Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - BA TUI

Sunday, June 18, 202312:16 PM(View: 1726)
Nguyễn Thị Thêm - BA TUI
BA TUI NTT

Đúng ra tui phải kêu ba bằng Cha vì đó là tên thường dùng ngoài quê nội ở Bình Định. Nhưng ba tui vào nam thuở còn thanh niên rồi bị đôi mắt lé kim của má tui hớp hồn. Nên "Khớp, khớp, khớp, khớp  con ngựa ô... ứ ư ư ừ theo nàng dìa dinh" ở Biên Hòa Xứ Bưởi cho tới ngày quy tiên.

 

Tui đã viết nhiều bài về Mẹ. Má tui là người phụ nữ miền Nam có một không hai chiều chồng tới bến. Bà là mẫu đàn bà mà đàn ông nào cũng mơ ước có được. Tui tin chắc như vậy vì khi lớn lên anh em tui đứa nào cũng ấm ức tức thay cho má. Mấy bà chị dâu, em dâu tui cũng không hoan nghinh kiểu làm vợ giống osin như má tui. "Má làm gương kiểu này không công bình cho phe phụ nữ. Làm vợ như má tụi con chịu thua."

Má đã để lại cho các con dâu con gái một cẩm nang mà không đứa nào muốn rờ tới đừng nói chi thực hành. Chỉ có ông Khổng tử bên Tàu là vuốt râu gật gù khoái chí. Ổng vỗ bàn cái chách, uống cạn ly rượu Minh Mạng hả hê vì hậu bối làm rất tốt. Má đi đúng đường ông Khổng tử chỉ giống y như cái GPS gài trong xe bây giờ. (Chồng con nhỏ bạn tui có lần đã tuyên bố "Khổng Tử là kẻ thù của đàn bà").

....

Ba tui người Bình Định. Một vùng đất nhiều núi non lừng danh tam kiệt.  Có  Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tức Quang Trung Đại Đế cho hậu thế tự hào. Vùng đất của Võ Bình Định nổi tiếng trong nước.

 

Tiếc thay ba tui chẳng biết đánh võ Bình Định mà võ mồm ông cũng không có vì ông rất kiệm lời, hay khớp trước đám đông. Bà nội tôi xuất thân con nhà quan nên bàn tay tiểu thư mềm mại, đi đâu có người hầu không quen làm việc nặng nhọc. Nội lấy chồng, chồng cưng chiều cung phụng. Khi cha chết, chồng chết bà bơ vơ như dây chùm gửi không có thân cây để leo. Thế là ba tui bỏ học theo người xuôi nam tha phương cầu thực. Ông tằn tiện làm đủ việc, nhiều nghề để kiếm tiền gửi về nuôi mẹ, nuôi em ăn học. Ông thề với lòng chỉ về quê khi thật là giàu.

 

Khi đã lấy má tui và đã tạo lập một gia đình vững chắc, ba tui sai má tui về quê rước bà nội tui vào phụng dưỡng. Ông rước cả gia đình chú tui vào Nam sinh sống. Chú tôi văn hay võ giỏi nhưng cực kỳ sợ anh Hai vì ba tui đã lo cho chú như cha. Từ miền Trung khô cằn được vào miền Nam trù phú, ruộng lúa mênh mông, đời sống khá giả, chú tui bắt đầu tạo lập sự nghiệp bằng sự bảo trợ của ông anh tốt bụng.

Ba tui cũng giúp đỡ một số người cùng quê vào Nam lập nghiệp. Cho nên lúc đó nhà tui rất là đông mà người nào người ấy sức dài, vai rộng. Chỉ lo cho họ ăn uống no đủ thôi má tui cũng đã đau đầu. Mới vào Nam họ rủ nhau làm kẹo kéo để bán. Đó là lần đầu tiên tui biết kẹo kéo làm thế nào. Lâu dần một số xin vào làm công nhân cao su, một số đi nơi khác tìm việc làm, nhà tui là điểm hẹn dừng chân mỗi khi họ gặp khó khăn. Tới mùa hột, má giao cho chú tui thu mua hột cao su, nhân lực đông đảo nên má tui cũng tạm an tâm.

Chiều chiều chú tui múa gậy, đi quyền dạy võ Bình Định ở sân trước nhà tui. Nhà tui thật rộn rịp và vui. Tiếc quá má tui cương quyết không cho tui tập võ. Chắc má muốn tui phục tùng chồng tuyệt đối không động tay động chân. Nên câu:

Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định đánh roi đi quyền... không hề có tui

 

Chú tui có ăn học, viết chữ nho rất đẹp, chú thông minh và biết xoay sở. Chú từng bước quen dần với lối làm ăn nên sau đó đứng ra thầu mua mủ đất cao su. Cái thứ mủ chảy theo thân cây và dính dưới đất coi như bỏ đi, vậy mà chú tui vẫn tìm được mối thu mua. Chú ký hợp đồng với chủ tây và làm ăn phát đạt, cất nhà và ổn định cuộc sống. Ba tui trút được gánh nặng về gia đình và Bác Hai là một tấm gương cho con cháu noi theo.

Tui nhớ trong nhà chú tui có treo một bức tranh khá to. Trên đó chú viết câu đối bằng chữ nho và chữ việt rất trang trọng, các hình vẽ hoa văn tỉ mỉ:

HUYNH ĐỆ NHƯ THỦ TÚC, PHU THÊ NHƯ Y PHỤC

Hôm đó hai vợ chồng mới cưới chúng tôi đến nhà chú để biếu quà lễ, đốt nhang bàn thờ ra mắt thân tộc. Chú chỉ bức hoành phi và giảng cho cháu rể một bài học về đạo làm người. Chú giữ đúng quan niệm của người xưa "Anh em như chân tay, vợ chồng như quần áo". Chồng tui mới cưới vợ nên gân cổ cải lại về đạo vợ chồng "Tôn kính như tân." Tôi ngồi nhìn hai người đàn ông vừa uống rượu vừa tranh luận mà không biết can thiệp cách nào cho không khí bớt căng thẳng. Tui biết chồng tui mới cưới vợ nên lập luận còn hăng để lấy điểm, chứ cũng dân miền Trung, nặng nề về gia tộc, đạo lý làm người chắc cũng giống y chang nhau.

 

Ba tui còn một người em út nữa, nhưng chú không muốn đi xa, chú ở lại quê để giữ nhà từ đường, chăm sóc mồ mả tổ tiên. Chú làm nghề tráng bánh tráng gia truyền Bình Định. Chú út tui nhỏ con, lùn hơn ba tui nhưng chú đi bộ rất nhanh và khỏe. Chú nói ở quê, chú lội bộ đường núi từ nhỏ nên quen rồi. Chú rất hiền và chất phác. Chú uống rượu rất chì vì nhà chú nấu rượu, thử rượu thành quen. Những ngày chú tới thăm gia đình tui, chú tuyệt đối không uống rượu. Mấy ông anh ba xị đế của tui thấy vậy rất thương, lén lút dụ khị chú cụng ly nhưng chú cương quyết từ chối. Câu trả lời của chú là:

- Anh Hai không thích chú uống rượu, chú không dám uống.

Nghe đâu hồi còn nhỏ, chú rất quậy phá và ba tui đã trị chú ra trò. Bây giờ chú vẫn còn kính, sợ anh Hai không dám làm trái ý. Chú tui là vậy, nhưng mấy ông anh tui tuy cũng sợ ba, nhưng lai rai ăn và nhậu tới bến  không bỏ được. Có lẽ tại mấy ổng lai dòng máu Nam Kỳ.

 

Ba tui lùn lùn, người rắn chắc và đẹp trai. Ông kiệm lời, chỉ cười cười khi vui và lắc đầu đi thẳng nếu bất bình hay không thích nói. Làm việc gì ông cũng tận tâm, trung thực và hết sức mình. Ông rất thích thể thao, dưới tay ông là đội tuyển đá banh khá giỏi. Ông là đoàn trưởng Thanh Niên Cộng Hòa hoạt động tích cực. Ông là người giao thiệp rộng, mấy món ăn chơi có lẽ thứ nào ông cũng thử qua nhưng không sa đà vướng vào.  

Tuy không khá giả lắm nhưng ông rất chịu chơi, ông dám sắm giàn dĩa hát loại lớn có quay dây thiều, sắm cây đèn măng xông sáng rực. Tối tối nhà tui vang lên tiếng ca vọng cổ mùi tận mạng của Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Út Bạch Lan, Thanh Nga. Nào Văn Hường đi chợ Tết, Nào tiếng hát Út Bạch Lan "Ngày mai đám cưới người ta. Tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn" Khi cô đào hát kéo hơi nhựa nhựa là ông vội vào nhà quay tiếp dây thiều. Vui quá một thời bình an.

 

Bà nội tui được ông phái hiền thê là má tui về Bình Định rước vào Nam. Má tui lặn lội ra tận quê chồng, bà kể lại hành trình vất vả tìm mẹ chồng nghe mà thương. Để ra mắt họ hàng gia tộc bên chồng, má tui đi chợ làm tiệc đãi khách. Bà nói tiền đi chợ nhiều như gánh một gánh tiền đổi một gánh thức ăn vì lúc đó quê ba tui xài tiền cụ Hồ, đồng bạc rẻ rề. Tui chẳng biết đúng sai  thế nào chỉ nghe bà kể lại. Muốn tới chợ phải đi bộ thật xa, vượt qua đồi núi rồi xắn quần lội nước qua hói. Ra chợ họ nói tiếng Bình Định má tui không hiểu gì hết, chỉ biết trả tiền và cười. Mọi việc mua bán đều do thím tui quyết định. Tui nhớ lại lúc tui về quê chồng xứ lạ, tui cũng lơ tơ mơ như má của tui.

Bây giờ quê nội tui đã khác, đường xá mở rộng, nhà cửa khang trang nên chuyện má kể y như chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.

 

Ba tui sinh sống lâu trong Nam, nhất là ở Sài Gòn nên tiếng nói đã thay đổi rất nhiều. Bà nội tui theo con dâu vô Sài Gòn. Nhìn nội chưa kịp mừng hai chị em tui hết hồn chạy trốn. Da bà ngăm đen mà hàm răng  cũng nhuộm đen thùi dễ sợ. Bà mặc bộ đồ đen quấn đầu cái khăn cũng đen. Một mắt bà che lại bằng một cái khăn xéo cũng vải đen. Thiệt tình bà nội tui giống Hắc y nữ hiệp quá đi.

Nói thiệt không có tiếng nói nào quê và khó hiểu như tiếng Bình Định mà bà nội tui dùng. Thí dụ "Nẫu" là người ta. "Dẫy na" là vậy hả. "Dẫy á" là vậy đó. "Chu cha wơi " là trời đất ơi. "Dẫy nghen" là vậy đó nghen, "Đừng làm dẫy, nẫu cừ" là đừng làm như vậy, người ta cười cho.

Kỷ niệm tui nhớ hoài là khi nội tui bảo tui lấy cái đòn. Tui xuống nhà dưới vác cây đòn gánh ra. Nội tui là bài hải:

- Chu choa wơi, không phải cái đòn này.

Thì ra cái đòn nội tui cần là cái ghế thấp để ngồi.

Tui không coi thường quê nội của tui, tui cũng không xấu hổ hay quê khi nói mình cũng là dân nẫu. Bởi vì quê cha tôi có những điểm đặc thù mà vùng miền khác không có. Ba tui là biểu tượng của tính tình người dân Bình Định: Chất phác, cần kiệm, cương nghị, gan dạ và trung thực.

 

Ba tui có số đào hoa, nhiều người phụ nữ đã đến với ông. Cuộc đời ông chìm nổi trong chữ ái dục, làm khổ má tui và ảnh hưởng không nhỏ đến ba dòng con. Các dì tôi đều yêu ông tuyệt đối, chăm sóc và cung phụng ông không thua gì má tôi. Hồi đó, khi tui còn nhỏ, Việt Cộng cứ đắp mô hoài, ba tui bắt tui ở lại nhà dì ghẻ để đi học cho an toàn. Tui thương má, đương nhiên tui ghét dì ghẻ. Tui nghe thiên hạ nói dì ghẻ là yêu tinh quyến rũ chồng người nên tui cũng ngầm để ý theo dõi. Dì Ba tui bỏ nhà theo ba tui từ khi còn con gái. Ba của dì không lớn tuổi hơn ba tui bao nhiêu nên ông cương quyết chống đối. Ông đánh và nhốt dì lại. Thế nhưng dì vẫn tìm cách bỏ trốn theo ba tui và làm vợ nhỏ cho đến cuối đời.

Nhà dì có một cái tủ đứng mà mỗi lần ba tui ghé nhà ngủ lại, dì trân trọng lấy đồ trong đó ra dùng. Đó là mùng, mền, khăn, gối, áo quần... những đồ dùng cá nhân của ba tôi dì cất riêng ở đó, ướp long não cẩn thận. Mỗi khi ba tui ghé nhà, dì mừng quá đi chợ nấu thức ăn thật ngon vui vẻ nói nói cười cười. Có một lần dì dọn cơm lên mà không có nồi cơm vì mừng quá quên nấu. Cho nên cái nghiệp duyên đó khiến ba tui làm kẻ phụ tình không chung thủy với má tui. Trái tim người đàn ông mềm yếu dễ đi sai hướng. Ba tui cũng vậy tình cảm bị lung lay, người  đào hoa suốt đời bị tình lụy.

Không hiểu sao, ba tui kiệm lời lại không biết nói lời hoa mỹ mà đàn bà vẫn bị ông quyến rũ. Sau 1975, khi ông đã trên 70, con cháu một bầy vậy mà cũng có người theo. Bà ta lấy lòng từ má tui, chị dâu tui, tui và mọi người để được lân la bên ba tui. Bà ta không ngại làm cỏ vườn, phụ làm cỏ lúa xen canh và nấu thức ăn đem đến tận nhà. Tui hỏi ba tui:

- Sao vậy ba, bộ ba có gì với dì ấy hả? Ba tui cười cười:

- Ba có làm gì đâu. Ba già rồi sợ đàn bà lắm rồi. Tui hỏi má tui:

- Sao Má! Má thấy dì ấy thế nào? Má tui cũng cười cười:

- Già rồi! Hồi xưa không ghen bây giờ còn gì nữa mà ghen. Thây kệ cô ta đi. Ba mày không có gì đâu. Ổng cũng tu rồi.

 

Đối với con cái ba tui chưa một lần nào đánh anh em tui. Hồi còn nhỏ chỉ có má tui đánh con còn ba tui chỉ nhìn và nói mà con cái răm rắp nghe lời. Lớn lên, con cái làm sai, ông ngồi trên ghế, chỉ cái ghế đối diện bảo ngồi xuống và ông nói chuyện. Ông là nghiêm phụ, dạy con bằng chính những gì ông sống và thực hành. Bản thân ông là tấm gương để chúng tôi noi theo. Tất cả những ưu đãi má tui làm cho ông đều do má tui tự nguyện bằng trái tim yêu thương và tôn trọng chồng. Ba tui rất mực thương con nhưng không dùng từ ngữ để nói. Thương vợ nhưng không dùng hành động biểu lộ. Ông có cái uy mà cả nhà đều phải phục tùng và kính nể.

Tui nhớ ngày tui mới lớn, ngực đã có nhưng má tui nhà quê quan niệm của bà rất ư là cổ lỗ sĩ. Bà may cho tui một miếng vải khá dài và bắt tui cột lại đè cho cái ngực xẹp lép như trong phim mấy người con gái giả trai. Bà nói ngực nhô lên là xấu, đàn ông nhìn vào có tư tưởng không tốt nên phải giấu đi.

Ba tui trái lại, ông nói với má tui: "Con gái đã lớn, bà đi mua cho nó mấy cái xú chiêng để nó mặc đi học". Má tui ra chợ, bà mắc cỡ, nói nhỏ với chị bán quần áo: "Lấy cho tui mấy cái xú chiêng". Bà bán hàng nhìn ngực má tui bán mấy cái size bự của đàn bà đang cho con bú. Tui cầm mấy cái áo muốn khóc, tháo hết nó ra và may nhỏ lại. Cuối cùng có dịp đi Sài Gòn, ba tui mua cho tui mấy cái áo ngực đúng cỡ và một số quần lót. Ba tui là số một của con gái, là chỗ dựa khi tui trưởng thành.

 

Ngày tui còn nhỏ. Lúc Tết ông mua cho tui quần áo đẹp, đích thân đeo hoa tai, dây chuyền, kiềng vàng cho tui để tui làm một cô con gái nhà giàu. Ông đặt tui ngồi lên bình xăng chiếc xe mô tô đen, ngồi phía sau ông là các anh tui. Ông chở các con về đốt hương bên ngoại. Chiếc xe mô tô nổ máy, ông ngồi lên uy nghi, anh em tui tự hào biết mấy.

Khi tui bắt đầu đi dạy, ông cất cho tui nhà riêng sát vách nhà dì ghẻ. Tui có một căn nhà nhỏ với cửa rèm màu tím của riêng mình. Tui vào hướng đạo, làm thiếu trưởng, mỗi khi đi cắm trại xa, không gặp được ông để xin phép, tui chỉ viết mấy chữ dán ở cửa nhà riêng để báo tin. Vậy mà ông cũng không giận hay la. Ông tin con gái rượu của mình. Tui là niềm vui và tự hào của ba tui. Ngày xưa ông trọng nam khinh nữ. Ông quan niệm con gái không cần học cao. Con gái phải có công dung ngôn hạnh và biết phục tùng chồng. Nhưng sau này ông đã thay đổi, ông lo cho em gái tui ăn học đến nơi đến chốn.

Ngày tui lấy chồng, ba má tui ở vùng xôi đậu nên tổ chức lễ cưới ngay tại nhà tui. Nhóm tráng và thiếu đoàn hướng đạo đến che rạp, chặt cây đùng đình làm cổng Vu Quy, sắp đặt bàn ghế. Các em nữ sinh tui dạy đến trang trí phòng tân hôn, dán giấy kết hoa. Tui lấy chồng không có rước dâu vì nhà chồng ở tận Quảng Trị. Ba má tui cũng an tâm vì con gái không phải làm dâu, coi như mình bắt rể. Nhưng có ai ngờ rồi tui cũng bỏ ba má tui khăn gói theo chồng.
....

Kể từ ngày ba tui rước tăng đoàn đến tụng kinh cho bà nội tui trước lúc lâm chung, ba tui dường như hiểu ra hai chữ vô thường. Ông tin Phật Pháp và dốc tiền của, công sức tái thiết lại ngôi chùa đã bỏ hoang. Ông cùng các bạn già trang lứa tổ chức lại hội chùa và thỉnh chư tăng về trụ trì.

Ba tui rất cẩn trọng trong việc quy y Tam bảo. Ông đi tìm cho mình một vị minh sư mà ông kính phục để làm lễ quy y cho ông. Khi được quy y Tam bảo, chấp hành Tam Quy Ngũ Giới  ông dốc lòng niệm kinh học Phật. Ông tu tại gia và hay lên chùa tụng kinh, nghe pháp. Thật buồn cười, tới già ông vẫn được phụ nữ chiếu cố. Một số các bác lớn tuổi tu học như ông, tôn ông làm huynh trưởng và nhận làm tiểu muội. Ông hay kể cho tui nghe về các vị ấy. Một số theo con cháu ra nước ngoài định cư vẫn thường liên lạc. Các cụ chăm chỉ học Phật và rất tôn trọng quý mến ba tui.

 

Khi má tui mất và tui đi định cư tại Mỹ, trong căn nhà vắng vẻ ba tui thật sự sám hối và quyết chí đi tu. Anh em tui và một bầy cháu nội ngoại hết lòng can ngăn. Các anh tui thấy như mình bất hiếu vì ba đã già không thể chịu được cuộc sống kham khổ của người xuất gia. Thế nhưng ba tui đã quyết và ông xuất thế ly gia, vào chùa cạo đầu làm một Sa Di.

Vị Sa Di già hiền lành ngày ngày niệm kinh học Phật. Ông rất an lạc và được thầy trụ trì các tăng ni và phật tử yêu mến. Anh tui can ngăn không được nên cho con đi theo làm thị giả cho ông nội. Cháu ở bên cùng ăn, cùng ngủ, săn sóc ông mỗi khi đau yếu. Khi ba tui mất, cháu chính thức quy y và bây giờ đã là một đại đức với 26 năm tuổi đạo.

Hôm nay là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một lão bà, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là đứa con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.

 
Ba ơi!
Cõi hạc ba về với đất trời
Bao năm trần thế đã rong chơi
Náo nương cửa Phật tìm chân lý
Biết rõ trần gian, đạo với đời.
 
Con quỳ bên gối vị Sa Di
Cha tôi trưởng lão đã quy y
Đoạn ly ái dục đầy phiền não
Tâm lành an tịnh sống  từ bi.
 
Con gái bây giờ cũng đã già
Bao năm lặn ngụp chốn ta bà
Đốt nén tâm hương con kính lạy
Đức Phật từ bi độ cho cha.
 
Nguyễn thị Thêm.
18/6/2023

 

Saturday, December 2, 20239:54 AM(View: 261)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
Saturday, December 2, 20239:20 AM(View: 257)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
Friday, December 1, 202311:01 PM(View: 252)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
Friday, December 1, 202310:11 PM(View: 129)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
Friday, December 1, 20237:51 PM(View: 179)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
Friday, December 1, 20231:52 AM(View: 2876)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
Friday, December 1, 20231:41 AM(View: 256)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng ... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
Friday, December 1, 202312:54 AM(View: 253)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
Friday, December 1, 202312:38 AM(View: 177)
Yêu người như thế yêu thân! Hư vô mộng ảo phù Vân kiếp người? Thương nhau xin tặng nụ cười! Sẻ chia may mắn với người bơ vơ.
Friday, December 1, 202312:11 AM(View: 149)
Đừng lâm hoàn cảnh éo le Luôn luôn lành mạnh khỏe re cuộc đời “Cám Ơn Ân-Nghĩa Xứ Người Sống đành để bụng chết thời mang theo”
Thursday, November 23, 20231:49 AM(View: 774)
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
Thursday, November 23, 20231:32 AM(View: 2606)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
Wednesday, November 22, 20233:49 AM(View: 403)
Tạ Ơn năm nay không ở nhà Thương con mẹ hứa sẽ đi qua Laptop không mang tay bị trói Chữ nghĩa vô tình cũng đi xa.
Wednesday, November 22, 20233:24 AM(View: 713)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
Wednesday, November 22, 20232:49 AM(View: 339)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
Wednesday, November 22, 20232:40 AM(View: 383)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
Wednesday, November 22, 20232:14 AM(View: 375)
Đón Đông sợ tuyết đầy sân? Mùa Thu quét lá tay chân rã rời! Đông sang nhiều lễ hội mời? Đường đi dự chẳng xa vời bao nhiêu? Dù cho băng tuyết chẳng nhiều! Mùa Đông lạnh giá nắng chiều tối mau?
Wednesday, November 22, 20232:05 AM(View: 563)
Tạ Ơn Trời Đất tâng tiu Nhân sinh thoát kiếp phập phều gian nan Nhẹ cơn đói khổ vai quàng Trái tim bồ tát nặng mang ân thừa...
Wednesday, November 22, 20231:52 AM(View: 295)
Dưới bóng dừa xanh nỗi buồn tôi ở đó. Vương vãi quanh đây là những mảnh khốn cùng. Sẽ gom cho em để nhớ về quê cũ. Đâu có khác gì dẫu cách một đại dương.
Wednesday, November 22, 20231:14 AM(View: 368)
Nên Người do bởi Mẹ+Cha Bây giờ hồi tưởng như là truyện phim Thôi đành cất giữ trong tim Làm kho cỗ tích tự niêm phong mình “Tôi không chọn chỗ khai sinh Được quyền lựa chốn thanh bình an cư”
Sunday, November 19, 20232:46 AM(View: 392)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
Saturday, November 18, 20231:56 AM(View: 789)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
Saturday, November 18, 20231:44 AM(View: 728)
.Mỗi ngày cõng chữ đến trường Cô Thầy ân điển đạo dường phước lai Ngọc trong đá phải dũa mài Không Thầy Cô dạy đố mày làm nên...
Friday, November 17, 20232:47 AM(View: 680)
Đêm dài giấc ngủ hụt hao Có khi thức trắng đảo chao tinh thần “Hữu Sinh Hữu Tữ” Cõi-Trần “Thân Tôi Tứ-Đại” cũng lần-lửa thôi! RỒI!
Friday, November 17, 202312:00 AM(View: 2662)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
Monday, November 13, 20231:27 AM(View: 590)
Thân tặng các bạn khối 9 Ngô Quyền Và các bạn đã đồng hành cùng tôi trong những chuyến rong chơi thật thú vị, thật đẹp.
Monday, November 13, 20231:16 AM(View: 630)
Nhìn hình ảnh bạn thực tươi! Nhớ thời dạy học đôi mươi thủa nào? Tình xưa lưu luyến dạt dào. Aloha mừng đón mời chào bạn thân!
Monday, November 13, 20231:03 AM(View: 3181)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
Sunday, November 12, 20237:08 AM(View: 732)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
Sunday, November 12, 20231:26 AM(View: 787)
“Lâm Chung Vui Vẻ Sẵn-Sàng” Dứt hơi tắt tiếng nhẹ nhàng Đời-Tôi! Chỉ vài năm, lẹ làng thôi Tương lai viễn-ảnh nổi trôi khó lường
Saturday, November 4, 20232:24 AM(View: 2022)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
Saturday, November 4, 20232:02 AM(View: 1987)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
Saturday, November 4, 20231:44 AM(View: 1140)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
Saturday, November 4, 20231:26 AM(View: 889)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
Saturday, November 4, 20231:17 AM(View: 846)
Hôm nay nghe Thu về lòng tê tái Lữ khách buồn, nhìn chiều thắm dâng hương Bụi cúc vàng nở rộ bên cánh hiên Tim trĩu nặng, lại … “Thu Vàng” nhung nhớ
Saturday, November 4, 20231:06 AM(View: 839)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
Saturday, November 4, 202312:48 AM(View: 893)
Đây đang đêm. Đó đang ngày Lang thang thế giới giãi khuây lúc già Gặp người đủ mọi quốc gia Màu da, ngôn ngữ thực là khác nhau
Saturday, November 4, 202312:42 AM(View: 821)
Ngồi đây, tim con héo mòn Nhớ Mẹ, nhớ chị, lòng con sụt sùi Tháng Mười buồn lắm Mẹ ơi! Tháng Mười giỗ Mẹ, tháng Mười nhớ nhung
Saturday, November 4, 202312:26 AM(View: 1153)
Ở bên đó – Nhà em xa bên đó Đến thăm em, anh lạc lối đường về Thôi hãy đợi xuân sang trời sẽ đẹp Nắng sẽ hồng trên từng bước anh đi.
Friday, November 3, 20232:52 AM(View: 530)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
Tuesday, October 24, 202312:49 AM(View: 1480)
Thoạt nghe tưởng chuyện chiến trường “Mỡ-Đường-Máu” tự tìm đường thoát thân Mạng mình, mấy kẻ bất cần? Không lo sống chết phước phần do thiên!
Monday, October 23, 20233:25 AM(View: 1237)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
Monday, October 23, 20231:53 AM(View: 1603)
Cũng đành, nói giã từ em Nào đâu Cõi Mộng vô biên...vô cùng Đảo điên một kiếp hồng trần Nhân sinh hữu hạn, phù vân nghĩa gì !
Monday, October 23, 202312:03 AM(View: 1374)
Đắm chìm trong cõi nhân luân Lại về Lễ Halloween hạn kỳ Oan hồn khóc nghẹn tử qui Chỉ là hư ảnh chút gì vấn vương Theo chân các thánh chỉ đường...
Saturday, October 21, 20232:22 AM(View: 1137)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
Saturday, October 21, 20232:21 AM(View: 1414)
Trăng thu trăng viễn xứ kìa Một mình ngắm ánh trăng khuya… một mình Trăng vàng tỏa sáng lung linh Bỗng nghe thu nhạc khúc tình duyên thơ
Saturday, October 21, 20232:08 AM(View: 1332)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
Saturday, October 21, 20231:59 AM(View: 1479)
Thôi thì trao đổi số phone Sẽ liên lạc lại để ôn chuyện đời Giã từ chóng vánh nghẹn lời Ôm nhau nhớ thuở thiếu thời thơ ngây “Tao+Mày” tiếp tục qua đây Tình-Quê gắn bó tháng ngày xa xưa
Saturday, October 21, 20231:37 AM(View: 1323)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ Thu Hát Cho Người “ do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Aug 26th - 2023. Do chị Kiều Oanh chuyển
Friday, October 20, 202312:28 AM(View: 2886)
Vòng tròn có một cái tâm sẽ là tín hiệu báo tin “hết dấu đường” nhằm kết thúc hành trình một trò chơi lớn… Để rồi hàng thế kỷ qua “hết dấu đường” đã trở thành biểu tượng Gone home,
Friday, October 6, 20231:08 AM(View: 1342)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
Friday, October 6, 202312:35 AM(View: 1922)
Mắt là cửa sổ linh hồn Người Đời gọi CỤ khiến bồn chồn lo Tưởng rằng nhỏ hóa ra to Hai con mắt lão lệ rò rỉ rơi
Thursday, October 5, 20234:06 AM(View: 2129)
NGÔ QUYỀN HÀNH KHÚC này cũng chỉ là một Quyết tâm, một Ý chí, một ước mơ của Học sinh Trung Học NGÔ QUYỀN hôm nay và mai sau
Sunday, September 24, 202310:55 PM(View: 1926)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Trình bày: Quý Hương
Saturday, September 23, 202311:55 PM(View: 1569)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
Saturday, September 23, 20231:22 AM(View: 1869)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
Saturday, September 23, 20231:20 AM(View: 2165)
Dòng đời như gió thoảng mây bay Ngẫm lại buồn vui được mấy ngày Sự nghiệp, công danh dường giấc mộng Giàu sang, phú quý tựa cơn say
Saturday, September 23, 20231:05 AM(View: 1699)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
Saturday, September 23, 202312:30 AM(View: 1524)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
Friday, September 22, 202311:09 PM(View: 1734)
Bạn đi trước Tôi sẽ theo sau! Chắc chắn chúng mình gặp lại nhau... Thế gian này đâu ai sống mãi ? Rồi đây phiên Tớ vắng Bạn chào...!
Tuesday, September 12, 202311:42 PM(View: 1758)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
Tuesday, September 12, 202312:30 AM(View: 1644)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
Monday, September 11, 202311:35 PM(View: 2262)
Đà thôn* mây thấp, sương mù Thọ tang từ mẫu hồn Thu não buồn. Ta tìm đến cỗng Sài Môn Quán Thơ lặng lẽ, bên tường lá rơi
Monday, September 11, 202311:25 PM(View: 1178)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Monday, September 11, 20239:45 PM(View: 2187)
Thắp nén trầm hương lòng khấn nguyện Anh về thanh thản chốn Thiên Tiên Cầu mong chín suối hồn anh đến Phật dẫn anh đi, cõi Tịnh Thiền.
Sunday, September 10, 202311:55 PM(View: 1659)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
Sunday, September 10, 202311:05 PM(View: 2044)
Âu là mọi sự do thiên Mỗi Người một số phận riêng an bày Hiện nay Tôi sống từng ngày An vui cảnh giới bồng-lai tuyệt-trần Nhất Tâm hủy diệt tham-sân!
Sunday, September 10, 202310:41 PM(View: 1736)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
Saturday, September 9, 202311:19 PM(View: 2118)
Thùng thùng Trống Điểm Khai Trường Quần xanh áo trắng ngát hương học trò Cầm tay chữ nghĩa âu lo Bảng đen phấn trắng hẹn hò mỗi năm.
Saturday, September 2, 202311:51 PM(View: 1806)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
Monday, August 28, 202312:50 AM(View: 2019)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
Sunday, August 27, 20238:27 PM(View: 2058)
Năm năm Mẹ đã quy tiên Không còn buồn khổ lụy phiền nghĩa ân Chắp tay con nguyện Mẫu Thân An lạc Phật Giới cao thâm Cõi Thiền.
Sunday, August 27, 202312:45 AM(View: 1981)
Lệ thời tháng bảy mỗi năm Phật môn rộng mở ngày rằm vinh vang Vu Lan Báo Hiếu trai đàn Bông hồng cài áo đạo vàng tâm ghi.
Saturday, August 26, 202310:10 PM(View: 1611)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
Saturday, August 26, 202310:06 PM(View: 1842)
Khi con tôi ở xa trở về Niềm vui như bừng nở Đoàn viên có ngủ chật cũng vui Một nồi phở, húp xì xà xì xụp Không gì ngon bằng thức ăn mẹ nấu. Cháu lần đầu được nội ôm vào lòng Nụ cười trẻ thơ ngọt lịm
Saturday, August 26, 202310:03 PM(View: 2083)
Cần chi chữ rụng ít nhiều Cũng như lá mục quạnh hiu chỗ nằm Đổi thay thế sự thăng trầm Chỉ còn hai chữ Tri Âm cuối đường
Saturday, August 26, 20239:59 PM(View: 1766)
Bão Hillary mới quét ngang Nhồi thêm động đất bàng hoàng nhân sinh Coi TV lại hoảng kinh Toàn là hình ảnh dân tình khổ đau Khẩn cầu tai biến qua mau!
Thursday, August 24, 202311:01 PM(View: 1590)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
Tuesday, August 22, 202311:43 PM(View: 1663)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
Monday, August 21, 202312:26 AM(View: 2525)
Thời gian qua, tội tình mái tóc Mấy ông già quá tuổi bảy mươi Hôm nay không tụ họp khơi khơi Mà có bạn phương xa (*) về gặp
Thursday, August 17, 202310:42 PM(View: 1564)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
Thursday, August 17, 202310:37 PM(View: 1733)
Nếu không ta rủ kiếp sau Tụi mình tái ngộ đổi trao chuyện cười Thương lớp mình lắm bạn ơi Tuổi già thiệt oải gửi lời thăm nhau.
Thursday, August 17, 202310:34 PM(View: 2256)
Nhớ bao kỷ niệm thời thơ ấu Nhớ những người thân thuở mến thương Nhớ cánh cò bay trên ruộng lúa Nhớ cây trái ngọt phía sau vườn
Thursday, August 17, 202310:30 PM(View: 2233)
Sửa mình gõ mõ, khỏ chuông Ngân nga kinh, chú tập buông bỏ dần Cuối đời lặng lẽ tu thân Vượt xong bễ khổ mãn phần phận Tôi.
Saturday, August 12, 202312:05 AM(View: 1534)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
Friday, August 11, 202310:59 PM(View: 2382)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
Friday, August 11, 20234:49 PM(View: 1799)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
Friday, August 11, 20231:43 AM(View: 5310)
“Bảo tàng Hướng Đạo thế giới (HĐTG) Paxtu vẫn được bảo đảm an toàn, ngay khi khách sạn Outspan được tiếp quản bởi chủ sở hữu mới…” đó là khẳng định của Trưởng Anthony Gitonga, ...
Friday, August 11, 20231:09 AM(View: 2031)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
Friday, August 11, 20231:00 AM(View: 2376)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
Wednesday, August 9, 20236:32 PM(View: 1960)
Bây giờ quá tuổi bảy mươi Hết còn hăng hái như hồi thanh niên Thôi thì mọi sự do thiên Mỗi người có số phận riêng an bài Rồi Ai đi trước Ai đây? Ai người nặng nghiệp sống dai khổ đời!
Wednesday, August 9, 20236:28 PM(View: 2165)
Nhớ Bà, thao thức đêm đêm Ủ ê tâm sự, ướt mèm gối chăn Ba năm.. .rồi ... Một Ngàn Năm Thiên thu, vĩnh viễn...biệt tăm sao ? Bà Hè xưa : nhớ tuổi học trò Từ nay, hè đến ngẩn ngơ não nề.
Saturday, August 5, 20231:53 AM(View: 1989)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
Saturday, August 5, 20231:38 AM(View: 1135)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Saturday, August 5, 202312:39 AM(View: 1696)
Mùa về chiều tối lắm mưa Khúc ca đồng vọng trêu đùa gió mây Đêm trôi ảo giác trăng gầy Chào Em Tháng 8 tràn đầy yêu thương...
Sunday, July 30, 20236:09 PM(View: 1415)
Ngày họp mặt Ngô Quyền VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA đã kết thúc, tôi đã có hai ngày nói nhiều, cười nhiều và chụp hình nhiều. Tôi muốn ghi lại những gì bên lề ngày vui còn giữ lại trong tôi.
Sunday, July 30, 202312:26 AM(View: 1617)
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
Saturday, July 29, 202310:37 PM(View: 1405)
Đây là những hình ảnh về ngày Hội Ngộ Ngô Quyền rất đẹp . Thầy cô, học trò và những kỷ niệm. Xin gửi đến các bạn một chút bâng khuâng.
Saturday, July 29, 20235:32 PM(View: 1943)
Tôi sẽ nguyện chung thân làm nô lệ Hết đời tôi cho Bà được hài lòng Tôi nợ Bà, một lần xa xưa ấy Còng lưng trả hoài, mãn kiếp chưa xong.
Saturday, July 29, 20231:53 AM(View: 951)
Hôm nay, tình cờ nghe No Milk Today, dư âm của những ngày xa lắc ấy trỗi dậy, tôi lại thấy căn nhà xưa, xóm học, giàn hoa giấy mộng mơ, và những chàng trai thiếu nữ tuổi thanh xuân