Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NỖI MỪNG CỦA MỘT BÀ MẸ

18 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 135061)
Nguyễn Thị Thêm - NỖI MỪNG CỦA MỘT BÀ MẸ

 Nỗi mừng của một bà mẹ


me_cuoi-large-content

 

Tôi tạm lấy cái tựa như vậy để diễn tả tâm trạng của tôi bây giờ. Người Mẹ này không phải là tôi hay má tôi. Khi mừng vui, người ta thường cười. Hay dùng cữ chỉ, hành động biểu lộ một cách tự nhiên đôi khi vô ý thức niềm vui của mình. Những lời thơ “Đổi lấy thiên thu tiếng mẹ cười” của Trần Trung Đạo đi vào trái tim của tất cả mọi người, trong đó có tôi. Nụ cười của mẹ thật đáng yêu, đôi khi muốn khóc. Tôi cũng vậy. Má tôi răng không còn, móm xọm kể từ khi tôi trưởng thành để có thể viết về bà. Bà không cười lớn, cười to tiếng như mẹ chồng tôi. Nụ cười của bà nhẹ nhàng, kín đáo. Và có một sự thật hiển nhiên làm đau lòng tôi là bà rất ít khi cười. Khi chúng tôi chọc để kiếm nụ cười hiếm hoi đó, không nín được, bà cười kèm theo một câu nói thân yêu: ”Tổ cha mày. Chó con” hay “Tổ cha mày! Khỉ con”. Má móm mém nhai trầu, nụ cười tươi nhưng cố kìm lại để nước cổ trầu không văng ra ngoài. Có lẽ suốt cuộc đời bà, niềm vui cứ bị giữ lại, dìm xuống cho đến một lúc chúng tôi không nghe được tiếng cười. Phải rồi! Tiếng cười là phải có âm thanh, phải vang lên trong không gian, lan truyền đến mọi người xung quanh để cùng vui, cùng hưởng thụ. Má tôi không làm được như vậy. Do đó khi nghĩ về má tôi tôi chỉ nhớ đến sự cực khổ, gian lao, nhưng không tìm đâu ra dấu ấn của sự trẻ trung hay vui sướng. Tội nghiệp cho má tôi mà cũng tội nghiệp cho tuổi thơ của chị em tôi.

Viết tới đây tôi lại phát hiện ra một điều là tôi cũng ít cười ra tiếng trước mặt con tôi. Ừ nhỉ! Sao vậy? Khi thằng Út muốn tôi cười nó phải chọc lét tôi. Tôi giẫy nẫy, la lên, cười trong sự sợ bị nhột. Đôi khi tôi còn phát cáu la cho nó một trận. Thì ra tôi cũng không cho con tôi được tiếng cười. Tiếng cười hạnh phúc của một người mẹ. Những bà mẹ có giống như tôi không? Tôi rất vui, cười to khi bạn bè gọi đến hay rộn rã cười vui trước mặt bạn bè, học trò. Nhưng. Ừ nhỉ! Bây giờ tôi mới nhớ ít khi nào tôi cười lớn, đùa giỡn với con tôi. Thật là mỗi lỗi lầm to, một sự thiệt thòi trong tâm thức con cái. Tôi là bà mẹ không làm tròn sứ mạng của mình. Sứ mạng đem đến cho con những hồi ức tươi đẹp về một bà mẹ. Xin lỗi các con. Mẹ sẽ sửa sai.

 Tôi lại lơ mơ nói sai đề tài. Tôi là vậy, khi viết về mẹ, ngòi bút tôi như con sông cứ trôi hoài, trôi mãi, không nhớ đường về. Tôi đang muốn nói về -Niềm vui của một bà mẹ. -Mà bà mẹ đó là con dâu tôi. Người phụ nữ mới được nhận những lời chúc Happy Mother’s Day lần đầu tiên trong đời trong năm nay.

Sỡ dĩ tôi ngồi lại máy và bấm trên phím những dòng này là vì hôm qua. Khi thằng con mở Webcam để tôi nói chuyện với cháu nội. Tôi lại mở dấu ngoặc ở đây một chút vì thằng cháu tôi mới sinh được 7 tuần có biết gì đâu mà nói. Con tôi và vợ nó nói tiếng Mỹ ở nhà. Cho nên nó muốn con nó được nghe bà nội nói hàng ngày bằng ngôn ngữ VN. Bà nội nói gì với cháu? chẳng qua những câu đã đớt vô nghĩa, những lời yêu thương thật tức cười, nhưng hôm nào không gặp thì nhớ gương mặt nhỏ bé thơ ngây.

Với nụ cười tươi, thằng con và vợ nó nói: ”Cu Hiếu đánh boxing cho bà nội coi coi”. Thằng bé hai tay quơ quơ vô nghĩa. Vợ chồng tâm sự: “Má ơi! cả ngày nay thằng bé không đi cầu”. Ba nó bồng nó trên tay và xi… xi như tôi thường làm khi muốn cháu đi tiểu. Tự dưng thằng bé trân mình và cha nó la lên.”Cu Hiếu giỏi, Cu Hiếu giỏi quá”. Và Mẹ nó, người con gái lúc nào cũng sợ dơ, cũng nói iu… khi mấy đứa cháu ngoại tôi tiểu hoặc đi cầu. Mẹ nó lại gần, vén tả con ra rồi nhảy lên, vỗ tay cười lớn. “Eli very good. Very good. Good boy!”. Nó bồng con quay một vòng rồi cười to sung sướng. Nhìn nét vui mừng của con dâu tự dưng tôi thấy thương nó quá. Hình ảnh một bà mẹ thể hiện trước mắt tôi. Niềm cảm xúc dâng tràn trong tôi. Trái tim của bà mẹ trẻ mở rộng chan hòa. Không còn sợ dơ, không còn biết gớm những gì con thải ra. Đó là thiên chức làm Mẹ mà ơn trên trao tặng cho phụ nữ. Tôi nhớ bài kinh- Báo Hiếu Phụ Mẫu- trong ngày Lễ Vu Lan có đoạn: ”Phải tắm phải giặt, rửa trôn, biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì. Nằm phía ướt, con nằm phía ráo. Sợ cho con ướt áo ướt chăn. Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân. Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương...”

 Con dâu tôi mới làm mẹ lần đầu. Thằng bé còn nhỏ, việc bây giờ là bú no, ngũ kỹ và tiêu, tiểu. Vâng, chỉ có ngần đó thôi mà bà mẹ bận rộn suốt ngày. Vâng! Chỉ có một việc đơn giản là đi cầu thôi mà bà mẹ đã vui mừng như thế. Chúng ta cũng đã có một thời gian nằm ngữa, khóc oe oe như cháu nội tôi bây giờ. Chúng ta cũng đã từng đem niềm vui và sự âu lo thâu đêm suốt sáng tặng cho bà mẹ của chúng ta. Mỗi một việc cỏn con diễn ra trong đời sống hàng ngày của đứa con cũng là những nỗi vui mừng hoặc âu lo của người mẹ. Suốt một quảng đời từ lúc sinh ra đến ngày trưởng thành ta đã đem lại cho mẹ ta bao nhiêu lần vui cười sung sướng. Bao nhiêu lần nước mắt tuôn rơi. Nhiều, nhiều lắm. Không đếm hết, không đo được, không thể tính bằng con số, chỉ có thể đếm bằng thời gian. Có bà mẹ ngồi thâu đêm chờ con đi chơi về. Chỉ để mở cửa cho con (dù nó có chìa khoá) để nói một câu: ”Con dìa rồi hả. Sao dìa khuya vậy con!” rồi lê dép vào giường ngũ. Đứa con coi đó là chuyện thường đôi khi bực bội trả lời cộc lốc: ”Sao má không đi ngủ, thức làm chi mà la con”. Tội nghiệp những bà mẹ, tội nghiệp những tình thương bao la không lý giải.

 Nhìn cử chỉ đứa con dâu, tôi suy nghĩ miên man. Rồi đây mỗi ngày cháu tôi mỗi lớn. Sẽ còn nhiều cái lo to lớn hơn, kinh khủng hơn để bà mẹ trẻ đối phó, chịu đựng. Cầu mong cháu tôi luôn đem đến cho mẹ nó nụ cười nhiều hơn nỗi lo. Hân hoan nhiều hơn đau khổ. Ngày Mother’s Day đã qua, tôi nhận được rất nhiều quà, thiệp của con của cháu. Tôi cám ơn tất cả với một niềm vui sum họp gia đình. Nhưng tôi biết chắc chắn trong đám con tôi không đứa nào biết được tôi đang nghĩ gì trong đầu khi nhìn chúng. Vâng làm sao chúng biết được, khi nhìn lại chúng ở tuổi đã thành nhân tôi lại liên tưởng đến ngày xưa. Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau òa vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay, ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi.

Tháng 5/2012

Nguyễn Thị Thêm

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72490)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72687)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72120)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69715)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72027)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72011)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71826)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71398)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32617)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80077)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72569)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35233)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81295)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76336)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76299)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76011)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76268)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24265)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37863)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90707)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39218)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87805)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35343)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75142)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39616)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40808)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83404)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47059)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.