồn vào bàn chân của Thầy và “thì thầm”…

Bên cạnh việc phải cố gắng học tập trong năm cuối cùng của bậc Trung học, HBP đã có những cảm nhận những tình cảm nhẹ nhàng của thời nữ sinh “Nhớ quá đi thôi thời nữ sinh, một mình len lén đọc thư tình…” nhẹ nhàng đi vào lòng người. “MC! Nãy giờ tôi giảng gì em nhắc lại cho cả lớp nghe xem”, tôi giật thót người khi nghe Thầy gọi tên mình, vội vàng đứng dậy ú a ú ớ chẳng nói ra lời. Thầy thấy vậy cũng thương tình “Thôi em ngồi xuống đi, tập trung mà nghe thầy giảng bài nhé!” Kỷ niệm đó tôi mang mãi sâu kín trong tim mà đã hơn 40 năm qua vẫn “Còn một chút gì để nhớ”. Hoa phượng lại nở rộ sân trường báo ngày chia tay cũng đến, chấm dứt năm học 1970-1971. Chúng tôi được trang bị kiến thức đã học đầy ắp trong hành trang trĩu nặng trên vai để chuẩn bị “khăn gói lên đàng” thi Tú Tài II mà lòng thì vương vấn không muốn rời xa. Những ngày cuối cùng trên sân trường vắng lặng, không một bóng học sinh, chúng tôi chỉ còn lại 4 đứa chơi thân với nhau: Tôi, Lan, Thúy Nga, Tuyết Mai vẫn còn nán lại trong sân Trường để chụp hình kỷ niệm chia tay nhau mỗi người mỗi ngã, tôi ngước nhìn lên dãy hành lang phía trước, nghe văng vẳng tiếng cười nói, thấy các bạn đứng nhìn xuống kêu ơi ới, tiếng guốc chạy rầm rầm lên thang lầu mỗi khi Thầy Cầm đi qua… tất cả đều tan biến đi mất khi nghe tiếng gọi của các bạn: “Mỹ Châu ơi, về thôi!”.

Hơn 40 năm qua, tôi có cảm tưởng như vừa xem xong một vỡ kịch, vừa đọc một quyển sách sang trang… từ phía sau cánh gà có tiếng vang lên hoặc trên trang sách có in dòng chữ: “40 năm trôi qua”… Các Thầy Cô đã tận tâm chỉ dạy giờ tóc bạc phơ, nhìn lại các học trò cũ khi đến thăm đều phải hỏi: “Em nào đây?”. Các bạn mỗi người tứ xứ không biết tin nhau, có chăng ở quê nhà thỉnh thỏang gặp nhau đã là Bà Nội, Bà Ngọai tay dẫn cháu đi chơi, tóc đã điểm “muối tiêu”, nhưng trong lòng mỗi người vẫn in sâu trong tim hai chữ “NGÔ QUYỀN”. “Con ơi, Trường này là Trường Ngô Quyền khi xưa Bà Nội học đó!”. “ Vậy hả Bà Nội, nữa lớn lên con học Trường này hả?” “Ừ” Tôi thẩn thờ buột miệng trả lời, khi chở cháu nội đi chơi chạy ngang qua Trường và thầm nhủ: “Đến lúc cháu mình bước vào ngưỡng cửa này, không biết mình sẽ ra sao nhỉ?”. Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…

 

Thương tặng bạn Phạm Thị Hữu Hạnh (HBP) - gặp lại nhau sau hơn 40 năm - qua Email. Cảm ơn bạn đã đem lại cho tôi niềm vui khi đã bước qua ngưỡng cửa “Lục tuần”.

Chân thành chúc cuộc Hội ngộ Truyền thống Ngô Quyền Kỳ 11 ngày 07/07/2012 tại San Jose thành công và thật vui vẻ.

 

MICHAU

 

04 Tháng Năm 2021(Xem: 11078)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
03 Tháng Năm 2021(Xem: 6967)
Dạ phải, thưa quí vị, tôi yêu Canada, cái tủ lạnh khổng lồ... nhưng ước chi mùa đông ngắn đi một nửa và cái lạnh bớt đi một phần ba nhỉ.
02 Tháng Năm 2021(Xem: 10598)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 2021(Xem: 11394)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 2021(Xem: 11581)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
29 Tháng Tư 2021(Xem: 12697)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
20 Tháng Tư 2021(Xem: 13446)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
18 Tháng Tư 2021(Xem: 10254)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 2021(Xem: 11790)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
13 Tháng Tư 2021(Xem: 11726)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 9096)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 2021(Xem: 11156)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 2021(Xem: 10346)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 2021(Xem: 12220)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 2021(Xem: 8555)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 2021(Xem: 11782)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 2021(Xem: 11417)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 2021(Xem: 10799)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 2021(Xem: 11636)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 2021(Xem: 11604)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 8976)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 2021(Xem: 11185)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 2021(Xem: 11776)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
31 Tháng Ba 2021(Xem: 12379)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 2021(Xem: 8890)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
20 Tháng Ba 2021(Xem: 11995)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 13947)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 2021(Xem: 14173)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.