Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Tất Nhiên - HỌC TRÒ GIÀ

03 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 49883)
Nguyễn Tất Nhiên - HỌC TRÒ GIÀ


 

Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, may mắn được người nhà cất giữ và mang ra nước ngoài sau khi anh qua đời. Kèm theo bài viết là một vài đoạn phóng ảnh nguyên bản với chính thủ bút của tác giả.

 

NGUYỄN TẤT NHIÊN

 

HỌC TRÒ GIÀ


35__ntnhien_001-large

Trước Thư Viện trường Ngô Quyền 1973

(Từ trái: GS Trần Văn Phúc, Nguyễn Hoàng Hải (Nguyễn Tất Nhiên), Trần Thuận, Lâm Sĩ Đắt, Hồ Văn Lưu, Phan Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tất, Đinh Công Hoàng. Người đứng giữa ở hàng sau là Nguyễn Thái Hải.)

 

 

Anh Lê khuyên tôi: “mình nên yêu người nào yêu văn nghệ thôi, chứ đừng nên yêu người làm văn nghệ, vì, sẽ có ngày mình đọc bài của nàng mà chẳng thấy nàng đá động gì đến mình, thì có nước khóc thét lên!”. Tôi cười ngã nghiêng lúc đó. Và, bây giờ tôi còn cười nữa thôi?

 

Sáng nay tôi tới trường, ông Ý, người thầy Việt Văn cũ mời, em dù sao cũng ráng tới chung vui với thầy, em là khách của thầy. – Thưa thầy, em muốn xin tấm thiệp mời. – Thiệp thiết gì, tao với mày mà! Khéo lôi thôi. – Dạ, mai em tới, mấy giờ thầy? – Tám giờ sáng. Tôi là khách, khách phải đến trễ mới quí, với quan niệm ấy tôi có mặt lúc chín giờ hơn. Học trò ở đây tiếp đón nồng nàn tôi, gã đàn anh hoang đàng. Nắng mùa Xuân lợt lợt, tôi đã quen màu, thuở ngồi đệ tam đến giờ, đã năm năm, có năm nào tôi từ chối việc làm tờ giai phẩm Xuân của trường đâu, dĩ nhiên, buổi liên hoan báo chí nào cũng phải có tôi. Nắng mùa Xuân lợt lợt, tôi đã quen màu, màu-nắng-liên-hoan. Tôi cố tình mặc quần xanh áo trắng, cố tình may phù hiệu trung học Ngô Quyền trên ngực, hay nói trắng ra: tôi cố tình bày vẻ ta đây còn luyến tiếc tuổi học trò! Hải của ngày nào làm thơ cho cô Duyên, vì cô Duyên, đây! Anh đây, các em hãy chiêm ngưỡng đi, các em hãy ca tụng hắn đi, hắn thích nghe ai khen thơ hắn lắm đó.

Th. ơi, anh không có nổi một cái gì cho em viết sao? Hai câu thơ của anh ngày nào, em nói em thích nhất “bất thần sáng mắt yêu ai. Khác chi mời người bứt ruột!” không thể trở thành một chi tiết nhỏ trong bài viết em sao?

Thầy Ý, giáo sư hướng dẫn báo chí đứng lên nói vài lời khai mạc buổi tiệc. Thầy ngợi khen Th. và bạn bè nàng. Tôi biết nàng đang sung sướng hân hoan – như tôi ngày nào. Lén chớp nhanh ánh mắt qua bên kia bàn, đầy con gái, tôi chỉ thấy một phần tóc của Th. cúi đầu. Thời người tôn sùng ta đã hết rồi, ta hằng biết thế, bởi ta dại dột yêu người. Khi yêu ai đắm đuối, là lúc mình khó lòng dấu che chân tướng mình! Th. đã nhìn được chân tướng anh rồi, cũng chỉ như trăm nghìn kẻ khác (*) phải không em? Anh du côn, anh cộc cằn thô lỗ, anh chẳng thơ mộng như thơ anh chút nào, em hở? Anh gây gỗ với con gái ào ào, anh thường giải quyết vấn đề bằng chân tay, hào-quang-thi-sĩ của anh trước sau gì cĩng là thứ ánh sáng đèn néon uốn quanh đầu tượng, điện cúp rồi, Phật hay Chúa gì cũng đành phận đá đìu hiu!

Thầy Ý dứt lời, học trò vỗ tay. Tôi thương thầy vì thầy thương tôi, tôi nghĩ đến thầy vì thầy nghĩ đến tôi, giản dị quá! Nhưng tôi thương Th. vì Th. ghét tôi, lánh tôi! Cám ơn em bỏ thiên tài tang thương! Câu thơ làm cho Th., tự nhiên tôi muốn đọc to lên giữa đám đông, nhưng lại sợ đám đông cười ồ, sợ những lời đùa cợt, la ó: “bắt thi sĩ vô dưỡng trí viện đi bà con, trời nóng nực rồi!”

Th. ơi, anh không có nổi một cái gì cho em viết sao? Em nói với Du về mùa Xuân, về nước mắt, về chiến tranh, về tình yêu, về kỷ niệm… Kỷ niệm có “K” nào đó, kỷ niệm không có anh! “K” nào đó là kỷ niệm của em, “K” nào đó là một thời của em. Còn anh, còn những chiều chúa nhật ở nhà chị Ninh, cũng kỷ niệm – nhưng là kỷ niệm “pha dấm vắt chanh”, phải chạy trốn, phải chối từ; cũng “một thời” – nhưng là “một thời” để hối hận, để nhục nhã, để đính chính: “tôi chẳng hề quen biết người ấy!” phải không em?

Th. ơi, ước chi ta có thể nặng lời chua chát được cùng người, thì thơ ta sẽ hay gấp ngàn lần hơn:

…nghe nói em vừa thi rớt Luật

môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời

mắt công nương thầm khép mộng-chân-trời

xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng

(dù thật sự cũng đáng đời em lắm

rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

 

ta, thằng ôm hận tú tài đôi

không biết tìm ai mà kể lể

chim lớn thôi đành cam rớt lệ

ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh…

 

Giữa tiệc, vài cô ca sĩ học trò lên micro hát véo von, mỗi cô hát, một anh sung sướng mỉm cười, “bồ” mình hôm nay xinh ghê, giọng ấm ghê… Nghĩa mập ơi, cho tao vui “ké” với, cho tao khen cô Diễm Hạnh hát hay “ké” với, Lưu Cam-bô-chia ơi, cho tao yêu “ké” với: “Tường Vi ôi Tường Vi, nhớ người ta tóc rụng”, tao đọc hai câu thơ ấy trước mặt mày, mày đừng nổi nóng với tao nghe, đừng đòi đá tao nghe! Lưu Cam-bô-chia ơi, thằng Khanh – em mày, nó kê miệng vào micro đòi “thi sĩ” xuất hiện kìa, tao nên rầu hay nên khoái đây? Anh chị đòi hỏi nhiều quá, tôi gầy gò thế này, hát hai bản nhạc một lúc, sức đâu mà rống mà gào? Anh chị vô tình, chẳng biết tôi cần tránh bài “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá” trước mặt Th.!

– Kính thưa quí thầy, thưa anh chị, hôm nay, tôi hân hạnh được mời đến chung vui. Quí thầy và quí anh chị thấy tôi mặc đồng phục, làm “học trò già”, chắc cũng hiểu rằng tôi còn luyến tiếc khoảng thời gian đi học dưới mái trường Ngô Quyền này nhiều lắm. Mái trường này đã cho tôi tình yêu đầu đời thơ mộng, đã cho tôi bao nhiêu ý tưởng tuyệt vời trong văn chương, để rồi giờ phút này tôi may mắn được nhiều người biết tới, để đáp lại phần nào cảm tình quí báu tôi xin hát bài “Vì tôi là linh mục”, thơ của tôi, Nguyễn Đức Quang soạn thành ca khúc… Vì tôi là linh mục không mặc chiếc áo dòng, nên suốt đời hiu quạnh, nên suốt đời lang thang. Vì tôi là linh mục có được một tín đồ, nhưng không là thánh thần, nên tín đồ đi hoang. Vì tôi là linh mục giảng lời tình nhân gian, nên không cần kinh thánh, nên không cần giáo xứ, nên tôi có con chiên chê tôi giống tên điên, quanh năm chỉ làm phiền…

 

Th. ơi, anh đã yêu người làm văn nghệ rồi, anh đang cười đây, cười nụ lệch, cười nụ mất thăng bằng, cười nụ khỉ nhe răng, thay vì “khóc thét lên” như lời anh Lê nói. Th. ơi, anh dối lòng còn vụng quá, anh đóng kịch còn lố lăng quá. Trong khi anh thủ vai người vui tính, trẻ trung, người ta lại khen anh diễu khá duyên dáng, cù léc nhột hơn “hề”. Th. ơi và Th. ơi!

 

– Xin cám ơn quí vị, tiếp theo đây, thể theo lời yêu cầu, tôi xin trình bày bản “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá”, cũng thơ của tôi, Phạm Duy phổ nhạc. Bài này tôi xin riêng tặng thầy Đoàn Hữu Ý, vì, từ hồi còn học đệ tam tới giờ, tôi năm nào cũng cộng tác với báo Xuân NGÔ QUYỀN một cách bình thường, riêng năm nay, thầy Ý đã đặc biệt làm “xẩy” tờ báo khỏi tay tôi, thầy Ý đã làm việc âm thầm, rồi đùng một cái gặp tôi bảo xong hết rồi, em tới trễ quá! Vậy, xin lập lại lần nữa, tôi đặc biệt dành tặng giọng hát tôi hôm nay, trong bài “thà là giọt mưa rớt trên tượng đá” cho thầy Đoàn Hữu Ý, xin anh chị tràng pháo tay…

Th. ơi, anh lại tự dối lòng! ...Thà là giọt mưa vỡ trên mặt em, thà là giọt mưa khô trên mặt Duyên. Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến, những giọt run run ướt ngọn lông măng, những giọt run run ướt ngọn lông măng. Khiến người trăm năm đau khổ ăn năn, khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên. Tại sao lại người tên Duyên mà không phải người tên Th.? Anh dối lòng cả khi làm thơ nữa à? Thiên hạ nói “thơ” là tâm hồn, là tác giả, thiên hạ nói bậy! Th. ơi, thiên hạ (và em, chính em!) chẳng hiểu thi sĩ thi siết quái gì cả!

Th. ơi, thầy Ý nào làm “xẩy” tờ báo khỏi tay anh? Chính anh trốn tránh đó chứ, chính anh sợ em ghét anh đến độ tìm cách loại bài anh đó chứ! Em là cô trưởng ban biên tập mà, chỉ cần một lý do, tài chánh trường eo hẹp, báo ít trang, bài vở chật cả rồi, xong! Anh đầy đủ quyền hạn buộc em phải đăng bài này bài nọ, nhưng em sẽ tức, sẽ khóc, anh nào muốn Th. khổ vì anh! Th. ơi và Th. ơi!

 

Tôi dứt tiếng hát, vỗ tay rào rào vang dậy, bis bis! Hãnh diện chưa? Ôi, hãnh-diện-nát-tan-lòng! Trở lại chỗ ngồi, thêm hãnh diện, các cô bé vây lấy tôi xin chữ ký thật dễ thương. Sách vở tấp nập bay đến trước mặt. “Em nghe tiếng anh từ lâu, hôm nay mới biết!” “Anh dạy tụi em làm thơ đi!” “Anh viết giùm em ít hàng, ngay bài em nè, nhớ đề tên anh đàng hoàng nghe, em về làm kỷ niệm” hoặc: “Hải, cô kia nhờ tao chuyển lời lại, muốn làm em gái mày, cô bé thích thơ mày từ lâu rồi!”…

Th. ơi, anh viết hoài câu “học trò già trở lại trường xưa”, anh ký tên hàng loạt, mớ sách vơi dần, vơi dần, hết! Ước mơ anh hết theo, chẳng thấy quyển nào của Th. cả! Ừ, kể ra anh lẩm cẩm thật, thư anh gởi cho Th. cả khối, chất đống, đốt, còn sợ gây hỏa hoạn, thì, chữ ký của anh xa lạ gì với Th. nữa!

 

Tôi ngẩng lên, sau khi ký chữ cuối cùng, liếc qua bàn bên kia, Th. đã về tự lúc nào…

Buổi tiệc tàn.

Tôi đi, không, tôi lết đôi bàn chân trên mặt gạch bông ra cửa. Đinh Lan đang đứng cắn hạt dưa. Đinh Lan gầy, cao, như tranh tố nữ. – Thế nào? Cô nữ họa sĩ cho anh xin chữ ký chứ? Đinh Lan cười, anh có bút? – Mất rồi, Lan mượn giùm anh đi. Cô bé hỏi anh thích Lan viết chỗ nào? – Chỗ bức tranh phụ bản của Lan. – Anh thấy Lan vẽ được không? – Hay lắm, báo Ngô Quyền bán chạy là nhờ phụ bản của Lan đó! – Xạo hoài, Đinh Lan nghiêng đầu nhìn tôi, cười đẹp hơn bất cứ lúc nào, môi nàng đỏ thắm màu hạt dưa. Bỗng dưng tôi thèm tâm sự. Trong cơn đau nào người ta cũng cần tâm sự, đã đành người nói là người khổ sở đầy tràn, nhưng người nghe vô tội phải rầu theo. Người nói lắm khi làm người nghe tưởng chừng như đang bị hành hạ, khó chịu, nhức mỏi. Tôi thèm nói nhiều với Đinh Lan, liệu cô bé chịu đựng nổi chăng? Anh muốn nói với Đinh Lan rằng anh đang khốn nạn tự nãy giờ, anh oằn oại dối lòng, anh yêu một người mà hát tên người khác. Người anh yêu chắc đang giận vì tưởng lầm anh cố tình trêu tức, nàng đã về ngay. – Lan cũng biết phần nào câu chuyện. – Vậy hả? – Vâng, nhưng biết để mà biết thôi, chẳng để ý. – Lan muốn biết thêm không? – Không! – Sao vậy? – Vì các anh là con trai, có thể phóng túng tình cảm được, còn con gái tụi này chả nên biết nhiều quá sớm chuyện yêu đương, phải lo học hành. Cô bé đang màu mè với tôi! Đinh Lan ơi, có lẽ Đinh Lan lầm, lời anh nói chẳng phải là cái “nhập đề” đâu. Anh tán tỉnh Đinh Lan làm gì? Anh chỉ muốn cho Đinh Lan biết anh là “thiên tài”, yêu một người, làm thơ cho người khác, “rung-động-giả” được tuyên dương, được mọi người lầm tưởng cô Duyên là nguồn thơ bất tận của anh! Anh chỉ muốn nói cho Đinh Lan nghe câu: “nếu được lựa chọn giữa hạnh phúc và tác phẩm, tôi sẽ lựa chọn hạnh phúc, nhưng, hạnh phúc tan tành, tác phẩm hiện diện giữa trần gian!”

 

NGUYỄN TẤT NHIÊN

28 tháng 1 năm 1973

(NGUYỄN TẤT NHIÊN tùy bút)

 

 

150px-ntatnhien-content


Thủ Bút của Tác Giả


1. Phần đầu:

35__nguy__n_b__un_nguyen_tat_nhien_hoc_tro_gia_1-1-large



2. Phần cuối:

 

 

35__nguy__n_b__un_nguyen_tat_nhien_hoc_tro_gia_2-large

31 Tháng Ba 2010(Xem: 94449)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84348)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
29 Tháng Ba 2010(Xem: 41638)
Tiêu đề: Dù muốn dù không Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 4:52 minutes (4.46 MB)
16 Tháng Ba 2010(Xem: 71784)
Cái thời nghe Lòng Mẹ của Y Vân Chị với em khóc chung nỗi niềm không ai dỗ Đời học trò nghèo muôn vàn khốn khó Chị nhường em tập vở mới, bút chì màu
13 Tháng Ba 2010(Xem: 59062)
Sẽ hát tặng cho trăng Một bài ca của biển Giữa trời đêm thinh lặng Tiếng sóng vỗ thật hiền
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56479)
Mỗi lần Xuân đến hoa khoe sắc Ray rức lòng con nỗi nhớ quê Nhớ dáng Mẹ hiền lần gậy trúc Ngóng đợi con về tận cuối đê...
07 Tháng Ba 2010(Xem: 55527)
Em đâu biết cũng vì hương trên tóc Cuốn hồn tôi bay mất tự bao giờ Tôi ngắm hoài cho hương tóc lạc vào thơ Và thầm đếm vu vơ từng sợi rối
07 Tháng Ba 2010(Xem: 56901)
MISSOURI sóng bạc đầu Nhưng ĐỒNG NAI vẫn xanh màu trong tôi Chiều buồn đứng ngắm sông người Ngỡ mình đang đứng giữa trời Quê Hương!
07 Tháng Ba 2010(Xem: 57002)
Bên ngoài khung cửa sổ Là gió thổi lay lay Cùng lá cây thổ lộ Về những vầng mây bay.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43281)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27406)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77591)
Tháng ba gi ó về đong đưa nỗi nhớ Giàn hoa vàng có kịp nở chiều nay? Để con về thấy vườn nhà rực rỡ Nhờ mẹ yêu thương chăm tưới mỗi ngày.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 78371)
Có bao giờ anh mơ? Một ngày tràn nắng ấm Gom lại tình đã vơi Chất chở đầy tim nóng Nồng nàn bước chân qua?…
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77125)
Tuyết trắng đùa vui suốt đêm qua Phủ lên cây cỏ, phủ mái nhà Rung rinh, lóng lánh như hạt ngọc Như ánh mắt buồn, giọt lệ sa
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32431)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
26 Tháng Hai 2010(Xem: 76454)
Gặp lại tình cờ tiếng nói đã quen Trong khốn khó quê người còn lời gọi Con sông quê cho tôi vay tiếng nói Bên nầy bán cầu tôi nợ đến kiếp sau .
26 Tháng Hai 2010(Xem: 73932)
Quanh hiu nỗi nhớ, phương trời nhớ Em tiếc làm sao một mối tình Đẹp quá anh ơi! Trời diễm lệ… Tình mình đẹp mãi phải không anh?
25 Tháng Hai 2010(Xem: 63264)
Ừ nhỉ! Thì thôi mình chia tay. Dẫu biết không anh, chân bước lạc loài. Nước mắt tràn mi lấp đầy khoảng tối Nhưng - khi còn anh, tôi cũng vậy thôi!...
24 Tháng Hai 2010(Xem: 88688)
Một buổi họp mặt tân niên Canh Dần của tuổi Cọp đã được tổ chức vào chiều chủ nhựt 21/2/2010 tại nhà chị Nguyễn thị Mỹ thuộc thành phố Westminter.
24 Tháng Hai 2010(Xem: 50128)
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi Giọt nắng bâng khuâng Giọt nắng rơi rơi bên thềm
23 Tháng Hai 2010(Xem: 55257)
Cả trời sao tưng bừng Mừng lễ hội tháng Giêng Trăng tỏ nỗi niềm riêng Trào tuôn dòng sáng bạc
18 Tháng Hai 2010(Xem: 57931)
Xuân về lại nhớ Xuân xưa, Những chiều tan học đón đưa Em về. Tóc cài Hoa " Bưởi " đê mê, Không ngờ xa cách sơn khê mịt mùng.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87337)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79906)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
13 Tháng Hai 2010(Xem: 52042)
Nhìn Mai chợt nhớ xuân về, Đồng Nai xứ Bưởi, tóc thề, trường xưa. Những chiều ta đứng NÚP mưa, Tình xuân chớm nở, đón đưa mặn nồng.
12 Tháng Hai 2010(Xem: 52943)
Bao chàng cây si trẻ Như cánh bướm vờn quanh Chị tôi cười e ấp Hẳn như còn phân vân
12 Tháng Hai 2010(Xem: 94735)
Trang WEB Nhà Ngô Quyền, trong niềm hân hoan đón mừng Năm mới Canh Dần 2010, xin trân trọng giới thiệu những vần thơ Xuân của những cây bút thân quen của Trang Nhà qua những đề tài không xa lạ có liên quan mật thiết đến mọi người. Rất mong, trong những lời thơ, câu thơ hay cả bài thơ, những người viết mang đến cho Thầy Cô và Anh Chị Em quý mến những đóa hoa Xuân đầy hương sắc. Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức: