Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Sáo Lý Luận Diệp Hoàng Mai - MỘT ĐỜI HƯỚNG ĐẠO – MỘT ĐỜI VĂN CHƯƠNG

18 Tháng Ba 20171:38 SA(Xem: 17496)
Sáo Lý Luận Diệp Hoàng Mai - MỘT ĐỜI HƯỚNG ĐẠO – MỘT ĐỜI VĂN CHƯƠNG

MỘT ĐỜI HƯỚNG ĐẠO – MỘT ĐỜI VĂN CHƯƠNG

 

nha van nhat tien (1).1

Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến RS

 

Sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội, nhưng tuổi thơ của Bùi Nhật Tiến lại không được trọn vẹn yên ả hồn nhiên. Từ những năm 1946, chú bé lên mười đã cùng gia đình trãi nhiều cung đường tản cư khắp các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến lúc chiến tranh tạm lắng – gia đình hồi cư và ổn định lại cuộc sống ở thủ đô – thì Tiến đã qua rồi lứa tuổi tập tành làm Sói Giò non.

 

Mười lăm tuổi, Tiến mới có cơ hội gia nhập phong trào Hướng Đạo. Và cũng với tuổi mười lăm, truyện ngắn “Chiếc nhẫn mặt ngọc” của Nhật Tiến lần đầu xuất hiện trên mặt báo. Từ đó hoạt động Hướng Đạo – Văn Chương gần như song hành, đan xen và đeo đuổi cuộc đời Nhật Tiến suốt chiều dài đất nước…

 

Ước mơ trở thành một hướng đạo sinh chân chính, thôi thúc Tiến sớm hoàn tất chương trình huấn luyện Tân sinh, để chính thức được đứng trước đoàn kỳ đọc lời tuyên hứa. Sáng tác của Tiến trong thời gian này, phần lớn là những vở kịch vui khơi nguồn từ sinh hoạt Hướng Đạo. Những vở kịch “lửa trại” hầu hết được sáng tác tốc hành, mà mọi người chỉ biết trước đề tài chừng… mười lăm phút. Điều đặc biệt nhất, là từ người viết – người dựng vở – người diễn – đến người xem kịch đều là dân hướng đạo.

 

Niềm hạnh phúc lớn nhất đời hướng đạo đã đến với Tiến vào mùa hè năm 1970, khi Bảo huynh Trần Trung Du – nguyên Đạo trưởng Đạo Đồng Nhân ngày xưa, cũng là Tráng trưởng ngày nay – đích thân trao chiếc gậy ba gạc cho Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến tại trại hè của Tráng đoàn Bạch Đằng, được tổ chức tại Thủ Đức. Kể từ ngày ấy, Tiến đã thực thụ trở thành “Tráng sinh lên đường”, sẵn sàng giúp ích tha nhân.

 

nha van nhat tien (4)

Tráng đoàn Bạch Đằng tại trại họp bạn HĐ toàn quốc Tự Lực (Thủ Đức_1974)

- Hàng đứng : Tráng trưởng Trần Trung Du (thứ 6_ trái sang phải)
- Hàng đứng: Tráng phó Hoàng Trung Ký, Bùi Nhật Tiến (thứ 1,2_phải sang trái)
 

Vào thời kỳ này, nghiệp viết của Nhật Tiến dần khởi sắc. Hàng loạt tác phẩm văn chương “nổi đình nổi đám” của anh lần lượt xuất hiện trên văn đàn. Dạy học là nghề và văn chương là nghiệp, Nhật Tiến đều thành công trên cả hai lĩnh vực. Và rồi sự nghiệp của anh thực sự thăng hoa với nhiều “nhà” cùng lúc: nhà văn, nhà giáo, nhà báo – có thể kể thêm – anh còn là nhà thơ và nhà viết kịch nữa…

Nhật Tiến đặt chân tới miền Nam Cali đầu năm 1980, sau hành trình vượt biển từ tháng 10 năm 1979. Anh chọn học ngành điện toán, rồi sau đó làm chuyên viên sửa chữa máy vi điện toán cho hãng Verifone Hoa Kỳ. Cùng với những cựu HĐS đã định cư từ năm 1975, Nhật Tiến góp phần xúc tiến thành lập Liên đoàn Bạch Đằng ở Orange County. Anh cũng tham dự nhiều kỳ trại Hướng Đạo ở Hoa Kỳ, mà đáng nhớ nhất là trại Hưng Khởi ở Los Angeles năm 1981, và Hội nghị Trưởng HĐVN ở Costa Mesa, Nam Cali năm 1983.

nha van nhat tien (6)Trưởng Bùi Nhật Tiến và Trưởng Trần Văn Long

Đến năm 1985 Nhật Tiến phải tạm xếp bộ đồng phục HĐ – mà trên vai áo vẫn còn đính huy hiệu Liên đoàn Bạch Đằng Nam Cali – do anh quá bận rộn công việc mưu sinh và những hoạt động khác. Đến năm 1998 anh nghỉ hưu. Hiện nay nhà văn Nhật Tiến vẫn sống và viết cùng với hiền nội của anh – là nhà văn, nhà báo Đỗ Phương Khanh – ở thành phố Garden Grove, miền Nam California.

Trãi qua hơn sáu mươi năm cuộc đời – kể từ ngày Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến đặt tay lên Đoàn kỳ đọc lời tuyên hứa – tinh thần hướng đạo dường như đã trở thành hơi thở của cuộc đời anh. Dù sinh sống ở nơi đâu – và làm bất cứ việc gì – thì trong tâm hồn của Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến vẫn hoài tươi mới tinh thần “Hướng Đạo một ngày, Hướng Đạo một đời” đúng theo lời di huấn của Baden Powell.

Tháng 03/2017

Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai

 

Tráng sinh lên đường (viết tắt RS):

Là đẳng cấp cao nhất của Tráng sinh. Một RS sẽ được anh em hướng đạo nhận biết bởi những dấu hiệu cao đẹp sau đây:

-         Đeo tua vai 3 màu của HĐ (vàng, lục, đỏ);

-         Mang huy hiệu RS (Rover Scout: tiếng Anh; Routier Scout: tiếng Pháp; vừa có ý nghĩa là châm ngôn của Tráng sinh Rendre Service: Giúp ích);

-         Cầm gậy 3 gạc (tượng trưng nẻo chính tà, nhắc nhở RS phải biết chọn đường thiện mà đi)

@ Lan man hồi tưởng… cùng nhà văn Nhật Tiến:

 nha van nhat tien (2)Nhà văn – nhà báo Nhật Tiến & Đỗ Phương Khanh

 

Hồi nhỏ có lần “nhà thơ học trò” Uyên Thụy Phương rủ tôi đi sinh hoạt với tuần báo Thiếu Nhi ở Sài Gòn. Hẹn nhau ở ga Biên Hòa, hai đứa lên xe lửa trực chỉ tòa soạn báo tọa lạc tại số 159 Thiệu Trị, quận Phú Nhuận. Lần sinh hoạt này tôi được dịp chuyện trò với chị Đỗ Phương Khanh, nhưng không được diện kiến nhà văn Nhật Tiến.

Đó là lần duy nhất tôi sinh hoạt với gia đình Thiếu nhi, do chị Đỗ Phương Khanh phụ trách. Đơn giản là gia đình Thiếu nhi thường sinh hoạt vào ngày Chủ nhật, mà Chủ nhật là ngày duy nhất trong tuần tôi dành cho Hướng Đạo mất tiêu rồi. Tôi không hề biết, nhà văn Nhật Tiến và tôi có chung cội nguồn Hướng Đạo.


Tôi nhận ra Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến là một RS, khi tình cờ đọc dòng hồi ký
Ngày tôi tuyên hứa; Lan man hồi tưởng… Một đời Hướng Đạo của anh trên trang https://nhavannhattien.wordpress.com. Lẽ ra anh em tôi đã “siết bàn tay trái” nhau từ 46 năm về trước, vào cái ngày tôi cùng Uyên Thụy Phương đến thăm tòa soạn tuần báo Thiếu Nhi…

Dù muộn màng, nhưng đại diện gia đình cựu HĐS Ngô Quyền Biên Hòa – Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai vẫn thân ái gửi đến Én nhanh nhẹn Bùi Nhật Tiến cái “siết bàn tay trái” thật chặt, qua trang nhà http://ngo-quyen.org của cựu học sinh Ngô Quyền – Biên Hòa.

 

09 Tháng Ba 2013(Xem: 117576)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86063)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110296)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 97958)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 76501)
Rất mong qua những hình ảnh xưa đính kèm, anh chị em nào tự nhận ra chân dung chính mình … mấy mươi năm trước, hoặc chân dung anh chị em từng sinh hoạt cùng thời với mình,
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 112430)
nhận thấy có các em nhỏ đi theo anh mình, và các em tỏ ra thích thú các trò chơi trong sinh hoạt Hướng Ðạo. BP liền thành lập thêm một ngành dành cho các em nhỏ từ 7 đến 10 tuổi
18 Tháng Chín 2012(Xem: 402488)
Xin được chia sẻ với bạn hữu món “quà tặng” đặc biệt của anh Nguyễn Ngọc Xuân, trân trọng cảm ơn anh Xuân đã dành tình cảm ưu ái cho các cựu HĐS Ngô Quyền Biên Hòa.
16 Tháng Chín 2012(Xem: 487789)
Vậy là chiếc huy hiệu Đạo Bửu Long đã hội ngộ với anh chị em chúng tôi, sau chuỗi ngày dài phiêu linh lưu lạc.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 76198)
Nhờ góc sân Hướng Đạo NQ&BH trên website Ngô Quyền, tôi mới biết tin về Thầy Phạm Ngọc Quýnh và gia đình của Thầy... Chiếc máy đánh chữ của Thầy cho em mượn trước đây, cho đến bây giờ em vẫn giữ gìn cẩn thận…
23 Tháng Bảy 2012(Xem: 90731)
Cảm ơn anh Phước chị Trang, cảm ơn cả giọng nói độc đáo … hỏng đụng hàng của Giang nữa. Chính nhờ giọng nói lạ của em, tôi mới nhận ra em giữa đám đông người trong đêm nhạt nhòa ánh sáng.
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 75401)
Huống gì, tôi đã đi Hướng Đạo ngót nghét được hơn 365 ngày rồi mới nghỉ. Vậy là tôi cũng có quyền tự hào, tôi là một hướng đạo sinh, dù lâu lắm rồi tôi không mặc đồng phục.
18 Tháng Bảy 2012(Xem: 64492)
Đó có thể xem như một “tai nạn” đời HĐ khiến tôi nhớ mãi. Sau này tôi nghiệm ra rằng, kỹ năng ứng biến của dân HĐ rất đắc dụng những lúc gặp khó khăn.