Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tưởng Dung - DUYÊN "TAM HẠP"

05 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 133135)
Tưởng Dung - DUYÊN "TAM HẠP"

DUYÊN “TAM HẠP”

 

miumiu_0-content

Cứ mỗi lần sắp sang năm mới là bà Tâm lo tìm lịch, coi tử vi rồi thông báo cho các con cháu, dâu rễ nhất là đứa nào rơi đúng vào năm tuổi với những lời căn dặn rất kỹ càng. Bây giờ, đang vào tháng Giêng dương lịch, chỉ còn một tháng nữa là bước sang năm Tân Mão, bà Tâm đã gọi phôn dặn dò Duyên từ mấy tuần trước: “Năm nay là năm tuổi của thằng Xuân đó nghen, người ta nói “nam La Hầu, nữ Kế Đô”, đàn ông năm tuổi mà “gặp” sao La Hầu là nặng lắm nhưng năm nay nó “gặp” sao Kế Đô tuy có nhẹ hơn một chút nhưng cũng là sao hạn, nói nó coi chừng sức khoẻ với lại cẩn thận chuyện xe cộ. Tụi bây bên đạo không tin nhưng năm tuổi đứa nào má cũng cúng sao hạn, để giải bớt tai ương, binh hoạn, đỡ lắm con à.”. Anh Xuân, ông xã Duyên là người Bắc, Công giáo, ít chịu tin về bói toán tử vi, lúc trước ở chung với gia đình vợ ba bốn năm, ông bà người Nam, theo đạo Phật, nghe bà nói về những việc cúng bái, kiêng cữ riết anh chỉ biết… cười trừ. Bây giờ, ông bà đã ra ở nhà riêng với lý do là có bảy đứa con mà ở với đứa này thì đứa khác phân bì, cho nên ngoài ba đứa em của Duyên ở Utah, mỗi năm gặp một lần vào dịp Giáng Sinh hoặc Hè, còn lại bốn chị em Duyên ở vòng quanh Los Angeles, cứ thay nhau đến thăm, chở ông bà đi chùa hoặc xuống phố Bolsa đi chợ, thăm bạn bè.

Duyên theo đúng sách vở “xuất giá tùng phu” nên đã là con chiên của Chúa từ sau ngày lên xe hoa, nhưng cũng vẫn nhớ… nằm lòng những câu nói đã trở thành “phong dao tục ngữ” hay “sấm truyền” từ thuở còn ở nhà với mẹ như: - “Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi, Tý Ngọ Mẹo Dậu là Tứ Hành Xung”. Bốn tuổi trong mỗi nhóm này xung khắc với nhau lắm, làm ăn hay sống chung với nhau thì… khó thọ, khó phát tài, phát lợi, các con ráng tránh nghen.” Trong khi đó, Duyên thấy gia đình của mình đã có sờ sờ “Tam Hành Xung” trước mắt là bà Tâm tuổi Hợi, hai đứa em của Duyên rơi ngay vào tuổi Thân và tuổi Dần. Vậy mà bao nhiêu năm qua, Duyên chưa thấy có “cái xung” nào trầm trọng xảy ra cả.

Năm Duyên 15 tuổi, nhà từ con hẻm nhỏ ở đường Phan Đình Phùng được dời ra căn phố lớn hai tầng ở đường Phan Chu Trinh, ngay khu trung tâm chợ Biên Hòa, con đường từ đầu dốc dẫn xuống bờ sông Đồng Nai, cả ngày lẫn đêm, lúc nào cũng rộn rịp tiếng người và xe cộ. Không còn những buổi đi về nhà ban đêm phải chạy thật nhanh trong con hẻm tối, khi nhìn trước sau không một bóng người đồng hành, để cố vượt qua khúc đường có cây me lớn, cành lá xum xuê, đối diện ngay cánh cửa sau nhà chị Kiểm, tiệm bán chạp phô, vì nghe đồn có người đã thấy con ma ngồi vắt vẻo trên cây me hát ru con vào lúc nữa khuya. Ngôi nhà mới đã cho chị em Duyên một luồng sinh khí mới. Cô Út Yến cũng được ra đời sau đó. Ông bà Tâm ngày càng làm ăn phát đạt hơn. Con cái đều được học hành đỗ đạt, nên người. Một lần, khi phụ bà Tâm tính sổ lương cho thợ, Duyên nghe mẹ… tiết lộ: “Tao với ba mầy nằm trong nhóm tuổi Tam Hạp “Hợi Mẹo Mùi”, có duyên nên làm ăn khá giả chỉ có tội là hay “khắc khẩu” thôi”. Duyên tủm tỉm cười, quả thật, ba tuổi Mùi, mẹ tuổi Hợi coi như nhà đã có “nhị hạp”, vậy mà nói chuyện với nhau chừng đôi ba câu thì đã thấy không ổn rồi. Dù chỉ là những chuyện rất nhỏ nhặt, hai ông bà cũng cãi cọ vài câu mới chịu. Bà tiếp tục kể thêm một lô tuổi Tam Hạp cho Duyên biết, nào là: “Thân Tý Thìn, Sửu Tỵ Dậu, Dần Ngọ Tuất, Hợi Mẹo Mùi”, có duyên trong những tuổi này mới tốt con à!”.

Dòng đời trôi chảy rất êm đềm trong mái gia đình vừa có “tam hành xung” lẫn “nhị hạp” của Duyên. Cuộc sống thật chan hòa, hạnh phúc nếu không có biến cố 30 tháng tư, với biết bao cảnh gia đình chia lìa, tan nát. Đôi lúc Duyên tự hỏi: những con người phải chịu số phận đó không biết là vì đã đến lúc gặp phải cái “vận số” được định sẵn do năm tuổi, hoặc tới hạn xung khắc của họ không? Hay là do chính lòng người và mưu toan của những kẻ vô thần? Với cuộc sống khó khăn, thay đổi từng ngày, ông Tâm phải đi học cải tạo, Bà Tâm một mình đôn đáo tìm cách chay lo cho ông về nhà và các con tìm đường vượt biển. May thay, hai năm sau khi ông Tâm trở về nhà, bà Tâm đã lo được 5 đứa con ra nước ngoài. Duyên và đứa em trai là một trong những chuyến của các năm cuối cùng trước khi các trại tị nạn bắt đầu đóng cửa, ngăn cấm, không nhận các thuyền nhân đến nữa.

Gặp lại Xuân ở trại tị nạn Indo, lúc hai người đang chờ phỏng vấn để đi định cư ở Mỹ. Duyên đã biết Xuân vài lần qua các bạn đồng nghiệp khi còn ở Việt Nam, nhưng chỉ là sơ giao với những câu thăm hỏi thông thường. Không nghĩ là duyên nợ nên Duyên rất ơ hờ với những lời trêu chọc của bạn bè cùng barrack. Cho đến khi nhận lời anh tỏ tình, Duyên vẫn còn hoang mang, ngần ngại. Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi! Nghĩ thế chứ không dám nói ra, với lại “yêu người chứ có phải yêu tuổi đâu”. Nhưng sau một thời gian chuyện trò, quen biết, Duyên mới khám phá ra rằng anh Xuân và Duyên cũng có rất nhiều cái “hạp” nhau lắm! Anh thích nghe nhạc Trịnh, nhạc Vũ Thành An, Từ Công Phụng, thích đọc sách, nghiên cứu thơ văn, xem phim tình cảm… Bài thơ, văn hay chuyện phim nào Duyên vừa mới “nhấp nhứ” vài câu là anh đã tuôn ra một mạch. Tuyệt chiêu của anh là thuộc cả tập thơ “Tâm Tình Hiến Dâng” của Rabindranath Tagore mà Duyên rất “mê” từ thời trung học và cứ thế, mỗi chiều anh tìm đến barrack Duyên, trò chuyện hoặc đọc những đoạn trong tập thơ mà anh tâm đắc cho Duyên nghe. Mối tình đã nảy nở và lớn dần trong Duyên từ những “dây mơ rễ má” đó. Thời gian này, cô bạn thân của Duyên gửi cho tập thơ Nguyễn Tất Nhiên làm quà sinh nhật trên đảo, thế là có dịp cho những buổi tối thi nhạc giao duyên bên ánh đèn dầu dưới dãy bếp của barrack 35, trại Galang thật vô cùng… lãng mạn!

Đến lúc sang Mỹ, sau khi chấp nhận lời cầu hôn của Xuân, Duyên hơi lo ngại khi viết thư về báo tin và xin phép ba mẹ ở Việt Nam là Duyên sẽ theo chồng lẫn theo đạo. Để cho chắc ăn, Duyên còn nói rõ trong thư: “anh Xuân tuổi Mẹo, có duyên trong “tam hạp”, đừng lo má ơi!”. Không biết có phải vì thế mà ba mẹ Duyên viết thư qua trả lời đồng ý… cái rụp hay không? Bà còn khuyên:- “Đạo nào cũng là đạo, miễn mình ăn hiền ở lành, biết tu thân tích đức con ơi!”. Sau này, khi đã được qua Mỹ sum họp với các con, mỗi khi nói chuyện với Duyên, bà Tâm vẫn hay nhắc: “Con tuổi Mùi, thằng Toàn (con trai lớn) cũng tuổi Mùi, ẩn tuổi mẹ. Chồng con tuổi Mẹo, con Thúy (con gái thứ hai) cũng tuổi Mẹo, ẩn tuổi cha. Vậy mà tụi bây làm ăn không “phất” được thì má cũng không biết làm sao đây!”. “Phất” ở đây, ý bà muốn nói là “ăn nên làm ra”, tạo nhiều của ăn của để. Điều này, đôi khi cũng làm Duyên thắc mắc: “Ủa, vậy là tử vi… trật lất, tại sao gia đình mình “tụ” được toàn là những thứ “kiết” không, chứ đâu có cái nào “hung” đâu, mà sao không … giàu như người ta vậy kìa?”.

Một số bạn bè, người thân khi nghe Duyên nói thế đã gạt phắt đi bảo: “Này, ông bà giàu có như thế mà còn đòi hỏi gì nữa, giàu hào của sao bằng hào con. Gia đình hạnh phúc, con cái đông đúc mà lại ngoan ngoãn, biết vâng lời, có tiền đến mấy cũng không mua được đâu nhé!” khiến Duyên giật mình. Quả thật, từ ngày lấy nhau đến giờ rất ít khi vợ chồng to tiếng với nhau, chắc Xuân thuộc loại Mèo Tam Thể, nhủn nhặn, hiền lành, dễ tính nên cưng chiều vợ, mỗi khi Duyên giận thì Xuân luôn làm lành trước. Và khi Xuân nổi nóng thì Duyên… thổi cho nguội bằng cách… lặng thinh. Với hai cô con gái, và hai cậu con trai, mỗi đứa cách nhau ba tuổi, đã đủ cho thời khóa biểu của Duyên đầy kín một ngày, nhưng bù lại chúng luôn thương yêu, lắng nghe và vâng lời ông bà, bố mẹ, chăm chỉ học hành, siêng năng tham gia các sinh hoạt tôn giáo, xã hội. Bốn đứa con là bốn “tác phẫm” tuyệt vời. Không phải là Duyên đang có một kho tàng châu báu đó sao? Năm ngoái, Duyên và Xuân vừa mừng “Lễ Bạc”, nhân dịp anniversary ngày cưới, cả nhà chụp chung một tấm hình với gương mặt ai cũng tươi cười rạng rỡ. Duyên nghe hạnh phúc tràn trề!

Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp” má nói hồi xưa đó coi vậy mà cũng… ứng nghiệm lắm đó nghen!”. Bên kia đầu dây bà Tâm chưng hửng: ”Ủa , mà chuyện gì vậy con?”.

Tưởng Dung

Tháng Giêng, 2011

05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96258)
(Cảm xúc nhân ngày Hội Ngộ Ngô Quyền, Hè 2010) Thầy Nguyễn Xuân Kính
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97570)
NGÔ QUYỀN TRƯỜNG CŨ GẶP NHAU ĐÂY THÁNG 7, MỒNG BA, HỌP MỘT NGÀY BÈ BẠN KHẮP NƠI VỀ HỘI TỤ CÔ THẦY MUÔN NẺO ĐẾN SUM VẦY
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97204)
Áo trắng niềm vô tư Nét bút dệt mộng dài Trời xuân lòng phơi phới Chưa nghĩ chuyện tương lai
04 Tháng Bảy 2010(Xem: 80691)
Lật trang lưu bút bồi hồi Hè sang gợi nhớ quãng đời học sinh Phượng hồng nhuộm nắng lung linh Lòng em thầm lặng một mình nhớ ai…
02 Tháng Bảy 2010(Xem: 82217)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
30 Tháng Sáu 2010(Xem: 92349)
Không Ai biết Ai và Ai rất trẻ Nhìn ngực nhau thấy phù hiệu Ngô Quyền Ai muốn trao Ai nụ đời vừa hé Đâu biết mình đang độ tuổi thần tiên
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89088)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 97321)
Vẫn là anh, làn gió mát xôn xao Thổi êm ái lời tình đầu thuở trước Em xin mãi là mưa ngày bão rớt Rơi xuống anh nghìn giọt nhớ quê nhà.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 81156)
Xưa em tóc xỏa vai gầy Áo dài vải trắng thơ ngây đến trường Tôi theo sau bước ngập ngừng... Sợ con bướm trắng lạc đường bay xa
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72892)
Biển có nỗi niềm riêng Trải ra cùng với sóng Sóng chính là tim biển Thiên thu vẫn trào lòng.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 73065)
Đã qua rồi, ngày xưa bé nhỏ Anh và em, đôi ngả đôi đường Chuyện học trò, còn mãi vấn vương Ta đã mất: Con đường phượng tím
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 69459)
Tâm Kinh Bát Nhã tiễn anh đi Tan nát lòng em - chẳng nói gì Em nguyện hồn anh về cõi Phật Giữa trời thanh tịnh khói mây bay.
26 Tháng Sáu 2010(Xem: 69357)
Yên giấc ngàn thu biệt bạn vàng Đau lòng em lắm… quấn vành tang Còn đâu năm tháng cùng anh bước Qua khúc gian truân, nỗi đoạn trường
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92162)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 33441)
Tiêu đề : Trăng Bên Kia Sông Artist : Thanh Duyên Composer: Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist: Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 32112)
Tiêu đề : Quê Nhà Artist : Thanh Hoa Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist: Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 67842)
Sáng bố thức dậy sớm Làm bữa sáng thật ngon Hai quả trứng gà tròn Thành ốp la thơm phức.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 74487)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152563)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91754)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 77569)
Một mình đêm dài, một khúc nhạc êm Nhớ vầng trán Ba với năm dòng kẽ Những chấm đen như nốt nhạc buồn không lệ Nhìn vào trán Người thấy những âm giai
10 Tháng Sáu 2010(Xem: 65702)
Dáng anh buồn thật buồn... Áo bụi đường còn vương Với đàn ghi ta cũ Mênh mang sầu tha hương.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101131)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 78075)
Những nỗi niềm xếp theo sóng nằm nghiêng Cho cái nhớ rơi theo chiều thẳng đứng Biên Hoà ơi! Làm ơn giữ trường tôi ngàn năm đứng vững Chờ kim đồng hồ quay lui về mái ấm Ngô Quyền.
04 Tháng Sáu 2010(Xem: 64076)
Vài năm nữa bằng lăng rồi sẽ lớn Hoa tím đầy cành gợi nhớ cho ai? Trong tất bật vội vàng người thành phố Có ánh nhìn nào âu yếm cho hoa?
25 Tháng Năm 2010(Xem: 75624)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng, vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63935)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.