Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Tất Nhiên - HỌC TRÒ GIÀ

03 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 49455)
Nguyễn Tất Nhiên - HỌC TRÒ GIÀ


 

Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, may mắn được người nhà cất giữ và mang ra nước ngoài sau khi anh qua đời. Kèm theo bài viết là một vài đoạn phóng ảnh nguyên bản với chính thủ bút của tác giả.

 

NGUYỄN TẤT NHIÊN

 

HỌC TRÒ GIÀ


35__ntnhien_001-large

Trước Thư Viện trường Ngô Quyền 1973

(Từ trái: GS Trần Văn Phúc, Nguyễn Hoàng Hải (Nguyễn Tất Nhiên), Trần Thuận, Lâm Sĩ Đắt, Hồ Văn Lưu, Phan Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tất, Đinh Công Hoàng. Người đứng giữa ở hàng sau là Nguyễn Thái Hải.)

 

 

Anh Lê khuyên tôi: “mình nên yêu người nào yêu văn nghệ thôi, chứ đừng nên yêu người làm văn nghệ, vì, sẽ có ngày mình đọc bài của nàng mà chẳng thấy nàng đá động gì đến mình, thì có nước khóc thét lên!”. Tôi cười ngã nghiêng lúc đó. Và, bây giờ tôi còn cười nữa thôi?

 

Sáng nay tôi tới trường, ông Ý, người thầy Việt Văn cũ mời, em dù sao cũng ráng tới chung vui với thầy, em là khách của thầy. – Thưa thầy, em muốn xin tấm thiệp mời. – Thiệp thiết gì, tao với mày mà! Khéo lôi thôi. – Dạ, mai em tới, mấy giờ thầy? – Tám giờ sáng. Tôi là khách, khách phải đến trễ mới quí, với quan niệm ấy tôi có mặt lúc chín giờ hơn. Học trò ở đây tiếp đón nồng nàn tôi, gã đàn anh hoang đàng. Nắng mùa Xuân lợt lợt, tôi đã quen màu, thuở ngồi đệ tam đến giờ, đã năm năm, có năm nào tôi từ chối việc làm tờ giai phẩm Xuân của trường đâu, dĩ nhiên, buổi liên hoan báo chí nào cũng phải có tôi. Nắng mùa Xuân lợt lợt, tôi đã quen màu, màu-nắng-liên-hoan. Tôi cố tình mặc quần xanh áo trắng, cố tình may phù hiệu trung học Ngô Quyền trên ngực, hay nói trắng ra: tôi cố tình bày vẻ ta đây còn luyến tiếc tuổi học trò! Hải của ngày nào làm thơ cho cô Duyên, vì cô Duyên, đây! Anh đây, các em hãy chiêm ngưỡng đi, các em hãy ca tụng hắn đi, hắn thích nghe ai khen thơ hắn lắm đó.

Th. ơi, anh không có nổi một cái gì cho em viết sao? Hai câu thơ của anh ngày nào, em nói em thích nhất “bất thần sáng mắt yêu ai. Khác chi mời người bứt ruột!” không thể trở thành một chi tiết nhỏ trong bài viết em sao?

Thầy Ý, giáo sư hướng dẫn báo chí đứng lên nói vài lời khai mạc buổi tiệc. Thầy ngợi khen Th. và bạn bè nàng. Tôi biết nàng đang sung sướng hân hoan – như tôi ngày nào. Lén chớp nhanh ánh mắt qua bên kia bàn, đầy con gái, tôi chỉ thấy một phần tóc của Th. cúi đầu. Thời người tôn sùng ta đã hết rồi, ta hằng biết thế, bởi ta dại dột yêu người. Khi yêu ai đắm đuối, là lúc mình khó lòng dấu che chân tướng mình! Th. đã nhìn được chân tướng anh rồi, cũng chỉ như trăm nghìn kẻ khác (*) phải không em? Anh du côn, anh cộc cằn thô lỗ, anh chẳng thơ mộng như thơ anh chút nào, em hở? Anh gây gỗ với con gái ào ào, anh thường giải quyết vấn đề bằng chân tay, hào-quang-thi-sĩ của anh trước sau gì cĩng là thứ ánh sáng đèn néon uốn quanh đầu tượng, điện cúp rồi, Phật hay Chúa gì cũng đành phận đá đìu hiu!

Thầy Ý dứt lời, học trò vỗ tay. Tôi thương thầy vì thầy thương tôi, tôi nghĩ đến thầy vì thầy nghĩ đến tôi, giản dị quá! Nhưng tôi thương Th. vì Th. ghét tôi, lánh tôi! Cám ơn em bỏ thiên tài tang thương! Câu thơ làm cho Th., tự nhiên tôi muốn đọc to lên giữa đám đông, nhưng lại sợ đám đông cười ồ, sợ những lời đùa cợt, la ó: “bắt thi sĩ vô dưỡng trí viện đi bà con, trời nóng nực rồi!”

Th. ơi, anh không có nổi một cái gì cho em viết sao? Em nói với Du về mùa Xuân, về nước mắt, về chiến tranh, về tình yêu, về kỷ niệm… Kỷ niệm có “K” nào đó, kỷ niệm không có anh! “K” nào đó là kỷ niệm của em, “K” nào đó là một thời của em. Còn anh, còn những chiều chúa nhật ở nhà chị Ninh, cũng kỷ niệm – nhưng là kỷ niệm “pha dấm vắt chanh”, phải chạy trốn, phải chối từ; cũng “một thời” – nhưng là “một thời” để hối hận, để nhục nhã, để đính chính: “tôi chẳng hề quen biết người ấy!” phải không em?

Th. ơi, ước chi ta có thể nặng lời chua chát được cùng người, thì thơ ta sẽ hay gấp ngàn lần hơn:

…nghe nói em vừa thi rớt Luật

môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời

mắt công nương thầm khép mộng-chân-trời

xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng

(dù thật sự cũng đáng đời em lắm

rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

 

ta, thằng ôm hận tú tài đôi

không biết tìm ai mà kể lể

chim lớn thôi đành cam rớt lệ

ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh…

 

Giữa tiệc, vài cô ca sĩ học trò lên micro hát véo von, mỗi cô hát, một anh sung sướng mỉm cười, “bồ” mình hôm nay xinh ghê, giọng ấm ghê… Nghĩa mập ơi, cho tao vui “ké” với, cho tao khen cô Diễm Hạnh hát hay “ké” với, Lưu Cam-bô-chia ơi, cho tao yêu “ké” với: “Tường Vi ôi Tường Vi, nhớ người ta tóc rụng”, tao đọc hai câu thơ ấy trước mặt mày, mày đừng nổi nóng với tao nghe, đừng đòi đá tao nghe! Lưu Cam-bô-chia ơi, thằng Khanh – em mày, nó kê miệng vào micro đòi “thi sĩ” xuất hiện kìa, tao nên rầu hay nên khoái đây? Anh chị đòi hỏi nhiều quá, tôi gầy gò thế này, hát hai bản nhạc một lúc, sức đâu mà rống mà gào? Anh chị vô tình, chẳng biết tôi cần tránh bài “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá” trước mặt Th.!

– Kính thưa quí thầy, thưa anh chị, hôm nay, tôi hân hạnh được mời đến chung vui. Quí thầy và quí anh chị thấy tôi mặc đồng phục, làm “học trò già”, chắc cũng hiểu rằng tôi còn luyến tiếc khoảng thời gian đi học dưới mái trường Ngô Quyền này nhiều lắm. Mái trường này đã cho tôi tình yêu đầu đời thơ mộng, đã cho tôi bao nhiêu ý tưởng tuyệt vời trong văn chương, để rồi giờ phút này tôi may mắn được nhiều người biết tới, để đáp lại phần nào cảm tình quí báu tôi xin hát bài “Vì tôi là linh mục”, thơ của tôi, Nguyễn Đức Quang soạn thành ca khúc… Vì tôi là linh mục không mặc chiếc áo dòng, nên suốt đời hiu quạnh, nên suốt đời lang thang. Vì tôi là linh mục có được một tín đồ, nhưng không là thánh thần, nên tín đồ đi hoang. Vì tôi là linh mục giảng lời tình nhân gian, nên không cần kinh thánh, nên không cần giáo xứ, nên tôi có con chiên chê tôi giống tên điên, quanh năm chỉ làm phiền…

 

Th. ơi, anh đã yêu người làm văn nghệ rồi, anh đang cười đây, cười nụ lệch, cười nụ mất thăng bằng, cười nụ khỉ nhe răng, thay vì “khóc thét lên” như lời anh Lê nói. Th. ơi, anh dối lòng còn vụng quá, anh đóng kịch còn lố lăng quá. Trong khi anh thủ vai người vui tính, trẻ trung, người ta lại khen anh diễu khá duyên dáng, cù léc nhột hơn “hề”. Th. ơi và Th. ơi!

 

– Xin cám ơn quí vị, tiếp theo đây, thể theo lời yêu cầu, tôi xin trình bày bản “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá”, cũng thơ của tôi, Phạm Duy phổ nhạc. Bài này tôi xin riêng tặng thầy Đoàn Hữu Ý, vì, từ hồi còn học đệ tam tới giờ, tôi năm nào cũng cộng tác với báo Xuân NGÔ QUYỀN một cách bình thường, riêng năm nay, thầy Ý đã đặc biệt làm “xẩy” tờ báo khỏi tay tôi, thầy Ý đã làm việc âm thầm, rồi đùng một cái gặp tôi bảo xong hết rồi, em tới trễ quá! Vậy, xin lập lại lần nữa, tôi đặc biệt dành tặng giọng hát tôi hôm nay, trong bài “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá” cho thầy Đoàn Hữu Ý, xin anh chị tràng pháo tay…

Th. ơi, anh lại tự dối lòng! ...Thà là giọt mưa vỡ trên mặt em, thà là giọt mưa khô trên mặt Duyên. Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến, những giọt run run ướt ngọn lông măng, những giọt run run ướt ngọn lông măng. Khiến người trăm năm đau khổ ăn năn, khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên. Tại sao lại người tên Duyên mà không phải người tên Th.? Anh dối lòng cả khi làm thơ nữa à? Thiên hạ nói “thơ” là tâm hồn, là tác giả, thiên hạ nói bậy! Th. ơi, thiên hạ (và em, chính em!) chẳng hiểu thi sĩ thi siết quái gì cả!

Th. ơi, thầy Ý nào làm “xẩy” tờ báo khỏi tay anh? Chính anh trốn tránh đó chứ, chính anh sợ em ghét anh đến độ tìm cách loại bài anh đó chứ! Em là cô trưởng ban biên tập mà, chỉ cần một lý do, tài chánh trường eo hẹp, báo ít trang, bài vở chật cả rồi, xong! Anh đầy đủ quyền hạn buộc em phải đăng bài này bài nọ, nhưng em sẽ tức, sẽ khóc, anh nào muốn Th. khổ vì anh! Th. ơi và Th. ơi!

 

Tôi dứt tiếng hát, vỗ tay rào rào vang dậy, bis bis! Hãnh diện chưa? Ôi, hãnh-diện-nát-tan-lòng! Trở lại chỗ ngồi, thêm hãnh diện, các cô bé vây lấy tôi xin chữ ký thật dễ thương. Sách vở tấp nập bay đến trước mặt. “Em nghe tiếng anh từ lâu, hôm nay mới biết!” “Anh dạy tụi em làm thơ đi!” “Anh viết giùm em ít hàng, ngay bài em nè, nhớ đề tên anh đàng hoàng nghe, em về làm kỷ niệm” hoặc: “Hải, cô kia nhờ tao chuyển lời lại, muốn làm em gái mày, cô bé thích thơ mày từ lâu rồi!”…

Th. ơi, anh viết hoài câu “học trò già trở lại trường xưa”, anh ký tên hàng loạt, mớ sách vơi dần, vơi dần, hết! Ước mơ anh hết theo, chẳng thấy quyển nào của Th. cả! Ừ, kể ra anh lẩm cẩm thật, thư anh gởi cho Th. cả khối, chất đống, đốt, còn sợ gây hỏa hoạn, thì, chữ ký của anh xa lạ gì với Th. nữa!

 

Tôi ngẩng lên, sau khi ký chữ cuối cùng, liếc qua bàn bên kia, Th. đã về tự lúc nào…

Buổi tiệc tàn.

Tôi đi, không, tôi lết đôi bàn chân trên mặt gạch bông ra cửa. Đinh Lan đang đứng cắn hạt dưa. Đinh Lan gầy, cao, như tranh tố nữ. – Thế nào? Cô nữ họa sĩ cho anh xin chữ ký chứ? Đinh Lan cười, anh có bút? – Mất rồi, Lan mượn giùm anh đi. Cô bé hỏi anh thích Lan viết chỗ nào? – Chỗ bức tranh phụ bản của Lan. – Anh thấy Lan vẽ được không? – Hay lắm, báo Ngô Quyền bán chạy là nhờ phụ bản của Lan đó! – Xạo hoài, Đinh Lan nghiêng đầu nhìn tôi, cười đẹp hơn bất cứ lúc nào, môi nàng đỏ thắm màu hạt dưa. Bỗng dưng tôi thèm tâm sự. Trong cơn đau nào người ta cũng cần tâm sự, đã đành người nói là người khổ sở đầy tràn, nhưng người nghe vô tội phải rầu theo. Người nói lắm khi làm người nghe tưởng chừng như đang bị hành hạ, khó chịu, nhức mỏi. Tôi thèm nói nhiều với Đinh Lan, liệu cô bé chịu đựng nổi chăng? Anh muốn nói với Đinh Lan rằng anh đang khốn nạn tự nãy giờ, anh oằn oại dối lòng, anh yêu một người mà hát tên người khác. Người anh yêu chắc đang giận vì tưởng lầm anh cố tình trêu tức, nàng đã về ngay. – Lan cũng biết phần nào câu chuyện. – Vậy hả? – Vâng, nhưng biết để mà biết thôi, chẳng để ý. – Lan muốn biết thêm không? – Không! – Sao vậy? – Vì các anh là con trai, có thể phóng túng tình cảm được, còn con gái tụi này chả nên biết nhiều quá sớm chuyện yêu đương, phải lo học hành. Cô bé đang màu mè với tôi! Đinh Lan ơi, có lẽ Đinh Lan lầm, lời anh nói chẳng phải là cái “nhập đề” đâu. Anh tán tỉnh Đinh Lan làm gì? Anh chỉ muốn cho Đinh Lan biết anh là “thiên tài”, yêu một người, làm thơ cho người khác, “rung-động-giả” được tuyên dương, được mọi người lầm tưởng cô Duyên là nguồn thơ bất tận của anh! Anh chỉ muốn nói cho Đinh Lan nghe câu: “nếu được lựa chọn giữa hạnh phúc và tác phẩm, tôi sẽ lựa chọn hạnh phúc, nhưng, hạnh phúc tan tành, tác phẩm hiện diện giữa trần gian!”

 

NGUYỄN TẤT NHIÊN

28 tháng 1 năm 1973

(NGUYỄN TẤT NHIÊN tùy bút)

 

 

150px-ntatnhien-content


Thủ Bút của Tác Giả


1. Phần đầu:

35__nguy__n_b__un_nguyen_tat_nhien_hoc_tro_gia_1-1-large



2. Phần cuối:

 

 

35__nguy__n_b__un_nguyen_tat_nhien_hoc_tro_gia_2-large

13 Tháng Ba 2021(Xem: 14507)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 11048)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 13436)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 8596)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 11445)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 9299)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 13146)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11038)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 10391)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 8390)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 7756)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 9799)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 9197)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 11573)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 9366)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10880)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 12312)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 9621)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 9778)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 12849)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 12243)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 13657)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 10054)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 11717)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 14304)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9068)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 10253)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11306)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……