Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương VIII)

29 Tháng Năm 20192:20 SA(Xem: 11999)
GS. Huỳnh Công Ân - TỪ SÀI GÒN ĐẾN MONTRÉAL, NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC (Chương VIII)

Chương 8- Tri ci to



 

Một đêm cuối tháng 6 năm 1975, tôi và những người sĩ quan cấp úy của Quân Lực VNCH trình diện tại trường trung học Pétrus Ký bị lùa lên những chiếc xe Molotova che bạt bít bùng chở đi giữa lòng Sài Gòn trong khi mọi người đang ngủ say. Chúng tôi không biết họ chở chúng tôi đi đâu và sẽ làm gì chúng tôi. Ai nấy đều hoang mang, nhứt là khi trông thấy có hai anh bộ đội mang súng AK54 ngồi phía sau.

Độ một giờ sau, đoàn xe dừng lại. Một anh bộ đội nhảy xuống xe nói vọng vào xe: anh nào cần đi "giải" (đi tiểu)  thì xuống xe đi "khẩn trương" (nhanh) lên. Một vài người leo xuống, anh ta cầm súng đi theo. Anh bộ đội kia vẫn ngồi trên xe trông chừng những người còn lại. Khi mọi người trở lại xe thì đoàn xe chuyển bánh đi tiếp.

Khi trời tờ mờ sáng thì đoàn xe dừng lại. Chúng tôi được lệnh leo xuống xe và đứng xếp hàng. Một vài người nói nho nhỏ: phi trường Trãng Lớn, Tây Ninh. Tháng 1 năm 1969 chiếc phi cơ C123 của không quân VNCH chở tôi đáp xuống đây trước khi về phi trường Tân Sơn Nhứt. Ngày đó, tôi vừa được quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ cho xuất viện sau khi điều tri vết thương trong cuộc đụng độ với Việt cộng tại mặt trận Giáp Nước, Vĩnh Long trước đó. Tôi lên phi trường Vĩnh Long xin quá giang các anh phi công về Sài Gòn và ghé ngang phi trường Trảng Lớn.

Một số cán bộ tại chỗ đã đứng sẵn đón chúng tôi và cùng các anh bộ đội mang súng chia chúng tôi ra từng nhóm, mỗi nhóm được đưa vào một căn nhà dài. Vào trong, họ bắt nhóm chúng tôi ngồi xuống và chia chúng tôi thành ba nhóm nhỏ gọi lần lượt là A1, A2 và A3 (A là tiểu đội). Cả nhóm tôi thì được đặt là B1 (B là trung đội). Còn nguyên đoàn chúng tôi là K5 (K là đại đội).

Sau khi chúng tôi chia chỗ nghỉ và cất đồ đạc  thì một anh bộ đội có mang súng đến căn nhà chúng tôi bảo lấy ba người đi lãnh gạo và nồi về nấu cơm cho cả B ăn. Anh bộ đội dẫn ba anh ấy đi rồi một lát sau trở về với hai bao gạo và một cái nồi to tướng.


Một số anh tình nguyện làm "anh nuôi" (nấu bếp). Họ chạy đi tìm những cục gạch để kê làm bếp và những cành cây hay khúc gỗ quanh đó để làm củi. Họ lấy nước ở một vòi nước gần đó. Khi cơm nấu xong, các anh nuôi phân phát cho mọi người. Ai cũng mang theo đồ ăn cho mười ngày nên có cơm thì mọi người ăn rất ngon lành.

Những ngày sau, chúng tôi nằm chờ giờ cơm và đếm từng ngày mong đến ngày thứ mười. Rồi ngày thứ mười cũng đến nhưng chúng tôi chẳng thấy gì xảy ra. Mọi người trở nên bi quan. Có người đoán phải học chính trị xong mới được về. Có người đoán chắc không có ngày về. Cành cây khô, gỗ vụn... chung quanh trại không còn nữa, chúng tôi phải cưa những cây dầu làm trụ điện để làm cũi. Cán bộ bắt chúng tôi đào hố chôn những máy móc trong phi trường như máy cắt, máy tiện, máy cưa, máy đèn... họ cho là đồ của Mỹ, Ngụy không nên dùng!

Một tháng trôi qua, một đêm nọ, cán bộ bảo chúng tôi thu xếp hành trang để chuyển trại. Có người ngây thơ nói chắc là họ thả mình về. Nhưng đa số tin rằng họ sẽ đem giam chúng tôi ở chỗ khác. Cũng cảnh mấy anh vệ binh áp tải chúng tôi lên xe molotova phủ bạt bít bùng và khởi hành giữa đêm khuya như lần ở trường Pétrus Ký.

Khi đoàn xe dừng lại đổ chúng tôi xuống một doanh trại. Vài người kêu lên; Long Khánh. Thì ra họ là những sĩ quan của sư đoàn 18 nên biết địa điểm này. Chúng tôi được đặt tên là K3 (đại đội 3) nằm trong T4 (tiểu đoàn 4) ở chung một doanh trại với các K khác. Tôi ở B3 (đại đội 3), gồm toàn sĩ quan gốc giáo chức ở chung trong một nhà dài. B trưởng là Sơn già, một anh giáo viên tiểu học người Bắc lớn tuổi nhứt trong B. A trưởng A1 (tiểu đội 1) của tôi là Sơn nhỏ, một giáo sư đệ nhứt cấp người Nha Trang. T5 nằm ở doanh trại bên cạnh.

Ngày hôm sau, khối chúng tôi được tập hợp ngoài sân để quản giáo nói chuyện. Anh ta nói rằng chúng tôi được chuyển về đây để học chính trị, học xong chúng tôi sẽ được thả về sum họp với gia đình. Anh ta còn nói thêm, sở dĩ chúng tôi phải học chính trị là để trở thành ”người tốt trong xã hội mới”. Chúng tôi có “nợ máu với nhân dân” nhưng đảng khoan hồng không giết chúng tôi mà chỉ muốn cải tạo chúng tôi thành người hữu ích. Tôi nhớ lại câu nói để đời của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm" mà nghĩ rằng ngày về với gia đình của mình vẫn còn xa. Trước khi chúng tôi đi trình diện họ bảo mang thức ăn, tiền bạc đủ dùng cho 10 ngày nhưng đến nay hơn một tháng mà ngày về đâu chưa thấy.

Sau vài ngày lao động lòng vòng trong trại, chúng tôi bắt đầu được phát giấy bút để bắt đầu học tập chính trị. Chúng tôi được tập trung tại hội trường để nghe chính trị viên T4 giảng bài. Tôi còn nhớ có tất cả 10 bài học chính trị có chủ đề: Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta, Ngụy  quân, ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta... và bài cuối cùng là Lao động là vinh quang. Thời gian học các bài chính trị kéo dài khoảng một tháng, sau mỗi bài học chúng tôi chia thành tổ thảo luận rồi bình bầu cá nhân xuất sắc. Mỗi người làm một bài thu hoạch nộp cho quản giáo (cai tù).

Học xong các bài chính trị, nhiều người “hồ hởi” (vui mừng)  tin rằng mình sắp được thả về. Riêng tôi vẫn nghĩ rằng mình sẽ còn bị giam giữ lâu dài. Cứ vài ngày, chúng tôi phải làm và nộp cho quản giáo một tờ khai “lý lịch trích ngang”. Ban đầu tôi tưởng những giấy tờ này sẽ được cán bộ giữ để nghiên cứu và điều tra “quá trình” hoạt động của chúng tôi trong hệ thống chính quyền và quân đội VNCH. Nhưng một hôm khi đi vệ sinh, tôi bắt gặp những tờ tự khai của đám cải tạo chúng tôi nằm phía dưới hố tiêu. Tôi nghiệm ra rằng đám quản giáo chẳng buồn xem các tờ khai đó làm gì mà chỉ dùng theo bản năng. Có nhiều anh cải tạo cố nặn óc khai cho mình nhiều tội với “cách mạng” như anh làm thầy giáo tự tố cáo mình đã đào tạo học sinh thành "lính ngụy ác ôn”, anh bác sĩ quân y tự thú đã chữa lành cho những tên ”đồ tể” trong quân lực VNCH. Họ nghĩ  rằng nếu họ ‘thành thật khai báo” thì sẽ được “cách mang khoan hồng” cho về sớm!

Rồi thời gian trôi qua, chúng tôi tiếp tục cuộc sống của những tên tù khổ sai. Quản giáo phân công chúng tôi làm những công việc khác nhau trong trại. Về phần ăn uống, họ cho một số người trong khối làm “anh nuôi” nấu mỗi bữa ăn một chão cơm khổng lồ rồi phân phát cho các B, rồi B phân phối cho các A. Mọi người trong A ngồi quanh quần  bên rổ cơm. Một anh đến phiên trực chia đều cơm cho mỗi người. Cũng nên thông cảm vì bản năng sinh tồn, có nhiều anh chia cơm đã ém chặt phần cơm của mình cho nhiều hơn người khác. Các anh làm trong nhà bếp được hưởng phần cơm cháy dưới đáy chão như bonus. Thức ăn thì mỗi người tự lo lấy chứ trại không cung cấp.

Tình hình ăn uống trở nên khá hơn khi trại cho phép tù gởi thơ về gia đình để xin tiếp tế thức ăn khô. Thơ không được dán kín để trại kiểm soát nội dung. Do đó anh tù nào cũng nói dối với gia đình rằng mình đang “lao động tốt, học tập tốt” để chờ ngày “cách mạng khoan hồng tha cho về sum họp với gia đình”. Không biết từ lúc nào người tù cải tạo nhiễm cách ăn nói đao to, búa lớn và sáo rỗng như vậy dù mới “học tập” chưa đầy một năm, Bởi vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi về Việt Nam nghe thấy những danh từ “lạ” (giống như tàu “lạ” đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam) tràn ngập trong xã hội Việt Nam như: hoành tráng, ấn tượng, ùn tắt, siêu xe, đại gia, biệt phủ... thay cho những từ ngữ dễ hiểu như to đẹp, gây chú ý, kẹt xe, xe đắt tiền, nhà giàu, biệt thự...

Mỗi người được phép nhận 4 kg quà do gia đình gởi vô: đường, bột ngọt, khô hay thịt chà bông... đặc biệt là thuốc tây. Ở trong trại, mỗi khi tù bị bệnh lên trạm xá (trạm y tế} xin thuốc thì dù họ bệnh gì cũng đều được phát cho nhưng viên thuốc “xuyên tâm liên”. Kể từ đó, người tù đỡ lo hơn về mặt dinh dưỡng và sức khỏe, chỉ tội những người tù “con bà phước” (không có thân nhân) thì chỉ biết thèm thuồng nhìn những người bạn tù tốt số hơn mình. Dĩ nhiên vẫn có người hão tâm chia sẻ cho họ nhưng làm thế nào cho đủ.

Một hôm, gần cuối năm âm lịch 1975, tôi và một số bạn tù được lệnh đi xuống cuối trại khiêng những tấm vĩ sắt PSP về khối để lót phía sau nhà bếp. Trước đây, có lẽ những tấm vĩ này được lót để cho trực thăng đáp xuống tiếp tế cho trại vì ở gần đó có nhiều nhà vòm bằng sắt để chứa các quân dụng được tiếp tế. Khi tôi và một người bạn tù ì ach khiêng tấm vĩ sắt nặng nề trở về khối thì bỗng có tiếng nổ lớn bên hông trại rồi hàng loạt tiếng nổ khác tiếp tục vang lên. Chúng tôi bỏ vĩ sắt xuống chạy vào một nhà vòm trú ẩn. Tiếng những mãnh đạn hay bom chạm vảo nhà vòm làm chúng tôi bạt vía. Tôi tự nghỉ khi còn chiến tranh mình không chết nay hòa bình rồi mình lại chết vì bom đạn hay sao?

Chúng tôi đợi khá lâu sau khi dứt tiếng nổ mới chui ra khỏi nhà vòm. Chúng tôi quan  sát thấy la liệt mảnh bom đạn đầy trên mặt đất. Quả là chúng tôi còn may mắn nếu không có chỗ ẩn nấp thì chúng tôi đã tan xương, nát thịt. Trở về khối chúng tôi được biết có một số ít tù bệnh nằm ở nhà bị chết. Ngoài ra có một anh trung úy bác sĩ quân y làm ở trạm xá cũng bị chết. Tôi còn nhớ tên anh ta là Nguyễn Đăng Chương Dương. Còn về số thương vong phía bộ đội tôi không rõ nhưng chắc là nhiều lắm vì họ ở nhà. Nơi phát xuất vụ nổ là kho đạn cũ của sư đoàn 18 sát bên hông của trại.

Nguyên nhân vụ nổ là do một anh bộ đội coi kho đốt dây chuyền nổ làm pháo bông chơi. Tiếng nổ vang vọng tới Sài Gòn khiến thân nhân những người tù cải tạo đổ xô lên Long Khánh dò la tin tức người nhà. Vợ tôi nhờ em họ tôi trông dùm thằng con mới được mấy tháng cùng má vợ tôi đáp xe lửa mỗi ngày lên Long Khánh để tìm tôi. Nhưng chính sách của những người cộng sản là giữ bí mật nơi giam giữ tù cải tạo nên vợ tôi chỉ biết khóc bù lu bù loa chớ không sao gặp được chồng.

Tết năm 1976, cái tết đầu tiên trong trại cải tạo làm cho tôi thắm thía thân phận một người thua trận. Dù bị cấm, đêm giao thừa chúng tôi tụ họp ngoài sân đồng ca bản Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương. Tiếng hát vang lên trong đêm cuối cùng của năm khiến mọi người nhớ tới những đêm 30 của những năm sống trong chế độ tự do, những thời gian hạnh phúc mà chúng tôi không biết.

Cũng trong trại cải tạo Long Khánh, tôi cảm xúc hoàn cảnh của mình nên có làm một vài bài thơ. Không phải là thi sĩ nên thơ tôi chắc không hay nhưng đó là tất cả nỗi lòng của tôi.

 

Mưa khuya

Nửa đêm thức giấc nghe mưa

Như sầu rơi rụng giọt thưa giọt dầy

Sầu rơi lai láng đêm ngày

Đọng thành hồ lệ chưa đầy hay sao

Nửa năm như giấc chiêm bao

Tỉnh cơn ác mộng niềm đau vẫn còn

(Trại cải tạo Long Khánh, đêm mưa cuối mùa 1975)

 

Đêm sinh nht

Sáo ai cất giữa đêm đông

Khúc buồn “Đêm thánh vô cùng” ngày xưa

Lâng lâng tôi đắm trong mơ

Nhớ mùa Sinh Nhựt nên thơ năm nào

Đưa em đi dạo bến tàu

Đen treo sáng rực đón chào Chúa sinh

Năm nay Sinh Nhựt một mình

Ngắm trời sao sáng mông mênh nỗi buồn.

(Trại cải tạo Long Khánh, Noel 1975)

 

Chiu nh

Khói lam chiều tỏa xa xa

Quyện trong mây gió nhớ nhà bâng khuâng

Còn bao lâu nữa đến xuân?

Ngày về không biết đã gần hay chưa

Xa nhau từ buổi gió mưa

Thoắt đà sáu tháng ước mơ chập chùng

Ước mơ giây phút tương phùng

Tơ duyên căng lại dây chùng bấy lâu

(Trại cải tạo Long Khánh, cuối năm âm lịch 1975)

 

Xuân chia ly

Xuân về trại vắng buồn tênh

Nghĩ thương cho nỗi lênh đênh phận mình

Nước nhà nay đã thanh bình

Sao còn chia cắt thâm tình nữa chi

Làm cho lệ ướt hoen mi

Người cô phụ trẻ mỗi khi đêm về

Ôm con trông ánh trăng thề

Nhớ người xa cách não nề ruột gan

(Trại cải tạo Long Khánh, xuân năm 1976)

Lại một lần nữa trong năm 1976, chúng tôi bị chuyển trại trong một đêm tối mịt mùng cũng vẫn trong những chiếc xe molotova che bạt bít bùng. Bắt chước Mị Châu trong truyền thuyết Trọng Thủy Mị Châu, tôi viết câu: “tù cải tạo bị chuyển đi hướng này”  trên những mẫu giấy nhỏ và lén vạch tấm bạt liêng xuống đường mong người dân lượm được biết chúng tôi bị đưa về đâu.

Lần này họ đưa chúng tôi lên Ka Tum, Tây Ninh. Nơi đây, đám tù trước đã xây dựng láng trại khá khang trang. Ba dãy buồng ngủ của chúng tôi xếp thành hình chữ U quanh một sân rộng dành để tập họp tù để nghe chỉ thị của quản giáo. Đầu chữ U là nhà ăn, phía sau nhà ăn là lò rèn.

Lên đây, đám giáo chức chúng tôi bị phân ra và pha trộn với đám quân nhân thuần túy. Trong B tôi chỉ còn ba thầy giáo là Nghiêm Dũng, Vui và tôi. B trưởng là một anh thiếu úy người Bắc theo đạo Công Giáo rất miệng lưỡi. A trưởng của tôi là một anh thiếu úy người Huế hay Quảng Trị rất thâm hiểm.  “Hoạn nạn mới biết chân tình” và “cháy nhà mới lòi mặt chuột:”, những câu nói đó ứng nghiệm đúng trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực của những người tù cải tạo. Tôi rất tự hào rằng trong tận cùng của sự thiếu thốn, đói khát và đọa đày thể xác cũng như  tâm hồn ở trại cải tạo tôi vẫn giữ được tư cách của một con người. Không thiếu gì người đã không chịu nỗi những thử thách khắc nghiệt đó nên đã đánh mất lương tri của một con người,  để làm ăng ten quên đi tình nghĩa huynh đệ chi binh ngày xưa tố cáo người đồng tù, đồng đội với quản giáo những “vi phạm nội quy” của họ như: nói xấu chế độ mới, kể chuyện cũ, nói tiếng nước ngoài, chây lười lao động...


Ở đây là đồng cỏ nối tiếp với rừng cây nên trại chia khối của chúng tôi thành các đội như sau: đội đi rừng, đội mộc, đội xây nhà và đội cải thiện. Mỗi buổi sáng, sau khi ăn một chén cháo loãng, các đội tập hợp ngoài sân để nghe quản giáo phân công tác. Đội đi rừng đi lấy tranh hay chặt cây. Sau khi cán bộ ra chỉ tiêu, đội trưởng phân công tác ngượi đi lấy tranh, người đi chặt cột, ruôi, mè... Nếu cột to thì hai người khiêng một cột, còn ruôi và mè thì mỗi người một bó. Đội mộc, đội xây nhà và đội cải thiện thì làm việc tại trại. Đội mộc đục đẽo, cưa cắt các khúc cây thành cột, kèo. Đội xây nhà thì đánh tranh thành tấm, dựng cột, ráp sườn nhà và lợp mái tranh. Đội cải thiện thì lrồng rau và gánh phân lấy từ các hố xí để tưới rau.

Tôi và Thượng, một dược sĩ thường được cắt đi chung để chặt cây lớn làm cột. Nhiều hôm, chặt xong cây và lóc hết vỏ cây tôi và Thượng đến tắm ở  cái hồ nước ở ranh đồng cỏ và cánh rừng, dường  như đó là di tích của một hố bom do máy bay B52 tạo ra. Đôi khi đang vẫy vùng trong nước, chúng tôi nghỉ tới việc trốn trại nhưng nhớ đến thú dữ trong rừng hay những người dân trong vùng, trước đây nằm trong vòng kiểm soát của bọn du kích địa phương chúng tôi đành chùn bước. Thượng trước đây được làm ở trạm xá nhưng có một lần cải nhau với một tên “hộ lý” (y tá) về cách kê thuốc cho bệnh nhân nên anh bị đưa ra lao động.

Sau hơn một năm cách ly tù cải tạo và gia đình, trại cải tạo Ka Tum cho phép người nhà lên thăm nuôi tù nhân. Lần đầu tiên tôi gặp lại vợ con tôi sau hơn một năm xa cách. Khi tôi đi trình diện “học tập cải tạo”: thì con tôi còn ở trong bụng mẹ, ngày vợ tôi đi thăm nuôi tôi nó đẫ biết đi lẩm chẩm. Tôi phải đi bộ hơn 5 cây số từ trại ra Bổ Túc, địa điểm thăm nuôi. Gia đình tôi được ở trong một cái lều riêng để trò chuyện.  Tôi kể chuyện nhục nhằn trong kiếp tù cải tạo mà chỉ cần nhìn qua dáng vóc gầy gò của tôi thì vợ tôi đã hiểu.  Vợ tôi kể chuyện thay đổi của xã hội bên ngoài. Còn con tôi chỉ biết ngơ ngác nhìn người đàn ông chưa hề gặp.

Vì thiếu thốn đủ thứ trong trại tù nên khi tôi viết thơ về gia đình, tôi xin: đường, bột ngọt, đậu, thịt chà bông, nếp, kẹo, bánh, lạp xưởng... nên Hiếu,  thằng em tôi đã gánh hai cái ba lô nặng trĩu thức ăn theo chị dâu lên cho tôi. Ba tôi khi đọc thơ tôi nói với vợ tôi: “bộ chồng con tính mở tiệm tạp hóa ở trong trại hay sao”. Đồ tiếp tế nặng quá, tôi không thể mang về trại một lần nên dùng cách sau: tôi mang túi đồ thứ nhứt đi một khoảng rồi bỏ xuống, đi trở lại mang túi thứ hai và tiếp tục như thế cho chặng kế tiếp. Do đó khoảng đường hơn 5km từ Bổ Túc về trại biến thành hơn 15 km. Khi về gần tới trại thì tôi gặp Vui đốt đuốc đi tìm tôi vì trời đã quá khuya mà Vui chưa thấy tôi về tới trại.

Như thông lệ, khi một người được thăm nuôi thì anh ta sẽ dành phần cơm của mình cho những người trong A của mình chia nhau hưởng. Trong A tôi có ông Hai, một thiếu úy già là “con bà phước” nên tôi và những người được thăm nuôi khác thường chia sẻ thức ăn cho ông.

Tôi và Vui ở cùng một A nên khi nào được người nhà tiếp tế chúng tôi thường “cải thiện” (nấu ăn thêm) một vài món như cháo, chè để “bồi dưỡng” (bồi bổ sức khỏe) ở trong cái lều nhỏ làm nhà bếp phụ của A phía sau buồng ngủ., Trong khi chúng tôi nói chuyện, thỉnh thoảng bắt gặp anh thiếu úy không quân người Quảng Nam thường len lén áp tai sát vách lều nghe ngóng câu chuyện của chúng tôi. Hắn là “trật tự” của khối tức là người theo dõi các bạn đồng tù để báo cáo cho quản giáo những vi phạm nội quy của họ.

Trong A tôi có một thiếu úy có cùng tên Ân với tôi cũng là người Quảng Nam ở trong đội rau xanh, rất thân với anh A trưởng. Mỗi lần, trại giết heo cho tù mỗi người được một cục nhỏ. Người phụ trách chia cơm hôm đó cho mọi người bắt thăm khi chia thịt. Ai cũng muốn được cục thịt nạc, Nhưng Ân lại thích ăn mỡ, nên lần nào được cục thịt nạc Ân đổi lấy cục thịt mỡ của người khác.

Lần thăm nuôi thứ hai của tôi, vợ tôi đi chung với vợ Nghiêm Dũng vì tôi và Dũng nằm trong danh sách thăm nuôi cùng ngày. Khi vào lều nói chuyện, vợ tôi kể chuyến hành trình gian nan của mẹ con nàng từ Sài Gòn lên Bổ Túc. Nàng đã phải đi xe hơi chạy bằng than đá và vì ngối phía sau nên phải chịu sức nóng và khói phát ra từ bình than khổng lồ phía sau xe. Rồi mẹ con nàng phải trải chiếu năm dưới đất trong nhà dân, được biến thành nhà trọ để qua đêm... Nghe nàng kể, tôi thương cảm thân phận người vợ của những người ở “bên thua cuộc”. Thằng con trai tôi đã lớn thêm một chút, đi chạy vững vàng nhưng vẫn ngơ ngác nhìn tôi như người xa lạ.

Rút kinh nghiệm lần thăm nuôi đầu, lần này tôi và Dũng “hợp đồng tác chiến” dùng một cây đòn để hai người cùng gánh ở hai đầu tát cả các túi quà nên không phải mất gấp ba lần khoảng đường như tôi  lần trước.

Một lần nhân dịp có trận đá banh giữa hai khối, tôi có dịp đí sang sân đá banh của một khồi khác, tình cờ gặp bác sĩ Toán đang vừa  ngồi xem đá banh vừa hút thuốc lào. Toán ở trong xóm Hòa Bình, khu chùa Hòa Hiệp Tự, đường Đỗ Thanh Nhơn, quận 4. Anh nổi tiếng học giỏi trong vùng, Anh là bác sĩ bị trưng tập vào quân y, mang cấp bực trung úy. Khi tôi hỏi anh ở đội nào trong khối của anh thì anh  trả lời anh được cắt cử đi chăn con trâu của khối anh.  Tôi chua xót cho một tài năng bị phí phạm, trong khi một bác sĩ có khả năng cứu sống nhiều mạng người không được sử dụng thì ở trạm xá (trạm y tế) mỗi khi có người bi đau ruột dư, mấy ông “bác sĩ giải phóng” ra lệnh tù cải tạo đóng sẵn một cái quan tài cho bệnh nhân để dùng khi ca mỗ thất bại.

Một ngày chủ nhựt cuối năm, mọi người được nghỉ lao động. Tôi đang ngồi viết thơ cho gia đình thì có một tiếng nổ long trời vang ra hướng lò rèn. Vui, bạn tôi ở  trong tổ lò rèn. Lo lắng không biết Vui có bị gì không nên tôi chạy lên lò rèn. Tới nơi một cảnh tượng khủng khiếp hiện ra trước mắt tôi. Vài người nằm sóng soài trên nền đất trong vũng máu. Có người thân thể không còn nguyên vẹn. Tôi cố nhận diện xem có Vui trong số nạn nhân đó không. Thình lình sau lưng tôi có tiếng của Vui: ”Ân ơi mình may quá, hôm nay nghỉ,  mình không lên lò rèn.”

Sau đó tôi được biết, anh tổ trưởng lò rèn là một sĩ quan công binh, nhân ngày nghỉ anh đem những quả đạn đại bác bị lép đem về cùng một số bạn cùng tổ cưa ra để lấy thuốc nổ làm pháo đốt chơi trong dịp Tết sắp đến. Hậu quả: nhiều người thương vong.

Lần đầu tiên trong gần hai năm, chúng tôi được chuyển trại giữa ban ngày, Và một điểm khác nữa là chúng tôi được giao cho công an ”quản lý” (giam giữ.), Thành thật mà nói, dưới sự quản lý của bộ đội, chúng tôi không thấy quá khắc nghiệt vì họ cho chúng tôi thông thả đi lại. Nhưng khi chúng tôi rơi vào tay công an thì chúng tôi ý thức rõ thân phận tù của mình.

Nơi giam giữ mới của chúng tôi là Căn Cứ 6, Hàm Tân thuộc tỉnh Thuận Hải (hai tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận nhập lại)., Đây là căn cứ pháo binh thứ 6 của sư đoàn 18  QLVNCH trước đó. Vùng này thường được gọi là Rừng Lá vì ở đây cây lá buông hay lá cọ mọc tràn lan.

Khi đoàn xe qua khỏi cổng vào bên trong, chúng tôi trông thấy những dãy nhà dài vách gỗ, mái tôn nằm song song. Thì ra công an đã cất sẵn những dãy nhà tù để cho chúng tôi ở. Mọi người tỏ ra bi quan: ngày về còn xa.

Mọi người xuống xe và tập họp giữa sân. Tôi nhìn thấy số sĩ quan biệt phái giáo chức như tôi trở lại khá đông. Ngoài ra qua những câu chuyện trao đổi với những bạn đồng tù mới, tôi biết nhóm chúng tôi được nhập với các sĩ  quan cảnh sát và nhân viên tình báo ở trại Suối Máu, Biên Hòa chuyển về.

Sau khi “biên chế” (phân bổ) tù thành những đơn vị K, B, A và mối B được dắt vào một căn nhà dài. Trong nhà hai bên là hai dãy sạp làm chỗ ngủ cho tù, cuối nhà là cầu tiêu. Ngay buổi tối đầu tiên, sau khi điểm danh bọn tù trong B tôi phải vào nhà dài để ngủ và cán bộ quản giáo khóa cửa ngoài. Tôi nghỉ, nếu ban đêm xảy ra hỏa hoạn thì bọn tù trong B tôi sẽ thành heo quay hết. Bọn công an coi tù xem tánh mạng của tù rẻ mạt.

Sáng hôm sau, trại lai biên chế một lần nữa thành các tổ lao động. Tôi được biên chế vào tổ mộc và được cử làm tổ phó. Công việc của tôi là giữ các dụng cụ mộc và khi tới nơi làm việc thì đo vẽ những mãnh gỗ để người khác cưa và ráp lại thành máng heo. Kể ra tôi cũng đươic nhàn nhã với công việc đó. Tổ trưởng tổ mộc của tôi là một anh nhân viên của phủ đặc ủy tình báo. Anh này là người ít học và tính nết nhỏ mọn, Về sau, khi tôi được thả về tôi gặp một vài người bạn đồng tù được thả sau tôi cho biết, anh tổ trưởng mộc của tôi về sau được trại cử làm trưởng trại cưa máy và anh bị tại nạn lao động nên mất một cánh tay.

Tôi và Vân ăn chung, nhờ Vân nấu ăn khéo nên tôi có những bữa ăn ngon với những thứ gia đình gởi vào.

Mỗi tối sau khi bị lùa vào nhầ dài và bị khóa bên ngoài, trước khi đi ngủ nhà trưởng theo lệnh cán bộ cho một người đọc những tin tức trong báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng cho mọi người nghe. VÌ tôi có giọng tốt nên thường bị chỉ định đọc báo. Những bài báo sặc mùi tuyên truyền, láo khoét và nhàm chán với nhưng từ ngữ  được lặp đi, lặp lại làm cho mọi người rơi vào giấc ngủ sâu sau một ngày lao động vất vả trước khi tôi chấm dứt bài đọc.

Trong những hình phạt vì vi phạm nôi quy ở đây: đào gốc cây cọ là một hình phạt tù cải tạo sợ nhứt vì rễ cọ ăn rất sâu trong lòng đất. Tôi cũng một vài lần nếm mùi đau khổ với hình phạt này.

Ở đây, trại nằm trên tuyến đường Phan Thiết-Sài Gòn nên chúng tôi được ăn cá ngừ thường xuyên. Cũng vì đó mà bệnh ghẻ xảy ra lan tràn. Mọi người trong trại đều dùng chung một giếng nước nên sự truyền nhiểm bùng phát rất mạnh. Tôi không tránh khỏi việc bị lây bệnh và rất khó chịu với những vết ghẻ lở, ngứa ngáy khắp người.

Tại đây, vợ con tôi có được một lần thăm nuôi tôi. Hôm đó tôi đang đo vẻ trên những tấm gỗ thì trông thấy vợ con vào, Chúng tôi không được tiếp xúc nhau vì chưa đến giờ thăm nuôi. Vợ tôi chỉ tôi cho con tôi thấy và bảo con tôi gọi tôi vì lúc này nó đã biết nói bập bẹ. Tuy nhiên, miệng nó gọi “ba ơi” nhưng mắt nó nhìn quanh quất vì có biết ba nó là ai trong số những người tù đang làm việc. Nhìn qua hàng rào, có lẽ vợ tôi trông thấy cái quần tôi có những miếng vá không khéo tay nên nàng chảy nước mắt.

Một lát sau hết giờ lao động, tôi chạy vội về trại sửa soạn dung nhan để lên nhà thăm nuôi gặp vợ con.

Vừa ăn ngấu nghiến các bánh trái vợ đem lên, vừa nựng nịu thằng con tôi nghe vợ tôi kể chuyện sinh hoạt của nàng trong những tháng ngày không có tôi. Càng nghe tôi càng thương cảm cho nỗi nhọc nhằn của một thiếu phụ trẻ phải gánh trách nhiệm cây cột chính của gia đình. Nàng phải buôn tảo bán tần để lo cho con và nuôi chồng. Vợ tôi kể khi đám đàn bà vào cỗng để thăm nuôi người thân thì bọn công an gác cỗng xì xào: “sao vợ của bọn sĩ quan ngụy đi cải tạo người nào cũng đẹp”

Một hôm, một số tù cải tạo chúng tôi được đưa lên xe đi lao động ‘đột xuất” (bất ngờ, không dự tính trước} ở Ngả Ba Ông Đồn. Tại đây chúng tôi phụ trách xuống cát và đá xanh từ trên những xe vận tại. Hình như  trại sắp xây dựng những nhà giam  mới. Tại đây, lần đầu tiên chúng tôi gặp hai loại tù mới: tù phục quốc và tù vượt biên. Qua tìm hiểu tôi được biết tù phục quốc là những người bị bắt vì tham gia những tổ chức có vũ khí chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Năm 1975 khi còn ở trại Long Khánh qua loa của trại truyền tin từ đài phát thanh “Sài Gòn Giải Phóng”: tin các vị linh mục ở nhà thơ Vinh Sơn cùng một số quân nhân của QLVNCH nổi lên chống đối Cộng Sản bằng vũ khí. Tuy không thành công nhưng tên tuổi vủa những người anh hùng đó đã đi vào lịch sử. Tôi đã không cầm được nước mắt khi hay tin họ bị bắt và đem ra xử với nhiều bản án tử hình. Còn tù vượt biên thì tôi được giải thích là những người trốn ra khỏi nước hoặc bằng đường bô qua ngỏ Cao Miên hay đường biển qua Biển Đông và không may bị bắt lại.

Một buổi sáng, khi tù các nhà tập họp ngoài sân thì tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều cán bộ công an xuất hiện trước chúng tôi. Khi hàng ngũ tù nhân đã ổn định thì cán bộ trại trưởng, một ông già khoảng 60 tuổi, cho chúng tôi biết hôm nay có một loạt biên chế mới, một đồng chí công an sẽ đọc tên những người sẽ được chuyển qua nhà mới. Tôi có linh cảm những người được đọc tên sẽ được thả về. Trong số những người được đọc tên có Nghiêm Dũng, Vui và Vân nhưng không có tên tôi. Khi những người có tên trở về chỗ ở lấy đồ đạc đem qua chỗ mới, tôi nhờ ba người bạn đồng tù thân thiết chuyển lời nhắn của tôi về cho vợ tôi một khi được ra khỏi trại.

Ngày hôm sau, những người được gọi tên hôm qua từ nhà dài mới trú ngụ hôm qua, khăn gói ra tập hợp ngoài sân. Sau khi cán bộ công an điểm danh xong, họ đứng lên và được cán bộ công an dẫn ra cổng trước đôi mắt thèm thuồng của những người tù còn lại. Ít lâu sau tôi nhận được thơ vợ tôi cho hay, Dũng, Vân và Vui có ghé nhà gởi lời nhắn tin của tôi đến nàng. Vợ tôi cho hay ba người bạn của tôi được thả về đã được cho dạy học lại vì các trường học đang thiếu thầy giáo. Nàng nói hy vọng tôi sẽ được thả ra một ngày không xa với lý do tương tự.

Thật vậy, đầu tháng 9 năm đó tôi được thả ra sau hai năm ba tháng trải qua bốn trại tập trung cải tạo.

(Còn tiếp)

 

31 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3567)
Ngày đi tương tự ngày về Sóng to gió lớn tứ bề mông mênh Sài-Gòn, thành phố mất tên 49 năm trở lại Tôi quên rất nhiều
31 Tháng Mười Hai 20231:07 SA(Xem: 733)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: KHÔNG TÊN CHO TẾT Thơ Miên Vũ Thanh, Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Văn Vĩnh.
29 Tháng Mười Hai 20232:05 SA(Xem: 3094)
ĐÓN mùa xuân mới niên lai CHÀO tân niên đáo bướm bay lượn vòng NĂM dài tháng rộng duổi dong MỚI thêm chút nắng tưới hồng ngày xuân.
28 Tháng Mười Hai 20232:09 SA(Xem: 2677)
Đêm Thánh Vô Cùng vang khắp chốn Sông Ngân bát ngát rọi bên mành Giáo đường hực hỡ đèn giăng mắc Khắp chốn vui mừng Chúa Giáng Sanh
25 Tháng Mười Hai 20231:59 SA(Xem: 2545)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 202310:48 CH(Xem: 3050)
Hôm nay giữa ánh đèn Giáng Sinh Chúa rước chồng em về nước mình Tang trắng em quỳ Chúa đã thấy Vòng hoa khen tặng chữ Trung Trinh
24 Tháng Mười Hai 20232:51 SA(Xem: 1241)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
24 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2307)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 20233:00 SA(Xem: 1976)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
23 Tháng Mười Hai 20232:39 SA(Xem: 1045)
Merry Christmas & Happy New Year to all of you from Kiều Oanh and famiy Gia đình Kiều Oanh Chúc Mừng 2023 Noel & Năm Mới 2024
23 Tháng Mười Hai 20232:24 SA(Xem: 1210)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
22 Tháng Mười Hai 20233:58 SA(Xem: 2690)
Noel về có ngày Sinh Nhật Chị Đúng đêm Đông, Mẹ đem chị vào đời Mừng Giáng Sinh mọi năm đều ăn bánh Mà năm nay thì bánh vẫn còn đây!
22 Tháng Mười Hai 20231:04 SA(Xem: 1218)
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?
19 Tháng Mười Hai 20231:32 SA(Xem: 2296)
Chó chết có nghĩa trang chôn cất Hòm, hoa quả, nhang đèn tươm-tất Tiễn đưa lệ đổ kém chi người! Tôi tham dự mới tin là thật!
18 Tháng Mười Hai 20231:02 SA(Xem: 1156)
Gần tới Lễ Giáng Sinh, mời quý vi-hữu đọc chuyện cũ “Thần Bò Boul” cũng đồng thời để tưởng nhớ Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Bà Rosalynn Carter (1927-2023) mới qua đời,
17 Tháng Mười Hai 202311:15 CH(Xem: 1289)
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu
17 Tháng Mười Hai 202310:18 CH(Xem: 898)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT MÙA ĐÔNG - Thơ: Lưu Trọng Lư Ngâm thơ: Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện youtube
16 Tháng Mười Hai 20233:26 SA(Xem: 2002)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 20232:34 SA(Xem: 1928)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
16 Tháng Mười Hai 20231:19 SA(Xem: 2833)
Tuổi già lắm nỗi đa-đoan Thất thường ngủ ngáy lan bang tâm thần Nửa đêm thức giấc băn khoăn Lăn qua lộn lại nhiều lần không yên Viễn vông nghĩ ngợi liên miên Nhớ về quá khứ sống miền đất xưa
12 Tháng Mười Hai 202312:53 SA(Xem: 1979)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
12 Tháng Mười Hai 202312:43 SA(Xem: 11436)
Với bề dầy tuổi tác, kiến thức đa dạng và vốn sống vô cùng phong phú … thầy hiệu trưởng là kho tư liệu tuyệt vời cho tôi tha hồ khai thác và học hỏi.
12 Tháng Mười Hai 202312:26 SA(Xem: 2696)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức LÀM SAO CHO EM QUÊN - Nhạc LÊ HỮU NGHĨA Lời THY LỆ TRANG - Tiếng hát LÊ THU HÀ
12 Tháng Mười Hai 202312:16 SA(Xem: 3065)
Xin tạ ơn ai xin tạ ơn đời Cho mùa đông tôi còn bập bùng ánh lửa. Chờ mong. Chờ mong. Sẽ vẫn mãi chờ mong Chờ người một ngày cùng mở cửa đêm đông.
12 Tháng Mười Hai 202312:03 SA(Xem: 3340)
Tháng 12 giá lạnh căm Ngày sinh nhật Chúa đến gần nhân sinh Bước chân thiên địa vô hình Hai ngàn năm đã thấm tình chúa tôi.
02 Tháng Mười Hai 20239:54 SA(Xem: 2404)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 20239:20 SA(Xem: 2651)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 202311:01 CH(Xem: 2198)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 202310:11 CH(Xem: 1317)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
01 Tháng Mười Hai 20237:51 CH(Xem: 2140)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 20231:52 SA(Xem: 12385)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
01 Tháng Mười Hai 20231:41 SA(Xem: 3398)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng ... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
01 Tháng Mười Hai 202312:54 SA(Xem: 2236)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
01 Tháng Mười Hai 202312:38 SA(Xem: 3458)
Yêu người như thế yêu thân! Hư vô mộng ảo phù Vân kiếp người? Thương nhau xin tặng nụ cười! Sẻ chia may mắn với người bơ vơ.
01 Tháng Mười Hai 202312:11 SA(Xem: 3567)
Đừng lâm hoàn cảnh éo le Luôn luôn lành mạnh khỏe re cuộc đời “Cám Ơn Ân-Nghĩa Xứ Người Sống đành để bụng chết thời mang theo”
23 Tháng Mười Một 20231:49 SA(Xem: 2719)
Mỗi năm một lần, vào mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, trước buổi tiệc Thanksgiving chúng tôi vẫn thầm cảm ơn cha mẹ, Thầy Cô, những người đã hy sinh một phần đời để chúng tôi có được ngày hôm nay.
23 Tháng Mười Một 20231:32 SA(Xem: 7364)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
22 Tháng Mười Một 20233:49 SA(Xem: 2704)
Tạ Ơn năm nay không ở nhà Thương con mẹ hứa sẽ đi qua Laptop không mang tay bị trói Chữ nghĩa vô tình cũng đi xa.
22 Tháng Mười Một 20233:24 SA(Xem: 1847)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
22 Tháng Mười Một 20232:49 SA(Xem: 2198)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
22 Tháng Mười Một 20232:40 SA(Xem: 2281)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
22 Tháng Mười Một 20232:14 SA(Xem: 3574)
Đón Đông sợ tuyết đầy sân? Mùa Thu quét lá tay chân rã rời! Đông sang nhiều lễ hội mời? Đường đi dự chẳng xa vời bao nhiêu? Dù cho băng tuyết chẳng nhiều! Mùa Đông lạnh giá nắng chiều tối mau?
22 Tháng Mười Một 20232:05 SA(Xem: 3476)
Tạ Ơn Trời Đất tâng tiu Nhân sinh thoát kiếp phập phều gian nan Nhẹ cơn đói khổ vai quàng Trái tim bồ tát nặng mang ân thừa...
22 Tháng Mười Một 20231:52 SA(Xem: 3359)
Dưới bóng dừa xanh nỗi buồn tôi ở đó. Vương vãi quanh đây là những mảnh khốn cùng. Sẽ gom cho em để nhớ về quê cũ. Đâu có khác gì dẫu cách một đại dương.
22 Tháng Mười Một 20231:14 SA(Xem: 2856)
Nên Người do bởi Mẹ+Cha Bây giờ hồi tưởng như là truyện phim Thôi đành cất giữ trong tim Làm kho cỗ tích tự niêm phong mình “Tôi không chọn chỗ khai sinh Được quyền lựa chốn thanh bình an cư”
19 Tháng Mười Một 20232:46 SA(Xem: 1878)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
18 Tháng Mười Một 20231:56 SA(Xem: 2003)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ EM ĐÃ XA TÔI (Minh Khúc 12) Thơ: Nguyễn Tất Nhiên Eric Le Phúc sáng tác & trình bày
18 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 3421)
.Mỗi ngày cõng chữ đến trường Cô Thầy ân điển đạo dường phước lai Ngọc trong đá phải dũa mài Không Thầy Cô dạy đố mày làm nên...
17 Tháng Mười Một 20232:47 SA(Xem: 2828)
Đêm dài giấc ngủ hụt hao Có khi thức trắng đảo chao tinh thần “Hữu Sinh Hữu Tữ” Cõi-Trần “Thân Tôi Tứ-Đại” cũng lần-lửa thôi! RỒI!
17 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 5837)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 20231:27 SA(Xem: 3175)
Thân tặng các bạn khối 9 Ngô Quyền Và các bạn đã đồng hành cùng tôi trong những chuyến rong chơi thật thú vị, thật đẹp.
13 Tháng Mười Một 20231:16 SA(Xem: 3012)
Nhìn hình ảnh bạn thực tươi! Nhớ thời dạy học đôi mươi thủa nào? Tình xưa lưu luyến dạt dào. Aloha mừng đón mời chào bạn thân!
13 Tháng Mười Một 20231:03 SA(Xem: 6165)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 20237:08 SA(Xem: 2328)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
12 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 3006)
“Lâm Chung Vui Vẻ Sẵn-Sàng” Dứt hơi tắt tiếng nhẹ nhàng Đời-Tôi! Chỉ vài năm, lẹ làng thôi Tương lai viễn-ảnh nổi trôi khó lường
04 Tháng Mười Một 20232:24 SA(Xem: 5460)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 20232:02 SA(Xem: 4114)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 20231:44 SA(Xem: 2636)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 20231:26 SA(Xem: 2630)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 20231:17 SA(Xem: 3050)
Hôm nay nghe Thu về lòng tê tái Lữ khách buồn, nhìn chiều thắm dâng hương Bụi cúc vàng nở rộ bên cánh hiên Tim trĩu nặng, lại … “Thu Vàng” nhung nhớ
04 Tháng Mười Một 20231:06 SA(Xem: 1760)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
04 Tháng Mười Một 202312:48 SA(Xem: 2994)
Đây đang đêm. Đó đang ngày Lang thang thế giới giãi khuây lúc già Gặp người đủ mọi quốc gia Màu da, ngôn ngữ thực là khác nhau
04 Tháng Mười Một 202312:42 SA(Xem: 3690)
Ngồi đây, tim con héo mòn Nhớ Mẹ, nhớ chị, lòng con sụt sùi Tháng Mười buồn lắm Mẹ ơi! Tháng Mười giỗ Mẹ, tháng Mười nhớ nhung
04 Tháng Mười Một 202312:26 SA(Xem: 3121)
Ở bên đó – Nhà em xa bên đó Đến thăm em, anh lạc lối đường về Thôi hãy đợi xuân sang trời sẽ đẹp Nắng sẽ hồng trên từng bước anh đi.
03 Tháng Mười Một 20232:52 SA(Xem: 1408)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
24 Tháng Mười 202312:49 SA(Xem: 3551)
Thoạt nghe tưởng chuyện chiến trường “Mỡ-Đường-Máu” tự tìm đường thoát thân Mạng mình, mấy kẻ bất cần? Không lo sống chết phước phần do thiên!
23 Tháng Mười 20233:25 SA(Xem: 3015)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
23 Tháng Mười 20231:53 SA(Xem: 3741)
Cũng đành, nói giã từ em Nào đâu Cõi Mộng vô biên...vô cùng Đảo điên một kiếp hồng trần Nhân sinh hữu hạn, phù vân nghĩa gì !
23 Tháng Mười 202312:03 SA(Xem: 3747)
Đắm chìm trong cõi nhân luân Lại về Lễ Halloween hạn kỳ Oan hồn khóc nghẹn tử qui Chỉ là hư ảnh chút gì vấn vương Theo chân các thánh chỉ đường...
21 Tháng Mười 20232:22 SA(Xem: 3025)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 20232:21 SA(Xem: 3739)
Trăng thu trăng viễn xứ kìa Một mình ngắm ánh trăng khuya… một mình Trăng vàng tỏa sáng lung linh Bỗng nghe thu nhạc khúc tình duyên thơ
21 Tháng Mười 20232:08 SA(Xem: 3130)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
21 Tháng Mười 20231:59 SA(Xem: 3572)
Thôi thì trao đổi số phone Sẽ liên lạc lại để ôn chuyện đời Giã từ chóng vánh nghẹn lời Ôm nhau nhớ thuở thiếu thời thơ ngây “Tao+Mày” tiếp tục qua đây Tình-Quê gắn bó tháng ngày xa xưa
21 Tháng Mười 20231:37 SA(Xem: 3960)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ Thu Hát Cho Người “ do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Aug 26th - 2023. Do chị Kiều Oanh chuyển
20 Tháng Mười 202312:28 SA(Xem: 4068)
Vòng tròn có một cái tâm sẽ là tín hiệu báo tin “hết dấu đường” nhằm kết thúc hành trình một trò chơi lớn… Để rồi hàng thế kỷ qua “hết dấu đường” đã trở thành biểu tượng Gone home,
06 Tháng Mười 20231:08 SA(Xem: 2979)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
06 Tháng Mười 202312:35 SA(Xem: 4343)
Mắt là cửa sổ linh hồn Người Đời gọi CỤ khiến bồn chồn lo Tưởng rằng nhỏ hóa ra to Hai con mắt lão lệ rò rỉ rơi
05 Tháng Mười 20234:06 SA(Xem: 5115)
NGÔ QUYỀN HÀNH KHÚC này cũng chỉ là một Quyết tâm, một Ý chí, một ước mơ của Học sinh Trung Học NGÔ QUYỀN hôm nay và mai sau
24 Tháng Chín 202310:55 CH(Xem: 4432)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Trình bày: Quý Hương
23 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3204)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 20231:22 SA(Xem: 3419)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 20231:20 SA(Xem: 4755)
Dòng đời như gió thoảng mây bay Ngẫm lại buồn vui được mấy ngày Sự nghiệp, công danh dường giấc mộng Giàu sang, phú quý tựa cơn say
23 Tháng Chín 20231:05 SA(Xem: 3335)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3113)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
22 Tháng Chín 202311:09 CH(Xem: 3991)
Bạn đi trước Tôi sẽ theo sau! Chắc chắn chúng mình gặp lại nhau... Thế gian này đâu ai sống mãi ? Rồi đây phiên Tớ vắng Bạn chào...!
12 Tháng Chín 202311:42 CH(Xem: 3178)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3012)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
11 Tháng Chín 202311:35 CH(Xem: 4510)
Đà thôn* mây thấp, sương mù Thọ tang từ mẫu hồn Thu não buồn. Ta tìm đến cỗng Sài Môn Quán Thơ lặng lẽ, bên tường lá rơi
11 Tháng Chín 202311:25 CH(Xem: 2036)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
11 Tháng Chín 20239:45 CH(Xem: 4460)
Thắp nén trầm hương lòng khấn nguyện Anh về thanh thản chốn Thiên Tiên Cầu mong chín suối hồn anh đến Phật dẫn anh đi, cõi Tịnh Thiền.
10 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3222)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 202311:05 CH(Xem: 4337)
Âu là mọi sự do thiên Mỗi Người một số phận riêng an bày Hiện nay Tôi sống từng ngày An vui cảnh giới bồng-lai tuyệt-trần Nhất Tâm hủy diệt tham-sân!
10 Tháng Chín 202310:41 CH(Xem: 3329)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
09 Tháng Chín 202311:19 CH(Xem: 4678)
Thùng thùng Trống Điểm Khai Trường Quần xanh áo trắng ngát hương học trò Cầm tay chữ nghĩa âu lo Bảng đen phấn trắng hẹn hò mỗi năm.
02 Tháng Chín 202311:51 CH(Xem: 3654)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 202312:50 SA(Xem: 3533)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
27 Tháng Tám 20238:27 CH(Xem: 4427)
Năm năm Mẹ đã quy tiên Không còn buồn khổ lụy phiền nghĩa ân Chắp tay con nguyện Mẫu Thân An lạc Phật Giới cao thâm Cõi Thiền.
27 Tháng Tám 202312:45 SA(Xem: 4067)
Lệ thời tháng bảy mỗi năm Phật môn rộng mở ngày rằm vinh vang Vu Lan Báo Hiếu trai đàn Bông hồng cài áo đạo vàng tâm ghi.
26 Tháng Tám 202310:10 CH(Xem: 3273)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
26 Tháng Tám 202310:06 CH(Xem: 3959)
Khi con tôi ở xa trở về Niềm vui như bừng nở Đoàn viên có ngủ chật cũng vui Một nồi phở, húp xì xà xì xụp Không gì ngon bằng thức ăn mẹ nấu. Cháu lần đầu được nội ôm vào lòng Nụ cười trẻ thơ ngọt lịm