Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 1)

Wednesday, August 7, 20242:32 AM(View: 1322)
GS. Huỳnh Công Ân - CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 1)



CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (Phần 1)

Huỳnh Công Ân

 

Với tôn chỉ Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng, nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà trong 21 năm tồn tại đã đào tạo những công dân Việt Nam hoàn thiện cả hai mặt đạo đức và tri thức và họ trở thành rường cột cho một đất nước tự do và dân chủ với một nền kinh tế phát triền. Rất tiếc, một nửa nước ở miền Bắc bị đắm chìm trong một ý thức hệ cộng sản không tưởng đã dùng súng đạn của Nga, Tàu để cưỡng chiếm miền Nam làm cả nước thụt lùi so với các lân bang.

 

Trong loạt bài trước tôi đã tham khảo các tài liệu để giới thiệu các trường trung học tiêu biểu của miền Nam trước 1975. Với loạt bài này tôi muốn trình bày lịch sử cũng như hoạt động của các trường đại học ở miền Nam trước 1975 dựa vào những bài biên khảo của nhiều tác giả mà cũng như tôi đã ghi lại để hoài niệm về một nền giáo dục đại học thật sự có giá trị đã đào tạo những chuyên gia mọi ngành có thực tài để phục vụ cho xã hội, đất nước chứ không như những “thạc sĩ”, “tiến sĩ “ giấy ở Việt Nam ngày nay.

 

Tổ chức đại học ở miền Nam theo lối của người Pháp. Ở một thành phố lớn, người ta lập ra một viện đại học (Université), trong đó có nhiều phân khoa (Faculté), trường (École),. Đứng đầu viện đại học là Viện trưởng (recteur), phân khoa là khoa trưởng (doyen), trường là giám đốc (directeur).

 

Một điều cần nhắc đến là Đại Học ở miền Nam trước 1975 hoàn toàn tự trị như đã ghi trong hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956 và 1967 nghĩa là đại học không bị áp lực từ bên ngoài, ban giảng huấn tự chủ không phụ thuộc vào ban giám đốc trường,  giáo sư tự do soạn thảo giáo trình.

 

Phần 1

Các trường đại học công lập

 

a) Viện đại học Sài Gòn

 
image001

 

Viện Đại học Sài Gòn là một viện đại học công lập ở Sài Gòn, được thành lập vào tháng 3 năm 1957 bởi chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam thời bấy giờ, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ.

 

Tiền thân của Viện Đại học Sài Gòn là Viện Đại học Đông Dương(Université Indochinoise) do chính quyềnthuộc địa Pháp thành lập ở Hà Nội vào năm 1906. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Viện Đại học Đông Dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội (Université de Hà Nội), đứng đầu là một viện trưởng người Pháp.

Do yêu cầu của người dân miền Nam, Viện Đại học Hà Nội mở một chi nhánh ở Sài Gòn, đặt dưới quyền một phó viện trưởng người Việt. Sau năm 1954, chi nhánh này (cùng với một phần di chuyển từ Hà Nội vào) trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Namdưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Đối với sinh viên đại học Hà Nội, Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng Tám đưa khoảng 1200 sinh viên miền Bắc vào Nam. Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư vào Nam.

Vào năm 1957, thời Đệ nhất Cộng hòa, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn khi có thêm Viện Đại học Huế. Văn phòng Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn đặt ở số 3 Công trường Chiến Sĩ.

 

Viện đại học Sài Gòn gồm có tám phân khoa:

  1. Văn khoa
  2. Luật khoa
  3. Y khoa
  4. Dược khoa
  5. Nha khoa
  6. Khoa học
  7. Sư phạm
  8. Trường Cao đẳng kiến trúc.

 

Bản thân tôi là sinh viên phân khoa sư phạm, ban toán khoá 5 (1962-1965).

 

Viện đại học này có hai ký túc xá: Đại học xá Minh Mạng (tại Ngã sáu Chợ Lớn) cho nam sinh viên và Đại học xá Trần Quý Cáp (Quận 1) cho nữ sinh viên.

 

Vào thời điểm năm 1961, Trường Đại học Khoa học có 2.135 sinh viên theo học; Trường Đại học Y khoa có 1.490 sinh viên. Các phân khoa kia là Luật khoa, Văn khoa, Dược khoa, Sư phạm, và Kiến trúc. Tính tất cả các phân khoa thì Viện Đại học Sài Gòn niên khóa 1963 có 14.854 sinh viên ghi danh, và đến năm 1973 thì đạt 64.000.

 

Viện trưởng cuối cùng của viện đại học Sài Gòn là giáo sư Trần Văn Tấn, Tiến sĩ Toán Vật Lý Lý thuyết, Toulouse 1959.

 

b- Viện đại học Huế

 
image002

Viện Đại học Huế là một viện đại học công lập ở thành phố Huế, được thành lập vào năm 1957 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà

 

Tháng 3 năm 1957, dưới thời đệ nhứt Cộng Hoà, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 4 trường đại học (còn gọi là phân khoa đại học): Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, và Sư phạm.

 

Viện trưởng đầu tiên là giáo sư Nguyễn Quang Trình (1/3/1957–7/1957), kế nhiệm là linh mục Cao Văn Luận. Đến năm 1959, Viện Đại học Huế mở thêm chương trình dự bị y khoa. Năm 1961 thì thành lập thêm Trường Đại học Y khoa

Ngay trong 12 năm đầu tiên, từ năm học 1957-1958 đến năm học 1968-1969, Viện Đại học Huế đã có những phát triển vượt bậc:

  • Sinh viên: từ 670 tăng lên 2.491 (1963)[4] rồi 3.319 sinh viên - tăng 495 phần trăm;
  • Giáo sư: từ 6 giáo sư cơ hữu và 19 giáo sư thỉnh giảng tăng lên 60 giáo sư cơ hữu và 145 giáo sư thỉnh giảng - tăng 920 phần trăm;
  • Ngân sách: từ 3.700.000 đồng/năm tăng lên 116.401.000 đồng/năm (tương đương 986.450 đô la Mỹ) - tăng 3.140 phần trăm.

 

Sau đây là chi tiết về các phân khoa của viện Đại Học Huế:

 

-Trường Đại học Khoa học: năm 1970 có 1.115 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hai (44 tuổi, quê ở Huế, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne)

-Trường Đại học Văn khoa: năm 1970 có 944 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Lâm Ngọc Huỳnh (39 tuổi, từng ở Hà Nội, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).Trường Đại học Luật khoa: năm 1970 có 627 sinh viên; khoa trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Hải (48 tuổi, quê ở Huế, cựu sinh viên Viện Đại học Sài Gòn).

-Trường Đại học Sư phạm: năm 1970 có 407 sinh viên; khoa trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Quới (45 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne). Trường này còn kiêm thêm Trường Trung học Kiểu mẫu Huế (thành lập năm 1964).

-Trường Đại học Y khoa: năm 1970 có 226 sinh viên; khoatrưởng là Bác sĩ Bùi Duy Tâm (47 tuổi, quê ở Hà Nội, cựu sinh viên Viện Đại học Sài Gòn và Viện Đại học Chicago). Khóa đầu tiên tốt nghiệp là năm 1969 với 25 tân khoa.

 

Các Viện trưởng:

 

-Nguyễn Quang Trình, tiến sĩ quốc gia Vật lý. Viện trưởng từ 1/3/1957 đến tháng 7/1957

-Cao Văn Luận, linh mục Công giáo, Cử nhân triết học. Viện trưởng từ 7/1957—8/1963 và 11/1963- 9/1964

-Trần Hữu Thế, giáo sư tiến sĩSinh học. Viện trưởng từ 8/1963 đến 10/1963

-Trương Văn Chôm, thạc sĩ Dược khoa. Viện trưởng 10/1963 đến 11/1963

-Bùi Tường Huân, giáo sư tiến sĩ Luật khoa. Viện trưởng từ 1964 đến 1966

-Nguyễn Hữu Trí, tiến sĩ Vật lý. Viện trưởng các tháng 7,8,9 năm 1966

-Nguyễn Thế Anh, giáo sư tiến sĩ Sử Địa. Viện trưởng 1966—1969

-Lê Thanh Minh Châu, giáo sư Ngữ văn (Anh ngữ) Viện trưởng từ tháng 9/1969 đến 3/1975

 

C- Viện Đại Học Cần Thơ

 

image003

Viện Đại học Cần Thơ là một viện đại học công lập ở Cần Thơ, được thành lập vào năm 1966.

 

Ba năm 1966[2] theo sắc lệnh 62-SL/GD,[3] Viện Đại học Cần Thơ khi khai giảng vào cuối Tháng Chín có bốn phân khoa đại học:

  1. Khoa học,
  2. Luật khoa và Khoa học Xã hội,
  3. Văn khoa,
  4. Sư phạm.

Phân khoa Sư phạm có Trường Trung học Kiểu mẫu. Ngoài ra Viện Đại học Cần Thơ có Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm Sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên. Sau này Viện Đại học Cần Thơ có mở thêm phân khoa Canh nông. Đây là viện đại học thứ năm của Việt Nam Cộng hòa (bốn viện đại học kia là Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, và Viện Đại học Vạn Hạnh).

Năm đầu tiên đó có 985 sinh viên ghi danh học với viện trưởng là Giáo sư Phạm Hoàng Hộ.Đến năm 1969-70 thì số sinh viên tăng lên thành 2.694 dưới sự hướng dẫn của 192 giáo sư.Viện đại học có ba khuôn viên: trụ sở chính ở Công trường Hòa Bình trong Viện ĐẠi Học Bách Khoa Thủ Đức

thành phố, một số phân khoa đặt ở Cái Răng và khuôn viên thứ ba ở Cái Khế.

 

d) Viện đại học bách khoa Thủ Đức
 

Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) là một viện đại học công lập có khuôn viên chính nằm ở Thủ Đứctỉnh Gia Định được thành lập vào năm 1973 và đi vào hoạt động vào năm 1974 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa.

 

Viện đại học bách khoa là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn (như kỹ thuật, nông nghiệplâm nghiệpthú y) - đây là điểm khác biệt giữa mô hình "viện đại học bách khoa" và mô hình "viện đại học". Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức được thành lập dựa theo mô hình các polytechnic university ở tiểu bang CaliforniaHoa Kỳ, thời đó như: California Polytechnic State University ở San Luis Obispo và California State Polytechnic University ở Pomona.

 

Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức được thành lập bởi Sắc Lệnh số 264-TT/SL do Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ký ngày 29/3/1973. Tiến sĩ Đỗ Bá Khê Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh Niên được cử làm Viện trưởng Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức.

Sang năm sau Học viện Quốc gia Kỹ thuật được biến cải thành Trường Đại học Kỹ thuật và sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức bởi Sắc lệnh số 010-SL/VHGDTN do Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ký ngày 11 Tháng Giêng năm 1974. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Toàn được cử làm Khoa trưởng Trường Đại học Kỹ thuật.

Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông nghiệpKỹ thuật, Giáo dục Kỹ thuật, Khoa họcKinh tế-Quản trị, và Thiết kế Đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Theo dự kiến, các cơ sở giáo dục đều gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.[1]

Hạt mầm của Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức là đề án Làng Đại học Thủ Đức của Viện Đại học Sài Gòn được chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa soạn ra vào tháng 1 năm 1961. Đây là một phần trong quy hoạch tổng thể đô thành Sài Gòn và kế hoạch kiến thiết quốc gia. Theo kế hoạch đó thì các Trường Đại học Khoa học, Văn khoa, Sư phạm, Luật khoa, và Trường Cao đẳng Kiến trúc sẽ dời lên Thủ Đức. Riêng Trường Đại học Y Dược sẽ được giữ lại ở Sài Gòn. Hai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và Lê Văn Lắm được giao thiết kế Làng Đại học Thủ Đức trên diện tích 3 km² bao gồm các cơ sở hành chánh, thư việnsân vận động, cư xá sinh viên, và 300 ngôi nhà dành cho giáo sư và nhân viên.[3] Vì tình hình chiến tranh, dự án này bị đình trệ và sau đó chỉ thực hiện một phần để lập ra Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức.

Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức gồm có 7 trường đại học, trong đó có 3 trường đã tồn tại và hoạt động riêng rẽ trước đó và 4 trường mới:[4]

  1. Trường Đại học Kỹ thuật: Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ (1957), bao gồm Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện lực, Trường Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1972, Trung tâm này trở thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật. Năm 1974, Học viện Quốc gia Kỹ thuật đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật và sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức. Trường Đại học Nông nghiệp: Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Nông-Lâm-Súc, rồi Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972).
  2. Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật.
  3. Trường Đại học Kinh Thương ("Kinh Thương" là viết tắt của "Kinh tế và Thương mại").
  4. Trường Đại học Khoa học Cơ bản.
  5. Trường Đại học Thiết kế Thị Thôn ("Thị Thôn" là viết tắt của "Thành thị và Nông thôn").
  6. Trường Sau Đại học (College of Graduate Studies), điều phối các chương trình đào tạo bậc cao học và tiến sĩ.

 

Rất tiếc, miền Nam sụp đổ ngày 30/4/1975 kéo theo sự tan vỡ của một kế hoạch phát triễn đại học theo hướng của các quốc gia tân tiến.

 

e) Các trường đại học công lập không nằm trong viện đại học Sài Gòn

 

- Trung tâm quốc gia kỷ thuật Phú Thọ


image004

 

Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa. Tên chính thức của cơ sở là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật nhưng vì tọa lạc ở khu Phú Thọ phía tây bắc Sài Gòn nên thường được gọi là Trường Kỹ thuật Phú Thọ. Trường này hoạt động từ năm 1957 đến năm 1974 thì nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức.

Theo sắc lệnh ký vào Tháng Sáu năm 1957 thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam thì Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ được thành lập với bốn trường phụ thuộc:

  1. Trường Cao đẳng Công chánh (có từ năm 1947)
  2. Trường Việt Nam Hàng hải (1948)[3]
  3. Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ (1956-1975)
  4. Trường Cao đẳng Điện học (1957)

Vì học trình khác nhau nên bắt đầu niên học 1958 Bộ Quốc gia Giáo dục điều chỉnh lại để cả ba ngành công chánh, công nghệ và điện học đều đào tạo kỹ sư bốn năm học hoặc cán sự hai năm học Riêng Trường Hàng Hải thì năm 1973 mới chính thức thuộc cấp cao đẳng.

Năm 1962 tăng cường thêm Trường Cao đẳng Hóa học và đến năm 1968 thì bắt đầu phát bằng kỹ sư Hóa học.

Sang năm 1972 thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Trung tâm này đổi tên thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật rồi Trường Đại học Kỹ thuật năm 1974. Cũng năm đó Trường được gom vào thành một thành phần của Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức. Trường sở của Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật là một khuôn viên hai hecta góc đường Nguyễn Văn Thoại và Tô Hiến Thành. Khu vực có giảng đường, phòng thí nghiệm, và cơ xưởng.

Tính đến năm 1975 thì trường Cao đẳng Điện học đào tạo được 890 chuyên viên[9], trường Cao đẳng Công chánh, 2000 (1902-1975) và trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ đã đào tạo được khoảng 700 chuyên viên phục vụ tất cả các ngành công cũng như tư

Năm 1962, tôi đậu kỳ thi tuyển vào trường Cao Đăng Điện Học đồng thời vào trường đại Học Sư Pham và tôi đá chọn ngành Sư Phạm.. 

- Học Viện Quốc Gia hành Chánh


image005

 

Trường Quốc gia Hành chánh được Quốc trưởng Bảo Đại ký sắc luật thành lập ngày 07 tháng 04 năm 1952.[Hạt nhân của Trường lúc đầu là Trường Đại học Luật khoa ở Hà Nội với một bộ phận dời lên Đà Lạt.Trường lúc đó thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục với học trình hai năm nhưng sau giao cho Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống. Năm 1955, sau khi thành lập nước Việt Nam Cộng hòa, Trường chuyển về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc Lập rồi lại dời về số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3, vào năm 1958.[ Cơ sở vật chất gồm có giảng đường 500 chỗ, ký túc xá cho 114 sinh viên, thư viện với hơn 100.000 văn bản, nhà sinh hoạt, sân quần vợt, sân bóng chuyền. Trụ sở mới còn có nguồn nước giếng riêng và máy phát điện. Việc thành lập trường do Đại học Tiểu bang Michigan/Michigan State University(MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình.] Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng hòa.]

 

Chương trình đào tạp:

 1- Tham sự hai năm,

 2-Đốc sự/Giám sự ba năm rưỡi

3-Cao học.

Tham sự

Tham sự là chương trình hai năm ngay tại Học viện Quốc gia Hành chánh. Có tất cả năm khóa Tham sự(mỗi khóa 100 sinh viên) và một khóa Tham Sự Đặc biệt dành cho các sắc tộc thiểu số như người Thượngngười Việt gốc Miên và người Chàm.

Đốc sự/Giám sự

Đốc sự hay Giám sự là hai chức danh phân biệt ban hành chánh(Đốc sự) và ban kinh tế (Giám sự). Kể từ năm 1963 thì gộp lại chỉ còn Ban Đốc sự. Kể từ ngày thành lập Học viện Quốc gia Hành chánh đến 1975, có tất cả 22 khóa Đốc sự (mỗi khóa có 100 sinh viên được thi tuyển vào), học trình là ba năm sáu tháng. Năm đầu tiên học lý thuyết tại Học viện; năm thứ hai được đi thực tập tại các địa phương (các tỉnh và Đô thành Sài Gòn); năm thứ ba thì về lại Học viện học lý thuyết (hành chánh, tài chánh, xã hội, ngoại giao, toán, kinh tế). Sau năm thứ ba, sinh viên có 06 tháng đi thực tập tại các bộ ở Trung ương và chọn một đề tài luận văn tốt nghiệp. Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với ngạch trật phó đốc sự hạng 03 và được cử đi làm việc theo nhu cầu bao gồm Bộ Nội vụ (cho các tỉnh và quận) tùy nhu cầu. Sinh viên mới ra trường được đề cử làm:

  1. Phó Quận trưởng (tại các quận)
  2. Trưởng ty (tại Tòa Hành chánh Tỉnh) hay
  3. Phó Tỉnh Trưởng (Tòa Hành chánh Tỉnh).

Tại các Bộ chuyên môn ở Trung ương thì Đốc sự có thể kiêm nhiệm Chủ sự các Phòng, Chánh sự vụ các Sở, hay Giám đốc các Nha.

Cao học

Cao học là hai năm đào tạo thêm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp Đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành học về khoa học xã hội. Cho đến năm 1975 có tất cả tám khóa Cao học(cả Ngoại giao).

Các môn học gồm những kiến thức như Soạn thảo Công văn, Kế toán Thương mại, Định chế Chính trị, Luật Hành chánh, Quốc tế Công pháp, Luật Hiến phápXã hội học và cả Huấn luyện Quân sự tại các Trung tâm Huấn luyện Đồng Đế Nha Trang, Quang Trung, và Thủ Đức.

Viện trưởng đầu tiên của trường là giáo sư Nguyễn Văn Bông (1963-1971). Ông bị VC ám sát ngày 10/11/1971 tại Sài Gòn.

- Trường cao đẳng Nông Lâm Súc

image006

 

Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục được thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955 do Nghị Định số 112-BCN/NĐ của Bộ Canh Nông.  Trường tọa lạc trên một thửa đất phì nhiêu ước lượng khoảng 500 mẩu, trên quốc lộ 20, phía Tây Thị xã Bảo Lộc.  Quanh Trường là núi, rừng và các đồi chè xanh, nên phong cảnh rất hữu tình.  Trường QGNLM nguyên thủy được biết dưới tên Trường QGNLM Blao. Cho đến khi Thị xã Blao đổi tên là Bảo Lộc, Trường mới có tên Bảo Lộc. Theo nghị định thành lập, Trường là một trường cao đẳng gồm có:

 

- một cấp cao đẳng
- một cấp trung đẳng
- và những lớp theo mùa, không học kỳ và hạn định.

 

Khóa 1 cấp trung đẳng khai giảng ngày 12 tháng 12 năm 1955 trong một buổi lễ long trọng.  Sau 3 năm học tập, Khóa 1 tốt nghiệp năm 1958 với 63 sinh viên được cấp văn bằng kiểm sự 3 ngành Canh Nông, Thủy Lâm và Mục Súc.  Trường QGNLM đào tạo được 8 khóa trung đẳng với gần 600 chuyên viên các ngành nông, lâm và súc.

 

Khóa cao đẳng đầu tiên của Trường QGNLM khai giảng trong niên học 1959.  Nghị Định số 286 BCN/NĐ/HC ngày 6/8/1959 ấn định tổ chức cấp cao đẳng với học kỳ 3 năm và gồm 3 ban Nông Khoa, Lâm Khoa và Súc Khoa.  Sau đó, Trường trải qua một loạt biến đổi như sau:

  1. Năm 1963, Nghị Định số 1184 GD/HC đổi tên cấp cao đẳng Trường QGNLM ra Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc với học kỳ 4 năm.  Sau khi đào tạo được 5 khóa cao đẳng tại Bảo Lộc, vì lý do an ninh, Trường được dời về Sàigòn tại địa điểm đường Cường Để.
  2. Năm 1967, Trường CĐNLS được đặt trực thuộc Bộ Giáo Dục do Nghị Định số 483 GD ngày 23/3/1967. 
  3. Năm 1968, Bộ Giáo Dục đổi tên Trường thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp với 3 trường Cao Đẳng Nông Nghiệp, Cao Đẳng Thú Y Chăn Nuôi và Cao Đẳng Thủy Lâm do Sắc Lệnh số 158 SL/VHGD ngày 9/11/1968.
  4. Năm 1972, Trung Tâm QGNN đổi tên là Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp do Sắc Lệnh số 174 SL/GD ngày 29/11/1972. 
  5. Năm 1974 Học Viện QGNN được xát nhập vào Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức với tên mới là Đại Học Nông Nghiệp do Sắc Lệnh số 10 SL/VHGDTN ngày 11/1/1974.

 

Vì số sinh viên quá đông, các trường đại học ở miền Nam không thể thâu nhận hết các học sinh đã tốt nghiệp trung học (Tú Tài 2) nên hầu hết các trường đại học phải tổ chức thi tuyển chỉ trừ 3 trường đại học Văn Khoa, Luật Khoa và Khoa học cho phép tự do ghi danh. Do đó sĩ số các trường đó rất đông: Văn Khoa 30.000 (1974), Luật Khoa (58.000) và Khoa Học (1969).

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

-Wikipedia, tiếng Việt

Viện Đại Học Sài Gòn

Viện Đại Học Huế

Viện Đại Học Cần Thơ

Viện ĐẠi Học Bách Khoa Thủ Đức

Trung Tâm Quốc Gia Kỷ Thuật Phú Thọ

Học viện Quốc Gia Hành Chánh Viện ĐẠi Học Bách Khoa Thủ Đức

 

 

- Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Lê Văn Duyệt Foundation, California, 2006.

 

- Nguyễn Văn Lục. Lịch sử Còn Đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008

 

- The University of Huế, Viet-Nam Bulletin No. 24 (1970). Bản PDFLưu trữ 2006-10-12 tại Wayback Machine.

 

- Quá trình hình thành và phát triển”. Trường Đại học Cần Thơ.

 

- Nền Giáo dục Việt Nam Dưới Chính Thể Quốc gia (1945-1975)

 

- Trường Việt Nam hang hải

http://vnhanghaiphap.free.fr/?p=6695

 

- Quốc Gia Hành Chánh miền Đông

https://quocgiahanhchanhmd.com/hoc-vien-quoc-gia-hanh-chanh-2/

 

Lịch Sử Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục

https://www.advite.com/NLMB/QGNLM/lichsutruong.htm

 

 

(Còn tiếp)

 

Saturday, October 5, 20241:56 AM(View: 196)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 20241:15 AM(View: 482)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 202412:24 AM(View: 210)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Saturday, October 5, 202412:19 AM(View: 330)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: KỶ NIỆM NÀO BUỒN - Nhạc HOÀI AN - KIỀU OANH Trình bày KIỀU OANH Thực hiện Youtube
Friday, October 4, 202411:51 PM(View: 493)
Thì thôi vậy sẽ cố quên chuyện dữ Núi rừng xa giữ lại một lời chào. Tôi vẫn hỏi tôi, phải không vòm lá cũ Mà bước chân về sao cứ mãi chênh chao.
Friday, October 4, 20242:01 AM(View: 249)
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Friday, October 4, 20241:30 AM(View: 352)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 20241:08 AM(View: 268)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Thursday, October 3, 202411:42 PM(View: 188)
Đã biết rằng đời có tử sinh Bệnh đau là chuyện của chúng mình Một ngày còn khỏe là phước báo Hãy sống an lành sống văn minh.
Sunday, September 22, 20242:06 AM(View: 598)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 202411:53 PM(View: 790)
Hãy thử so sánh cuộc đời của Trân Huỳnh Duy Thức, một nhà khoa học Việt Nam với Václav Havel, một nhà văn Tiệp Khắc,
Saturday, September 21, 202411:46 PM(View: 1151)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Saturday, September 21, 20246:05 PM(View: 391)
Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.
Friday, September 20, 20242:23 AM(View: 1637)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 20241:26 AM(View: 804)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Thursday, September 19, 202412:40 AM(View: 634)
Từ giã Ngô Quyền chiều gió lộng Nắng sân trường soi bóng em qua Như đàn chim tung cánh bay xa Học sư phạm làm cô giáo trẻ.
Wednesday, September 11, 202412:11 AM(View: 852)
Thế gian đâu có thuốc tiên? Cao Niên Lão Hoá Tự Nhiên Luật Trời! Người Già giống “babe” thôi Cuộc đời lưỡng cực sinh thời phải mang
Sunday, September 8, 20242:47 PM(View: 1236)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 20242:52 AM(View: 6060)
Những công trình tâm huyết đầy tính nhân văn mà thầy Thành đã dốc cạn trí tuệ, dốc cạn công sức và thời gian của cuộc đời nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực...
Sunday, September 8, 20242:51 AM(View: 5534)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 202412:35 AM(View: 1167)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Saturday, September 7, 20242:58 AM(View: 408)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Saturday, September 7, 202412:53 AM(View: 1893)
các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..
Saturday, September 7, 202412:36 AM(View: 1131)
Tháng Chín Theo Về buồn úp mặt Mưa mùa hay nước mắt thu rơi Nén những thương đau vào tâm thất Cuộc tình như nước cuốn hoa trôi...
Friday, September 6, 20242:39 AM(View: 2488)
Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè.
Wednesday, September 4, 20245:27 PM(View: 1026)
Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, ...
Wednesday, September 4, 20244:29 PM(View: 1241)
Tôi không biết anh Nhật Tiến có sinh hoạt Hướng Đạo cho đến khi gặp Anh tại trại họp bạn Hướng Đạo Giữ Vững 1970 tại Suối Tiên Thủ Đức và được sinh hoạt chung với Anh từ năm 1971
Wednesday, September 4, 20242:42 AM(View: 801)
Cám ơn người đã dừng chân ghé bến Bến yêu thương, bến quí trọng, thân tình Nếu ta cùng chung một kiếp nhân sinh Thì ta hãy thương yêu trong cuộc sống
Monday, August 26, 20241:27 AM(View: 2843)
Và thế tôi xin mượn âm điệu bài hát 'NGÀN THU ÁO TÍM" của nhạc sĩ Vĩnh Phúc và Hoàng Trọng để diễn tả cuộc tình thật đẹp của những đôi tình nhân cùng học trường Ngô Quyền Biên Hòa.
Monday, August 26, 202412:51 AM(View: 886)
Bước vào năm 2000 của thế kỷ 21 chúng tôi quyết định vào mùa hè đi thăm nước Mỹ bằng cách lái xe xuyên bang qua các vùng thuộc miền Trung và Đông Bắc của nước Mỹ ...
Sunday, August 25, 20242:11 AM(View: 840)
Nào ai biết được mai sau? Bạn ơi bạn hỡi hãy mau thương người! Gặp nhau xin tặng nụ cười! Đem niềm hạnh phúc cho người mình thương.
Sunday, August 25, 20242:04 AM(View: 918)
Quả thực, Francoise Sagan là một hiện tượng văn học phổ biến một cách rộng rãi ở miền Nam. Sagan có lối viết thật ngắn, gọn.
Sunday, August 25, 20241:59 AM(View: 1038)
Thì em cứ gọi mưa về Cho tôi ướt hết bộn bề những riêng. Chiều vương trên giấc cô miên Nhìn ra có bóng truân chuyên của người
Friday, August 23, 202411:51 PM(View: 964)
Năm 1970, chiếu theo giấy phép số: 3343/GD/KHPC/HD/7 thiết lập Nữ Học Viện bậc Đại Học, áp dụng mô thức một Viện Đại Học Cộng Đồng
Tuesday, August 20, 202411:03 AM(View: 961)
Tháng Bảy Vu Lan Báo Trọng Ân Xót xa Phụ Mẫu biệt dương trần Lòng buồn nhớ thuở long đong số Dạ tủi thương thời vất vả thân Khắc khoải vì con Cha tận lực Băn khoăn bởi cháu Mẹ ân cần
Tuesday, August 20, 202410:35 AM(View: 1024)
Ngày18/8/2024 tin tài tử đẹp trai huyền thoại của Pháp: Alain Delon không còn nữa khiến những người hâm mộ nghệ thuật thứ bảy không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối.
Tuesday, August 20, 202410:07 AM(View: 1190)
Kể lại câu chuyện trên tôi nhớ lại thời gian ngắn ngủi làm việc thiện nguyện cùng với YMCA. Nhắc đến ông Ronald Luce tôi có hai điều đáng nhớ.
Tuesday, August 20, 20249:38 AM(View: 599)
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Tuesday, August 20, 20249:32 AM(View: 2365)
Mùa chay tháng bảy pháp như Bước chân hành giả đạo từ gian nan Ngày rằm Tháng Bảy Vu Lan Phù trì độ giới gia cang an lành...
Sunday, August 18, 20241:19 AM(View: 1820)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung - Hồng Vân diễn ngâm Duy Quang thực hiện Youtube
Monday, August 12, 20241:21 AM(View: 2021)
Chào tạm biệt, và cảm ơn Paris. Bốn năm nữa, tháng 7 năm 1928, Thế vận hội Los Angeles sẽ mang màu sắc của "thành phố Thiên thần" .
Sunday, August 11, 20244:26 PM(View: 1274)
Ai nói mẹ chồng không thương con dâu. Bà mẹ chồng tôi viết ở đây là minh chứng cho tình yêu thương tuyệt vời của một người mẹ. Hãy mở lòng ra và yêu thương chân thật, ta sẽ nhận lại được nhiều hơn ta nghĩ.
Sunday, August 11, 20244:15 PM(View: 2036)
Hương linh Diệu Đạt Huỳnh Thị Ba Rời bỏ nhục thân chốn ta bà Đi về đất Phật hồn thanh thản Nương theo ánh sáng Phật Di Đà.
Sunday, August 11, 20241:45 AM(View: 1436)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THẤT TÌNH - Phổ từ bài thơ "MINH KHÚC 3" của Nguyễn Tất Nhiên Eric Lê Phúc: Sáng tác và Trình bày
Saturday, August 10, 202411:26 PM(View: 1511)
Tấm gương đạo hạnh uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của một vị Chân Tu mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
Saturday, August 10, 20246:29 PM(View: 2482)
Chúng ta làm lại từ đầu! Niềm vui chan chứa âu sầu làm chi! Hè về ta hãy vui đi! Sân trường Phượng đỏ khắc ghi tình mình!
Friday, August 9, 202411:35 PM(View: 1863)
Con thuyền bát nhã nương thân Tứ tâm vô lượng ngại ngần nan nguy Cuộc đời những bước chân đi Di Đà cảnh giới đạo ghì đôi vai.
Friday, August 9, 202412:31 AM(View: 1811)
Ngoài việc xem “xi nê thùng” như đã kể, tôi còn được xem xi nê ở ngoài trời. Xem xi nê loại này không phải đi xa mà xem ngay tại khu vực nhà tôi ở.
Wednesday, August 7, 20241:52 AM(View: 1002)
Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào "cõi chêt" vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.
Tuesday, August 6, 20242:01 AM(View: 2663)
Ơn Trên độ thoát điêu linh Vượt mười ngàn dặm tái sinh Đất-Người Luôn luôn tâm niệm,miệng cười Mạnh Thân Khỏe Trí Tuổi Đời Thọ Thêm! Cao niên ước vọng êm đềm An Cư ngủ ngáy trọn đêm một lèo.
Tuesday, August 6, 20241:36 AM(View: 5606)
Hướng Đạo là một phần đời không thể tách rời khỏi cuộc sống Neil Armstrong, do đó những nỗ lực trong không gian....
Monday, August 5, 20241:29 AM(View: 2579)
Thôi em hờn dỗi mà chi Ngọt ngào tháng bảy du di chút này Đợi chờ Tháng Tám Về Đây Thoảng êm hương gió lấp đầy buồn vui...
Tuesday, July 30, 202412:35 AM(View: 1964)
Thế vận hội mùa hè Olympics 2024 (2024 Summer Olympics/ Jeux olympiques d'été de 2024) kéo dài từ 26 tháng 7 đến 11 tháng 8 ở Paris.
Tuesday, July 30, 202412:03 AM(View: 1164)
Chiến tranh trước sau rồi cũng chấm dứt cách này cách khác như chúng ta đã thấy. Nhưng sau 1975, sự thật mới chính là sự thật được phơi bầy.
Monday, July 29, 202411:43 PM(View: 1475)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều...
Monday, July 29, 20245:18 PM(View: 2548)
Mắt nhắm lại, yên lòng thanh thản Tự nhủ lòng cõi tạm lìa thôi. Giờ cuối cùng đã đến đây rồi Thật an lạc nhất tâm niệm Phật. Nam Mô A Di Đà Phật,
Monday, July 29, 20245:11 PM(View: 1386)
Bầy vịt ơi! Bà ngoại không cần các con giàu có. Không ép các con làm điều gì các con không thích. Bà ngoại chỉ muốn các con sống vui vẻ hạnh phúc, lương thiện và bình an.
Monday, July 29, 20245:17 AM(View: 664)
Xin mời bấm vào video hoặc link bên dưới để xem youtube: VIDEO NGÔ QUYỀN VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA KY 21 - Chu Mai thực hiện
Monday, July 29, 20242:45 AM(View: 613)
Hình ảnh & Video clip: Kim Dung Võ Thực Hiện Xin mời bấm vào video hoặc link bên dưới để xem youtube:
Monday, July 29, 20241:04 AM(View: 535)
Hình ảnh & Video clip: Kim Dung Võ Thực Hiện Xin mời bấm vào video hoặc link bên dưới để xem youtube:
Sunday, July 28, 20245:27 AM(View: 9701)
Sáo Lý Luận chưa từng tưởng tượng, sẽ có ngày được thằng con hơn ba mươi tuổi sẵn lòng “dắt” mẹ già hành hương đến miền đất Phật.
Sunday, July 28, 20242:10 AM(View: 1154)
Trong tim Mẹ dâng lên niềm hạnh phúc, trong trí Mẹ sáng rỡ tấm hình đứa con yêu quý của Mẹ ra trường, vững bước trên đường đời.
Thursday, July 25, 20248:53 PM(View: 1286)
Tiền hội ngộ là gặp nhau trước ngày dự tiệc tại nhà hàng. Để làm gì? Xin thưa để làm nhiều việc lắm và cũng ý nghĩa lắm.
Monday, July 22, 202412:39 AM(View: 587)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHIỀU TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG DU CA HOÀNG NGỌC TUỆ
Sunday, July 21, 20244:55 AM(View: 1456)
Thành phố Biên Hòa cũng là nơi có nhiều hoa phượng nở vào mùa hè. Hoa phượng rực đỏ ở các góc phố, dọc theo các con đường...
Sunday, July 21, 20244:39 AM(View: 874)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp ...
Sunday, July 21, 20243:37 AM(View: 752)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NÚI ĐỒI MÃI GỌI - Nhạc & Hòa Âm: Phạm Chinh Đông - trình bày Kim Oanh
Sunday, July 21, 20242:27 AM(View: 471)
“Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.”
Saturday, July 20, 20242:58 AM(View: 398)
Ve kêu nhớ mỗi hè sang Hái hoa phượng ép vào trang sách dày Từng dòng lưu bút chia tay
Saturday, July 20, 20241:43 AM(View: 657)
Tan trường, tan trường, tan trường Em về áo trắng còn vương nắng chiều Áo dài trắng thấy mà yêu Hồn tương tư thức nâng niu tóc gầy.
Friday, July 19, 20243:01 PM(View: 432)
Cám ơn anh người lính Mỹ Cám ơn anh người lính VNCH Những anh hùng trong trái tim ta
Monday, July 15, 20244:35 AM(View: 1482)
Buổi họp mặt VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA KỲ THỨ 21 theo tôi đã thành công tốt đẹp.
Monday, July 15, 20244:34 AM(View: 1475)
Phá nhiều kỷ lục từ cá nhân đến toàn đội, toàn thắng từ đầu đến cuối giải, không phải đá thêm giờ, Tây Ban Nha rất xứng đáng vô địch EURO 2024 bằng lối chơi tấn công và sự phối hợp toàn đội.
Monday, July 15, 202412:52 AM(View: 2663)
Bên ngoài mưa gió đã ngừng ! Bên song tưởng nhớ Ta từng bên nhau ! Hai năm lỗi hẹn lòng đau ! Mong sao hết bệnh năm sau gặp Người !
Sunday, July 14, 20249:42 PM(View: 1475)
The air was filled with laughter and the hum of excited conversations. It was clear that it wasn’t just any ordinary gathering-it was a meticulously planned event,
Sunday, July 14, 20248:48 PM(View: 2276)
Con vẫn biết ăn năn giờ đã muộn Má không còn ai tha thứ cho con Ai khuyên con sống đạo đức vuông tròn Nước mắt chảy xuôi. Má ơi. Xin lỗi.
Sunday, July 14, 20243:30 AM(View: 2951)
Gọi là trò chơi, nhưng trò chơi của rừng lại có ý nghĩa thiêng liêng đối với tất cả công dân siết bàn tay trái trên toàn thế giới.
Saturday, July 13, 20242:16 AM(View: 1822)
Thật ra, người nhập cư là một nguồn lực quý cho phát triển kinh tế và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của địa phương,
Saturday, July 13, 20241:53 AM(View: 667)
Tóm lại, Quán Thân như lời Phật dạy thì có 6 đề mục để quán như đã nêu ở trên. Hành giả có thể thực hành thiền Quán bất cứ lúc nào trong ngày.
Saturday, July 13, 202412:23 AM(View: 3260)
Chuyện này được viết khi sắp tròn nửa thế kỷ Sài gòn bị mất tên. Qua một phần đời của một vị Thầy dạy Toán, gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử từ Việt Nam đến Mỹ
Thursday, July 4, 202412:18 AM(View: 6325)
Sau 13 năm dạy học và 12 năm coi thi và chấm thi ở khắp bốn vùng chiến thuật, tôi thấy coi thi và chấm thi có nhiều chuyện vui mà cũng có lắm chuyện buồn.
Thursday, July 4, 202412:10 AM(View: 1946)
.Rất mong các Thầy Cô và anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền thường xuyên vào trang Web nhà để đọc những tâm tình, tin tức về trường về lớp của chúng ta.
Wednesday, July 3, 202410:43 PM(View: 1809)
Pháo bông tưng bừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ ngày mai, có thể nào đánh động lòng yêu nước chân chính của người dân Hoa Kỳ và cả những người đại diện cho dân.
Wednesday, July 3, 20243:37 PM(View: 1759)
Mừng độc lập, nước Hoa Kỳ Thời gian thấm đẫm nặng ghì bước chân Làm anh cả đỏ thế thần Tự do thế giới gìn phần an nguy.
Wednesday, July 3, 202412:33 PM(View: 2439)
Ngô Quyền mãi mãi là nhà Cali thầy nhớ đi qua họp trường Sang năm đi lại bình thường Birthday cùng hát tình thương thầy trò.
Wednesday, July 3, 20241:45 AM(View: 5559)
Đó là lần đầu Sáo biết đến món Tacos, nhưng thiệt tình Sáo cảm thấy Tacos… không ngon hơn bánh mì kẹp thịt của Việt Nam quê Sáo lắm đâu.
Tuesday, July 2, 202411:15 PM(View: 1071)
Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước.
Tuesday, July 2, 20248:59 PM(View: 2065)
Muốn thả tóc bay trong chiều biển gió Cảm nhận được ngàn ve vuốt trùng khơi Để còn nghe hồn ngập tràn thương nhớ Về một thời yêu dấu đã xa vời.
Tuesday, July 2, 202412:06 AM(View: 2791)
Bây giờ xấp xỉ 80 Gia đình hạnh phúc cuối đời ung dung Viết tờ di chúc mà mừng Dặn con cùng vợ đừng phung phí tiền
Sunday, June 30, 202411:36 PM(View: 1702)
Mùa hè nói chuyện hè, chuyện Cuốc (viết hoa để phân biệt với cái cuốc) cũng cần ghi lại câu chuyện về con Cuốc mà trong điển tích văn chương thường được gọi là chim “đổ quyên” ở tận bên xứ Tàu
Sunday, June 30, 202411:23 PM(View: 2974)
Giờ còn được chỗ đứng ngồi Vui ngày tương ngộ tình phơi nắng hồng Chúc Mừng Hội Ngộ Thành Công Về trường xưa để nghe lòng thảnh thơi...
Friday, June 28, 20241:16 AM(View: 3211)
Bản thân nghi có vấn đề Y chang trái táo tốt bề ngoài thôi Bên trong bệ rạc lắm rồi(?) Tim, bao tử, phổi thấy tồi tệ hơn! Cộng thêm thao thức chập chờn Ngủ không đầy giấc nổi cơn khật khùng
Tuesday, June 25, 20241:24 AM(View: 826)
Thực hành Giới-Định-Tuệ, đời sống đạo đức của hành giả được thăng hoa, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sáng. Kết quả sơ khởi của việc tu tập, giúp hành giả thoát khỏi một số ràng buộc
Tuesday, June 25, 202412:47 AM(View: 3306)
Xin nhắc một lần xin chớ lãng quên Mẫu số chung Ngô Quyền mình đang giữ Xin nắm tay nhau vượt qua giông bão Một Ngô Quyên sẽ sống mãi trong tim!
Monday, June 24, 20248:15 PM(View: 2379)
Xin chào tháng sáu dễ thương Chào anh, chào chị trên đường đi qua. Chào chùm bông giấy rực hoa Chào cây bưởi ổi Biên Hòa trái sai Chào con đường xóm mỗi ngày Cho tôi tận hưởng phút giây an bình
Monday, June 24, 20242:38 AM(View: 1096)
Vậy thì có gì là lạ về hiện tượng khóc tập thể! Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu người dân trong các nước cộng sản cùng vỗ tay, cùng hoan hô, cùng đả đảo thì nay nếu có hàng triệu cùng khóc có điều chi khác biệt?
Monday, June 24, 20241:50 AM(View: 1832)
Giải bóng đá vùng Nam Mỹ năm nay tổ chức tại Mỹ từ June 20 đến July 14- 2024. Năm nay có 2 đội bóng khách mời là Mỹ và Canada, mà hai nước này môn thể thao chính của họ không là bóng đá.
Monday, June 24, 20241:50 AM(View: 6229)
Có lẽ khoảnh khắc được ghi lại trong những tấm hình xưa chính là những kỷ niệm ngọt ngào nhất, có giá trị nhất mà Sáo hằng tin, mỗi cựu hđs.BH sẽ luôn gìn giữ
Sunday, June 23, 202411:51 PM(View: 2161)
Một lát sau bà Mai đứng dậy và bước tới phía trước bàn thờ đốt ba cây hương cắm vào bát nhang thờ Phật, rồi bà lại đốt thêm ba cây hương khác cắm vào bát nhang đặt trước bài vị và di ảnh của chồng bà.
Sunday, June 23, 202410:37 PM(View: 2645)
Tháng sáu trời không có mưa Tôi cũng không cầu khẩn mưa rơi Bởi mùa hè đã đến đây rồi. Tôi ôm niềm vui trong tháng sáu