GIỚI THIỆU SÁCH "MỘT TUẦN MỘT ĐỜI" của ĐẶNG MAI LAN
Sunday, April 9, 20232:30 AM(View: 1236)
*Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất."
-- Trần Mộng Tú
(Ngày 15 tháng 2 năm 2023)
* Đặng Mai Lan đã đem một quá khứ rất xa, rất đẹp, điều. tưởng như bụi thời gian đã xóa mờ, bỗng sống lại. trân trọng. xót xa… đau đớn… đi tìm lại dĩ vãng để trả lời những câu hỏi của chính mình về một câu chuyện dường như không đoạn kết: rất buồn và quá lãng mạn…
Những kỷ niệm mờ mờ… bỗng kết nối thành hình như những nhát cọ bất chợt phác trên một khung bố một bức tranh dang dở, bỏ quên từ lâu trong góc tối một họa thất đã đóng cửa.
Bức tranh đậm mầu, buồn, cũ kỹ! lớp bụi thời gian đó, giờ được phủi đi cho những khuôn mặt năm xưa ẩn hiện… sắc mầu muốn dịu êm, nhẹ nhàng, nhưng nào có được dài lâu như ý muốn… đôi lúc mầu tím thẫm, mầu vàng nghệ hiện ra… chợt mầu đỏ quánh nguyên thủy tràn trên bức tranh, hung bạo xóa lấp vội vàng mầu xanh êm dịu, mầu hồng hy vọng đợi chờ, mầu trắng tung tăng ngày tháng cũ…cho vết cọ bỗng đổi thành vết dao sắc nhọn cắt sâu qua lớp lớp, sắc mầu thời gian. cố đào bới trong tuyệt vọng một hình hài… khi định mệnh và thời gian, đã tàn nhẫn xóa lấp đi vĩnh viễn…
-- duyên
4/1/2023
* Với tâm tư chồng chất cùng những mốc thời gian như dấu ấn, khiến Đặng Mai Lan dùng một thứ vũ khí lợi hại của cấu trúc, là phân mảnh và phi thực. Cấu trúc ấy đem đến hiệu ứng tích cực nơi người đọc đưa họ về với suy nghĩ hiện tiền của họ. Từ nền đó chủ thể Đọc thấy được một bố cục hoàn chỉnh do chính mình sáng tạo. Vâng, tôi gọi là sáng tạo, vì cách viết của Đặng Mai Lan là mời gọi người đọc tham dự. Tôi tự hỏi, tại sao chỗ này là một hình ảnh rời rạc, tại sao chỗ kia là một câu nói gợi ý bỏ lửng. Và tôi phải đi tìm, phải suy nghĩ, thậm chí cả mơ ước, để tìm câu trả lời. Không khí truyện của Đặng Mai Lan là vậy, tôi tin ai đó khi đọc sẽ không tránh khỏi rung động với tâm hồn sầu buồn mơ mộng, mỏng manh này, và hẳn sẽ bị quyến rũ bởi văn phong của Đặng Mai Lan.
-- nguyễn thị khánh minh
Upland, buổi tàn đông
Feb 18 2023
***
"Diệp là ai? Là tôi, hay một người con gái nào đó… Dù có là ai đi nữa, hạnh phúc tôi là đã được sống với tâm tư cô ấy qua câu chuyện vừa kể ra. Chỉ là một chuyện tình như bao cuộc tình không may trong thời chiến. Nhưng qua nhân vật, tôi được nói lên phần nào những tốt đẹp, tang thương của thời đại tôi sinh ra và lớn lên - Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Tạ ơn Tổ Quốc. Tạ ơn những người đã nằm xuống, những người đã góp phần xương máu, nhọc nhằn bảo vệ quê hương, một miền Nam đầy tai ương, bất hạnh".
Những đôi mắt
Chiếc xe tròng trành như muốn lao về phía bên kia ruộng. Cú sốc làm đám hành khách mất thăng bằng, nhào nháo đổ vào nhau, cố gắng bám chặt vai ghế trước mặt làm điểm tựa. Ghế tôi ngồi sát cửa sổ, nên thành cửa là chỗ tôi ngã vào tránh được những va chạm với người khác, nhưng lại cho tôi một cú đập vào đầu. Cú đập như một cái tát đủ làm tôi choáng váng.
Người đàn bà ngồi cạnh nhìn tôi:
— Cô có sao không? Nhìn mặt cô xanh mét. Đường sá gì mà sửa mãi không xong. Mai chỗ này mốt chỗ nọ sửa hoài, sửa hủy.
Trong đầu như có hàng ngàn sợi dây co giật, nhưng tôi vẫn cố gắng trả lời:
— Dạ, cám ơn chị. Tôi không sao, chỉ hơi hốt hoảng.
Nhiều tiếng xầm xì, lao xao ở cuối lòng xe. Người nào đó ngồi sau lưng tôi cũng lên tiếng, như đang kể chuyện với người đang ngồi cạnh.
— Chỗ này ngày xưa có lần Việt cộng về đắp mô, gài mìn. Kẹt đường cả mấy tiếng đồng hồ. Hòa bình rồi nhưng có khá hơn đâu. Không bị mìn thì bị ổ gà. Mấy cha nội hồi đó chỗ nào cũng phá.
Đâu phải riêng mình tôi nhớ về quá khứ. Trên nửa đất nước này, hơn hai mươi năm khắp cùng đầy dẫy đau thương mà người dân không thể nào quên được.
Mùi dầu thoang thoảng trên xe tỏa theo hương gió tràn vào từ một vuông cửa nào đó vừa được mở ra. Tôi như thiếp đi, bồng bềnh trôi theo ngọn gió, nào có hay hành khách đang lục tục sửa soạn xuống xe.
Người phụ nữ tử tế vỗ nhẹ vào vai tôi:
— Cô ơi, tới rồi đó. Cô khỏe không?
Như bị thôi miên, tôi gật đầu, ôm hành lý líu ríu bước theo sau bà khách.
Khi bước xuống xe, người đàn bà bỗng quay lại nhìn tôi:
— Cô bệnh thiệt rồi, chắc cô trúng gió. Hay cô xức chút dầu cho khỏe nhe. Mà cô về đâu, có ai đón cô không?
Người đàn bà nói một hơi dài, bà dẫn tôi đến một băng ghế và mở chiếc giỏ tìm chai dầu.
Tôi lắc đầu:
— Cám ơn chị, tôi ngồi một chút sẽ tỉnh thôi. Tôi có người nhà tới đón, chắc sắp tới.
Người đàn bà dường như không tin lời tôi nói, ánh mắt nhìn tôi ái ngại. Ánh mắt đầy âu lo, biểu lộ sự thương cảm chỉ quay đi khi có người bước đến bên tôi. Họ nói gì với nhau tôi không rõ.
Tôi ngước lên nhìn đăm đăm đôi mắt vừa cuối xuống. Ánh mắt của một đêm xuân năm nào. Ánh mắt đêm công viên, ghế đá. Tôi cũng đang ngồi trên một băng ghế đá.
— Anh Minh, anh đến đón em thật sao?
…
— Cô Diệp, cô bị cảm rồi. Cô ngồi xe được không? Hay con gọi xích lô đưa cô về?
Tôi lắc đầu, choàng chiếc xách tay lên vai.
— Tôi ngồi được. Lâu lắm rồi tôi không được ngồi xe gắn máy.
— Cô không sợ ngã chứ! Cô vịn chặt ghế xe nhe cô.
Không chịu ôm anh té ráng chịu! Tiếng nói như từ một tinh cầu nào xa thẳm vọng về, chợt nhớ một lưng áo, một vai kề. Tiếng nói, giọng cười trên đường chiều thênh thang gió. Âm thanh tràn ứa tình vui cùng gió bay lên những hàng cây trên phố xanh, trời xanh như ngọc biếc. Màu trời như màu áo Minh một ngày quên chiến trận.
…
Tôi không vịn yên xe, tôi choàng tay về phía trước ôm Minh, áp đầu vào lưng anh. Lòng chợt bùi ngùi, rưng rưng. Mơ hồ nhìn ra một điều gì đó như còn, như mất trên những ngón tay mình run rẩy.
Những muỗng cháo, viên thuốc rồi tới chiếc khăn nóng của ai đó nhẹ nhàng lau từng phần trên mặt, trên cổ tôi. Có bao nhiêu người trong ngôi nhà này? Tôi thấy có nhiều đôi mắt, những đôi mắt nhìn tôi như nhìn một sinh vật lạ. Tôi đảo mắt tìm kiếm. Chị Mỹ đâu, sao tôi không thấy chị? Nhưng không ai trả lời câu hỏi của tôi.
Minh ngồi xuống cạnh tôi, anh cầm những ngón tay tôi ve vuốt:
— Em cảm nặng rồi, nhắm mắt ngủ đi cho khỏe.
Tôi nhớ đến khúc đường chỗ mặt nhựa bị xói mòn thành một trũng sâu toang hoác. Trũng đất lồi lõm không được che chắn, không một bảng hiệu nào báo trước sự hiểm nguy. Người tài xế đã quẹo tay lái tránh cho xe khỏi lao vào. Xe thắng gấp, lắc lư, đầu tôi va vào thành cửa. Có lẽ cú va đập đó đang làm tôi nhức đầu.
Khoảng đường này ngày xưa Việt cộng về đắp mô, đặt mìn. Ngày đó Minh còn đi học hay đã vào lính? Chắc chắn anh cũng biết sự việc này vì đây là quê anh. Tôi thèm được kể hết với Minh những chuyện xảy ra, những gì tôi nghe khi ngồi trong lòng xe. Nhưng tôi không thể nào cất lên tiếng nói, dù chỉ một câu than van ngắn ngủi: em đang nhức đầu lắm anh Minh à. Đôi môi tê bại như không còn cảm giác. Dường như tôi không còn sức lực điều khiển được thể xác mình.
Bàn tay Minh, những ngón tay vương mùi khói thuốc. Bàn tay như một thứ đồ chơi ưa thích của một đứa bé, món đồ chơi bị bỏ quên đâu đó mà nó vừa tìm thấy lại. Đứa bé ấy đang áp mũi hít hà thứ mùi quen thuộc. Đứa bé ấy là tôi. Đời đời, kiếp kiếp với Minh tôi chỉ là một đứa bé.
Tôi cố gắng giữ chặt những ngón tay Minh nài nỉ:
— Em ngủ đây! Anh hứa với em, anh đừng biến mất, đừng bỏ đi.
Minh đưa những ngón tay tôi áp lên môi anh. Đâu cần anh phải làm như thế! Những ngón tay tôi chỉ đưa lên chặn môi anh mỗi khi Minh nói gở. Minh có cười cợt trêu đùa tôi đâu. Minh đang nhìn tôi rất dịu dàng mà! Tôi không biết hơi thở anh nóng, hay bàn tay tôi lạnh? Tôi nghe tiếng gió vi vu phía ngoài. Tôi nghĩ đến giàn hoa giấy, nó có đang tả tơi vì gió không? Từ lúc về đây tôi không nhìn thấy nó. Ngày mai tôi sẽ ngồi với Minh dưới giàn hoa đó. Chúng tôi không còn phải đứng bên nhau trong bóng tối, ở một nơi không phải nhà mình. Không ngại ngùng khi tay tìm tay, tìm những cảm xúc thịt da ấm áp. Những ngón tay tội nghiệp cố níu thời gian, thứ thời gian dường như thường trôi nhanh trong những khoảnh khắc mặn nồng.
Minh kéo tấm mền đắp cho tôi. Anh nhẹ nhàng bước ra khép cửa. Anh lại bỏ tôi đi mất rồi. Chung quanh tôi chỉ còn bóng tối.
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
Khi con tôi ở xa trở về
Niềm vui như bừng nở
Đoàn viên có ngủ chật cũng vui
Một nồi phở, húp xì xà xì xụp
Không gì ngon bằng thức ăn mẹ nấu.
Cháu lần đầu được nội ôm vào lòng
Nụ cười trẻ thơ ngọt lịm
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
“Bảo tàng Hướng Đạo thế giới (HĐTG) Paxtu vẫn được bảo đảm an toàn, ngay khi khách sạn Outspan được tiếp quản bởi chủ sở hữu mới…” đó là khẳng định của Trưởng Anthony Gitonga, ...
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi.
Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
Bây giờ quá tuổi bảy mươi
Hết còn hăng hái như hồi thanh niên Thôi thì mọi sự do thiên
Mỗi người có số phận riêng an bài
Rồi Ai đi trước Ai đây?
Ai người nặng nghiệp sống dai khổ đời!
Nhớ Bà, thao thức đêm đêm
Ủ ê tâm sự, ướt mèm gối chăn Ba năm.. .rồi ... Một Ngàn Năm
Thiên thu, vĩnh viễn...biệt tăm sao ? Bà
Hè xưa : nhớ tuổi học trò
Từ nay, hè đến ngẩn ngơ não nề.
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Ngày họp mặt Ngô Quyền VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA đã kết thúc, tôi đã có hai ngày nói nhiều, cười nhiều và chụp hình nhiều. Tôi muốn ghi lại những gì bên lề ngày vui còn giữ lại trong tôi.
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
Hôm nay, tình cờ nghe No Milk Today, dư âm của những ngày xa lắc ấy trỗi dậy, tôi lại thấy căn nhà xưa, xóm học, giàn hoa giấy mộng mơ, và những chàng trai thiếu nữ tuổi thanh xuân
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
. Hãy phát huy những tài hoa, tinh túy của môn phái để tên tuổi Ngô Quyền mãi sáng chói trên vòm trời quốc tế. Hẹn nhau văn ôn võ luyện, chờ ngày đại hội năm sau
Quê tôi: Xứ bưởi Biên Hoà
Đến nay dù đã cách xa nghìn trùng
Lòng tôi luôn vẫn nhớ nhung
Mỗi mùa Xuân đến nổi lòng xót xa
Quê xưa no ấm nhà nhà
Núi sông xinh đẹp, bao la ruộng vườn
Chúng mình nay già cả giống nhauTâm tịnh giữa thế gian vô ngã!
Mỗi năm vỏn-vẹn gặp một lần
Sang năm tùy đầu gối đôi chân?
“Ừ thì hẹn nhưng để trời tính”
“Ngô-Quyền cố-gắng” hứa lần khân!
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
Hãy trả cho em tuổi học trò
Ngồi bên song cửa ghép vần thơ
Đêm về mộng thấy Bà Tiên đến
Se sợi chỉ hồng, kết tóc tơ.
Hãy góp cho em sắc nắng chiều
Trên đồng cỏ úa gió đìu hiu
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
Phân bua, Vợ nói Sân-Si:
“Muốn đi, cứ tự nhiên đi một mình”!
Tôi bèn “ngậm-miệng làm thinh”
May ra “mai-mốt” tình hình đổi thay
Hơn-Thua biết nói sao đây?
Thì-giờ cạn-kiệt, ai hay giùm mình?
(Cảm xúc qua lời tâm sự của anh Mai Quan Vinh về sự vất vả
tìm con bao năm trường nhưng con gái vẫn còn là ẩn số)
Hôm nay Lễ Cha trên đất Mỹ
Con ở nơi nào có biết không
Mong gặp con, không buông hy vọng
Nên đêm đêm lệ vắt thành dòng!
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
Ấn tượng về bác sĩ Vương Tú Toàn hình thành trong ký ức tôi, nhờ vào hình ảnh lung linh xinh đẹp của cô giáo Việt Văn lớp 10B4 trung học Ngô Quyền Biên Hòa của tôi ngày ấy.
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.
Để chi em biết không?
Để ta được yêu em lần đầu
Và em cũng trọn vẹn yêu ta lần cuối
Ta sẽ nhìn em say mê đắm đuối
Bàn tay em bối rối nắm tay ta
Ta dìu em đi khắp nẽo gần xa
Trời sinh em ra cho ta hạnh phúc.
Xin chúc mừng ngày lễ vàng của anh chị Minh & Hoa.
Chúc mừng những cặp tình nhân đã cùng bên nhau sắc son bền vững 50 năm, 60 năm, 70 năm. Xin ơn trên giúp đỡ và chúc phúc cho họ.
Con của má sẽ là một bà mẹ hiền, một bà nội, bà ngoại dễ thương của các cháu. Má là bài thơ tuyệt vời con đọc hoài mà vẫn thấy hay, là cuốn sách học làm người con học mãi không xong.
Để rồi 48 năm sau cũng vào buổi trưa ngày 29 tháng 4 năm 2023 tại San Diego, tôi mất Mẹ. Tôi đang nhớ Mẹ, nhớ thật nhiều…
Mẹ ơi con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ thơ… (*)
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.