Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Mai Trọng Ngãi - ĐỜI TÔI

07 Tháng Sáu 20199:40 SA(Xem: 23512)
Mai Trọng Ngãi - ĐỜI TÔI


Đời Tôi

 MaiTrongNgai


Nhân đọc bài “Ngã Rẽ Cuộc Đời” của tác giả Trần Quốc Sĩ, tôi xin trích đọan lời ngỏ của tác giả để làm cầu nối cho vận mệnh của tôi. Cuộc đời của chúng ta không bao giờ êm ả mãi như mặt nước hồ thu mà sẽ có những lúc dậy sóng như đại dương trong cơn bão dữ.  Cuộc đời của chúng ta cũng không là con đường thẳng tắp mà sẽ có những ngã rẽ. Những ngã rẽ này đôi khi rất êm ái, rộng rãi, thênh thang đưa chúng ta đến nơi tột đỉnh vinh quang, nhưng đôi khi cũng rất quanh co, gập ghềnh, khúc khuỷu đẩy chúng ta vào chốn tột cùng của hố sâu, vực thẳm. Chúng ta gọi đó là định mệnh của mỗi người.

 

 Nhìn lại quảng đời tôi đã trải qua, sinh ra và lớn lên trong tuổi ấu thơ tại xã Bình Hòa (trước thời tổng thống Ngô Đình Diệm tên là Mặc Cần Dưng) thuộc tĩnh An Giang (Long Xuyên) với cái nôi yên bình, hiền hòa, chất phác, đất đai phì nhiêu trù phú của miền nước nổi mỗi năm.

Mùa hè năm 1965 đã thay đổi cuộc đời của tôi. Năm ấy má tôi và tôi được dịp đi Sài Gòn để thăm chú thiếm, bạn của ba má tôi và cùng đi lên Biên Hòa thăm anh chị Mai Kiến Phúc vừa nhận nhiệm sở dạy tại trường trung học Ngô Quyền, sau đó được chú thiếm đón đi Vũng Tàu ngắm biển. Những thắng cãnh thơ mộng của Vũng Tàu cùng sinh họat nhộn nhịp của thành phố Sài Gòn đã tạo ấn tượng mãnh liệt trong tôi, tôi nghĩ con đường tiến lên đại học may ra có thể thực hiện được nếu tôi chịu từ bỏ thành phố Long Xuyên, do đó khi anh chị tôi đề nghị sẽ lo lắng sinh hoạt học đường nếu tôi chịu hoán chuyễn từ trường trung học công lập Thoại Ngọc Hầu đến trường trung học công lập Ngô Quyền. Tôi quyết định ngay lập tức không một phút do dự dù rằng ba má tôi cố khuyên giải, do tôi là đứa con trai út thừa hưỡng tài sản do ông bà nội cùng ba má tôi đã tạo dựng được theo truyền thống của gia tộc, ngoài ra tính tình tôi giống ba tôi như đúc cho nên quyết định của tôi đã làm cho ông bà ưu tư không ít. Tôi có thể chiêm nghiệm và thấy được những gì đã được sắp đặt trước cho cuộc sống của mình, đó là bước xa nhà đầu tiên trong cuộc đời.

 Tết Mậu Thân diễn ra trong bầu không khí chiến tranh lan ra ngoài thành phố. Việt Cộng vi phạm lệnh ngừng bắn trong những ngày lễ hội truyền thống hàng năm để rồi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành lệnh tổng động viên cho những thanh niên trên 18 tuổi nếu không hoàn tất chương trình 11 năm trung học (xin chú giải là 18 tuổi phải đậu Tú Tài phần 1, nếu thi rớt thì phải nhập ngũ tòng quân tại trường Hạ Sĩ Quan, cũng như 19 tuổi phải đậu Tú Tài phần 2, nếu thi rớt thì phải gia nhập trường Sĩ Quan Thủ Đức với cấp bậc chuẩn úy khi ra trường).

 Do lệnh tổng động viên nếu tính ra số tuổi thì tôi sẽ phải nhập ngũ trường Hạ Sĩ Quan, tôi đành liều mạng học nhảy phải bỏ lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) để vào học lớp đệ nhị (lớp 11) tại trường trung học Khiết Tâm tỉnh Biên Hòa (trường tư thục).

 May mắn thay năm đó tôi đậu được văn bằng Tú Tài phần 1 với thứ hạng Bình, với thứ hạng đó tôi được nhận dễ dàng vào trường trung học Ngô Quyền tĩnh Biên Hòa. Tôi còn nhớ 4 lớp học mới được xây cất ngăn cách giữa trường trung học Ngô Quyền và trường trung học bán công Trần Thượng Xuyên, chúng tôi là những học sinh đầu tiên được hít thở mùi nước sơn mới cùng ngồi trên những dãy bàn học vừa mới khô vẹc-ni. Với những cố gắng bản thân cùng số phận đã được sắp đặt, năm đó tôi đậu được Tú Tài phần 2 để tiến lên con đường đại học thênh thang rộng mở, những năm ấy với chánh sách khai phóng nhân bản của nền giáo dục miền Nam Việt Nam, những trường đại học công lập đều đóng học phí rất thấp để không là gánh nặng cho gia đình, tôi chọn trường đại học Khoa Học Sài Gòn với những môn học thích hợp với khả năng của mình, niên học 1970-1971 tôi đậu được cả phần lý thuyết lẫn thực hành cho chứng chỉ Lý Hóa Vạn Vật (SPCN), niên học kế 1971-1972 tôi ghi danh lớp Hóa Học Hữu Cơ và lớp Sinh Lý Sinh Hóa cơ sở vừa mới xây dựng xong ở Thủ Đức.

 “Ví phỏng đường đời bằng phẵng cả…”, nếu không có cuộc chiến đấu đẫm máu của mùa hè đỏ lửa năm 1972 với câu chuyện tử thủ An Lộc của tướng Lê Văn Hưng cùng lệnh Tổng Động Viên thì có lẽ tương lai sẽ sáng sủa hơn.

 Lệnh tổng động viên lần thứ 2 được ban hành là tất cả những thanh niên phải hoàn tất bậc trung học hệ 12 năm vào tuổi thứ 18, luật bất hồi tố của lần động viên nầy cho nên những thanh niên không hội đủ điều kiện phải xếp bút nghiên theo việc đao binh, tôi tin là cuộc đời của mỗi người trong chúng ta đều đã được vạch sẵn, con đường đời ta đi đã được định trước, không thể né tránh được.

 Tôi trình diện tại Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ ngày 5 tháng 7 năm 1972, sau đó được đưa lên Trung Tâm Quang Trung chờ đợi sắp xếp khóa học ở trường Bộ Binh Thủ Đức. Khóa tôi học là khóa 5/72 với tên Kiên Quyết, được bắt đầu ngày 30 tháng 7 năm 1972, khóa của chúng tôi đang học nhằm vào thời điểm ký kết hiệp định Ba Lê và được thực hiện vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, cho nên vào thời điểm đó khóa 5/72 được chỉ định đi công tác chiến tranh chính trị để tranh thủ nhân tâm, xác định chánh sách quốc gia không cộng sản, lần đầu từ tháng 10 năm 1972 cho đến tháng 1 năm 1973 và lần thứ hai từ tháng 1 năm 1973 cho đến tháng 3 năm 1973, cũng trong lần đi công tác chiến tranh chính trị nầy tôi quen Thanh người bạn đời của tôi bây giờ (chúng tôi đã chung thân với nhau vào những ngày đen tối của đất nước, sau khi được trả tự do từ trại tù của việt cộng, cuộc đời tôi đã xuống tận cùng không còn gì hết, được kết hôn với Thanh âu cũng là duyên nợ).

  Sau 2 lần đi công tác đó chúng tôi những sinh viên sĩ quan trở về trường để tiếp tục việc học và hoàn tất vào ngày 30 tháng 6 năm 1973 ra trường với cấp bậc chuẩn úy về phục vụ tại tiểu khu Kiên Giang. Khi trình diện tiểu khu Kiên Giang cùng với các bạn cùng khóa ở Thủ Đức và Đồng Đế, tôi được đưa về Tiểu Đoàn 528/ĐP đóng quân ở vùng Hà Tiên và được bổ nhiệm làm trung đội trưởng cho đại đội 3, lúc đó chúng tôi thường hành quân chung với lực lượng Biệt Động Quân an ninh khu vực, khoảng 3 tháng sau tôi được điều động về làm trưởng đồn biên giới trú đóng gần chùa Xà Xía của người Miên cho đến khi được cử đi học khóa 22 Căn Bản Chiến Tranh Chính Tri ở trại Nguyễn Trãi Đà Lạt từ tháng 5 năm 1974 cho đến tháng 8 năm 1974. Đây là thời gian vàng son nhất của đời lính là từ ngoài chiến trường về cắp sách đến lớp như thời còn là học sinh, không phải mang nặng lo âu ngày đêm đối diện với quân thù, trong lúc học được nghị định thăng cấp thiếu úy thực thụ cho khóa 5/72 sĩ quan trừ bị Thủ Đức, sau khi mãn khóa 22 Căn Bản Chiến Tranh Chính Trị để trở về lại Tiểu Đoàn 528/ĐP, tôi được bổ nhiệm làm đại đội phó đại đội 2 của tiểu đoàn 528/ĐP lúc nầy đang đóng tại Kinh Thứ 9 U Minh Hạ.

Ngày 2 tháng 10 năm 1974 vì nhu cầu công vụ tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ đại đội trưỡng đại đội 4 để bảo vệ và giữ an ninh cho 2 khẩu pháo binh 105 ly và rồi do tình hình chiến sự sôi bỏng trực thăng đến vận chuyễn 2 khẩu pháo nầy đi để hủy bỏ căn cứ Kinh Thứ 9 U Minh Hạ, tiểu đòan 528/ĐP được lệnh di chuyễn đến Kinh Thứ 11 U Minh Hạ để tăng cường cùng bảo vệ quận Hiếu Lễ và căn cứ Rạng Đông với 2 khẩu pháo binh 105 ly, tiểu đoàn 528/ĐP được di động chung quanh 2 cây số đường bán kính của quận ngỏ hầu làm nút chận bão vệ sự an toàn cho quận lỵ.

 

Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. toàn miền Nam rơi vào tay việt cộng. Tôi lủi thủi về nhà ba má ở Long Xuyên với niềm uất hận của người thua trận, vì tình hình vẫn còn sôi sục của tín đồ Phật Giáo Hòa Hão, sĩ quan các cấp cùng nhân viên cán chính của người thua cuộc bị lừa dối với chiêu bài tập trung học tập cải tạo, ba tôi đã quá hiểu về người cộng sản liền kêu tôi đi lên Biên Hòa để được gần ánh sáng của Sài Gòn ngỏ hầu không bị trả thù cá nhân, rồi ngày 15 tháng 6 năm 1975 tôi phải đi trình diện Ủy Ban Quân Quản thành phố Biên Hòa và sau đó khăn gói cùng tiền bạc để đóng cho kẻ thắng trận học tập cải tạo 30 ngày, khi đoàn xe molotova vận chuyễn chúng tôi đến khu gia binh của sư đoàn 5 bộ binh ở Phú Lợi tỉnh Bình Dương trại 8 đội 1, với chiêu bài học tập tốt cải tạo tốt sẽ được trả về với gia đình, gở lịch không thời hạn bắt đầu từ đây, giữa năm 1976 chúng tôi được chuyễn trại về Thành Ông Năm (trại Công Binh ở Hốc Môn thuộc tĩnh Gia Định) trại T4 đội 3 khối 17. Sau nhiều đợt bán chợ trời lộ thiên (lệnh chuyễn trại để tất cã gom góp tài sản của mình đem theo đến trại kế tiếp và rồi chúng tôi được tập trung tại các sân trống xung quanh doanh trại để kẻ chiến thắng tịch thu những dụng cụ sắc bén hoặc vật dụng trốn trại). Ngày 23 tháng 7 năm 1977 tôi được đưa đi Cà Tum Bổ Túc thuộc tĩnh Tây Ninh mà xưa kia là Cục R của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, do sức vóc cao lớn tôi được xung vào đội cưa xẻ của trại T2 K5 để cưa những cây dầu to cỡ 1 vòng tay ôm làm láng trại cho hội trường và sàn lót cho cải tạo viên, tôi bị ngất xỉu trên giàn cưa xẻ do lao động quá sức cùng ăn uống không đủ no, đây là bước bắt đầu cho căn bệnh tim mạch của tôi khi đang ở tuổi thanh xuân của thời 20. Vào thời điểm nầy đang có cuộc chiến xãy ra giữa Việt Nam và Cam Bốt, cuối tháng 9 năm 1977 chúng tôi tạm di chuyễn ra ngoài rừng để tránh sự đột nhập của quân Cam Bốt, khoảng 1 tuần sau chúng tôi được lệnh trở về trại và ngày 11 tháng 10 năm 1977 tôi được chuyễn về trại tù binh Suối Máu thuộc tỉnh Biên Hòa trại K4 D3, ngày 8 tháng 3 năm 1978 tôi được chuyễn đến khu lao động sản xuất Trãng Bom tỉnh Biên Hòa trại K4 D1 và rồi số phận được an bài ngày 17 tháng 4 năm 1978 tôi được tạm hoãn học tập tập trung (phóng thích) với lý do học tập cải tạo tiến bộ.

 Vừa về đến nhà anh chị của tôi khoãng 11 giờ trưa, ngồi tâm sự chưa được bao lâu thì ba tôi cùng với bác 8 tôi (lần đầu tiên đi thăm nuôi) cũng vừa đến từ Long Xuyên trong đợt cho thăm viếng của ngày chiến thắng miền Nam.

 Niềm vui đoàn tụ trong tôi không thể sánh được so với ba của tôi, tình phụ tử của nước mắt chãy xuôi. Từ ngày gia nhập vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày tôi được phóng thích của chế độ mới, chỗ nào tôi đóng quân ba tôi đều đến để quan sát địa dư cùng sinh họat ở khu vực đó, từ Hà Tiên cho đến U Minh Hạ, thậm chí khi tôi đi học khóa 22 Căn Bản Chiến Tranh Chính Trị ở Đà Lạt ba tôi cũng lặn lội đến thăm để được ăn cơm tối với con do lúc đó tôi là sĩ quan nên không phải gò bó trong khuôn trại, hoặc lúc tôi làm đại đội trưỡng đại đội 4 tiểu đòan 528/ĐP đóng quân ở Kinh Thứ 9 U Minh Hạ, vừa đến thăm con hôm trước thì đêm hôm sau Việt Cộng tấn công vào đơn vị tôi, một mặt tôi giấu ba tôi trong hầm chỉ huy, mặt khác tôi ra ngòai chiến đấu với binh lính của mình, may thay cuộc chiến kéo dài không lâu cho nên rạng sáng hôm sau tôi xin ba tôi về lại Long Xuyên để tôi luôn sát cánh với thuộc cấp của mình, lần đó ba tôi chứng kiến trực tiếp với chiến tranh mà con của mình đang chống chọi hàng ngày. Sau ngày chiến tranh chấm dứt người thua cuộc phải trình diện học tập cải tạo, bao nhiêu trại tôi dừng chân là bấy nhiêu trại ba tôi đều lặn lội đến thăm kể cã khi tôi ở Cà Tum Bổ Túc thuộc tĩnh Tây Ninh ba tôi đều đến dù rằng từ Long Xuyên lên Sài Gòn là gần 1 ngày đi đường, rồi từ Sài Gòn đi Tây Ninh và từ Tây Ninh đến Cà Tum Bổ Túc nữa, với phương tiện di chuyễn khó khăn nhưng ông vẫn đi thăm, xin trân trọng cám ơn đồng bào miền thôn dã đầy tình nghĩa Việt Nam khi nghe thân nhân đi thăm tù cải tạo họ đều cho tạm trú qua đêm, thời kỳ đó làm gì có quán trọ để tạm qua đêm, tất cã đều do lòng từ bi và quý mến những khổ cực của quân dân cán chính Việt Nam Công Hòa, những người thua cuộc phải gánh chịu.

 Trở lại việc đoàn tụ gia đình của ngày đầu tiên không phải gở lịch, ba tôi cùng bác 8 vui mừng quá đổi đã ở lại Biên Hòa 1 ngày rồi ngày kế về lại Long Xuyên để báo tin vui cho gia tộc, phương tiện thông tin dạo ấy chỉ là truyền khẩu chứ đâu có điện thoại hoặc điện thoại di động như hiện nay, còn tôi được ở lại thêm vài ngày nữa để đi thăm bạn bè trong hạn định cho phép trên tờ giấy xuất trại. Đúng thời hạn tôi về Long Xuyên trình giấy tờ xuất trại cho công an địa phương nơi tôi được cho trú ngụ cùng những thủ tục khai báo lý lịch, rồi hàng tháng phải trình diện cùng kê khai sinh họat trong tháng vừa qua, ngoài ra mỗi khi đi ra khỏi địa phương mình đang ở cùng trình diện nơi đến đều phải được chứng nhận, tự do của tuổi trẻ giờ đây bị trói buộc bởi những văn tự nhiêu khê, thôi đành nhắm mắt đếm từng ngày đã đi qua.

 Năm 1978 mùa nước nỗi đã dâng cao muốn kiếm tiền nuôi sống, tôi cùng đứa cháu trai đi móc đất đắp bờ ngăn nước từng xuồng ba lá một, đứa cháu trai đứng xắn đất còn tôi phải lặn xuống ôm từng cục đất lên bỏ vào xuồng, rồi hai chú cháu di chuyễn đến các bờ đê, ôm từng cục đất quăng lên bờ, thời son trẻ hào hùng nay còn đâu, chỉ còn lại những ngày lao động vinh quang đói khát. Sau đó đến mùa thu họach lúa cho hợp tác xã tôi đã phải đi cắt gặt như những người khác, lần đầu tiên trong đời và cũng là lần duy nhất tôi đã cắt xong một công đất ruộng (1/10 mẩu (hecta)) cho một ngày.

 Đầu năm 1979 tôi và Thanh kết hôn với nhau trong lúc không có một đồng xu dính túi, bao nhiêu tài sản tạo dựng trước đây không cánh mà bay ra ngoài chợ trời để có được miếng ăn hàng ngày, rồi đứa con trai lọt lòng mẹ trong bối cãnh đất nước bị cô lập với thế giới bên ngoài do việc xâm lấn Campuchia, không có đường lẫn sữa cho nên đứa con trai đầu lòng bị bệnh ốm còi, cái đầu to hơn thân mình của nó với da bọc xương do không đủ dinh dưỡng, nước cháo thay sữa hàng đêm, nó ngủ được chừng 1 đến 2 tiếng đồng hồ là khóc ré lên vì đói, tôi lại phải ngồi dậy khuấy nước cháo cho bé trong lúc mẹ nó đưa đôi vú không sữa cho nó ngậm để không làm phá giấc ngủ của ba má tôi, nhờ thế nó là động lực thôi thúc tôi đi tìm con đường thoát thân hoặc bằng đường biển hoặc là đường bộ để không phải nếm những cảnh đau thương cho các đứa con, chưa chắc có tương lai được đi học như những người dân khác. May mắn thay ngày 30 tháng 4 năm 1981 chúng tôi rời Việt Nam. Nhẩm tính lại thời gian, sau 3 năm phục vụ trong quân ngũ Việt Nam Cộng Hòa, 3 năm trong nhà tù nhỏ các trại cãi tạo, 3 năm trong nhà tù lớn miền Nam Việt Nam, để không phải sống dưới chế độ bạo tàn chuyên môn lừa dối, bao che. Gia đinh tôi đi ra cửa sông Lỳnh Quỳnh tỉnh Kiên Giang bằng chiếc ghe nhỏ chiều dài khoãng 10 mét chiều ngang khoảng 1 mét với tổng cộng 55 người trên tàu.

 Tôi đến được trại Song Kha miền Nam nước Thái Lan vào tháng 6 năm 1981 trước khi trại đóng kín mãi mãi. Khi đi phỏng vấn với phái đoàn di trú của nước Mỹ tôi kê khai tên họ, cấp bậc cùng số quân của mình trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, họ dò tìm tên họ trong danh sách IBM thời đó, họ tìm được đúng tên họ, cấp bậc và số quân rồi họ hi-lited ngay, thế là tôi được nhận nhập cư vào nước Mỹ một cách dễ dàng sau cái bắt tay chào đón của phái đoàn phỏng vấn Mỹ. Gia đình tôi về lại căn lều tạm trú để chờ lệnh chuyễn trại lên Panatnikhom làm thủ tục chuyễn sang Phi Luật Tân hoặc Mã Lai để học Anh văn, văn hóa và nếp sống ở Mỹ. Ngày lên phi cơ đi Phi Luật Tân cũng giống như lên thiên đàng mộng tưởng bởi vì ở Thái Lan họ tráo tên người lên phi cơ là chuyện thường xãy ra do tệ trạng tham nhũng, hối lộ quyền thế nhưng phần đông là những hồ sơ cá nhân chứ không thường xãy đến cho những người có gia đình đông con. Đến phi trường Manila cũng giống như trên đường đến trại Phillippines Refugee Processing Center (PRPC) ở Bataan nơi xãy ra chiến tranh của thế chiến thứ hai, với bối cảnh tự do thật sự như Sài Gòn khi xưa đã thức tỉnh tâm hồn của tôi, tự do dân chủ là đây, ở đây chúng tôi được học Anh văn rồi được viếng những nhà kiểu mẫu ở Mỹ, cách xữ dụng muổng nĩa, dụng cụ nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ cùng cách sắp đặt trang trí cho từng phòng, thời gian còn lại mình có thể tham dự là thiện nguyện viên (volunteers) cho những tổ chức giúp đở người tị nạn hoặc phụ giúp điều hành sinh hoạt vùng ( neighborhood civic), tôi tham dự làm thiện nguyện cho tổ chức Salvation Army để thông dịch cho người tị nạn, ngoài ra tôi còn cộng tác với ban lãnh đạo của khu xóm do quá khứ là cựu quân nhân để có thể giữ an ninh trật tự cho khu xóm, ở PRPC được chia thành 9 vùng, tôi ở vùng 8 cạnh con suối Mo Rong dẫn ra vịnh Subic Bay.

 Tôi rời Phi Luật Tân vào ngày 15 tháng 6 năm 1982 trên chuyến bay charter cho người tị nạn và được đáp xuống phi trường San Francisco để làm thủ tục nhập cư nước Mỹ, ngày hôm sau gia đình tôi được đưa về phi trường Los Angeles và được nhà thờ Norwalk Presbyterian đón tiếp với vị linh mục chủ tế của nhà thờ và bà bảo trợ với tấm bảng ‘The Mai Family’, tôi vội đến chào đón cùng tự giới thiệu từng người một trong gia đình, thế là vị linh mục quyết định rời khỏi phi trường ngay không cần phải chờ người thông dịch (Vợ của vị cựu trung tá hải quân người Việt Nam đang đi làm về để đón chúng tôi). Họ chở thẳng chúng tôi đến nhà thờ để giới thiệu sơ qua ngôi thánh đường của giáo dân Norwalk, sau đó họ chở chúng tôi đến ngôi nhà độc lập ở trong khu chung cư (apartment) 16 đơn vị gồm có 4 căn nhà độc lập, 3 căn lầu 2 tầng cho 4 đơn vị mỗi căn. Đêm đầu tiên ở đất Mỹ ấy, bà bão trợ sợ chúng tôi không biết xữ dụng những tiện nghi nên xin phép ông bão trợ cho bà được ngủ lại qua đêm với chúng tôi.

 Tôi tự tin vào sự phấn đấu của mình và một phần nào tôi cũng tin vào cái số may mắn của mình luôn được quý nhân phò trợ. Tôi được 2 nhà thờ bảo trợ, nhà thờ Downey Presbyterian lo việc trả tiền nhà cho 1 năm, nhà thờ Norwalk Presbyterian lo phần di chuyễn, ăn uống… Số may mắn của tôi không dừng lại tại đây, hàng tuần tại nhà thờ Norwalk Presbyterian tôi xin được giúp đỡ tìm việc làm, thì khoảng 2 tháng sau tôi được đi phỏng vấn và được chấp nhận tại hãng Toyota chuyên làm thùng xe truck ở đường Paramount, thành phố Paramount không xa chổ tôi cư ngụ, thế nhưng khi hỏi tới giấy an sinh xã hội (social security card) tôi chưa có đành phải về nhà chờ đợi, mà lạ thật sau đó cả nhà thẻ an sinh xã hội đến duy chỉ có một mình tôi là chưa có, khoảng 2 tuần sau thẻ ấy lại đến, tôi tức tốc đạp xe đạp đến hãng Toyota để nộp cho họ thì lúc đó tôi được trả lời là xin lỗi chỗ làm đó đã có người điền khuyết rồi, tôi kiếu từ và buồn bã đạp xe đạp về nhà thuật lại câu chuyện trên cho vợ con và bà bảo trợ nghe rồi tự trách thầm số phận hẩm hiu của mình.

 

 Đúng như những gì đã được sắp đặt trước cho cuộc đời của mình, 3 tháng sau ngày đặt chân trên căn hộ riêng của mình ở đất Mỹ, vợ tôi hạ sinh cho chúng tôi đứa con gái út sau 2 anh trai của nó, thế là gia đình đã được an bài với trai gái đầy đủ mà chúng tôi hằng mong đợi. Một tuần sau ngày sinh của đứa con gái, chúng tôi được chở đến trình diện với nhà thờ Downey Presbyterian vào buổi lễ chúa nhật tuần đó, bà bảo trợ xin giúp đỡ tìm việc làm để chúng tôi đứng vững trên đôi chân của mình thì y như rằng ngày thứ hai đó tôi được nhận vào làm với mức lương $9 đô la cho 1 giờ với nhiệm vụ giúp người thợ chính để sai vặt (helpers), vào thời điểm đó mức lương tối thiểu của chính phủ quy định là chưa tới $3 đô la/giờ, giá xăng là $89 xu/gallon. Tôi chỉ không tin là ai có thể biết trước được con đường của mình hay của người khác sẽ phải đi, thế thôi. Ngày 22 tháng 9 năm 1982 tôi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp trên đôi tay của mình bằng con số không, chưa bao giờ tiếp nhận tiền bạc hoặc phiếu mua thực phẩm từ cơ quan xã hội (welfare) mặc dù gia đình chúng tôi hoàn tòan đáp ứng được yêu cầu của chương trình trợ cấp xã hội, gia đình tị nạn cộng sản có con nhỏ để có thể được hưỡng cho đến khi những đứa con đủ 18 tuổi. Dù rằng tôi đã có việc làm bằng đồng lương của mình, thế nhưng nhà thờ Downey Presbyterian vẫn trả tiền mướn nhà cho đúng 1 năm, còn nhà thờ Norwalk Presbyterian thì tôi đã từ chối tiếp nhận tiền bạc hoặc thực phẩm ngay khi tôi nhận tấm chi phiếu đầu tiên từ việc làm của mình, âu cũng là lòng tự trọng sẵn có trong tôi.

 Làm việc ở các hảng xưởng quốc tế có những ưu điểm của nó như có giờ giấc quy định hẳn hòi, làm việc quá 8 giờ lao động là được hưỡng quy chế giờ phụ trội (over time), có nghiệp đoàn (union) bảo vệ, có chương trình tài trợ học phí cho nhân viên muốn thăng tiến đi học ngoài giờ làm việc với thứ hạng C hoặc tốt hơn, hãng sẽ trả tiền ghi danh, sách vở, học cụ… tuy nhiên khi ít việc thì người ít thâm niên làm việc phải bị thất nghiệp trước, sau đó nếu hãng có nhiều việc thì sẽ được gọi lại tính theo thâm niên và ngạch trật của hãng. Nhìn thấy những giúp đở cho người cầu tiến của hãng đang làm tôi đi ghi danh học lớp hàn, học xong những lớp yêu cầu đó tôi được hoàn trả tiền học cũng như nâng cấp lên thứ hạng thợ hàn bậc thấp nhất rồi căn cứ vào kinh nghiệm cũng như tay nghề họ sẽ chuyễn đổi thích hợp, làm thợ hàn da thịt tôi bị phỏng cháy khắp 2 cánh tay do những tia lửa tóe ra cùng hít thở mùi khói hàn, nhân lãnh đồ ở chỗ thợ tiện tôi thấy họ xếp đặt (set up) vật liệu thô sơ rồi ngồi đó chờ sản phẩm cắt gọt xong từ máy khoan/tiện (mills/lathes), thấy người thợ tiện nhàn rỗi vô cùng thế là tôi đi học những lớp yêu cầu cho công việc nầy, học xong những lớp đó hãng cân nhắc đưa tôi qua khu thợ tiện để tiếp tục dây chuyền sản xuất, trong lúc thấy người kỹ sư cầm bản vẽ trên tay đi tới đi lui thảo luận với xếp của mình đã là động lực thúc đẩy tôi chuyễn qua chương trình đại học 4 năm, thời gian tuần tự trôi qua ban ngày đi làm ban đêm đi học chỉ còn 2 lớp nữa của khóa mùa xuân là tôi có thể đạt được ước nguyện của mình, hoàn tất chương trình đại học, mùa học đó đã làm tôi hết sức lo lắng vì lỡ bị tai nạn để trở thành phế nhân (handicapped person) thì giấc mơ học vấn sẽ không thể thực hiện được cũng giống như thời đi học ở trường đại học Khoa Học Sài Gòn năm 1972, nếu không có lệnh tổng động viên lần thứ 2 thì tôi đã có thể xong chương trình đại học 4 năm, cho nên tôi rất thận trọng khi lái xe đến trường và nhất là lần thi cuối khóa năm đó, tôi phải xin nghỉ làm việc buổi chiều để đến lớp sớm hơn thường ngày cùng lướt qua từng chương một, cuối cùng tôi cũng vượt qua những âu lo của mùa học cuối để tham dự ngày lễ mãn khóa của niên học 1996 với mãnh bằng kỹ sư cơ khí, tiếc rằng ba má tôi không còn ở cõi đời nầy nữa để chia vui với đứa con trai út trong gia đình để đối lại câu dí dỏm truyền khẩu “giàu út ăn khó út chịu” đã làm khoắc khoải trong tôi không ít trong thời loạn ly bởi vì trong gia đình có 4 người con trai, chỉ có tôi là đứa con trai út bị lao đao trong chiến trận, rồi chịu tù tội chiến tranh khi ở lứa tuổi đôi mươi trong khi các anh tôi là những người gõ đầu trẽ cho thế hệ mai sau. Mọi chuyện xãy ra dường như đã được một người nào đó ghi chép rõ ràng trong sổ bộ đời của tôi.

 Làm việc cho hãng xưởng ở Mỹ thay đổi tùy theo tình hình kinh tế toàn cầu, việc thất nghiệp hoặc chuyễn đổi hãng xưởng như kiểu thay đổi áo quần, khi nền kinh tế đi lên việc làm không thiếu thế nhưng khi nền kinh tế sa sút thì việc đứng sắp hàng nộp đơn xin việc làm cũng không tránh khỏi, rút kinh nghiệm từ bản thân mình nên tôi khuyến dụ các đứa con của chúng tôi là chọn cho mình ở khu vực sức khỏe để không bị ảnh hưỡng chi phối của nền kinh tế toàn cầu, may thay 3 đứa con của chúng tôi đều nghe theo lời chỉ giáo của ba chúng nó.

 Rồi chuyện phải đến để kết thúc cuộc đời trôi nổi của tôi, ngày 30 tháng 6 năm 2017, tôi xin từ giã công việc làm đã nuôi sống gia đình tôi ở một đất nước luôn mở rộng vòng tay, một đất nước của cơ hội đã cưu mang những người lánh nạn cộng sản và gia đình của họ. Xin cám ơn nước Mỹ với chánh sách nhân đạo cùng lòng từ bi của người Mỹ đã giúp đỡ không những cho riêng gia đình tôi mà cho cả nhân lọai trên toàn thế giới để được sống tự do dân chủ không cộng sản, được nói lên tiếng nói trung thực qua lá phiếu của mình.

 Xin cám ơn đứa con trai đầu lòng Mai Lương Trí đã thôi thúc tôi viết lại những ký ức cho cuộc đời của tôi để khi tôi nằm xuống chúng nó biết mình đến từ đâu, nguồn gốc của gia đình Việt Nam.

 Lần đầu tiên tôi viết, còn được viết về cuộc đời của mình trong thời gian dưỡng bệnh. Qua 4 lần đột quỵ tưởng chừng như không còn hiện diện trên cõi đời nầy.

 Tạ ơn trên đã gìn giữ cho tôi sự bình an, cám ơn Thanh người bạn đời luôn cận kề săn sóc cho tôi trong tình nghĩa vợ chồng. Tôi đã từng nói với Thanh cũng như với mọi người “Tôi có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng một thứ tôi không thể từ bỏ là bia rượu”.

 Thanh hãy hiễu và cảm thông cho tôi vì tôi đã là người lính. Uống rượu như để nhớ lại bao thương vong và mất mát, những giọt nước mắt đã khóc cho bạn bè và đồng đội. Tâm nguyện trong suốt cuộc đời của tôi là không bỏ anh em không bỏ bạn bè, nhất là những thằng bạn đã là một thời nhân chứng và cùng chung lý tưởng. Đó là NGƯỜI LÍNH.


quânlực19

 Giờ đây tôi phải buông bỏ mọi thứ, sinh hoạt trường lớp, bạn bè bia rượu để tiếp tục sống còn. Buồn lắm vì thiếu bạn thiếu rượu như mất một phần đời. Đôi khi tự nhủ mình bi quan quá chăng? Bi quan về cuộc đời tôi. Thời trai trẻ là một người lính, một cấp chỉ huy, luôn can đảm hiên ngang đứng trước bom đạn của trận chiến xem cái chết nhẹ như bông. Ngày nay với tuổi già trước cơn bệnh nghiệt ngã, lại lo sợ mình sẽ đi sớm không lời trăn trối.

Sanh lão bệnh tử là qui luật thường tình của một kiếp người, miễn sao có một đời sống tốt đẹp từ đôi bàn tay của mình, để không hổ thẹn khi phải xuôi tay… 

 

Viết tại Cerritos California ngày 29 tháng 5 năm 2019.

Mai Trọng Ngãi

Chiều Tàn

Tặng Nguyễn Hữu Hạnh
Mai Trọng Ngãi


chiêutàn

Như cọng cỏ chiều tàn nắng úa
Bạt ngàn dăm cánh hạc bay xa
Cuối đời đóm lửa hồn thơ cũ
Vẫn nhướm bừng lên dẫu nhạt nhoà


Cum cụm tuổi đời thêm nhăn nếp
Xuân tàn nở đóa muộn ngoài sân
Ngọn gió chiều phai màu nắng cũ
Lắng buồn vang nhẹ tiếng nhạc ngân


Ly biệt khúc hào hùng thuở trước
Màu thời gian úa cũ chắn song
Bên sân đời trò chơi chấm dứt
Phai tàn theo dấu ngựa phiêu bồng


Ngã nón, chiều buông, đêm nguyệt tận
Câu thơ nào lặng lẽ xa bầy
Đốt vội chút trầm hương mùa cũ
Để lòng thôi, cô quạnh sầu bay...


Xa con cò trắng vượt đại ngàn
Chìm khuất vào mây bóng chiều tan
Một sợi tóc rơi như tuyết rụng
Bên song nắng nhạt cánh hoa tàn.


Nâng chén rượu cay mờ nhân ảnh
Đời rồi cũng chỉ hữu hạn thôi
Gởi bạn dăm câu buồn vọng cảnh
Khóc cười rồi cũng sẽ buông trôi...


Võ Đình Tuyết
5-6-19
Hatfield PA

 

 

18 Tháng Tám 20171:00 CH(Xem: 20776)
Giọt mưa bám níu gót chân Em qua phố vắng phân vân đi về Dừa tươi mát lạnh đê mê Dù nghiêng che mái tóc thề rối bung.
18 Tháng Tám 201712:51 CH(Xem: 20518)
Chiều nay, ngồi đây ngắm Mây trôi... Nhớ thuở xưa xanh qua mất rồi! Một chút nắng vàng còn sót lại, Khuất núi: Mây, Đời... vẫn thế thôi!
18 Tháng Tám 201712:43 CH(Xem: 22617)
Ai còn nhớ lại tuổi thơ, Đã từng ước muốn mộng mơ rất nhiều. Vui cùng chúng bạn thả diều, Trên đê rong ruổi ngắm chiều hoàng hôn.
18 Tháng Tám 201712:38 CH(Xem: 18622)
Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ
18 Tháng Tám 201712:27 SA(Xem: 19274)
Đêm nay một ánh trăng chìm Như ai nức nở bên thềm tiếng mưa Và em như dáng thu xưa Về trong nỗi nhớ lúc chưa lạc người !
13 Tháng Tám 20179:44 SA(Xem: 19117)
Chúng ta vừa cùng nhau khảo sát tướng trạng, nguyên nhân, và phương pháp thực hành để giải quyết vấn đề Khổ.
12 Tháng Tám 201710:38 CH(Xem: 20899)
Ta về khép cửa giấu mùa thu Lối nhỏ rêu phong nẻo mịt mù Tơ nhện phủ giăng màu lạnh lẽo Gió hờn thôi chẳng tiếng vi vu
12 Tháng Tám 201710:21 CH(Xem: 19729)
Chút thu phong làm ta se sắt nhớ Khăn choàng vai vương tóc rối bềnh bồng Vẫy tay chào hôm người đi kẻ ở Bay mất rồi khăn tím đẫm chờ mong.
12 Tháng Tám 20178:42 SA(Xem: 21911)
Rủ Gió, đi chơi khắp mọi miền, Ngại ngùng không đi, sợ mất duyên! Lủi thủi một mình trên đồi vắng, Bao giờ có bạn, bước chung thuyền?
12 Tháng Tám 20176:46 SA(Xem: 17839)
Tôi mê nhất là mùi hương bồ kết tỏa ra từ tóc Mẹ. Cứ mỗi lần Mẹ ngồi hong tóc, tôi hay đến gần, xin Mẹ cho nhổ tóc bạc. Thật ra là để ngửi mùi thơm từ mái tóc Mẹ vừa gội thôi,
12 Tháng Tám 20172:20 SA(Xem: 26482)
Buổi tiệc trà do nhóm cựu HĐS. Biên Hòa xưa chúc mừng Đại thọ huynh trưởng Bò lém Trần Văn Lược đã diễn ra trong không khí thân tình, sôi nổi hồn nhiên theo phong cách rất… hướng đạo:
11 Tháng Tám 20172:10 CH(Xem: 18366)
Mặt trời xuống, mặt trời lên Bắt đầu ngày mới sấm rền mưa dông Nghe trong lồng ngực căng phồng Thở bầu khí mát thong dong cuộc đời.
11 Tháng Tám 20171:59 CH(Xem: 23492)
Một hôm về thăm trường cũ Sân trường gió mát lao xao Dãy hàng lang dài hun hút Líu lo tiếng chim rơi vào
11 Tháng Tám 20171:53 CH(Xem: 22506)
Xin Người đừng có hững hờ, Muốn cùng sum họp đành chờ năm sau. Giờ ta cũng đã xa nhau, Nắng vàng đã nhạt chiều mau qua dần.
11 Tháng Tám 20171:42 CH(Xem: 17255)
Huế là sân khấu chính trị của biết bao biến cố lớn nhỏ. Vậy mà nay nó để lại gì? Ai muốn đi tìm di tích đồn Mang Cá thì tìm ở đâu?
05 Tháng Tám 20179:35 CH(Xem: 19250)
Trăng đêm nay... bỗng sáng lạ lùng, Một mình vằng vặc... giữa không trung. Sao mờ lẩn khuất, nơi xa thẳm! Không đến cùng Trăng, tâm sự chung.
05 Tháng Tám 20178:45 CH(Xem: 18227)
Sống trọn vẹn trong tính xác thực và tính khả dĩ của cái Chết sẽ làm cho đời sống sung mãn và tràn đầy ý nghĩa. Hãy sống phút này đây như là phút cuối.
05 Tháng Tám 20177:21 SA(Xem: 10884)
Tháng tám vừa ngang qua ngõ Xôn xao ký ức hiện về Hồn thơ bao ngày trăn trở Đắm chìm mộng mị tỉnh mê
05 Tháng Tám 20177:14 SA(Xem: 22794)
Câu thơ tôi viết gửi em Gùi theo tiếng gió êm đềm gọi nhau Em dài mái tóc hương cau Nghiêng che vành nón qua cầu áo bay
04 Tháng Tám 20174:52 CH(Xem: 19585)
.Thức ăn đơn giản như cái tâm tha thứ, buông xả của bà Hoa. Bà đã ngộ ra sự vi diệu của luân hồi, nhân quả. Bà đang hướng tới những cái nhẹ nhàng, tươi đẹp của đất trời.
04 Tháng Tám 20174:41 CH(Xem: 25707)
Và thế đó khám bệnh xong về bận lắm. Giờ khuya rồi viết lại đọc cho vui. Một ngày phù du, thoắt cái đã qua rồi. Vui hiện tại, ngày mai rồi sẽ tính.
04 Tháng Tám 20171:28 CH(Xem: 20425)
Ta về thăm lại ngôi trường cũ Xanh lớp rong rêu phủ bụi mờ Bạn bè chung lớp còn dăm đứa Bàn tròn kể chuyện những ngày thơ.
04 Tháng Tám 20171:20 CH(Xem: 18528)
Mong chờ Xuân thắm tới mau, Để xem hoa nở đua nhau khoe màu. Cho dân nước Việt bớt sầu, Tự do dân chủ dân giàu mạnh lên.
04 Tháng Tám 20171:14 CH(Xem: 18719)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người.
04 Tháng Tám 20175:14 SA(Xem: 25081)
Mùa Hè có những cơn mưa rất lạ Mưa rạt rào, ướt đẫm mảnh vườn khô Sân cỏ cháy, nhờ mưa tuôn tưới mát Mây nhạt nhòa, đang nắng, bất chợt mưa
31 Tháng Bảy 201711:28 SA(Xem: 15951)
Nắng nhẹ vàng như màu mật Vương trên mái tóc lứa đôi Ngang qua…mặt hồ xao động Hương mùa thu lẫn bóng thơ bềnh bồng!
31 Tháng Bảy 201711:20 SA(Xem: 19817)
Tóc rối, môi thơm; lời nồng say có thể Ví như em như lộc biếc của trời Rồi mây hồng theo ngọn gió xa xôi Đưa em đến và ra đi lặng lẽ
29 Tháng Bảy 20178:31 CH(Xem: 10917)
Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Bảy 201710:34 CH(Xem: 18646)
Sáng ngồi bỗng nhớ phương xa Chừng như có nụ cười hoa trổ bừng Thoảng qua ngan ngát nắng hồng Là đôi tà áo em hong mây trời
28 Tháng Bảy 201710:27 CH(Xem: 24795)
Em trở về thăm lại nhánh sông xưa Tội bến nước tủi hờn nghiêng dáng đợi Đám lục bình ngược xuôi không mệt mỏi Còn riêng em nghe nỗi nhớ tràn về
28 Tháng Bảy 20172:06 CH(Xem: 25162)
Dân cao su nhọc nhằn như vậy đó. Da tái xanh vì thiếu ánh mặt trời Giọt mũ trắng tinh đổi bằng những mồ hôi. Thấm thía lắm. Cuộc đời dân phu cạo mũ
28 Tháng Bảy 20171:33 CH(Xem: 19573)
Lời thương muốn ngỏ trăm lần, Gần nhau bối rối tần ngần lặng im. Ra về buồn nát con tim, Trời cao xa tắp biết tìm Nhạn đâu?
28 Tháng Bảy 20171:14 CH(Xem: 14676)
Lâu lắm rồi tôi không trở về quê cũ. Nhưng tôi biết tất cả đã không còn như trong ký ức của tôi. Có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay trên quê hương mình. Ngay nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhưng dù gì chăng nữa khi nhìn các cháu nội ngoại ngây thơ đùa giỡn tôi lại thấy hình bóng mình trong đó. Thật đáng yêu và vô cùng thánh thiện hồn nhiên.
28 Tháng Bảy 20171:10 CH(Xem: 8989)
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự thật, bí mật.
27 Tháng Bảy 20179:30 CH(Xem: 24967)
Mắt nặng chĩu, buồn vương vương ngấn lệ Nhìn quê Hương mà thương xót ngậm ngùi Mang cô đơn, dấn thân người viễn xứ Trở về đây nghe chuông đổ “Chiều Tàn”
27 Tháng Bảy 20176:30 CH(Xem: 22944)
Vẫn một mình ...lội mãi thế sao ?! Sáng bên kia , tối qua bên nào ? Rồi có một ngày , bổng dưng thấy: Một góc ao buồn ,rời rã ...thân đau
27 Tháng Bảy 20176:21 CH(Xem: 23271)
Bụi bay mờ mịt con đường Mưa rơi giũ sạch buồn vương gót đời Tôi ngồi nhìn lại bóng tôi Bừng con mắt tỉnh khóc cười thiên thu...
22 Tháng Bảy 201712:42 CH(Xem: 18382)
Và bây giờ ta không còn nhau nữa Người phương xa khắc khoải nhớ bờ gần Đồi cỏ xưa cùng bài ca chan chứa Đã trôi vào vùng xa lắc bâng khuâng.
22 Tháng Bảy 20178:16 SA(Xem: 20080)
Tại phố núi chiều nào mây cũng giăng kéo tình ta Làm viên kẹo sô cô la ngọt trở thành vị đắng Xin hãy giữ dùm anh chiếc nón đôi màu trắng Để một ngày nào lẳng lặng đến tìm nhau...
22 Tháng Bảy 20177:38 SA(Xem: 19032)
Ai đem hương rải hàng cây Mà con phố đẹp sáng này ngẩn ngơ Hương bay ngan ngát ngõ chờ Ngả nghiêng cánh phượng đỏ bờ hạ thương
21 Tháng Bảy 20175:50 CH(Xem: 14304)
Mong rằng kiếp sau nó đầu thai làm người. nếu vẫn không thoát khỏi kiếp chó, xin cho nó được sinh ra ở Nhật, ở Mỹ, hay ở những nước văn minh. Nơi đó họ coi chó như bạn và chó sẽ có những điều kiện chăm sóc thật tốt như con người. Một câu cuối cùng, tôi xin viết để chấm dứt bài này:" XIN ĐỪNG ĂN THỊT CHÓ "
21 Tháng Bảy 20175:34 CH(Xem: 16168)
Chỉ còn lại đây , nổi nhớ nhung ! Nhen nhúm tâm tư ...buồi tương phùng , Những bóng dáng xưa , bao giờ gặp lại ? Trút hết tơ lòng ...hoà bản đàn chung ./.
21 Tháng Bảy 20173:48 CH(Xem: 29159)
Giọt mưa buồn tháng Bảy Thấm ướt mảnh vườn xanh Mưa dạt dào trên lá Giọt nắng vàng lung linh
21 Tháng Bảy 20172:33 CH(Xem: 12379)
có thể họ muốn che dấu kế hoạch mưu sát làm cho ông Lưu Hiểu Ba bị bịnh ung thư gan do tác hại của vi trùng căn bịnh Hepatitis C
21 Tháng Bảy 20171:38 CH(Xem: 13357)
Mừng nhau cuộc sống an khang, Họp nhau ca hát vang vang một trời. Tình Ta bừng sáng tuyệt vời, Hương, Hoa tô điểm cho đời thêm tươi.
21 Tháng Bảy 20171:30 CH(Xem: 10172)
Cứ như ông Từ viết, lúc xảy ra có tiếng nổ, ông ở trong đài và ẩn trong một phòng hoà âm cùng với các Thượng Tọa, Đại Đức. Vậy bằng cách nào, ông có thể nhìn thấy cảnh xe tăng tiến vào với ba tiếng súng lục nổ.
20 Tháng Bảy 201711:26 CH(Xem: 35517)
Lạy Phật Tổ Dẫn lối soi đường. Lời kinh sám hối. Cầu an Chiều nay Tôi đã tụng.
20 Tháng Bảy 20179:20 SA(Xem: 15208)
Mưa rơi giọt ngắn giọt dài Mây trôi dạo khúc bi ai dậm trường Em còn đi giữa gió sương Anh còn rong ruổi muôn phương ấm nồng. Mùa Về Tháng Bảy Mưa Dông Em ngồi trang điểm má hồng cho ai...
15 Tháng Bảy 201711:47 SA(Xem: 34703)
Nghiêp căn, dẫu đến hạn kỳ Bước ra khỏi kiếp còn gì nữa đâu Rời xa cõi tạm phù du Đi về thiên cổ ngàn thu vĩnh hằng.
15 Tháng Bảy 20178:49 SA(Xem: 9256)
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
15 Tháng Bảy 20177:44 SA(Xem: 24406)
Để hồn Bạn sớm siêu sinh, Cầu xin Đức Phât hiển linh đưa đường. Thiên thai chốn ấy nghê thường, Vô ưu thanh thản, chẳng vương bụi trần.
15 Tháng Bảy 20177:15 SA(Xem: 30597)
Con đường tôi về, niềm đau tan tác Đón chào tôi, chập choạng, bước chân hoang Quê Mẹ đó, giờ như manh áo rách Rách tả tơi, vá mãi vẫn điêu tàn…
14 Tháng Bảy 201711:09 CH(Xem: 17216)
Hình thành từ chốn trùng khơi Gió mang mưa bão về nơi đất liền Lặng chờ giông tố nỗi lên Chừng nghe bão rớt qua miền cô đơn...
14 Tháng Bảy 20176:26 CH(Xem: 15377)
Cám ơn anh chị Kiệt & Chung đã cho chúng tôi có một nơi họp mặt đông vui. Nụ cười đôn hậu của hai anh chị đã làm cho buổi tiệc thêm đậm đà tình nghĩa
12 Tháng Bảy 20173:52 CH(Xem: 17573)
Ngày em đến , xôn xao lá xạc xào, Nghe ngập tràn con tim đầy sức sống. Ôm vào lòng , ôi đêm sao huyền diệu, Nỗi nhớ mong , ngập tràn nỗi nhớ mong.
09 Tháng Bảy 20172:12 SA(Xem: 11017)
chiều nay bước nhẹ với thời gian ôi lãng du quay về điêu tàn câu hát vang thầm theo cát bụi tiếng đàn rung nhẹ với tro than sương rơi nương bóng thềm rêu nhạt lá rụng nghiêng vai giọt nắng tràn
09 Tháng Bảy 20171:59 SA(Xem: 9211)
Bài thơ Không Đề Tháng Tư của Nguyễn Lương Vỵ là một bài thơ thâm sâu, thấm đậm một nhận thức dung hòa cả đời và đạo về một biến cố lịch sử ...
08 Tháng Bảy 20179:50 SA(Xem: 15124)
Cám ơn những người Mỹ đã đi ngang qua tôi trong buổi diễn hành với nụ cười, vẫy tay và những tiếng hô "God Bless America" " Happy 4th of July" thật hạnh phúc. Vâng! "God Bless The USA" phải không các bạn?.
08 Tháng Bảy 20179:34 SA(Xem: 15008)
cầm tay em trong dáng đi tha thướt ấp ung, vụng về, anh ngất ngây sung sướng không gian lan toả một mùi hương nàng Tiên ơi, anh thương em lạ thường! bừng mắt dặy...ôi giấc mộng chàng Trương!
08 Tháng Bảy 20172:21 SA(Xem: 9580)
Họp "toàn thế giới" tưng bừng, Đẹp, vui, vĩ đại chưa từng thấy qua. "Tâm" " Tình" chan chứa thiết tha, Không gian xa cách lòng Ta vẫn gần. Dù cho con Tạo xoay vần, Chúng ta luôn sẽ quây quần bên nhau.
08 Tháng Bảy 20172:11 SA(Xem: 9786)
Tôi đã sống trọn vẹn tuổi trẻ và tuổi trưởng thành của tôi giữa hai nền Đệ Nhất và nền Đệ Nhị Công Hòa. Tôi hiểu được phần nào những thành tựu cũng như những thất bại của cả hai.
08 Tháng Bảy 20171:53 SA(Xem: 9333)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức Sao Rơi Trên Biển & Anh Sẽ Về Thăm Em" - Nhạc Nguyên Vũ Giao Linh-Trường Hải & Ngọc Thu... Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Bảy 20173:53 CH(Xem: 23805)
Đêm không là biển đen, Ngày không là bão nổi. Như cánh đồng mát rượi. Tâm ta thật an vui.
06 Tháng Bảy 20177:54 SA(Xem: 17460)
Chênh chếch Trăng khuya ...khuất xa mờ, Lạnh lùng nửa bóng, đứng bơ vơ Nhớ thuở Trăng tròn ... thời son trẻ . Trăng nào đẹp hơn, Trăng tuổi thơ.
04 Tháng Bảy 20176:59 SA(Xem: 24458)
Tháng Năm hái chút nắng vừa lên. Kết hoa dâng cúng đấng Cha hiền Mừng ngày Phật Đản. Con quỳ xuống Niệm Phật cầu an khắp mọi miền.
03 Tháng Bảy 20171:44 SA(Xem: 10226)
Ta lại về đây ngày họp mặt. Nhà chị Chung rộn rã vui thay. Mỗi một năm ta lại có một ngày. Tiền hội ngộ, bạn bè cùng tâm sự.
03 Tháng Bảy 20171:00 SA(Xem: 18026)
Chúng ta cũng vậy, tuổi cũng không còn trẻ. Mỗi năm chỉ có một ngày để họp mặt. Được nhìn lại thầy, cô xưa. Được gặp gỡ bạn bè, được chụp hình chung và cùng nhau tâm sự.
02 Tháng Bảy 20179:58 CH(Xem: 21059)
Trở về mái nhà xưa? Đó là một hình ảnh ẩn dụ, vừa lãng mạn vừa mang ý nghĩa tâm linh. Bước lãng du nào rốt ráo cũng cần một nơi chốn để trở về!
02 Tháng Bảy 20178:37 CH(Xem: 21041)
có ai về xứ Bưởi quê tôi xin cho nhắn gửi một đôi lời nghìn trùng xa cách buồn viễn xứ chạnh nhớ Đồng Nai,nhớ một người
02 Tháng Bảy 201712:25 CH(Xem: 22642)
Nhạt nhòa mắt lệ chiều mưa, Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa tràn về. Mưa còn rả rích lê thê, Hai mùa mưa nắng nhớ quê hương mình.
02 Tháng Bảy 201711:30 SA(Xem: 19377)
Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?
02 Tháng Bảy 20178:27 SA(Xem: 19434)
Cầm tay tháng bảy mà thương Bàn giao chuyển hướng Hạ nhường Thu sang Mông mênh thu tím lá vàng Hàng cây rũ bóng gió ngàn lũng sâu.
01 Tháng Bảy 20171:16 SA(Xem: 24265)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KỶ NIỆM NÀO BUỒN - GIÂY PHÚT TẠ TỬ - Hoàng Oanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
01 Tháng Bảy 201712:52 SA(Xem: 17447)
Ánh nắng chiều yếu dần. Đưa mẹ vào giường bệnh. Con hôn mẹ để chào Còn bao ngày bên nhau. Mẹ ơi! Con đã khóc. Hoàng hôn đà buông xuống
30 Tháng Sáu 20171:42 SA(Xem: 21127)
Lá sân trừơng ...chào bước tương lai , Luôn ủ mầm xanh , qua tháng ngày . Sẽ có lần buồn...rơi theo gió , Em rời trường ...áo trắng thôi bay !
26 Tháng Sáu 20171:50 SA(Xem: 18548)
Mai vàng trên vai vẫn chan màu rực rỡ Dáng oai hùng vẫn nhịp bước hiên ngang Ai gieo chi cảnh tan tác bàng hoàng? Để tháng sáu tơ sầu giăng lãng đãng!
26 Tháng Sáu 20171:40 SA(Xem: 20560)
Chiếc xe lam ngày xưa, nhớ thương nhiều lắm. Dẫu chẳng đẹp, chẳng sang. Nhưng ấm áp tình quê Biên hòa -Long Thành những cuối tuần đi về
26 Tháng Sáu 20171:39 SA(Xem: 20193)
Mùa mưa đã đến hôm rày Em đi bao đoạn đường dài nắng mưa Tôi ngồi đếm giọt mưa thưa Gói tròn kỷ niệm bao mùa xa nhau.
26 Tháng Sáu 201712:44 SA(Xem: 21011)
Thầy, Cô, bạn hữu xa rời, Tóc xanh dần bạc nhớ thời còn thơ. Hè về sống lại giấc mơ, Gặp nhau để bớt bơ vơ phận mình.
25 Tháng Sáu 201711:28 CH(Xem: 18959)
Viết tới đây, tôi lại nghĩ đến loài chim tu hú. Chúng không thèm làm tổ. Chỉ tìm những tổ có sẳn để đẻ vào.
24 Tháng Sáu 201710:16 SA(Xem: 18416)
Cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều người vẫn đánh giá sai lầm về công tác của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung của ông Cẩn
18 Tháng Sáu 20179:56 SA(Xem: 30892)
Cha ơi, sinh tử vô thường Con xin Cha chớ vấn vương, nặng lòng Nhớ Cha con vẫn cầu mong Linh hồn siêu thoát non Bồng, cảnh Tiên.
17 Tháng Sáu 20171:49 SA(Xem: 15082)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 20171:13 SA(Xem: 19345)
Khúc Hát Cha Yêu" Lý Hải trình bày. Thân chúc quý Hiền Phụ một ngày Father's Day vui mạnh, hạnh phúc. Thâm tâm an lạc. Kiều Oanh
17 Tháng Sáu 201712:52 SA(Xem: 25542)
Bắc Nam cách trở xa xôi, Bờ vai nặng gánh Mẹ tôi ốm gầy. Thương Cha khổ cực đọa đày, Xót đau thấy Mẹ đêm ngày đợi Cha.
17 Tháng Sáu 201712:32 SA(Xem: 19517)
Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn.
16 Tháng Sáu 201711:05 CH(Xem: 21766)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dù có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy nỗi nhớ tròn vo!
16 Tháng Sáu 20172:04 SA(Xem: 19171)
Ngày ''Lễ Cha'' nghĩ về Ba nhiều lắm Quỳ xuống đây, chân thành để lạy Ba Nguyện hư không ở nơi cõi ta bà Ba chứng giám tấm lòng con gái nhỏ.
16 Tháng Sáu 20171:55 SA(Xem: 22418)
Bài thơ viết thứ một ngàn (1.000) Tặng Cha thương mến vô vàn kính yêu Loay xoay giọt nắng cuối chiều Con ngồi góc phố nặng nhiều âu lo...
16 Tháng Sáu 20171:44 SA(Xem: 18725)
Ừ thì buồn! Giữa đêm dài không ngủ, Mưa nào rơi lất phất suốt đêm hè . Trời tháng sáu mưa buồn như gợi nhớ, Một đêm xưa tiếng ai hát bên thềm.
15 Tháng Sáu 201710:04 CH(Xem: 17969)
Tiếc vì lúc ấy ta là hạt bụi Nên núi đồi xưa chỉ thấy qua hình Tiếc vì bây giờ rừng dần tàn lụi Suối nhớ nguồn nên cúi mặt làm thinh.
15 Tháng Sáu 20171:09 SA(Xem: 25194)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Mùa Hoa Phượng Vĩ & Những Con Đường Có Hàng Phượng Tím" (Thanh Tuyền & Hiếu Phương trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 201712:40 CH(Xem: 20543)
Về một thuở đi trong mưa tháng sáu Chiếc dù che chung chợt ngắn đường về Xòe tay ra đón mưa trên vai áo Giờ tháng sáu xa,xa ngút não nề.
04 Tháng Sáu 201712:38 CH(Xem: 19940)
Hè về bên này không có tiếng ve. Cũng không có phượng hồng rực rỡ Chỉ có trong tôi một niềm nhung nhớ. Hè của ngày xưa, một thuở ngây thơ
04 Tháng Sáu 201712:29 CH(Xem: 22795)
Người về ... Đà lạt nhượm tơ sầu ! Đêm buồn ... sương tỏa suốt canh thâu ! Thông buồn ... rũ lá không reo nữa ! Tiễn Nàng về ... tận mãi đâu đâu ...!
04 Tháng Sáu 20174:47 SA(Xem: 20673)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC THÁNG SÁU-- Ngô Thụy Miên- Kim Anh hát CHIỀU MƯA CÔNG VIÊN --Y Vân - Mỹ Thể hát Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Sáu 20174:44 SA(Xem: 19870)
Các Anh Hùng đã quên mình, Bỏ thân vì nước, an bình cho dân. Mỗi năm dần cuối mùa Xuân, Hàng hàng lớp lớp dân quân cùng về.
04 Tháng Sáu 20174:32 SA(Xem: 20295)
Nó là Những hoạt động của ông Ngô Đình Cẩn là hoạt động tinh báo, phản tình báo không nằm trong khuôn khổ của tổ chức hành chánh. những hoạt động bí mật.
03 Tháng Sáu 20176:50 SA(Xem: 18152)
Người rằng: Lão giã an chi Lời xưa, sách cũ đã ghi rõ ràng Hỏi sao trong cõi trần gian Lão nô lại phải rộn ràng thế kia
02 Tháng Sáu 20173:17 CH(Xem: 22175)
Chim Ô Thước đã bắt cầu rất sơm Và mưa ngâu cũng lãng đãng quay về Sao người còn ở mãi chốn sơn khê Cho thương nhớ rơi đầy cầu hẹn ước