Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - HAI HỘI NGỘ MỘT TÂM TÌNH

Thursday, October 17, 20243:15 AM(View: 1515)
GS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - HAI HỘI NGỘ MỘT TÂM TÌNH
HAI HỘI NGỘ MỘT TÂM TÌNH 


Nguồn: https://daihocsuphamsaigon.org

Lời người viết:


Mấy năm trước đây, vào dịp tháng tám, tôi có dịp đi Calì dự Hội Ngộ trường Nữ Trung Học Nha Trang và Võ Tánh. Đó là lần đầu tiên tôi có dịp gặp lại các anh chị bạn đồng nghiệp và học trò cũ sau hơn ba mươi năm xa cách, không có cơ hội liên lạc.Thật không còn gì cảm động hơn đối với những ai đã từng đi dạy. Tình Thày Trò trong văn hoá Việt Nam quả là một cái gì thiêng liêng và cao quý, mặc dù cả “thày” lẫn “trò“ nhiều ngưòi tóc cũng đều đã bạc... như nhau.

Năm vừa qua, tháng Tám 2010, là lần thứ hai tôi lại có dịp đi dự Hội Ngộ trường Nữ Trung Học, nơi tôi dạy trước kia. Đây là dịp đặc biệt vì kỷ niệm 50 năm thành lâp trường nên cũng khá long trọng và đông đảo không kém lần trước. Lần này tôi lại may mắn được gặp nhiều học sinh cũ mà lần trước tôi chưa được gặp… Thật là vui và cảm động; Và tôi nhận thấy cuộc hội ngộ nào cũng đầy ý nghiã, vì mọi người đến với nhau trong một bầu không khí cởi mở, chân thành, với những nét mặt lộ đầy vẻ hân hoan. Gặp gỡ, trao đổi, chia xẻ với nhau những mẩu chuyện, dù chỉ là trong giây lát nhưng cũng đủ làm nâng cao đời sống nội tâm…Thì còn gì quý hoá hơn?

Cả hai kỳ hội Ngộ cũng đều đưa đến một niềm hạnh phúc chung, có khác chăng là mốc thời gian-sáu năm-từ 2004 đến 2010. Nhưng tâm trạng vẫn là tâm trạng ấy, không gian vẫn là không gian ấy. Tương lai thì chưa đến, và hiện tại thì vẫn còn đây… Bài viết dưới đây mô tả lại những cảm nghĩ chân thành của người viết về kỳ hội ngộ mấy năm về trước, xin mời trở lại quá khứ một vài năm … mà bây giờ cũng vẫn thế, bớt bồi hồi cảm xúc như lần đầu nhưng lại vui tươi hơn, vì cả không gian ấy đã trở nên gần gũi và quen thuộc hơn, để những ai xa Nha Trang có dịp nhớ về những “dấu chân kỷ niệm” (*) nơi miền cát trắng năm nào….

 

Từ Nha Trang Năm xưa đến Thung Lũng Hoa Vàng Hôm nay

Hội Ngộ Võ Tánh- Nữ Trung Học Nha Trang 2004 tại San Jose đã qua đi nhưng còn để lại một ấn tượng khá sâu sắc trong lòng mọi người. Riêng đối với tôi, đó là một kỷ niệm đặc biệt rất đáng trân quý. Vào dịp này, tôi đã gặp lại được hầu như tất cả những khuôn mặt quen thuộc ngày nào, khiến tôi có cảm tưởng như mình vẫn còn đang ở trường Nữ Nha trang. Khung cảnh vừa trang trọng, vừa ấm cúng và thân thiện khiến lòng tôi thật sự xúc động.


ngoc dung
Đồng nghiệp gặp gỡ tiền hội ngộ

Chỉ tiếc một điều là tôi không được cái hân hạnh là một học sinh trường Nữ để dịp này được gặp cả...thầy cô lẫn bạn bè. Nhưng điều quan trọng hơn cả là tôi đã được cái may mắn gặp lại các “em” học sinh cũ của trường (mà giờ đây có thể có những cô đã trở thành những bà mẹ, hoặc hơn nữa, những bà ngoại, bà nội v.v...). Những cựu nữ sinh này, dù trước đây có học với tôi hay không, tất cả đều nói lên sự ràng buộc chân tình hiếm thấy. Có cô đã viết thơ cho tôi với những lời lẽ thật cảm động, và 'thú nhận' là tuy không học với tôi nhưng cũng có sẵn tấm lòng quý mến. Nhiều nữ sinh khác cũng rất ân cần và mừng rỡ khi liên lạc được với tôi, như chính tôi đã mừng rỡ được gặp lại các em. Có em đã 'doạ' là "từ nay cô không thể trốn tụi em được nữa" v.v... Còn gì hạnh phúc hơn mối tình cảm đặc biệt này, phải không thưa quý vị đồng nghiệp và “các em” ? (Tôi xin được gọi như thế trong khung cảnh hội ngộ; và ngay cả trong cuộc sống thực các nữ sinh cũ của tôi cũng không bỏ lối xưng hô thường tình kia, dù rằng mối quan hệ Thầy –Trò ấy đã thuộc về dĩ vãng, nhưng cái tình vẫn còn đây). Một điều làm tôi nhận thấy rất rõ là: trong cái tinh thần thầy xưa, bạn cũ mừng mừng, tủi tủi ấy, không có sự phân biệt bằng cấp, điạ vị, hay giàu nghèo v..v... Dường như ai nấy chỉ mải chú trọng đến hai chữ "hội ngộ" đầy ý nghĩa mà thôi. Điều làm tôi cảm động là chốc chốc lại có một nữ sinh ghé đến bên, hỏi: "Cô còn nhớ em không? Em học lớp 10 C với cô năm 1972" - "...em học lớp 11B với cô năm 1970 " v.v... và v.v... Thầy cô nào mà lại không “hãnh diện” có được những học sinh có lòng và giỏi giang như thế.


ngoc dung 2
Thày trò hội ngộ… bàn tròn


Chắc chắn là còn nhiều nữa mà tôi không thể kể hết ở đây. Những lời lẽ ấy, cử chỉ ấy thật là cảm động. Thành thực mà nói, trước mắt tôi, trong tim tôi lúc đó chỉ thấy rộn ràng những hình ảnh đẹp về một thứ tình cảm cao quý trong thế giới học đường ngày trước; mà đặc biệt là những hình ảnh đó đang diễn ra trước mắt tôi. Nhìn quanh, tôi thấy các thầy cô khác cũng có học sinh cũ vây quanh thật là hạnh phúc, một thứ hạnh phúc chung cho mọi người. Với tôi, đây còn là cả một sự đền bù lớn sau khi mình đã "trải qua một cuộc bể dâu." Cái tình nghĩa thầy trò ấy qua bao nhiêu năm tháng vẫn còn đậm đà làm sao và không gì có thể mua được. Quả đúng là không có cái sung sướng nào hơn là sung sướng của kẻ "tha hương ngộ cố tri". Gặp lại người quen biết cũ ở nơi đất khách quê người dù là thầy, bạn, hay học trò cũng đều mừng như nhau. Những kỷ niệm ngày xưa ấy quả là khó quên...

Thực vậy, làm sao tôi quên đươc những buổi dạy học êm đềm trong khung cảnh nên thơ của trường Nữ Trung Học NhaTrang với những hàng dương bên cửa sổ? Làm sao tôi quên đuợc những nữ sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ và đôi khi hóm hỉnh nghịch ngợm nữa, cái nghịch ngợm khó tránh của tuổi học trò? Tôi cũng chưa quên những buổi dạy mà, đôi khi để thay đổi không khí, tôi cho các em thả thơ hoặc đố vui văn chương. Cũng có những hôm, vào cuối giờ học, tôi thường dành cho các em ít phút để yêu cầu em nào hát hay, hát cho cả lớp nghe. Thuở ấy tôi mới ra trường nên đầu óc còn nhiều mộng mơ, cả thầy lẫn trò đều còn e ấp, rụt rè. Và, tôi cảm thấy gần guĩ với các em. Tôi còn nhớ, tuy đã đi dạy được hơn một năm nhưng tôi vẫn còn nhút nhát lắm; vì thế một vị đồng nghiệp lớn hơn tôi mấy tuổi bảo tôi là "Dung phải "nghiêm" thì học trò mới sợ;" và nếu dễ dãi quá sẽ bị học trò "bắt nạt". Tôi cũng hiểu được thế nào là "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Tôi im lặng nghe và ghi nhận ý kiến của bạn đồng nghiệp dạy trước tôi, mặc dù trong lãnh vực nghề nghiệp tôi cũng có sự tự tin riêng. Tôi tin rằng mỗi người có một phong cách giảng dạy khác nhau. Tôi tin rằng những nữ sinh học lớp lớn từ đệ tứ, đệ tam trở lên (lớp chín, lớp mười bây giờ) thì thường có thể đối thoại được, tôi không cần phải la hét như học sinh ở cấp tiểu học, mà các em vẫn ngoan. Điều này có lẽ đúng trong trường hợp của tôi: Trong suốt bảy năm dạy ở trường Nữ Trung Học và năm năm dạy ở trường Ngô Quyền Biên Hoà sau đó, và rồi ở Ottawa những năm trước đây, tôi chưa hề trải qua kinh nghiệm ... xấu nào về học trò tôi. Tôi nghĩ tôi là một người may mắn. Tôi luôn coi trọng và quý hóa học sinh của mình. Có lẽ cái "nghiệp" làm thầy khiến tôi có cái cảm tình đặc biệt này đối với học sinh của tôi, và ngược lại, các “em” cũng là những học sinh có tình nghĩa. Tất cả cái cao quý của cuộc đời đi dạy là cái phần thưởng tinh thần ấy. Kỳ hội ngộ vừa qua tôi đã gặp lại rất nhiều các nữ sinh mà tôi rất quý và vẫn còn nhớ. Có người tôi nhớ ngay, có người trông khác trước làm tôi ngờ ngợ. Tuy ngườì nào cũng có vẻ chững chạc hơn, nhưng lời nói cử chỉ vẫn gợi lại cho tôi hình ảnh những nữ sinh trường Nữ Trung Học Nha trang ngày nào...

Nhưng cuộc đời chẳng có gì được trọn vẹn mãi mãi. Trở về quá khứ, biến cố 30 tháng tư năm 1975 đã làm đảo lộn cuộc sống của bao nhiêu gia đình, trong đó có gia đình tôi. Tôi còn nhớ những ngày đầu năm 1975, khi vừa mới sanh cháu gái đầu lòng được hai tháng thì người dân ở các nơi ùn ùn di tản về. Thành phố Nha Trang bấy giờ đang sống hiền hoà bỗng chốc trở nên chộn rộn. Chiến cuộc dần dần nghiêm trọng hơn. Gia đình tôi lúc ấy cũng bắt đầu rục rịch tính đi khỏi Nha Trang. Ba tôi, một hôm nhìn cháu bé, lắc đầu "Tội nghiệp cháu ông, gái thời loạn" Lúc đó tôi không tin rằng tình hình lại có thể bi đát đến thế. Rồi buồn buồn, cụ nói "Cứ tin ba đi, thế nào nước cũng mất, quốc gia phen này khó mà thắng". Tôi cố hi vọng mơ hồ ở một giải pháp nào đó có thể làm tôi khỏi phải rời bỏ Nha Trang. Tôi không theo dõi thời cuộc như ba tôi, người lúc nào cũng nghe tin tức đài BBC và rất am tường mọi chuyện. Tôi đang muốn sống một cuộc sống bình an, ngày hai buổi đi dạy. Nhưng rôì, vịệc gì phải đến đã đến. Gia đình tôi sau đó cũng tìm đường vô Nam. Tôi còn ở lại Nha Trang cố gắng đến trường những ngày gần chót. Nhưng rồi cuối cùng tôi cảm thấy tình hình xem ra có vẻ không ổn, nên cũng đành sửa soạn lên đường vào Nam. Phải rời bỏ mái trường quen thuộc mà đi, tôi ngần ngại và nuối tiếc, không biết ngày nào mới quay về lại...

Tôi còn nhớ hôm ấy, tôi bồng con cùng với em gái tôi, trên chuyến tàu lênh đênh ngoài biển khơi, tôi tìm đường đi VũngTàu để gặp đại gia đình tôi đi trước đến đó, ở tại nhà chú ruột tôi. Hai chị em chúng tôi và cháu bé là những người đi gần sau chót trong gia đình, trong khi ông chồng tôi còn cố ở lại để… giữ quận (!). Trên tàu, người người chen chúc nhau, tôi thì say sóng nằm một chỗ. Đồ dự trữ và lương thực tôi mang theo khá đầy đủ, nhưng khi trên tàu thấy có người cần nên tôi đã cho bớt, chỉ để lại một ít phần cho mình. Nhưng đến khi cần dùng đến thì không còn thấy nữa, thì ra lúc nằm say sóng thì người trên tàu lấy mất cả.Tuy nhiên trong tâm tôi cũng rất bình an. Tôi cho con bú trong lúc nằm say sóng. Một vài tiếng sau, cháu lại đói mà sữa tôi thì đã cạn cả. May thay, lúc ấy em gái tôi cố dốc hộp sữa xem có còn vét được chút sữa nào không, rồi cũng cố pha cho tôi đuợc một bình sữa cuối cùng. Tôi vì say sóng không ngồi dậy được nên đành nằm… bú bầu để có sữa chảy xuống cho cháu bú. Cũng may là chuyến hành trình trên biển không đến nỗi quá lâu. Cuối cùng thì chúng tôi cũng cập bến Vũng Tàu được bình an. Một tuần sau đó chúng tôi lên Sàigòn. Nhưng những khó khăn đó chỉ là nhỏ. Những thử thách về tinh thần sau này mới là những kinh nghiệm sống đầy ý nghĩa và phong phú cho tôi. Những kinh nghiệm ấy tôi chưa có dịp ghi lên giấy nhưng nó vẫn sống mãi trong tâm tư mà mỗi khi nhớ lại tôi không khỏi cảm thấy bùi ngùi...

Sau khi theo gia đình từ Vũng Tàu lên SàiGòn tôi bắt đầu theo dõi những biến chuyển mới của thời cuộc. Lúc bấy giờ thành phố như lên cơn sốt, người người nhốn nháo và tâm trạng thì căng thẳng vì tìm đường ra đi. Gia đình tôi cũng không tránh khỏi cái tình cảnh ấy. Ngày 29 tháng tư, một ngày trước khi đất nước rơi vào tay chính quyền mới, là ngày giới nghiêm 24/24, tôi vì cháu còn nhỏ nên đành ở nhà chờ tin tức. Gia đình tôi tề tựu đông đủ ở nhà ông anh cả tôi trong khi tôi thì cư ngụ bên gia đình chồng, ở gần phi trường. Đến đêm 29, Sàigòn phải trải qua một trận đánh khốc liệt như chưa từng thấy. Tiếng pháo kích “đoàng, đoàng” vào phi trường hầu như suốt đêm làm tôi không ngủ nổi. Lúc đó tôi cảm thấy thật khiếp đảm và thầm nghĩ: "Thôi thì bây giờ đất nước muốn thuộc về đâu thì thuộc, chứ đánh nhau dữ dội thế này thì chỉ chết dân mà thôi. Mãi đến gần sáng thì tiếng súng mới ngưng. Tình hình êm ả lại một cách khó hiểu. Có tin chính phủ Dương Văn Minh đầu hàng và một Chính Phủ Liên Hiệp ra đời. Nhưng sau đó thì được biết ngay là đất nước đã thuộc về Cộng Sản. Tôi cảm thấy bớt khiếp đảm vì tiếng súng, nhưng lại bắt đầu hoang mang vì cuộc sống mới. Thôi thì người ta sao mình chịu vậy. Trời sáng, tôi vội vàng đem cháu đến thăm cha mẹ, anh em tôi lúc ấy ở quận 1 Sàigòn. Tôi yên trí rằng lần này thì chắc là cả nhà sẽ cùng cười với nhau rằng: Thế là từ nay tất cả mọi người đều cùng sống dưới chế độ Cộng Sản vậy. Mình sẽ thay đổi lối sống, sống cuộc đời lam lũ cho quen. Trên đường đi, tôi thấy toàn người lạ mặt tiến vào thành phố, nhiều cảnh tượng cười ra nước mắt mà tôi định bụng sẽ kể cho các em tôi nghe khi tôi đến gặp gia đình. Nhưng, ngoài sức tưởng tượng của tôi, khi tôi đến nơi thì thấy vắng hoe, cửa đóng then cài, chỉ thấy lá rụng đầy sân. Một bà bác họ còn ở lại cho tôi biết là mọi người trong gia đình tôi đã đi hết cả rồi. Tôi bàng hoàng. Không ngờ sự việc xảy ra một cách nhanh chóng như thế. Hỏi ra mới biết là do người anh thứ hai của tôi lúc ấy đang là Bác sĩ Hải quân phục vụ ở bến Bạch Đằng, mà gia đình tôi đi được hết, trừ tôi lúc ấy vì bị kẹt bên gia đình chồng nên không đi được. Cũng chỉ vì ngày hôm đó là ngày giới nghiêm 24/24 nên tôi không bế cháu dến thăm bố mẹ như thường lệ được. Thế mà chiều tối hôm đó gia đình tôi đã ra đi được, trong vội vã, từ bến Bạch Đắng.

Thế là cuộc đời tôi bắt đầu bước vào một bước ngoặt mới, đúng vào lúc đất nước bắt đầu sang một trang sử mới. Sau ngày "giải phóng", chồng tôi được gọi đi trình diện 'học tâp' hai tháng, để rồi mãi 5 năm sau mới về. Còn tôi thì được ra trình diện ở Trung tâm Trần Quý Cáp cùng với các nhà giáo khác. Sau đó được lệnh phải trở về nhiệm sở cũ. Tôi hoang mang, ngơ ngác và buồn vô hạn. Phần thì xa gia đình nơi tôi từng sống với biết bao người thân yêu, phần xa chồng, mà con thì còn nhỏ, phần lo lắng cho tương lai đen tối, không biết sẽ ra sao. Tâm trạng tôi lúc ấy thật là bơ vơ, chua xót vô cùng. Không còn chọn lựa nào hơn, tôi đành bồng con về lại thành phố xưa, với biết bao kỷ niệm buồn vui.

Về lại Nha Trang, tôi chẳng khác nào con chim lạc đàn. Căn nhà mà trước đây tôi và những người thân yêu trong gia đình từng sinh sống, nay đã có hai gia đình đến cư ngụ. Nhưng tôi nào có thiết gì nhà cửa. Tôi không nghĩ đến chuyện lấy lại nhà thì chính hai gia đình này cũng biết đều, và đã tự ý dọn ra đằng sau. Tôi một mình hai mẹ con ở hai căn lớn phiá đàng trước cũng đủ thênh thang. Hai gia đình này cũng là nhà gíáo từ Đà Nẵng di tản vào, và cũng tử tế. Nhờ vậy tôi cảm thấy cũng bớt cô đơn. Nhưng, thật là khó cho tôi khi phải nhìn căn nhà cũ với bao nhiêu là kỷ niệm. Làm sao tôi quên được hình ảnh mẹ tôi thường mặc áo tràng đứng thắp nhang trước ban thờ Phật . Hình ảnh ấy còn in sâu vào trí óc khiến tôi không khỏi bùi ngù, chua xót. Tôi cảm thấy vô cùng tuỉ thân và cảm thấy bơ vơ, xa lạ với chung quanh, dù đây chính là quê hương mình. Cảnh thì còn đấy mà tình hình đã đổi thay, khiến tôi bàng hoàng. Chạnh lòng tôi chợt nghĩ đến bài thơ cổ, thuộc lúc còn đi học:

Trước chẳng thấy ngườì xưa,
Sau không thấy kẻ đến.
Ngẫm trời đất vô cùng,
Tủi một mình mà sa nước mắt (*)

và buồn vô cùng! Có thể nói là suốt thời gian kể từ lúc tôi phải xa gia đình, xa tất cả những người thân, tôi chẳng lúc nào vui. Đến trường gượng nói, gượng cười, nhưng về nhà thì tôi được... tự do khóc, vì đâu ai biết. Buổi lễ chào cờ đầu tiên dưới chế độ mới làm tôi buồn vô tả. Lá cờ vàng ba sọc đỏ tôi hằng tôn trọng bây giờ đã bị thay thế bằng lá cờ đỏ sao vàng. Bài quốc ca mà các học sinh thường hát trong các buổi chào cờ vào mỗi sáng thứ hai với tất cả sự trang nghiêm, bây giờ cũng đã bị thay thế bằng một bài khác ! Tâm trạng tôi bấy giờ thật khó tả: Vừa nuối tiếc quá khứ, vừa nghẹn ngào uất ức, tôi không ngăn đuợc, nước mắt ứa ra dàn dụa. Nhưng rồi phải cố che dấu, vì sợ người ta để ý tâm trạng mình.

Rồi tôi cũng bắt đầu cuộc sống mới với "nếp sống lao động mới, lao động xã hội chủ nghiã". Tôi đến trình diện lại tại trường Huyền Trân, lúc này trường đã bị đổi tên mới. Vì còn đương dịp nghỉ hè nên thầy trò trường Nữ chỉ đến trường để làm lao động hè thôi. Những lúc như vậy tôi thường gửi cháu cho mấy cô con gái của hai gia đình ở chung chăm sóc giùm, khi tôi đi vắng. Dịp này, tôi đã được gặp một số đồng nghiệp cũ và học sinh nhưng ai nấy đều có vẻ dè dặt và lo âu. Tôi cảm thấy buồn bã vì ngày mai thật là vô định. Bỗng dưng tôi chạnh nhớ đến hai câu thơ của cụ Nguyễn Du mà cảm thấy thấm thía thân phận bơ vơ của mình trong cái cảnh nước mất nhà tan:

Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu? (Nguyễn Du)

Cuối cùng, tôi đã tìm cách xin đổi đi... Vào Nam, tôi xin Bộ Giáo dục đổi về dạy tại trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hoà, một nơi hòan toàn mới đối với tôi, nhưng lại rất gần Sài Gòn. Như thế, tôi có thể có cơ hội gặp bà bác ruột, người rất giống mẹ tôi, cho khuây nỗi buồn vắng mẹ, đồng thời để cho quên đi những kỷ niệm cũ đã từng làm tôi xót xa nhiều.

Thời gian dạy học ở trường Ngô Quyền cũng là cả một thử thách gay go cho tôi về tinh thần. Các giáo viên chế độ cũ phải phấn đấu hết sức để được vào biên chế nhà nước. Phải học chính trị và nghiệp vụ tốt, và phải có lý lịch "trong sạch" mới hi vọng được vào. Điều này làm tôi căng thẳng, vì xét ra, tôi chẳng có đuợc một điều kiện gì khả dĩ làm mình hi vọng cả: Gia đình thì đi Mỹ, chồng đi học cải tạo v.v... Đã thế lại không biết khéo léo để... lấy điểm, thì hi vọng gì ? Thôi thì tuỳ theo số phận vậy. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn còn được dạy học và cũng được vào "biên chế" (cũng như được bổ vào chính ngạch). Có một điều làm tôi còn muốn dạy học mà chưa xin nghỉ là vì tôi rất yêu nghề và thương quý học trò của tôi. Nhiều em hoàn cảnh sống rất tội nghiệp, nhìn các em thuộc gia đình "nguỵ" sống không có tương lai mà lòng tôi xót xa, nhất là khi liên tưởng đến bản thân mình. Lúc đó, tôi mong được vào biên chế để chồng tôi đang đi học cải tạo sẽ sớm được về. Nhưng rồi tình hình trong trường cũng đổi khác, cái mong ước được vào biên chế bây giờ không còn là điều hấp dẫn nữa. Các giáo sư đệ nhất, đệ nhị cấp ngày trước- bây giờ được gọi là giáo viên cấp hai hoặc cấp ba -đã lần lượt đi xa, tìm đường vượt biên. Hoàn cảnh tôi còn bế tắc không làm như vậy được, vì còn phải ở lại để đi tiếp tế cho chồng. Mà chồng thì không biết ngày nào về. Tôi cảm thấy mòn mỏi, không muốn sống trong môi trường buồn chán và vô nghiã này nữa. Buồn, vì những người cùng tâm trạng đã đi xa cả, bế tắc vì không có lối thoát, và vô nghĩa vì đi làm lao động một cách máy móc, vụ hình thức. Những lúc ấy tôi cảm thấy cuộc đời chẳng khác gì cây cỏ vô tri vô giác. Những lo lắng mong sao đươc vào chính ngạch của mấy năm trước bây giờ trở nên vô giá trị đối với tôi. Thế mới biết:"Cái vòng danh lợi cong cong, kẻ hòng ra khỏi người mong bước vào " thật đúng trong trường hợp của tôi lúc này. Dạy được khoảng năm năm tại Ngô Quyền thì tôi bắt đầu làm đơn xin nghỉ để có cơ hội ra đi. Nhưng con người ta thật là mâu thuẫn. Phải cương quyết lắm tôi mới có thể xin nghỉ được. Vì tôi cảm thấy nhớ trường, nhớ lớp,nhớ phấn trắng bảng đen, những bài "giáo án". Nhớ nhất là những học sinh thân yêu của mình ở Nha Trang, ở Biên Hoà, và ở khắp mọi nơi.

Sau năm năm chờ đợi, chồng tôi được trở về đúng vào lúc tôi cảm thấy hầu như tuyệt vọng. Sau hai lần cố gắng tìm đường đi không xong, tôi đành chờ cơ hội để đi bảo lãnh. Gia đình chúng tôi cuối cùng được ba tôi bảo lãnh đi Canada vào năm 1983. Nơi tôi đặt chân đến đầu tiên là Ottawa, thủ đô của Canada. Tại đây tôi đã sống 14 năm với những kỷ niệm ban đầu ở nơi đất khách, trước khi dời đến Vancouver từ năm 1996. Kỷ niệm nào cũng thật đáng ghi nhớ…

ngoc dung 2
Tặng quà Lưu Niệm Thầy Cô



Thời gian trôi qua, tất cả đã thuộc về dĩ vãng. Nhưng đặc biệt năm nay là năm kỷ niệm ngày chúng ta bị mất nước đã được trên ba mươi lăm năm, đồng thời cũng là kỷ niệm bấy nhiêu năm xa cách hai ngôi trường thân yêu, tôi muốn mượn dịp này giãi bày phần nào tâm sự, gọi là một chút hoài niệm về quá khứ. Tôi luôn luôn nghĩ rằng, trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cần phải cố gắng hết sức mình để vươn lên. Dù là phụ nữ hay nam giới, lúc cần phải đối phó với nghịch cảnh, chúng ta vẫn có khả năng để vượt qua. Mà, đối phó với đời bằng trái tim và khối óc thì lúc nào tâm ta cũng an lạc. Ngày nay tôi còn được yên lành ngồi ghi lại những suy tư của mình, các anh chị em được vui vẻ gặp gỡ nhau qua diễn đàn hội ngộ, thì có xa cũng trở thành gần, có giận cũng vẫn có thể tha thứ cho nhau. Vì như thế là chúng ta còn may mắn lắm.

ngoc dung 3
Tình đồng nghiệp- nghĩa thầy trò


Nhắc lại những kỷ niệm cùng những cảm xúc trên đây để chúng ta có thể cảm thông một điều là, dù ngưòi dân Việt đã trải qua biết bao cam go, thử thách do hoàn cảnh đất nước đưa đến… cũng vẫn cố vươn lên để có một cuộc sống lành mạnh. Dù ở tuổi nào đi nữa và hoàn cảnh thế nào đi nữa, cũng vẫn đến với nhau bằng một thứ tình cảm đặc biệt, chân thành, vẫn không quên hướng về quê hương, cách này hay cách khác, dù nói ra hay không nói ra…Điều quan trọng là nếu chưa tìm lại đươc quê hương theo ý nghĩa tích cực của nó, thì xin hãy tạm nhận nơi đây là quê hương. Vì quê hương có đấy mà “không” đấy … Vậy thì ở đâu còn có người Việt, có dịp nói tiếng Việt, còn có cơ hội biểu lộ văn hoá Việt; nhất là ở đâu có được một đời sống do chính ta làm chủ, chung quanh ta vẫn có người đồng hương, nơi đó là quê hương. Người Vìêt ta củng như bao nhiêu dân tộc khác, cũng có những người tài, những tâm hồn cao cả, ý chí kiên trì và nhất là không chối bỏ quê hương của mình. “Quê hương” đó biểu lộ qua nếp sống, lối suy nghĩ và phong cách của những người có văn hoá. Chỉ cần một tâm hồn rộng mở thì đâu đâu chúng ta cũng có thể hoà nhập vào với chung quanh, như là một cộng đồng nhân loại rộng lớn hơn, đầy tính nhân bản, trong đó có “Cộng đồng Hội ngộ” Võ Tánh-Nữ Trung Học.

Trải bao vật đổi sao dời, con người giờ đây chỉ còn lại tình cảm là quan trọng hơn cả: Tình thầy trò, nghĩa bè bạn, tình đồng nghiệp. Chúng ta hiện đang gặp nhau trong tinh thần vô ngã. Các trận thiên tai như sóng thần Tsunami ở Ấn Độ Dương năm 2004, động đất ở Trung Hoa và Miến điện năm 2008 cũng như các nạn động đất mới xảy ra năm 2010 tại Haiti và Pakistan là những ví dụ cụ thể nhất để chúng ta càng thấy rõ them về ý nghiã vô thường của cuộc đời...Và, cuộc hạnh ngộ trên đất khách quê người sau mấy chục năm xa cách, quả có một ý nghĩa cao quý vô cùng...

 

Nguyễn thị Ngọc Dung
(Tháng 4, 2010)

 
Sunday, January 19, 20252:58 AM(View: 96)
Vào những năm cuối thập niên 90s, trong thời gian còn ở quê nhà, tôi đã từng thưởng thức những món ăn ngon, tuy rất bình dân, đơn giản nhưng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt,
Sunday, January 19, 20252:49 AM(View: 61)
Tết này dẫu lắm nếp nhăn Dẫu già dẫu xấu cũng đành thế thôi Tránh sao quy luật cuộc đời Thôi thì già xấu vẫn cười rất tươi
Tuesday, January 14, 20253:49 AM(View: 207)
Giờ đây Trước làn hương khói quyện Chúng tôi cúi đầu thương tiếc Những Anh Hùng nghìn thu bất diệt Hồn hiển linh mong về chứng giám…
Saturday, January 11, 202510:49 PM(View: 283)
Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo một thảm trạng của miền Nam, cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ Chủ quyền Độc Lập Quốc Gia,
Saturday, January 11, 202510:35 PM(View: 276)
Cảm ơn cổng trường sáng nay mở rộng Cho học trò xưa thắp lại chút tình Được sống lại những tháng năm thơ mộng Xa lắm rồi mà nhớ đến thiên thu.
Wednesday, January 8, 20257:14 PM(View: 279)
Dù kim đồng hồ không thể quay ngược tôi vẫn liên tưởng hình ảnh của chị trước sân trường Ngô Quyền ngày nào
Sunday, January 5, 20251:43 AM(View: 976)
CHÚC Mừng Năm Mới vạn điều may CHÚC khắp nơi nơi phúc lộc dày CHÚC trẻ thơ hiền, ngoan, học, giỏi CHÚC người già khỏe, đứng, đi, hay CHÚC thi thơ trải ngân tròn tháng CHÚC xướng hòa vang vọng suốt ngày
Saturday, January 4, 20251:29 AM(View: 416)
Nước ta có 20 thế kỷ chữ Hán từ thời Bắc thuộc. Có 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ bắt đầu từ thế kỷ 10 ...
Saturday, January 4, 20251:20 AM(View: 1529)
Giờ đã xa sông nước Biên Hòa Nương chiều còn đồng vọng lời ca Hay đã mịt mờ trong sương khói Kỷ niệm ngày xưa bóng nhạt nhòa
Friday, January 3, 20251:45 AM(View: 1589)
Một ngày rồi một tháng Bốn mùa rồi một năm Cứ vậy lịch âm thầm Đếm thời gian lặng lẽ Ngày cứ rơi nhè nhẹ Giật mình đã hết năm...
Wednesday, January 1, 20252:46 AM(View: 1549)
Đầu Năm Chấp Bút ước thề Xanh tình cơm áo đất quê chạnh lòng Trở trăn có cũng rồi không Ngồi nơi góc phố, lượn vòng chân qua...
Wednesday, January 1, 20252:17 AM(View: 937)
Mùa Christmas gần kề, chúng tôi đều nhận được những lời chúc tốt đẹp của ban lãnh đạo và lúc nào cũng không quên câu phải cẩn thận với người lạ.
Wednesday, January 1, 20251:24 AM(View: 1534)
Nghe tin Bạn mới qua đời Tâm tư xúc động bồi hồi tiếc thương Đã đành SỐNG-CHẾT lẽ thường Nhưng lòng cảm thấy vấn vương thế nào!
Wednesday, January 1, 20251:13 AM(View: 1603)
HAI đêm gối mỏi say vùi NĂM cùng tháng tận bước trui đỏ rèn... Một Ngày Trái Đất Bình An Nhà Nhà Hạnh Phúc Tâm Cang Lạc Thần Chúc Mừng Năm Mới 2025...
Tuesday, December 31, 20243:36 AM(View: 949)
Bên nầy, trời đã chuyển sang Đông Chăn nệm làm sao sưởi ấm lòng? Thương về Quê Mẹ đang nghèo khó Châu Đốc hằng năm lũ ngập đồng
Tuesday, December 31, 20241:35 AM(View: 1483)
Em ở quê nhà, em có biết Phương nầy trời lại đã vào đông Hôm nay anh ghép vần thơ nhớ Gởi vội về em nhắn mấy dòng :
Thursday, December 26, 20243:16 AM(View: 1475)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA SAO SÁNG - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Tiếng hát Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện Youtube
Thursday, December 26, 20243:00 AM(View: 1612)
Sau những câu chuyện vui vẻ chúng tôi bắt đầu vào tiệc. Chồng tôi rót rượu Champagne ra ly mời mọi người khai vị trong tiếng nhạc Giáng Sinh ngân vang rộn rã ...
Thursday, December 26, 20242:30 AM(View: 1148)
Những buổi tối cuối tuần sau buổi hẹn hò, anh đưa cô về, trong xe của anh vẫn còn vương vấn mùi thơm nhè nhẹ, cho anh một cảm giác nhớ thương thật dễ chịu.
Thursday, December 26, 20241:58 AM(View: 1361)
Đêm Thánh Vô Cùng sương khói nhạt Hồi chuông tĩnh lặng gió mưa nhòa Ta về vắng bóng người năm cũ Ngày Giáng Sinh buồn viết nhạc ca
Thursday, December 26, 20241:21 AM(View: 1617)
Đường đời vạn nẻo vô thường Quanh đi quẩn lại ngẫm thương phận mình Hợp tan tan hợp nhân sinh Sống sao trọn nghĩa trọn tình cùng nhau
Thursday, December 26, 20241:12 AM(View: 1838)
Nhớ nhau một khoảng trời yêu 52 năm cũng ít nhiều nắng mưa Cố làm người lạ trêu đùa Trái tim tình tự, Bao Mùa Nô En...
Thursday, December 26, 20241:07 AM(View: 1600)
Chúa ơi! Chúa ơi! Con không có Đạo Nhưng tâm hồn con chan chứa Đức tin Tháng Mười Hai về rộn rã Giáng Sinh Nhận Hồng Ân từ vinh danh Thiên Chúa.
Thursday, December 26, 202412:36 AM(View: 1273)
Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh
Tuesday, December 24, 20244:25 PM(View: 1004)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..
Thursday, December 19, 20249:49 PM(View: 1431)
Đối với thanh niên thời nay chắc chẳng ai biết đến Pelé. Trái lại vào thời tôi còn đi học vào những thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước ở Việt Nam và có lẽ cả thế giới không ai mà không biết
Thursday, December 19, 20243:53 PM(View: 2642)
Mặc dù đã trãi qua mấy trăm năm với bao diễn biến thịnh suy theo dòng lịch sử, ngôi Thánh đường Kẻ Sặt năm xưa vẫn không thay hình đổi dạng. Đó chính là hình ảnh không bao giờ phai nhạt trong ký ức tuổi thơ tôi.
Thursday, December 19, 20243:05 PM(View: 1746)
Nhân việc nhà thờ Đức Bà tại Paris, thủ đô nước Pháp được tái khánh thành hôm 8 tháng 12 - 2024 sau năm năm sửa chữa, tôi nhớ lại ngày nhà thờ bị cháy mà tôi được xem qua màn ảnh vào thời điểm đó.
Thursday, December 19, 20242:50 AM(View: 1595)
Chào tháng Mười Hai, tháng cuối của năm, Tháng của gió, của tuyết về lạnh lẽo, Xin chúc nhau những tâm hồn vạn nẻo, Vẫn ấm lòng hạnh phúc với thời gian.
Tuesday, December 17, 20243:42 PM(View: 1917)
Chuông nhà thờ đổ vang ngân Nửa đêm thánh lễ độ chân giáo đường Nô en tràn ngập yêu thương Ngôi sao phương bắc soi gương thập toàn...
Tuesday, December 10, 20241:07 AM(View: 812)
Nhạc sĩ trả xong nợ thế rồi Gia đình bạn hữu lệ buồn rơi Dồn tâm sáng tác lưu trần thế Dốc trí phổ thơ dệt mộng đời
Sunday, December 8, 20241:25 AM(View: 787)
Dạo mới qua Mỹ, mình nghe mấy chữ “Thứ Sáu Đen” (Black Friday) chẳng hiểu mô tê ất giáp chi cả. Rồi dần hiểu ra đó là ngày thứ sáu (Friday) sau ngày thứ năm (Thursday) là ngày lễ Tạ Ơn...
Saturday, December 7, 20241:53 AM(View: 723)
Thế gian bãi biển nương dâu ! Hãy vui hiện tại hát câu mong chờ ! Đón mừng Xuân tới bến bờ . Muôn hoa Xuân thắm hiện giờ bên Ta !
Saturday, December 7, 20241:24 AM(View: 862)
Kim Dung với các tác phẩm võ hiệp và Quỳnh Dao với các tiểu thuyết tình cảm. Hai ngôi sao trên văn đàn Á Châu đã tắt,
Saturday, November 30, 202411:11 PM(View: 537)
Lời thành thật với tâm trân trọng Cuối đời còn trĩu đọng hàm ân Khiến xui lòng nhớ mãi khôn quên MỪNG LỄ TẠ ƠN tròn hạnh phúc
Thursday, November 28, 202412:01 AM(View: 3369)
Và như thế nên hàng năm theo truyền thống Lễ Tạ Ơn của người Mỹ, xin gởi lòng tri ân chân thành từ các cựu học sinh Ngô Quyền năm xưa đến quý Thầy Cô ở khắp nơi trên thế giới
Wednesday, November 27, 20249:43 AM(View: 5669)
Nhân mùa lễ tạ ơn của nước Mỹ tôi xin cảm ơn tất cả. Xin chúc mọi người luôn vui khỏe trong tấm lòng chân thành biết nhớ ơn, tạ ơn và mở rộng lòng thi ân nếu có thể.
Wednesday, November 27, 20241:44 AM(View: 1545)
Hằng năm, con dân và thân hữu Biên Hòa quy tụ để cử hành Lễ Vía Đức Ông rất long trọng tại Biên Hòa (Việt Nam), San Jose (California) và Houston (Texas).
Tuesday, November 26, 20243:52 AM(View: 1628)
trong mùa lễ Tạ Ơn này tôi chúc người thân, bạn bè và các em học trò cũ của tôi ở xứ Cờ Hoa hưởng những ngày sum họp đầm ấm với gia đình.
Monday, November 25, 202412:32 AM(View: 7486)
Thầy Xưa nay đã già rồi, và Trò Xưa của quý thầy cô cũng không còn trẻ nữa… Thế nhưng tình nghĩa Thầy Trò Trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa năm xưa nay vẫn vậy
Sunday, November 24, 20249:09 AM(View: 2825)
Thắm nghĩa chi lan chung một ý Đượm tình tri kỷ khoảnh trời xa Vô thường đón nhận vui mà sống Năm tháng ngại gì bệnh sẽ qua.
Saturday, November 23, 20242:42 AM(View: 1770)
Trong đường tử có đường sinh??? Khẩn cầu Phật Chúa thương tình bao che Đêm dài thần chết lăm le Không hề chợp mắt tai nghe ì ầm
Saturday, November 23, 20242:21 AM(View: 1694)
Hòa ngắm mảnh vườn sau nhà với một cõi lòng tràn đầy Tri Ân. Không phải đợi đến mùa Thanksgiving, mà gần hai năm nay, kể từ khi được thay tủy, là từng ngày Hòa dâng lên ngàn lời Tạ Ơn.
Friday, November 22, 202410:31 PM(View: 1169)
Photo1 Xin bấm vào link bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: YOUTUBE: Biên Hòa - Tân Mai - Tam Hiệp - Hố Nai /1960-1970 Tuyết Võ thực hiện Youtube
Thursday, November 21, 202411:14 PM(View: 2060)
Vui trong cõi giới sa mù Hãy còn gặp gỡ trăng thu diệu kỳ Não phiền sầu muộn quên đi Tình Xưa Bạn Cũ, chút gì nhớ thương...
Monday, November 18, 20249:26 AM(View: 3378)
Thưa Thầy, học trò ở khắp nơi trên thế giới xin chào Thầy lần cuối với lòng biết ơn và tưởng tiếc. Chân thành cầu nguyện Thầy an nhiên thanh thản ở tịnh độ.
Saturday, November 16, 202410:48 AM(View: 7631)
Sáo hằng tin tất cả những học trò trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa xưa đều chung lời cầu nguyện “bình yên, may mắn, an lành…” cho tất cả thầy cô giáo cũ của chúng ta…
Saturday, November 16, 20242:24 AM(View: 3140)
Một điều đáng mừng là sau nhiều biến động lịch sử, SVĐ BH một biểu tượng Văn Hoá-Thể Thao lâu đời của người dân BH xưa, vẫn còn tồn tại, hơn nữa còn có được dự án chỉnh trang tu sửa để hình thành một SVĐ đa chức năng của địa phương.
Saturday, November 16, 20242:01 AM(View: 978)
Anh Đa Đề, qua bút pháp đa diện và phong cách gợi mở, đã không ngừng mở rộng cánh cửa cho cuộc đồng sáng tạo, nơi người đọc vừa là người tiếp nhận vừa là người đồng hành ...
Saturday, November 16, 20241:28 AM(View: 2366)
Cùng ngồi bên nhau nghe biển đêm tình tự Bóng tối chập chùng tiếng sóng lao xao. Tôi ôm hôn em cho hoa đời nở rộ Màu trắng thanh tân lưu luyến thuở ban đầu.
Saturday, November 16, 202412:43 AM(View: 1610)
Nghỉ Hè giờ đã qua rồi ! Ngày tựu trường đến bồi hồi gặp nhau . Thời gian thấm thoát qua mau . Duyên mình bạn hữu trước sau vuông tròn !
Saturday, November 16, 202412:20 AM(View: 2760)
Hôm nay quần tựu từ đường Cháu con giỗ niệm khói vương phủ thờ Hạ Ngươn vằng vặc trăng mơ Vòng tay bái tạ bụi mờ sóng đôi Hôm Nay Ngày Giỗ Mẹ Tôi...
Saturday, November 16, 202412:03 AM(View: 1708)
Tôi tên Chi, Trần Thị Chi. Nếu ai đọc “Chí Phèo” của Nam Cao ngày xưa, họ sẽ liếc vô tui, nói nhỏ với nhau: – Xấu hơn Thị Nở! Nhưng bây giờ trên đất Mỹ, hiếm người biết về “Thị Nở” nên tôi chỉ nghe xầm xì ở các chợ VN:
Friday, November 15, 20242:58 AM(View: 3457)
Tôi run run lái xe vào parking phía trước nhà băng và tìm chỗ đậu, xe truch cũng đậu cách tôi vài xe. Ở đời luôn có kẻ xấu, có ý đồ điên khùng, ghét người Châu Á.
Tuesday, November 5, 202410:41 PM(View: 1889)
Thương tiếc, thắp hương kính cẩn nguyện Anh về cát bụi chốn Thiên Tiên Cầu mong chín suối, hồn thanh thản Yên giấc ngàn thu cõi Tịnh Thiền.
Sunday, November 3, 20242:33 PM(View: 2718)
Chia ly nuối cuộc Tình Sầu Âm dương nửa bước, qua cầu Tử, Sinh Cám ơn em, giữ tấm hình Trong tim ngày ấy, thâm tình còn lưu Mai sau trong cõi sương mù Đồng khô, hoa cỏ hoang vu … nhớ Người.
Sunday, November 3, 202412:25 AM(View: 2395)
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Saturday, November 2, 20242:08 PM(View: 2092)
Tuy nhiên chúng ta cũng hãy tin người dân Mỹ yêu nước sẽ dùng lá phiếu để chọn người đại diện đúng nhất cho mình. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ chờ đợi kết quả ai sẽ là vị Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Saturday, November 2, 20242:04 AM(View: 1121)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: CON ĐƯỜNG TÔI VỀ - Nhạc Lê Tín Hương - KIỀU OANH Trình bày KIỀU OANH Thực hiện Youtube
Saturday, November 2, 20241:45 AM(View: 2072)
Sau vài câu thăm hỏi, chúng tôi nhắc vài mẫu chuyện xưa khi còn đi học và Hải đã kể cho tôi nghe câu chuyện trên và lúc nào Hải cũng bắt đầu câu nói bẳng “Mày biết không?
Saturday, November 2, 20241:26 AM(View: 2426)
và nghe mấy đứa con bà bàn tán về một “điểm hẹn” tụi nhỏ không bao giờ bỏ qua trong ngày lễ Ma, đó là ngôi nhà màu hồng to lớn và thật đẹp ở góc đường của bà “Phù Thủy.”
Saturday, November 2, 20241:25 AM(View: 2413)
Thì ra đàn bà nào cũng sợ bị chê già, chê xấu. Đêm nay em là ma và là một con ma dễ thương như những ma quỷ trẻ con dễ thương đã đến nhà mình trong đêm nay đấy.
Saturday, November 2, 20241:13 AM(View: 2744)
Đôi bờ độ giới âm dương Ai người nhang khói thắp hương phụng thờ Yên lành giấc ngủ xuân mơ Halloween Nhớ, vỗ bờ sóng dâng. Về đây vui với thế nhân Tao còn ở lại nợ nần chưa xong
Friday, November 1, 20244:35 PM(View: 2653)
Người góa phụ ngồi im bên mộ vắng Khói hương buồn bay quấn quít nghĩa trang Mùa thu Cali lá thay chiếc áo vàng Tóc nàng đã bạc màu theo năm tháng.
Friday, November 1, 20242:39 AM(View: 2556)
Con đường tôi về, niềm đau tan tác Đón chào tôi, chập choạng, bước chân hoang Quê Mẹ đó, giờ như manh áo rách Rách tả tơi, vá mãi vẫn điêu tàn…
Tuesday, October 29, 20242:14 AM(View: 3356)
Chấp tay cảm tạ Đất+Trời Quá may sống sót,thảnh thơi Tuổi Già 50 năm xứ “Cờ-Hoa” “Bạn-Vàng” quen biết dần dà hiếm hoi Tôi đành yên phận lẻ loi “Cháu Con Thế Bạn”chả đòi gì hơn!
Tuesday, October 29, 20241:48 AM(View: 1371)
Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực. Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?
Friday, October 18, 20243:48 AM(View: 2090)
Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10.
Friday, October 18, 20243:02 AM(View: 3086)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Friday, October 18, 20242:04 AM(View: 2750)
Mỗi con dốc là một con đường Sáng qua chiều lại nắng tơ vương Vàng phai áo mộng bay đầu ngõ Tơ tóc mây rừng thông ngát hương Lá rụng chiều phai chùng kỷ niệm Sỏi buồn lạc dấu nẻo công viên
Thursday, October 17, 20243:20 AM(View: 837)
Số phận dân miền Nam nay tùy thuộc họ. Lúc đầu họ đến với những hào quang, lòng kính phục, lúc họ đi chỉ còn là cay đắng và miệt thị.
Thursday, October 17, 20241:27 AM(View: 2380)
Từ Xuân xanh Hạ vàng Thu tím đỏ Lá Diêu Bông thay đổi sắc ba lần Mà sao... Bé vẫn hoài chưa kịp lớn Cầm lá Diêu Bông chờ Đông tới... Chim về.
Wednesday, October 16, 202411:16 PM(View: 1192)
Tạ ơn Phật, Chúa, Thần-Linh Phù đồ dung rủi gập ghình trải qua Bây giờ trực diện Tuổi Già Lất lay giờ giấc thiệt là cực thân Thuốc men, kiêng cử nhọc nhằn Khi quên lúc nhớ lần khâng mù mờ
Wednesday, October 16, 20243:42 AM(View: 3117)
Thôi rồi, tóc nhớ hương xưa Mùi thơm dạ lý như vừa thoảng mơ Nhớ em phố vẫn đợi chờ Ta ngồi viết nốt, Bài Thơ Tháng Mười...
Wednesday, October 16, 20243:24 AM(View: 2640)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Wednesday, October 16, 20242:35 AM(View: 1459)
Robert Schumann (1810-1856) và Clara Schumann (1819-1896) là cặp vợ chồng nhạc sĩ nổi tiếng thế giới, người Đức. Schumann dẫn đầu phong trào nhạc lãng mạn,
Wednesday, October 16, 20242:30 AM(View: 941)
Dòng sông nước chảy êm đềm Chở theo thương nhớ trăng đêm nguyện cầu Mát trong dòng nước cạn sâu Chiều êm gió thổi qua cầu nhân luân.
Saturday, October 5, 20241:56 AM(View: 3700)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 20241:15 AM(View: 3503)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 202412:24 AM(View: 3294)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Saturday, October 5, 202412:19 AM(View: 2695)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: KỶ NIỆM NÀO BUỒN - Nhạc HOÀI AN - KIỀU OANH Trình bày KIỀU OANH Thực hiện Youtube
Friday, October 4, 202411:51 PM(View: 3823)
Thì thôi vậy sẽ cố quên chuyện dữ Núi rừng xa giữ lại một lời chào. Tôi vẫn hỏi tôi, phải không vòm lá cũ Mà bước chân về sao cứ mãi chênh chao.
Friday, October 4, 20242:01 AM(View: 851)
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Friday, October 4, 20241:30 AM(View: 2202)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 20241:08 AM(View: 1808)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Thursday, October 3, 202411:42 PM(View: 2999)
Đã biết rằng đời có tử sinh Bệnh đau là chuyện của chúng mình Một ngày còn khỏe là phước báo Hãy sống an lành sống văn minh.
Sunday, September 22, 20242:06 AM(View: 2298)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 202411:53 PM(View: 1334)
Hãy thử so sánh cuộc đời của Trân Huỳnh Duy Thức, một nhà khoa học Việt Nam với Václav Havel, một nhà văn Tiệp Khắc,
Saturday, September 21, 202411:46 PM(View: 4177)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Saturday, September 21, 20246:05 PM(View: 936)
Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.
Friday, September 20, 20242:23 AM(View: 5272)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 20241:26 AM(View: 2910)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Thursday, September 19, 202412:40 AM(View: 3378)
Từ giã Ngô Quyền chiều gió lộng Nắng sân trường soi bóng em qua Như đàn chim tung cánh bay xa Học sư phạm làm cô giáo trẻ.
Wednesday, September 11, 202412:11 AM(View: 3212)
Thế gian đâu có thuốc tiên? Cao Niên Lão Hoá Tự Nhiên Luật Trời! Người Già giống “babe” thôi Cuộc đời lưỡng cực sinh thời phải mang
Sunday, September 8, 20242:47 PM(View: 3472)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 20242:52 AM(View: 12601)
Những công trình tâm huyết đầy tính nhân văn mà thầy Thành đã dốc cạn trí tuệ, dốc cạn công sức và thời gian của cuộc đời nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực...
Sunday, September 8, 20242:51 AM(View: 8490)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 202412:35 AM(View: 3304)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Saturday, September 7, 20242:58 AM(View: 939)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Saturday, September 7, 202412:53 AM(View: 3996)
các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..