Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Phạm Ngọc Quýnh - NHỚ BẠN

17 Tháng Mười 20143:11 SA(Xem: 19881)
GS. Phạm Ngọc Quýnh - NHỚ BẠN



NHỚ  BẠN

Thay Quýnh

Hôm nay trong thất nhât lai tuần, tôi viết mấy dòng này gọi là tưởng nhớ và cầu nguyện cho Hương linh  TÂM  NGUYÊN  Nguyễn Xuân Hoàng  sớm được  siêu sanh.

Trong Tuyển Tâp NQ 2011, do Hội Ái Hữu chs Ngô-Quyền thực hiện, trang 29 anh Nguyễn Xuân Hoàng khi viết về “Những chiếc ghế còn bỏ trống'' của Trần Kiêu Bạc, có mấy câu sau:

          Trong khi Trần Kiều Bac viết:

          Đưa tay với tuổi non xanh biếc

 Còn tôi thì:

          Thấy lá vàng khô sắp rụng rồi

          Tôi gấp tuyển tâp lại và tự  nhiên liên tưởng tới câu thơ của thi hào Nguyễn Du trong cuốn Đoạn Trường Tân Thanh “Một lời là một vận vào... khó nghe”

       Vẫn biết trần gian là cõi tạm, với bao chìm nổi đắng cay, Sinh là kí mà thôi.  Nhưng tôi thấy như muốn trách anh Nguyễn Xuân Hoàng sao vội nói thế? vì trong  khi “mình thấy còn nhiều việc quá"

      Lần hẹn găp  nhau tai Cafe Paloma, San Jose, tháng 3/ 2012, anh có nói với tôi là hồi này mình thỉnh thoảng bị đau, tôi lai sơ tình không hỏi rõ, nghĩ rằng do Toa  nặng nợ với văn chương, báo bổ nên nó thế, sau có Diệu Hương rồi các anh  Nguyễn Thất Hiêp, Nguyễn Phi Hùng, cùng họp mặt thật vui. Lần sau nữa, trước ngày đại hôi truyền thống, vào tháng 7/12 có cả các  A/C Nguyễn Thi Thu, Lê Tiên Đạt, Phạm Gia Hưng, cũng hẹn găp tai cafe Paloma này từ  11AM,  kéo dài tới 1pm. Chúng tôi cũng rất vui trong nhiều chuyện cổ tích... Khi Chị Vy tới, hai căp Đạt-Thu, Vy- Hoàng còn chụp hình kỷ niệm.

        Sang năm  2013, đâu ngờ tin Nguyễn Xuân Hoàng bị trọng bệnh, phải nhập viện, rồi lại chuyển ra Nursing home, tôi hẹn Anh Đat –Chị Thu có cả Diệu-Hương cùng đến thăm, lúc đó anh  Hoàng đã về nhà riêng rồi. Chị Vy cho biết Anh  Hoàng  đang mệt, nằm trong phòng chúng tôi vào, thấy Hoàng nằm yên, nước da xanh, mắt nhắm nghiền mà ái ngại. Khoảng 5 phút sau, tôi nắm tay Hoàng và nói “Hoàng ơi, mình và  Anh Đat –Chị Thu, tới thăm Toa đây. Có đau lắm không? anh cố gât đầu, tôi hỏi thêm có ăn được  không, Anh lắc  đầu. Như vây do đau, và vừa chích thuốc, nên mệt thôi, nhưng vẫn còn nhận biết để ra dấu trả lời.

       Sau phút yên lặng, nghe Chị Thu hỏi, tôi thấy Hoàng mở mắt như để trả lời, nhưng rồi lại nhắm nghiền như trước. Một ít sau, tôi ngồi sát lại, mạn phép hôn lên  trán Nguyễn Xuân Hoàng và nói “Bọn mình đến thăm Toa, ngày mai mình về lại Canada, rồi ráng lên nhá.''

Bàn tay phải của anh như muốn đưa lên tôi định chụp tấm hình kỷ niệm, nhưng Chị Thu nói nhỏ, thôi để giữ hình ảnh lúc còn khỏe mạnh.

       Chúng tôi còn đươc biết tình trang sức khỏe của Chi Vy. Ban ngày lo chăm sóc anh Hoàng, đến đêm từ 10 pm chị phải tự lo cho mình. Lúc đó phải nằm yên, bất di bất dịch không đươc rời xa cái máy làm việc lọc thận nên Diệu Hương lo ngại cho Thày Hoàng nếu đêm hôm có gì sẩy ra thì biết làm sao, nên hỏi luôn tôi “Thày Hoàng mệt quá rồi vậy đêm nay. Thày có thể ở lại với Thầy Hoàng được không?'' Cảm động trước tình nghĩa đó, tôi cũng rất buồn và chỉ lắc đầu thôi, vì sáng mai đã   về Canada rồi, đồng thời, tôi vẫn như cảm thấy không có gì đáng ngại lắm. Linh tính bảo, Nguyễn Xuân Hoàng không đi quá nhanh như vây đâu vì tôi được chứng kiến trường hơp của môt bạn thân, Ls Nguyễn Hữu Hiệu, cũng bị ung thư, vẫn biết tôi không có kiến thức về Y-khoa, nhất là với loại tứ chứng nan y này. Tôi thăm  Hiệu năm 2005 đến tháng 12/2008 anh mới qua đời tuy nhiên tôi cũng vẫn nhắc con tôi, Quỳnh Thư là cố gắng sắp xếp thì giờ để đến thăm Bác Hoàng.

Về Canada được 2 ngày thì DH báo tin “thày Hoàng đã tỉnh lại, đã trả lời email của con Thày ơi.'' Thật vui, tôi liền email cho Anh Hoàng và cũng kể trường hợp của anh Hiệu với hy vọng giúp Hoàng có chút yên tâm, tôi còn dụ khị “Ráng đi và phải cố ăn uống cho khoẻ, chờ Moa đưa đi uống cafe starbucks nữa đấy''. Anh đã reply ngay với ý: "Cám ơn Quýnh mình cũng mong cho khoẻ để sang Canada nữa”. Rồi lần khác Anh viết: ''đau lắm mình cũng cố nhưng không biết thế nào''.  Tôi thấy thương Anh nhưng cũng chẳng biết sao hơn.

      Xem các đọan video clip của những thân hữu, đồng nghiệp, học trò cũ mỗi lần  tới thăm Anh, tôi thấy như có một sự màu nhiệm đã giúp Anh thêm được thời gian quí báu ấy. Tháng 7/2014 trước ngày Lễ Truyền  Thống  kỳ thứ 13 của  Trung học Ngô-quyền, tôi có đến thăm, tuy nước da xanh xao, hơi còm hơn năm ngoái, 2013, nhưng tóc vẫn còn  dày, giọng nói vẫn trong và nhẹ cũng găp cả cô học trò cũ ở  Saigon cùng phu quân  đến nữa. Nhường chỗ cho  khách,... Chị  Vy  hôm ấy cũng rất vui. Đến gần bữa ăn trưa, chúng  tôi còn ngồi nói chuyện, tôi nhắc đến “bến đá và Tháp Bà ở Nha Trang, anh còn nói “ tháp Chàm'' rồi cười, chứng tỏ còn minh mẫn lắm.  Ăn với nhau chén cháo, nhưng Anh chỉ lưng bát thôi, tôi cố ép, Hoàng tự múc thêm 2 muỗng nữa rồi nhâm nhi mấy miếng chip và ly càfe còn dở ở trong phòng.

          Tôi thấy vui, nhưng thầm  nghĩ, làm sao đủ sức đương đầu với bệnh. Tôi lại liên tưởng tới Mẹ tôi ngày ấy, cũng bênh ung thư, cũng chi ăn chút chút thôi, rồì  Cụ qua đời, năm 1991,  gia đình tôi mới sang Canada.

      Về lại Canada, vẫn theo dõi tình trạng sức khoẻ Anh  qua tin cập nhật của  Diệu-Hương, thì đùng môt tin Anh bị ngã phải đưa vào Bệnh viện, rôi chuyển sang  nursing home. Tôi thấy lo ngại cho Hoàng, chẳng lẽ  “lá vàng khô  sắp rụng rồi ..?''

       Chiều ngày thứ bảy vào mail, DH báo tin “Thày  Nguyễn Xuân Hoàng đã ra đi lúc 10 giờ 50 ngày thứ bảy 13/9/14. Tôi lặng người đi và nghĩ, thôi cũng là  định mệnh đã an bài. Lấy câu “Nhân sinh tư cổ thùy vô tử'' –NCT- để khuây thôi và cũng nghĩ  Hoàng ra đi, để khỏi phải chịu những cơn đau. Hoàng ra đi... và cũng đã để lại...  

       Nguyễn Xuân Hoàng đã ra đi, tiếc là không sang  để tiễn Anh lần cuối. Đêm qua thức giấc, tôi cố ghi lai mấy vần sau:

 

                         NHỚ   BẠN

 

               Đêm  qua đọc lại điện thư

                Nguyễn Xuân Hoàng gửi, bây giờ Bạn  đâu?

                Mũi cay theo gịot lệ sầu

                Trần gian vẫn biết có đâu cảnh  Thường?

                 Mà sao lòng những vấn vương

                 Ra đi để nhớ, để thương... bao người.

                  Trò xưa  ấy, Bạn  văn  ơi,

                  Duyên trăm năm, cũng đành thôi, giã từ

                  Tuần BỐN CHÍN sắp đến ư ?

                  Tâm-Nguyên theo tiếng Chuông Chùa thảnh  thơi

                   Vĩnh Hằng Bạn được an vui.

 

 

                                     Canada , 04 /10 /2014

                                     Phạm Ngọc Quýnh

               

                 

 

 

 

 

 

  

 

        

15 Tháng Chín 20142:27 SA(Xem: 16851)
Tác giả của “Người Đi Trên Mây” và của “Bụi Và Rác” đã trở về với cát bụi trong sự thương yêu, luyến tiếc của các thân nhân, bạn hữu, bạn văn và các cựu học sinh từng một thời ngồi trong lớp học của “thầy Hoàng.”
14 Tháng Chín 20141:37 CH(Xem: 17856)
Hỡi ơi bạn đã ra đi Mùa Thu vàng lá cánh gì nỗi đau San Jose gió rối nhàu Trường xưa mái ngói bạc đầu nhớ anh.
14 Tháng Chín 20141:31 CH(Xem: 3575)
Những con chim cánh đen đã quay trở lại/chúng đập đập những đôi cánh trên mái nhà/ tiếng đập khô/ vô cùng buồn bã.