Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ

02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 121368)
Đỗ Công Luận - NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ

NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ


new-year-2010-8-content

 

Chiều 29/12, mình gửi mail happy new year lên group cho các bạn. Chỉ còn 2 ngày nữa là sang năm 2011, bọn mình tròn 60 tuổi. Lúc 20h30, mình mở group 372, nhận được tin Phan Trần Thắng, thiếu uý thương phế binh TĐ 7 dù, đã ra đi hồi 17h 25 phút, do Thái Huỳnh và Trung Thuận đưa tin. Bạn mình thiếu 2 ngày nữa để bước qua tuổi 60 tây, hơn 1 tháng nữa bước qua tuổi 61 ta, trở lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Bất chợt mình ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Mình lấy giấy bút ra, tính sổ cuộc đời, 60 mùa xuân mình đã trải qua, có vui buồn lẫn lộn.

Mùa xuân đầu tiên, mình còn bé quá nên chẳng biết và nhớ gì. Mình tưởng tượng, lúc đó mình đang trong vòng tay mẹ, hai tay ôm bầu sữa căng tròn của mẹ. Hồi đó, gia đình vất vả, xã hội còn khó khăn, làm gì có sữa bột như mấy đứa cháu ngoại bây giờ. Con gái út của mình, sanh 1980, lúc đó cố gắng lắm mình mới cho cháu uống duy nhất 1 lon Similac của Liên Xô. Khi mình được vài tháng tuổi, giao mình ở nhà cho các chị trông nom, mẹ lại quảy đôi gánh tảo tần ra chợ, lội bộ đi về từ chợ Biên Hòa đến Chợ Đồn. Mình được 6 tuổi, ba đứa em nữa lần lượt ra đời. Đôi vai của mẹ lại gầy guộc hơn. Đôi gánh của mẹ laị trĩu nặng hơn. Năm 1958, chợ Bửu Hòa dời về điạ điểm hiện tại, đối diện nhà mình. Các chị đã lớn, ba má quyết định mở cửa hàng tạp hóa taị nhà. Ba vẫn đi làm ở trường Bá Nghệ. Lứa tuổi của mình lúc đó chỉ biết ăn và học. Đúng nghĩa ăn học. Mình trông mau tết đến để mặc quần áo mới và có tiền lì xì. Chú Bảy của mình lúc đó đi lính không quân, đóng ở sân bay Biên Hòa. Cả gia đình chú ở trong khu gia binh. Chỉ có 2 ngày giỗ nội và mấy ngày tết là chú về thắp nhang nhà thờ họ tộc và thăm anh chị cùng các cháu. Sáng mồng một tết, chị em mình và mấy đứa em họ, đã lóng ngóng chờ nhận những tờ tiền mới từ tay chú, để gọi là lấy lộc đầu năm. Lúc đó chánh quyền sở tại cho"xã cảng" ba ngày tết. Chợ không họp, các sòng bạc, bầu cua cá cọp, bông vụ... mở đầy trước sân chợ. Mình khoái nhất là đánh vụ, kế đến là bầu cua cá cọp. Đánh vụ, nếu đặt cửa chánh, trúng được nhiều lần số tiền đặt cược. Nếu đánh ngang hoặc vuốt sẽ trúng ít hơn. Khi nghe tiếng con vụ ngã, mình đoán được cửa nào. Thấy mấy người lớn tuổi đánh dồn về một cửa, mình bắt chước đánh theo. Dù sao người lớn tuổi cũng kinh nghiệm hơn. Có năm, sáng mùng một tết mình đã nhẵn túi. Mình giả vờ về phụ ba bán hàng để "chỉa" chút đỉnh gỡ gạc. Mấy ngày tết cửa hàng chỉ mở cửa bán buổi sáng. Có hôm thắng lớn mình laị có những giây phút huy hoàng. Ngay ở ngã tư Chợ Đồn có tiệm LÂM KINH TRÀ GIA của chú tàu .

- Tiểu nhị, cho một chai kem sođa sữa đá hột gà. Thêm một tô hủ tiếu mì đặc biệt. Cho mấy cái bánh ngọt ăn laséc nữa.

Từ mồng 4 tết trở đi, mình theo các chị, các cô chú đi chơi ở Bửu Long, sở thú hoặc về quê ngoại ở Bình Dương. Mùng 7 tết bắt đầu đi học lại. Lúc đó, chú út của mình thương mình nhất. Đi học nghề sửa xe ở xa, tết về nhà, chú mua cho mình cái xe hơi chạy bằng dây thiều. Chú út và anh hai mình sanh cùng một năm, năm dần. Bây giờ chú út bị tai biến, đi đứng khó khăn, mình vẫn thường đến thăm viếng chú.

Những năm lên đệ nhất cấp, mình lại thích ngồi sòng cắt tê với mấy chú, người lớn tuổi, để ăn ké cá cược. Mấy ngày tết, gia đình cũng cho thoải mái không cấm cản. Tết năm 1968, xuân Mậu Thân, cái tết dài lâu trong đời. Năm đó, VC tấn công vào Biên Hòa theo hai mặt trận chính. Từ hướng nhà máy cưa, miễu Ba Làng, men theo đường rầy xe lửa, ga Biên Hùng để đánh vào trại Bạch Đằng, tức trung tâm yểm trợ của tiểu khu. Nhà của Thọ Huỳnh Hiệp, Kỳ lùn nằm trong vùng chiến sự đó. Hướng Đông Bắc, sư đoàn 5 VC từ chiến khu Đ, qua sông Đồng Nai, theo hướng Vĩnh Cửu đến Hóc Bà Thức, Đồng Lách để đánh vào sân bay Biên Hòa và căn cứ dã chiến của Mỹ. Thọc sâu xuống, VC đánh vào bộ tư lệnh quân đoàn 3, khu vực phố chợ Phúc Hải thành bãi chiến trường. Người bác họ của mình phải đưa gia đình sang lánh nạn ở Chợ Đồn. Lúc đó phía nam sông Đồng Nai, vùng Chợ Đồn Tân Vạn như không có chuyện gì xảy ra. Có những trưa chiều mình ra bến sông, nhà chị Thưởng, vợ của Vân 313, nhìn về hướng Biên Hoà, Hố Nai. Những chiếc B57, A37 chao mình xuống bỏ bom. Những cột khói bốc lên cao. Những ngày tết năm đó kéo dài hết giữa tháng giêng, mình theo xem các chú, các bác đánh cắt tê, từ sàn nhà chú tám đến căn gác xếp của bác hai mình. Trường học vẫn chưa mở cửa. Chiến sự kết thúc, bọn mình phải đi học quân sự một tháng. Lại phải đi dọn dẹp, công tác xã hội ở Đồng Lách Hố Nai. Lại bắt đầu có sự lo âu. Mình đã trưởng thành, biết suy tư, biết theo dõi thời cuộc.

Mùa xuân 1973, lần đầu tiên mình ăn tết xa nhà, dù khoảng cách từ quân trường đến nhà khoảng hơn 10 cây số. Sau khi đi chiến dịch trở về, rồi hiệp định Paris ký kết, rồi tết đến. Lệnh cấm trại 100%. Trước tết gia đình thăm nuôi tiếp tế lương thực bánh mứt. Mình vẫn cảm thấy có cái gì thiếu thốn. Thiếu người thân, thiếu bè bạn. Em Liên đã đi lấy chồng. Những đêm gác tuyến, trời không trăng sao, gió đông lành lạnh, không bút mực nào tả hết nỗi buồn da diết đó, dù rằng đó là những ngày xuân. Mùa xuân chỉ đến trong khuôn viên mấy cây số vuông, bên trong những hàng rào phòng thủ. Bên ngoài pháo vẫn nổ vang.

Tháng 12/73, sau khi hết phép , mình trở lại đơn vị. Tiểu đoàn dã chuyển quân lên Cầu Kè. Mình được rú về bộ chỉ huy TĐ làm SQ truyền tin, không còn ở ĐĐ 4, không còn nắm giữ trung đội 2 thân thương. Hạ Sĩ Liên, Mai Văn Liên, bằng tuổi chú Tám mình, vẫn xưng em ngọt sớt.

- Em nấu cơm rồi, mời chuẩn úy dùng

Anh em thằng Tới, Được nhà ở Cầu Quan, anh rể em vợ, đứa chết đứa bị thương trước đó mấy hôm. Trung úy Bình, Huỳnh Quang Bình, đại đội trưởng bị thương một lượt với tụi nó đang nằm viện ở Cần Thơ. Chuẩn úy Trần Hồng, khóa 4B 72 Đồng Đế về sau mình lên nắm ĐĐ phó. Chiến trường đang bị khuấy động, đã có những cuộc đụng độ, dù rằng lệnh ngưng bắn vẫn còn hiệu lực. Không có từ hành quân, mà chỉ có hoạt động an ninh lãnh thổ. BCH/TĐ vào đóng ở đồn lớn ấp Bến Cát. Mùa xuân laị về. Những cánh đồng đã gặt hái xong còn trơ góc rạ. Những luống dưa hấu bên sau căn cứ đã bắt đầu cho trái no tròn. Những cây xoài bên vườn nhà ai, xa xa, đã bắt đầu trổ hoa kết trái. Trên ấp người dân đã mổ heo bán tết. Đơn vị mình ban ngày vẫn đi tuần tra, tiếp tế. Ban đêm, co cụm trong căn cứ, trong những chiến hào để phòng thủ. Mùa xuân thứ hai mình lại xa nhà, nhưng lần này lại xa hơn, ba trăm cây số đường xe. Ở quê, trong vùng chiến sự, nếu không có bánh mứt, dưa hấu, mình đầu biết rằng đó là những ngày Tết. Vẫn có tiếng súng nổ. Những đứa trẻ vẫn vui đùa trong bộ quần áo nhạt màu. Nếu có chiến sự, họ laị gồng gánh quần áo, nồi niêu.... cho xuống xuồng rồi bơi ra sông Hậu về hướng Phong Nẫm, Sóc Trăng để lánh nạn. Người Miên vẫn đi lễ chùa, chắc họ cầu cho quốc thái dân an?

Ngôi nhà của họ chỉ có mái tranh vách tre. Bộ phên tre làm giường. Nếu khá hơn có thêm chiếc tủ thờ và bộ ghế trà ở giữa nhà. Thương người dân quê mình quá. Căm ghét chiến tranh quá. Mùng năm tết, mẹ già laị lặn lội vào căn cứ thăm mình. Một mùa xuân xa xứ. Buồn.

 Tháng 6-1975 mình vào trại Phú Lợi. Đêm giao thừa xuân 1976, cán bộ tập họp cả trại lên hội trường để nghe đọc thơ chúc tết. Cả hội trường, mấy trăm con người, im phăng phắc. Tiếng muỗi vo ve vẫn còn nghe rõ. Chắc anh em cùng chung tâm trạng, nghĩ về thân phận, gia đình vợ con bên ngoaì bị đối xử thế nào? Gần đến giao thừa, súng nổ ăn mừng rền vang. Dây điện bị trúng đạn đứt xuống, cúp điện. Cả hội trường, cả trại chìm ngập trong bóng tối. Như bóng đêm đang phủ trùm lên cuộc đời cuả những con người thất baị. Lời chúc tết trên loa vang lên. Lúc đó tâm trạng của mày thế nào hả Lê Thành Tươi?

Xuân 1977, mình ăn tết ở Trảng Lớn. Căn cứ này rộng lớn, xung quanh mìn cóc còn nhiều. Mình ngại nên xin vào đội tăng gia. Sáng cuốc đất tưới rau. Chiều thu hoạch rau xanh cho đội. Ban ngày, quanh quẩn trong mấy trăm mét vuông đất canh tác. Đêm về sinh hoạt với mấy trăm anh em trong lán trại, dưới ánh đèm mờ. Thêm một mùa xuân buồn xa xứ trôi qua.

Tháng 4/1977, mình về laị cuộc sống đời thường. Xuân 1978, cái tết hạnh phút nhất, bên gia đình vợ đẹp con xinh. Sau tết 78, thêm một cháu gái ra đời. Gần tết 1980, một công chúa nữa tiếp tục ghi tên vào sổ gia đình. Thời gian đó mình đi làm công nhân lao động phổ thông. Để không bị đưa đi kinh tế mới, để không bị dòm ngó, để được ngẩng cao đầu trong xã hội mới, để làm laị cuộc đời mới. Xuân 1981 mình bắt đầu ra kinh doanh mua bán. Lại vật lộn với cuộc sống. Gần đến giờ giao thừa mà chưa tắm rữa xong, nhà cửa chưa dọn dẹp, trang trí để đón chào chúa Xuân. Bù laị, mình có niềm vui hạnh phúc.

Đến mùa xuân thứ 59, xuân Canh Dần 2010 niềm vui laị nhân gấp bội. Sáng mùng một tết, ba công chúa, ba phò mã, ba cháu ngoại đến chúc tết .

- Chúc cho ba sống lâu trăm tuổi. Chúc ông ngoaị Trường Thọ.

- Đúng rồi, ba phải sống trăm tuổi. Vì ông nội con đã 95 tuổi, ba phải thọ hơn ông nội. Con hơn cha là nhà có phước.

Xuân Tân Mão 2011 sắp đến. Mình có niềm vui là đã tìm laị được anh em thời ở quân trường. Đồng đội cũ lúc ở chiến trường gian kh . Những anh em cùng trang lứa, đánh mất tuổi thanh xuân do thời cuộc. Tìm được nhau khi mái tóc đã pha sương. Những bức điện thư viết cho nhau, những hình ảnh trao cho nhau, những lần sum họp thấm tình huynh đệ. Thế là mình hạnh phúc và mãn nguyện. Rồi laị có nỗi buồn. Phan Trần Thắng đã ra đi thanh thản. Một cuộc rong chơi rồi cũng kết thúc. Một giọt nước mắt cho mày. Một nén nhang cho mày. Một lời cầu nguyện cho mày. Xin hãy ngủ yên. Bên kia bờ đaị dương xa thẩm anh em vẫn nhớ đến mày.

 

Đỗ Công Luận - cựu HS NQ khóa 8

 

 

21 Tháng Mười 2010(Xem: 124989)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 57998)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 124004)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 51942)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 120737)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34740)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 110297)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 132134)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46596)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47708)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 32985)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41696)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 124565)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216340)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68072)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 117674)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 119812)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 116387)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129719)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40117)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53755)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115347)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 108271)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 119764)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125497)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 110822)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 41051)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 100689)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.