Đó là lời mời của Trần Thanh Châu, người bạn chung lớp 12B3 trung học Ngô Quyền - Biên Hòa (nk 1974-1975) của tôi, sau ba tuần lễ tôi rời nước Mỹ…
@ Thanh Châu giải cứu binh nhì…
Nhận tín hiệu SOS của Mai Quan Vinh:
- Diệp Hoàng Mai bệnh rồi, nó ở lại trại không tiện. Ông đón nó về nhà ông đi…
Trần Thanh Châu hồi đáp ngay trong tíc tắc:
- Ok, tôi đến đón Mai ngay bây giờ…
Bị tắt tiếng không nói năng chi được, tôi khoát tay hối Vinh trở về đất trại. Vinh có vẻ bất an khi để tôi lại một mình, rút quyển sổ tay tôi trấn an ngược:
- Đợi được, yên tâm…
Vinh còn nhiệm vụ với Trại họp bạn Thẳng Tiến XII vừa khai mạc, không thể bàn giao trực tiếp “bệnh nhân Hoàng Mai” cho Trần Thanh Châu được.
Lá thư tình thứ hai tôi gửi Hà Mai Trâm, bà xã của Châu:
- Sorry Trâm, chị Mai bệnh không nói chuyện được. Cho chị một món ăn có nước (cháo, phở, mì gói…) mỗi ngày, em cứ đi làm. Ở nhà chị tự xử, cảm ơn Trâm…
(hình trần thanh châu)
Chuyển hành lý của tôi lên xe, Thanh Châu thong thả lái xe trực chỉ San Diego:
- Mai ở chơi nhà mình bao lâu cũng được, nhưng mình ngỡ tuần sau Mai mới đến nên chưa kịp dọn phòng cho Mai…
Lại rút số tay, tôi ghi vội:
- Tự dọn được, yên tâm…
Trên đường về, Châu đánh thêm chiếc chìa khóa nhà:
- Đề phòng lúc Mai cần ra ngoài, mà vợ chồng mình đi vắng…
Bạn đưa thì tôi cất giữ, chứ cái “công cụ” giao tiếp duy nhất của tôi đang bị hỏng hóc trầm trọng, tôi còn đi đâu được nữa?!... Những ngày sau đó, tôi chỉ có thể “bút đàm” với hai bạn mà thôi.
@ Công chúa trên tầng cao, vai diễn bất ngờ…
Những ngày dưỡng bệnh tôi “chiếm lĩnh” nguyên tầng lầu nhà bạn, không làm bất cứ việc gì ngoài chuyện ngủ với ăn rồi uống thuốc. Vẫn thói quen dậy sớm, nhưng tôi lười lĩnh quấn mình trong chăn “nướng” đến chín vàng, đôi khi khét lẹt… Trong cái lạnh dìu dịu buổi ban mai San Diego, tôi nằm lắng nghe thông reo chim hót rất ư… thú vị. Nhắm mắt tôi tưởng tượng, mình đang an dưỡng trên cao nguyên thơ mộng ở quê nhà…
Mặt trời thức giấc, cũng là lúc tôi trở dậy đón tia nắng đầu ngày. Pha tách café hòa tan nóng ấm, tôi bước ra ban công tận hưởng không gian trong trẻo lúc bình minh. Ngôi nhà đồi của bạn tôi thoáng mát yên bình, rất lý tưởng cho… người cao tuổi như tôi nghỉ dưỡng. Tôi thích thú với đám thú hoang hồn nhiên thân thiện: nào sóc, nào thỏ, chim cút, quà quạ… thi nhau rượt đuổi quanh đồi, đàn chim tung cánh bay cao rồi xà xuống thấp, tí tách tha mồi mà bạn tôi hay để dọc triền đồi mời chúng đến chơi...
Ngày nào Trâm cũng chuẩn bị sẵn món ăn cho tôi trước khi đi làm, đến bữa tôi chỉ hâm nóng lại để lót dạ rồi uống thuốc. Trâm chu đáo đến mức, em để trong ngăn mát tủ lạnh đầy ắp sữa tươi, nước trái cây các loại “bồi bổ” cho bạn của chồng. Trái cây trong bếp lúc nào cũng sẵn, toàn món tôi có thể thay cơm: cam, nho, dâu, lê, chuối, táo… trừ hai món mít và sầu riêng thì tôi thôi, bởi tôi lo mắt đổ ghèn tương thêm khổ. Trâm chân tình và tử tế, nên tôi không chút khách khí với vợ của bạn mình.
Trao chìa khóa nhà, coi như Châu giao hẳn căn nhà thênh thang cho tôi tự tung tự tác. Thường thì vợ chồng bạn đi vắng cả ngày, đến lúc hai bạn trở về thì tôi đã cù bị thức ăn nước uống lên… chuồng. Thời may, vai diễn không mong đợi của tôi kéo dài chỉ năm ngày là dứt hẳn. Dẫu vậy bác sĩ Google vẫn khuyên tôi hạn chế… hót, để không làm dây thanh quản tổn thương thêm.
Vợ chồng Thanh Châu ngõ ý đưa tôi đi thăm bè bạn bất cứ lúc nào, ngay khi tôi vừa bình phục. Thế nhưng tôi lại lười gặp gỡ mọi người, tuy đã khỏi bệnh nhưng tôi có chuyện trò gì được đâu nà? Thôi thì thôi vậy, tôi tiếp tục tá túc nhà bạn đợi ngày trở lại quê nhà. Cùng với bà xã của Thanh Châu, tôi chỉ dạo quanh phố Bolsa chọn mua vài món về làm quà cho con và cháu nội.
@ Trong “nguy” sẽ có “cơ” mà…
Ngoại trừ các nước thuộc khối Schengen, các quốc gia khác không bắt buộc phải có bảo hiểm du lịch trong hồ sơ xin cấp visa nhập cảnh. Nhưng đề phòng bị “sứt chìa gãy gọng” hoặc đau bệnh bất ngờ, nên khi đặt vé bay đi nước ngoài là tôi mua luôn gói bảo hiểm du lịch với số ngày tương ứng. Mua chỉ để yên tâm thôi, chứ thuở đời nào ai mong “sinh sự chuyện” để nhận bồi thường của hãng bảo hiểm du lịch đâu nà? Mà cũng không ai điên đến mức bay từ Biên Hòa đến San Diego để nghỉ dưỡng như tôi, đúng là chỉ dân Biên Hòa thứ thiệt (?!...) mới bất bình thường như thế.
Ngẫm nghĩ tôi cảm thấy cũng hơi… ngộ, bởi lần nào tôi gặp trouble trên đất Mỹ thì bạn Châu cũng là người giải cứu. Nhưng hai lần trước, Châu có thời gian chuẩn bị do tôi còn đủ “tỉnh táo” xác định ngày giờ để Châu đến đón ở sân bay. Còn lần này thì, Châu đi giải cứu bạn già trong tình huống thiệt… bất thình lình. Thế mà bạn tôi vẫn quay xe, ngay lập tức vượt quãng đường xa “giải cứu bạn già” bất kể lịch trình đảo lộn.
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày. Cứ tưởng rằng tôi “Xui là xui quá! Xui là xui ghê...” nên không kịp nghĩ rằng tôi “Hên lắm lắm!...” luôn. Mà một trong “những cái hên” của chuyến đi Mỹ vừa qua, là tôi có cơ hội chiêm nghiệm câu nói sâu sắc của ông bà xưa, rằng “chỉ khi hoạn nạn mới thấu hiểu chân tình…” là như thế nào. Thiệt là, thấm thía quá đi thôi!...
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
Đón Đông sợ tuyết đầy sân?
Mùa Thu quét lá tay chân rã rời!
Đông sang nhiều lễ hội mời?
Đường đi dự chẳng xa vời bao nhiêu?
Dù cho băng tuyết chẳng nhiều!
Mùa Đông lạnh giá nắng chiều tối mau?
Dưới bóng dừa xanh nỗi buồn tôi ở đó.
Vương vãi quanh đây là những mảnh khốn cùng.
Sẽ gom cho em để nhớ về quê cũ.
Đâu có khác gì dẫu cách một đại dương.
Nên Người do bởi Mẹ+Cha
Bây giờ hồi tưởng như là truyện phim
Thôi đành cất giữ trong tim
Làm kho cỗ tích tự niêm phong mình
“Tôi không chọn chỗ khai sinh
Được quyền lựa chốn thanh bình an cư”
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức:
BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12)
Thơ: Nguyễn Tất Nhiên
Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
Thôi thì trao đổi số phone
Sẽ liên lạc lại để ôn chuyện đời
Giã từ chóng vánh nghẹn lời
Ôm nhau nhớ thuở thiếu thời thơ ngây
“Tao+Mày” tiếp tục qua đây
Tình-Quê gắn bó tháng ngày xa xưa
Vòng tròn có một cái tâm sẽ là tín hiệu báo tin “hết dấu đường” nhằm kết thúc hành trình một trò chơi lớn… Để rồi hàng thế kỷ qua “hết dấu đường” đã trở thành biểu tượng Gone home,
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
Khi con tôi ở xa trở về
Niềm vui như bừng nở
Đoàn viên có ngủ chật cũng vui
Một nồi phở, húp xì xà xì xụp
Không gì ngon bằng thức ăn mẹ nấu.
Cháu lần đầu được nội ôm vào lòng
Nụ cười trẻ thơ ngọt lịm
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
“Bảo tàng Hướng Đạo thế giới (HĐTG) Paxtu vẫn được bảo đảm an toàn, ngay khi khách sạn Outspan được tiếp quản bởi chủ sở hữu mới…” đó là khẳng định của Trưởng Anthony Gitonga, ...
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi.
Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
Bây giờ quá tuổi bảy mươi
Hết còn hăng hái như hồi thanh niên Thôi thì mọi sự do thiên
Mỗi người có số phận riêng an bài
Rồi Ai đi trước Ai đây?
Ai người nặng nghiệp sống dai khổ đời!
Nhớ Bà, thao thức đêm đêm
Ủ ê tâm sự, ướt mèm gối chăn Ba năm.. .rồi ... Một Ngàn Năm
Thiên thu, vĩnh viễn...biệt tăm sao ? Bà
Hè xưa : nhớ tuổi học trò
Từ nay, hè đến ngẩn ngơ não nề.
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Ngày họp mặt Ngô Quyền VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA đã kết thúc, tôi đã có hai ngày nói nhiều, cười nhiều và chụp hình nhiều. Tôi muốn ghi lại những gì bên lề ngày vui còn giữ lại trong tôi.
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
Hôm nay, tình cờ nghe No Milk Today, dư âm của những ngày xa lắc ấy trỗi dậy, tôi lại thấy căn nhà xưa, xóm học, giàn hoa giấy mộng mơ, và những chàng trai thiếu nữ tuổi thanh xuân
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.