Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - VỀ TRƯỜNG HỢP MỘT BÀI VIẾT CỦA DU TỬ LÊ

30 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 90831)
 Nguyễn Thị Minh Thủy - VỀ TRƯỜNG HỢP MỘT BÀI VIẾT CỦA DU TỬ LÊ

Bài Lên Tiếng

VỀ TRƯỜNG HỢP MỘT BÀI VIẾT CỦA DU TỬ LÊ

Nguyễn Thị Minh Thủy

 

blank

Cách đây không lâu, một người bạn có kể cho tôi nghe là nhà thơ Du Tử Lê đã tuyên bố ở đâu đó rằng bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên của tác giả “Thà Như Giọt Mưa” là do ông đặt ra cho người thi sĩ quá cố này. Tuy sự kiện này tôi chưa bao giờ được nghe chính anh Nguyễn Tất Nhiên kể lại trong suốt thời gian chung sống, tôi cũng không lấy gì làm bận lòng về tính khả tín của nó. Tôi nghĩ chẳng qua đây chỉ là một trong số những giai thoại văn chương nào đó mà ông Du Tử Lê, bậc thầy của chữ nghĩa, cha đẻ của nhiều thuật ngữ thi ca độc đáo như “tan theo ngày nắng vội,” “khi tôi chết hãy mang tôi ra biển,” “ở chỗ nhân gian không thể hiểu,” kể lại trong lúc trà dư tửu hậu để, hoặc lý thú hóa một mối duyên thi văn, hoặc phong phú hóa kho tàng đào tạo tên tuổi của ông, vân vân. Tính thật hư của sự kiện dù sao cũng chỉ trong vòng tương đối mà thôi, hơn nữa chấp làm gì một việc đặt tên trong quá khứ khi cuộc sống trước mặt có quá nhiều chuyện để đối phó và suy tư.

Thế nhưng sau khi đọc bài viết của ông Du Tử Lê đăng trên giai phẩm Xuân Canh Dần của Nhật Báo Người Việt, dưới tựa đề “Trường Hợp Nguyễn Tất Nhiên, Những Ngày Tháng Cũ,” tôi thật sự ngạc nhiên và cảm thấy cần phải xét lại thái độ im lặng trước giờ. Một cái gì đó thôi thúc tôi lên tiếng, một lần này thôi, dù biết rằng “lời thật” của tôi có thể sẽ làm “mất lòng” một bậc đàn anh văn nghệ vĩ đại của người chồng cũ đã khuất của mình.

Tại sao có sự thôi thúc này? Phải chăng bởi vì nội dung của bài viết có liên quan đến một người đã chết, nghĩa là một kẻ không thể tự mình lên tiếng để công nhận hoặc phủ nhận, hay bổ túc những phần trăm sự thật mà tác giả đã vô tình (hoặc cố ý) bỏ sót? Cho dù tôi không biết hết một trăm phần trăm sự thật, ít ra sự trình bày của tôi hôm nay cũng thắp lên được một ánh lửa khiêm tốn giữa bóng đêm dày đặc kín bưng. Tôi cũng xin khẳng định rằng việc lên tiếng này không hề xuất phát từ tình cảm bất bình khi thấy suốt một bài viết dài, thi sĩ Du Tử Lê chẳng ghi nhận nét độc đáo nào đó trong sự nghiệp thi ca của một nhà thơ khác được lấy nửa dòng. Chuyện ông khen hay không khen thơ Nguyễn Tất Nhiên thật sự không quan trọng đối với tôi, cho dù không ai không biết Du Tử Lê là một tên tuổi nổi tiếng trên văn đàn hiện nay.

Để tránh làm mất thì giờ, tôi xin đi thẳng vào vấn đề. Trong bài viết vừa dẫn, ông Du Tử Lê cho rằng chính ông đã đặt bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên cho chàng “thi sĩ tỉnh lẻ” này ngay ngày đầu tiên gặp gỡ vào một buổi sáng cuối năm 1970 tại quán cà phê La Pagode Sài Gòn, khi cậu học trò nhà quê lặn lội lên thành diện kiến đàn anh để tặng cuốn “Thiên Tai,” một tập thơ mà cậu ta vừa mới in ra.

Theo nguyên văn lời kể của ông Du Tử Lê, “Nhan đề của cuốn thơ in dạng copy đó là “Thiên Tai.” Chữ lớn, đậm. Tên tác giả “Hoài Thi Yên Thy” chữ nhỏ, mảnh.” (sic) Vì thấy Hải (tên thật của Nguyễn Tất Nhiên) tha thiết với chuyện được đăng thơ trên tạp chí Văn (lúc ấy do ông Trần Phong Giao trông coi) nhưng gửi hoài không được toại nguyện, nhà thơ Du Tử Lê, vốn lão luyện trong chốn trường văn trận bút, đã thấy ngay vấn đề: “Cầm lên tập thơ mỏng của Hải, lật vài trang, tôi nghĩ, ngay cái bút hiệu “Hoài Thi Yên Thy” của cậu, đã tố cáo tính cách văn nghệ học sinh, thành viên thi văn đoàn tỉnh lẻ rồi! Ngay cái tên, tự nó cũng đủ khiến những người phụ trách việc chọn thơ cho Văn, không tin tưởng!” (sic)

Và ông, với thiện ý giúp đỡ, đã không nề hà “nói ra ý nghĩ của mình với Hải. Tôi bảo, tốt nhất Hải nên chọn tên thật. Vì cái tên Hoài Thi Yên Thy nghe cải lương, học trò. Không ổn.” (sic)

Ngoài sự chờ đợi của ông Du Tử Lê, cậu Hải không chút gì cảm thấy khó chịu. Và sau khi được ông thuyết giảng về yếu tính để thành công trong việc chọn bút hiệu, như “việc đầu tiên, bút hiệu đó phải lạ, dù vô nghĩa,” vân vân, “Hải nói ngay: Vậy anh nghĩ cho em một cái tên… lạ đi. Không có nghĩa cũng được.” (sic) Và cậu ta còn nài nỉ ông Du Tử Lê phải làm điều đó ngay lập tức chứ không thể chờ, cho dù chỉ vài bữa, vì “em ở tuốt Biên Hòa. Lại không có xe, đâu có thể chạy lên chạy xuống thường xuyên được.” Thế rồi, như một chuyện thần thoại, hai chữ “tất nhiên” thành hình trong đầu ông và ông “mượn Hải cây bút, viết ba chữ xuống bìa sau tập “Thiên Tai”: Nguyễn-Tất-Nhiên.” (sic)

Đọc tới đây thì tôi thấy ngay một điều gì đó không ổn. Vào khoảng gần cuối năm 1970, lúc tôi đang học lớp Đệ Tam (lớp 10 bây giờ) thì anh Nhiên có xin phép thầy hiệu trưởng mang tập thơ Thiên Tai, với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên hẳn hòi, vào từng lớp để bán vì tập thơ in xong mà tác giả chưa chạy đủ tiền để trả cho nhà in. Chi tiết này cũng được nhà báo Hà Tường Cát, vốn là thầy dạy của chúng tôi tại trường Trung Học Ngô Quyền, kể lại trên một bài viết được đăng báo vài ngày sau khi anh lìa đời. Cũng qua bài “Vài Kỷ Niệm Về Nguyễn Tất Nhiên” (nhật báo Người Việt, số 2481 ngày 8 tháng 8 năm 1992), tôi mới biết thêm là hình bìa tập Thiên Tai do Đinh Cường vẽ chính là “công” của thầy Cát (vì đối với giới học trò làm thơ như chúng tôi lúc đó, có hình bìa Đinh Cường là một điều rất đáng nể, rất “ngầu,” nghĩa là một ấn tượng rất khó quên!). Vì thời cuộc, tập Thiên Tai đến nay hầu như không còn nữa nhưng không hẳn đã tuyệt bản. Nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam, em trai của anh Nhiên, đã may mắn còn giữ được một bản và giúp tôi gửi đến độc giả bản sao bìa trước và bìa sau của cuốn thơ này, như một di vật của người quá cố. Nếu vì một lý do nào đó, độc giả không coi được hình bìa thì xin mời vào trang nhà của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền để tham khảo (ngo-quyen.org).

blank

blank
























Sự thật đã rõ ràng như thế, thì chỉ có một cách để bào chữa cho ông Du Tử Lê là: Rất có thể thời điểm gặp gỡ là một buổi sáng định mệnh nào đó vào cuối năm 1969 hay đầu năm 1970 (chứ không thể nào là cuối năm 1970) và tập thơ mà cậu học trò tên Hải tặng cho nhà thơ Du Tử Lê lúc ấy chỉ là… bản nháp! (Nói là nói cho vui vậy thôi, chứ ai cũng biết, vào thời gian ấy tại Việt Nam, kỹ thuật in ấn dĩ nhiên rất khác xa so với bây giờ.)

 Và cũng rõ ràng như thế, thì một câu hỏi phải được đặt ra: Tại sao ông Du Tử Lê lại hạ bút viết như đinh đóng cột về một sự kiện mà ông không nhớ rõ như vậy?

Như tôi đã thưa, đối với tôi việc ai đặt tên không quan trọng. Bên cạnh đó, tôi cũng không để tâm phiền giận những tác giả trong lúc viết bài về Nguyễn Tất Nhiên đã vô tình phóng bút quá đà (tôi từng đọc qua một số bài viết không sát sự thật về nhà thơ yểu mệnh này). Với tôi, viết với một tấm lòng như thế nào mới là điều đáng kể. Mới đây, khi tìm tài liệu trên internet để viết bài này, tôi vừa biết có một Blog viết về một “nguồn gốc” khác của bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên. Đó là bài của Trần Thuận Văn đề ngày 3-7-2009, viết trên Blog của chính mình. Là một người bạn cũ thời còn đi học và cùng làm thơ với Hoài Thi Yên Thi/Nguyễn Tất Nhiên, anh viết về những kỷ niệm hồn nhiên cười ra nước mắt của thuở học trò giữa ba người bạn thân thiết, trong đó có một đoạn như sau: “Bắt đầu năm vào học thì Nhiên tâm sự với tôi (Trần Thuận, bút hiệu Trần Thuận Văn) và Lưu (Hồ Văn Lưu, bút hiệu Hồ Triều): “Tau muốn tìm bút hiệu khác, vì tau làm xong tập thơ Thiên Tai này chuẩn bị in.” Tôi và Lưu suy nghĩ rồi góp ý đổi bút hiệu cho Nhiên là Nguyễn Tất Nhiên liền được hắn chấp nhận ngay.” (sic)

Trong lòng không gợn một nghi vấn gì, tôi tiếp nhận những mẩu chuyện buồn vui kể trên với một tâm trạng bùi ngùi vì hai trong ba nhân vật (tôi quen biết cả ba anh) trong lời kể trên đã ra người thiên cổ. Âu cũng là một câu chuyện chung quanh một sự thật mà chỉ có anh Nhiên mới có thể trả lời. Mà anh lại qua đời sớm quá, hay ít nhất là đủ sớm để những huyền thoại về anh cứ thế mà sản sinh.

Thành thật mà nói, trong thời gian chung sống, anh Nhiên đã kể cho tôi biết, trước khi có bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên, anh dùng tên Hoài Thi Yên Thi khi ra tập thơ “Dấu Mưa Qua Đất” (1966) và “Nàng Thơ Trong Mắt” (1968). Tôi từng cười ngặt nghẽo về bút danh quá con gái, khác nhau một trời một vực với bút hiệu hiện thời này của anh, và anh cũng vui vẻ công nhận rằng từ lúc anh nghe theo lời khuyên của đàn anh Du Tử Lê đổi bút hiệu thì sự nghiệp thi ca “lên” rõ ràng. Hỏi tại sao là Tất Nhiên thì anh cười ha hả, bảo tất nhiên phải là Tất Nhiên thôi.

Tôi ngờ rằng cái tên Hoài Thi Yên Thi đã để lại một dấu ấn nào đó khó quên trong lòng thi sĩ đàn anh khiến ông không còn sự minh mẫn cần thiết chăng? Bởi vì, nếu tôi nhớ không lầm, trong mớ thư từ giấy má mà anh Nhiên ky cóp mang theo lúc vượt biên và đem ra cho tôi xem, có cả một bức thư của nhà thơ Du Tử Lê “thân gửi Hoài Thi Yên Thi” vì ông lầm tưởng đây là một nhà thơ… nữ. Tiếc là tất cả những thứ giấy tờ nói trên nay không còn nữa. Nhưng, giấy tờ dù mất, ký ức vẫn còn. Cho nên, vì lương tâm đối với một người đã mất không thể tự lên tiếng, tôi mới phải chẳng đặng đừng tiết lộ điều này chỉ vì muốn nói lên một sự thật mà tôi may mắn được thấy qua lá thư ấy (ngoài hai đương sự), rằng ông Du Tử Lê đã liên lạc thư từ với (cô) Hoài Thi Yên Thi từ trước chứ không phải đợi đến buổi sáng ở quán La Pagode ông mới gặp cái tên này lần đầu, như ông đã đặt bút thuật lại như thuật một câu chuyện vừa mới xảy ra.

Vậy thì, tại sao ông Du Tử Lê chọn một sự kiện mà ông không nhớ rõ để viết thành một bài có bố cục hẳn hoi để dẫn dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác, rồi đi đến một bất ngờ gây sốc cuối cùng cho ông mà cũng là cho độc giả, như lối dựng phim Hollywood là “Nhiên đến tìm tôi, với chiếc xe Honda, còn rất mới” (sic) (ý hẳn ông muốn bảo rằng Nguyễn Tất Nhiên đã đạt được điều mà anh ta đòi, là thưa Phạm Duy để lấy tiền mua xe Honda, vì ban đầu cậu học trò này không có xe)? Thắc mắc này cứ lởn vởn trong óc tôi từ khi đọc xong bài báo ấy. Tôi có cảm tưởng (và mong rằng mình lầm) ông Du Tử Lê muốn trình bày cho mọi người thấy, rằng “trường hợp” Nguyễn Tất Nhiên chẳng qua như thế này đây: một tên tuổi hữu danh vô thực, nhờ vận may mà nổi tiếng (Phạm Duy bắt mạch thị trường, tung ra bài nhạc phổ thơ dựa trên “triết lý nôm na có còn hơn không”) như lời ông viết, “một sớm một chiều, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng khắp nơi – Như một hiện tượng, chưa từng xảy ra. Ngược hẳn với sự “yên ắng” của các diễn đàn văn học: Không một bài thơ nào của Nhiên, xuất hiện” (sic); và rằng Nguyễn Tất Nhiên trơ trẽn bon chen, sau đó lại vô ơn bạc nghĩa đối với nhạc sĩ Phạm Duy, thẳng tay thưa nhạc sĩ này ra tòa để đòi chia chác tiền bạc khi cần.

Kỹ thuật trình bày điêu luyện của Du Tử Lê cho thấy ông kể lại “trường hợp” Nguyễn Tất Nhiên một cách thật tự nhiên, bởi câu chuyện khởi đi là từ lòng hào hiệp tận tụy giúp đỡ đàn em của chính ông. Tuy nhiên, cũng chính vì kỹ thuật này mà ông quên để một chút tình dành cho kẻ đàn em văn nghệ của mình. Ông kể, qua lời “mắng vốn” của ông xếp Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh, có vẻ như khơi khơi tự nhiên “Nguyễn Tất Nhiên đòi Phạm Duy phải đưa cho Nhiên một triệu đồng. Nhiên cần tiền mua một chiếc xe Honda, đi học” (sic) mà không trình bày nguyên do, hoàn cảnh đẩy đưa khiến câu chuyện “đòi chia bản quyền trở thành ồn ào”.

Tưởng cũng nên nhớ Nguyễn Tất Nhiên sinh năm 1952. Năm tập Thiên Tai ra đời (1970) anh chỉ là một cậu học trò 18 tuổi và năm anh được cây đại thụ Phạm Duy phổ nhạc, tuổi anh mới vừa quá 20, còn trong vòng bảo bọc của gia đình (cũng khá giả), nghĩa là không phải túng thiếu hay ham tiền đến nỗi phải thưa kiện như thế. Điều bận tâm duy nhất của anh lúc đó (và muôn đời) vẫn là thơ và thơ, kèm theo việc muốn cho người ta biết đến tài làm thơ của mình. Theo chỗ tôi được biết, anh (và nhất là cha mẹ anh) rất bực bội khi thấy những bài nhạc được in bán dưới hình thức từng bài lẻ đề tên người sáng tác là Phạm Duy, không hề nhắc tới tên Nguyễn Tất Nhiên. Ngay cả lúc bài Thà Như Giọt Mưa được nhạc sĩ Phạm Duy bán bản quyền cho hãng dĩa Việt Nam để soạn thành ca khúc tân cổ giao duyên (dường như do các nghệ sĩ Chí Tâm và Lệ Thủy trình bày) cũng vậy. Tên tuổi thi sĩ hoàn toàn bị gạt ra ngoài… hư vô. Với tính tình nóng nảy, anh Nhiên tức tối nhưng không làm gì được. Anh chạy đi cầu cứu với giới báo chí thì đúng lúc thiên hạ đang bất mãn dùm cho thi sĩ Linh Phương (được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ bài Kỷ Vật Cho Em mà không nêu tên tác giả). Cùng với báo Sống của nhà văn Chu Tử, một số báo khác cũng đứng về phía những người làm thơ bị sang đoạt tên tuổi, phát động phong trào đặt lại vấn đề tác quyền cho người làm thơ và gây áp lực với giới nhạc sĩ. Theo lời kể của cha mẹ anh Nhiên, ông Phạm Duy cũng tìm lên nhà anh ở Biên Hòa và gặp họ, nhưng gặp theo kiểu “ghé qua nhà cho biết” chứ không hề đề cập đến vấn đề. Vẫn theo lời ông bà, chờ đợi mãi “một lời phải quấy” nhưng không được đáp ứng, cuối cùng họ mới giao cho một luật sư bà con đứng ra can thiệp và luật sư này đâm đơn kiện một số cơ sở thương mại (như hãng dĩa Việt Nam) đã mua nhạc của ông Phạm Duy. Nội vụ sau đó được điều đình để tránh việc đem ra tòa xét xử hầu cứu vãn thanh thế cho nhạc sĩ này. Bên nguyên cáo bãi nại và nhận một số tiền bồi thường do những nhà thương mại nói trên đứng ra chi trả.

Nhìn qua về chuyện thưa kiện giành lại một phần tác quyền, kể ra bài viết của ông Du Tử Lê không hẳn là sai sự thực, chỉ tiếc rằng ông không (chịu) trình bày toàn cảnh bức tranh sự thực đó mà thôi.

Còn về bề ngoài lôi thôi, cư xử cổ quái, tính tình bừa bãi của anh Nhiên, thì tôi không có ý kiến. Vả lại, những chi tiết này cũng đâu có mới mẻ gì. Chúng đã được nhà báo Hoàng Dược Thảo (người bạn đời lúc đó của ông Du Tử Lê) kể lại với tấm lòng cảm thông khoan thứ qua một bài viết dài rất cảm động, thương tiếc người em văn nghệ tài hoa nhưng bất toàn, bất hạnh của chồng mình. Bài được đăng trên tuần báo Sài Gòn Nhỏ của bà ngay sau khi anh Nhiên qua đời (tháng 8, 1992) và sau đó có đăng lại trên tạp chí Tân Văn (số 3, tháng 10, 2007) dưới tựa đề “Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992), Buồn Hơn Trước Nhiều.” (“Buồn hơn trước nhiều” là lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên).

Ngoài ra, chuyện trước khi nổi tiếng, Nguyễn Tất Nhiên phải cạy cục bon chen chỗ này chỗ nọ để đăng thơ mà không được toại nguyện, tôi cũng không lấy gì làm thắc mắc. Sự kiện Nguyễn Tất Nhiên có được các ngài ngự sử văn học thời đó thừa nhận hay không, bây giờ điều này không thành vấn đề bởi những phán đoán ấy không làm cho thơ anh hay hơn hay dở hơn, trường tồn hay mất dấu. Tôi còn phải cám ơn ông Du Tử Lê vì khi được đọc những gì thi sĩ này vô tình hé mở đôi chút về không khí văn nghệ đầu thập niên 70 tại Sài Gòn (một không khí nặng phần kỳ thị vùng miền, tỉnh lẻ, thủ đô), tôi mới hiểu hơn và thương cảm những lời thơ tự thán của người chồng cũ của mình:

“Mới ngoài hai mươi mà trầm trọng chứng đau lưng

Bởi luồn cúi mỗi ngày dăm bảy bận!

Đời chẳng khác tay ma đầu biển lận

Keo kiệt từng phần danh lợi sớt chia

Bước ra đường ai cũng đội mão mang hia

Ai cũng cố ngụy trang cũng nặng phần trình diễn!”

(1974, Lần Cuối, trích tập Thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Thôi thì tạm gạt bỏ cái nhìn tiêu cực cho rằng ông Du Tử Lê có hậu ý nào đó khi đặt bút, tôi thấy tội nghiệp cho ông vì thế kẹt mà ông tự dấn thân vào.

 Một đằng ông muốn bài viết lôi cuốn nên phải chọn lựa, và nếu cần, dàn dựng nên những chi tiết thật đậm nét, thật độc đáo lồng trong một bố cục thật chặt chẽ theo kiểu một truyện ngắn có tính cách hư cấu. Một mặt ông cũng biết rõ rằng nếu viết về một nhân vật có thật, một tên tuổi nhiều người biết tới, thì bài viết lại càng “ăn khách” gấp bội. Tuy nhiên, chọn lựa đề tài này ông chạm phải một điều mà một người cầm bút chân chính có lòng, có lương tâm, rất cần phải cân nhắc, suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Đó là viết về một người đã chết.

Tôi từng nghe các cụ ta hay dạy: Nghĩa tử là nghĩa tận. Chết là hết. Trừ trường hợp cùng cực chẳng đã, thường thì người ta tránh nói những điều không hay về một người đã mất cho dù điều đó là sự thật đi nữa. Đằng này ông Du Tử Lê viết về một Nguyễn Tất Nhiên qua đời đã gần 18 năm bằng một bài viết bới tung quá khứ với những hình ảnh phiến diện, chắp vá và, đôi chỗ không đúng sự thật. Tại sao như vậy? Và đau lòng hơn nữa là tại sao ông lại chọn đăng trên một tờ báo Xuân, nơi người ta chờ đợi đọc được những điều đẹp đẽ tốt lành để khởi đầu một năm tinh nguyên trước mặt?

Về vấn đề thưa kiện Phạm Duy của Nguyễn Tất Nhiên, chính cha mẹ anh, vào những năm tháng gần đây, mỗi khi được hỏi đến, họ đều bùi ngùi trả lời: “Thôi, thằng Nhiên nó chết rồi. Hãy để cho nó siêu thoát. Chuyện qua lâu rồi, thôi để cho nó qua đi mà…”

Mười tám năm trước, năm anh vừa chẵn 40, chúng ta đã vô tình ngó lơ để cho con dao định mệnh có dịp ứng vào lời thơ tiên tri thống thiết mà anh làm năm 20 tuổi:

“Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ

Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian

Phải đau theo từng hớp rượu tàn

Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định!”

(1972, Giữa Trần Gian Tuyệt Vọng, trích tập Thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mười tám năm sau, người chết đã chết, ngàn năm im bặt, mang theo sự thật xuống dưới đáy mồ, tôi không thể cam tâm ngó lơ để cho một lần nữa những lời thơ tiên tri của anh viết năm 21 tuổi lại trở thành linh nghiệm:

“Đời, vốn không nương người thất thế

Thì thôi, ô nhục cũng là danh!”

(1973, Hai Hàng Me Đường Gia Long, trích tập Thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Trong bối cảnh “nhiễu nhương” như bây giờ, tôi ngậm ngùi hiểu thêm được một định nghĩa khác của thuật ngữ “thất thế” mà anh dùng. Đó là cái “thất thế” của những Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Tất Nhiên, của những con người tài hoa nhưng đầu óc, cách suy tưởng, thái độ ứng xử, không được bình thường. Bất hạnh hơn, Nguyễn Tất Nhiên còn “thất thế” gấp hai lần vì anh vừa bất thường lại vừa mất sớm. Mỗi khi nhắc tới thi hay văn tài của họ, người ta thường kèm theo những giai thoại lạ đời mà người viết có dịp chứng kiến hoặc thậm chí chỉ nghe kể lại. Tệ hơn nữa, có kẻ quá đỗi thường tình, chỉ thích chí khai thác những chuyện tư riêng eo xèo đời mọn của những nhân tài này thay vì thưởng ngoạn những tinh hoa mà họ đã chắt lọc từ phía con người bất toàn kia để cống hiến cho đời.

Nhà thơ Ngu Yên, trong một lần mạn đàm văn học, có dí dỏm ví dòng thơ tài tình của một thi sĩ không khác chi bộ xương của loài khủng long. Vài ngàn năm sau, mọi thứ rã tan tàn lụi, nhờ khai quật được những bộ xương này mà nhân loại biết có một thời kỳ trên mặt đất có loài thú đó. Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ. Xin gắng bảo tồn bộ-xương-thi-ca-tinh-túy của họ để thế hệ mai sau biết được, có một thời, cuộc sống nhân loại cũng văn minh, dù ở mấy ngàn năm trước.

Nguyễn Thị Minh Thủy

Westminster, cuối tháng Giêng, 2010

 

_____________________________________________________________________________

NHỮNG BÀI LIÊN QUAN: (Xin bấm vào các tựa bài để đọc)

___________________________________________________________________________

Ý KIẾN CA BẠN: (các ý kiến của bạn về bài viết xin gửi về: ngoquyenbh@gmail.com)

BBTNhững ý kiến bày tỏ dưới đây là của người đọc, không nhất thiết phản ảnh quan điểm và chủ trương của trang web NQ.


_____________________________________________________________________________

Ý Kiến của Thầy Huỳnh Công Ân:

Vào phân nửa đầu của thập niên 70, bên thềm vực thẩm của tai hoạ mất nước (30-4-75), văn học miền Nam VN xuất hiện một nhà thơ trẻ: Nguyễn Tất Nhiên (NTN) mà cách sử dụng ngôn từ trong các bài thơ của anh rất mới mẻ và độc đáo một cách tài tình . Nếu 40 năm trước đó, Hàn Mặc Tử trong buổi bình minh của dòng thơ mới gây ấn tượng cho mọi người qua sự mô tả nỗi đau đớn của xác thịt bệnh hoạn bằng những câu thơ đầy ảo giác về cõi bên kia (l'au-delà), thì NTN với những diễn tả khác thường đầy sáng tạo qua ngôn ngữ trong thơ về tình yêu, thân phận, tha nhân, cuộc đời... khiến ai cũng thích thú, đã khép lại giai đoạn văn học tự do miền Nam .
Là một thầy dạy (môn Toán)của NTN ở truờng trung học Ngô Quyền, Biên Hòa tôi rất hãnh diện có một nguời học sinh đã đi vào văn học sử VN. Nhưng qua bài viết của nhà thơ Du Tử Lê trong số báo Xuân Người Việt, tôi rất lấy làm bất bình về thóí cao ngạo của ông khi nói về NTN.
 

Huỳnh Công Ân
GS Toán trung học Ngô Quyền (1969-1975)

_____________________________________________________________________________

Ý Kiến của Võ Đình Tuyết (Philadelphia, PA)


Đọc bài viết của Minh Thủy mới thấy tấm lòng của Thủy rất lớn với một tài hoa của Dân Tộc.
Di sản văn học quí của Biên Hòa ngoài Bình Nguyên Lộc còn có Nguyễn Tất Nhiên.
Không ai có thể phủ nhận và cho mình cái phần quyết định vào tài năng đó như một phán quan thời trung cỗ.
Những viên ngọc quí tự nó sản sanh ra những ánh sáng muôn đời không cần ai thẩm định.
Xin gởi đến gia đình Dung,Thủy và các bạn hữu gần xa thêm một mùa xuân tha hương mang nhiều an bình như ý.

Võ Đình Tuyết
Philadelphia, PA

_____________________________________________________________________________

Ý Kiến Thầy Nguyễn Văn Phú

VỀ MỘT CÁI TÊN...

Khi tôi từ Quân đội biệt phái trở lại Ngô Quyền, cuối năm 1969, Nguyễn Tất Nhiên đã ra trường, nhưng tôi được gặp nhà thơ trẻ ấy môt lần vào khoảng cuối năm 1970. Trong năm học 1970-71, tôi phụ trách sinh hoạt học đường với nhiệm vụ Hiệu Đoàn Phó Nội Vụ. Sáng hôm đó,có một em dáng vẻ học sinh, gương mặt xương xương, trông hơi... bụi, đón tôi ở sân trường. Em đưa tặng tôi tập "Thiên Tai", đề tên tác giả Nguyễn Tất Nhiên và ngỏ ý xin tôi cho phép em phổ biến tập thơ trong các lớp. Tôi lật qua vài trang đầu, cảm nhận ngay thơ em rất hay, nhưng nội dung tư tưởng không mấy phù hợp với tuổi hoc trò. Tôi tìm cách thối thoát:"Cái nầy em phải xin ông Hiệu Trưởng mới đúng." Em nhìn tôi cười cười:"Em đã gặp thầy Bảo rồi. Thầy Bảo biểu em hỏi ý kiến của thầy, bởi vì thầy chịu trách nhiệm sinh hoạt Hiệu Đoàn..." Đó là lần duy nhất tôi gặp nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Năm học sau, tôi đổi về trường Nguyễn Trãi Saigon, cho đến nay không còn cơ hội nào gặp lại em nữa.

Kể lại chuyện nầy, tôi chỉ muốn nói lên một điều, tôi biết tới cái tên Nguyễn Tất Nhiên ngay từ hồi đó, ngoài ra tôi không biết em có bút danh nào khác nữa. Nguyễn Tất Nhiên, một nhà thơ đã thành danh, đã đi vào lịch sử văn học Miền Nam, văn học của VNCH. Có quan trọng lắm không, chuyện cái tên ấy xuất xứ từ đâu? Do ai đặt? Nều có vị tiền bối đáng kính nào đó, do yêu mến một tài năng trẻ, đặt cho anh ta một cái tên, thì đó cũng là chuyện tốt. Cái không tốt chính là ở chỗ nay ông ta lôi chuyện ấy ra để khoe khoang thành tích hảo, để hạ người xuống, tự đưa mình lên, một cách lố lăng.


Người xưa nói, không bao giờ sai: "Hãy hạ mình xuống, người khác sẽ đưa mình lên..."

Chớ nên đào mồ một người đã chết, lấy vật liệu tự xây tượng đài cho chính mình. Cái tượng đài ấy, chắc chắn, chưa xây đã đỗ...

 

Chiêu Dương NGUYỄN VĂN PHÚ

_____________________________________________________________________________

Ý Kiến của Thầy Huỳnh Công Ân:

Nhân đây, tôi xin đề nghị các hội viên của HAHCHSNQBH cũng như những người yêu thơ Nguyễn Tất Nhiên (trong đó có tôi) tẩy chay không mua giai phẩm Xuân Người Việt để phản đối bài viết cao ngạo của "nhà thơ lớn" Du Tử Lê .
Báo Người Việt vẫn chưa rút kinh nghiệm về những số báo Xuân đầy tranh cãi của những năm trước có bài của một nhà tướng số và hình chậu rửa chân có cờ VNCH .
Thân mến,
Huỳnh Công Ân

_____________________________________________________________________________

From: Tan Nguyen
Sent: Monday, February 01, 2010 10:05 AM
Subject: [CumHoaTinhYeu] DU TU LE
  DU TỬ LÊ viết về nhà thơ NGUYỄN TẤT NHIÊN :
“…….tôi cũng từng nói với mẹ tôi rằng, NHIÊN là người Nam không quen chào hỏi, chứ không phải cố tình hổn láo…….”

Tôi, bút hiệu DÊ TỬ LƯU THỊ MANH MANH, nếu phải viết câu này, tôi sẽ viết như sau :
…..”tôi cũng từng nói với mẹ tôi rằng, NHIÊN không quen chào hỏi, chứ không phải cố tình hồn láo…..”

Kính bút
DÊ TỬ LƯU THỊ MANH MANH

(KÍNH CHUYỂN LÊN DIỄN ĐÀN THẪM TƯỜNG, THẪM ĐỊNH)
_____________________________________________________________________________

From: Sung Truong <sungtruong@comcast.net>

Subject: Re: [CumHoaTinhYeu] DU TU LE
To: CumHoaTinhYeu@yahoogroups.com, thovan@yahoogroups.com
Date: Monday, February 1, 2010, 10:29 AM


Du Tử Lê lếu láo khi nói ; " người Nam không quen chào hỏi... " .Sống ở miền Nam mà không hiểu biết gì cả ! Quí vị nên đọc bài viết của Cô Minh Thủy ( Vợ của Nguyễn Tất Nhiên ) nói về Du Tử Lê đã bịa chuyện để tự tâng bóc mình, thật đáng hổ thẹn...!
 
ST
_____________________________________________________________________________

From: Loi Nguyen <loindnguyen@yahoo.com>

Subject: Fw: Re: [CumHoaTinhYeu] DU TU LE
To: "Loi Nguyen" <loindnguyen@yahoo.com>
Date: Monday, February 1, 2010, 11:15 AM

 Fwd cho quy dong huong BH noi rieng, nguoi Nam noi chung.
Xin doc va tuy nghi.

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

From: Duy Trang <duytrang351@yahoo.com.vn>
Date: 2010/1/31
Subject: Chuyển tiếp: Về: [TNIC] Fw: Bài mới trên web NQ: VỀ TRƯỜNG HỢP MỘT BÀI VIẾT CỦA DU TỬ LÊ.
To: nguyenthiminhthuy@yahoo.com, ngoquyenbh@gmail.com
 Xin cùng chuyển đến chị Minh-Thuỷ và Ngọc-Dung để bày tỏ quan-điểm./.
 
 Võ-văn-Tam
 Cựu học-sinh Trung-học Khiết-Tâm Biên-Hoà
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Từ: Duy Trang <duytrang351@yahoo.com.vn>
Chủ đề: Về: [TNIC] Fw: Bài mới trên web NQ: VỀ TRƯỜNG HỢP MỘT BÀI VIẾT CỦA DU TỬ LÊ.
Đến: thunhan@yahoogroups.com, da-list@yahoogroups.com, "Long Tran" <long_tran0@yahoo.com>
Ngày: Chủ nhật, 31 tháng 1, 2010, 5:59


 vì “em ở tuốt Biên Hòa. Lại không có xe, đâu có thể chạy lên chạy xuống thường xuyên được.” Thế rồi, như một chuyện thần thoại, hai chữ “tất nhiên” thành hình trong đầu ông và ông “mượn Hải cây bút, viết ba chữ xuống bìa sau tập “Thiên Tai”: Nguyễn-Tất-Nhiên.” (sic)
 
  "Sao anh không nói khi em còn sống......."
 
 Út Tam
_____________________________________________________________________________

From: Triet Ha <haminhtriet@ yahoo.com>
Subject: [diendanchinhtri] Re: Bài của Du Tử Lê/Trả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên
Date: Monday, February 1, 2010, 6:41 AM

Tự nhận mình là "đàn anh văn nghệ" viết những lời tâm tình về một "đàn em văn nghệ", đã được chính mình đỡ đầu để góp mật vào thế giới văn chương mà có thể khéo léo tự đề cao sự cao thượng của bản thân trong khi vùi giập vong linh người đã khuất đến mức này thì chỉ có "nhà thơ lớn Du Tử Lê" mới đủ can đảm để tàn nhẫn tới mức này !!!

 Triết.

_____________________________________________________________________________

From:
Hoa Le <hoale92704@yahoo. com>
Subject: [diendanviahe] Du Tử Lê nhà thơ lớn,thích kể chuyện củ nhưng hay nhớ........lộn/Bài của Du Tử Lê/Trả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên
Date: Feb 1, 2010 11:18 AM  

 Du Tử Lê nhà thơ lớn, thích kể chuyện củ nhưng hay nhớ........lộn

_________________________________________________________________

<longphamvnch@ peoplepc. com>

Sent: Mon, February 1, 2010 9:11:44 AM
Subject: [Tho Van] Du Tử Lê nhà thơ lớn,thích kể chuyện củ nhưng hay nhớ........lộn/Bài của Du Tử Lê/Trả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên

 
Kính thưa Quý Vị,
Là người đọc và thưởng thức thơ văn, tôi thích đọc những bài thơ hay, những truyện đẹp, thích nghe những bản nhạc giá trị khi có giờ rảnh . Đọc, nghe, nhìn ngắm ... các tác phẩm nghệ thuật tôi cũng như đa số người dân thường khác biết được AI là nghệ sĩ ... LỚN ! Người dân thường biết và nể họ là NGHỆ SĨ tài giỏi !

Ông Du Tử Lê thì ĐÃ ĐƯỢC COI LÀ NGHỆ SĨ LỚN khá lâu rồi . Cũng được công nhận từ rất lâu rồi nhạc sĩ Phạm Duy là một nhạc sĩ thuộc loại "CÂY CỔ THỤ" của làng nhạc Việt Nam .
Tuy nhiên một nghệ sĩ tài ba không đồng nghĩa với một nghệ sĩ có tư cách và đáng kính trọng . Ông Phạm Duy đã và còn đang bị coi là "Anh Già Mất Nết", thi sĩ Du Tử Lê ở đây nếu chỉ là nhớ lộn thì cần viết lại để đính chính . Nếu như CỐ Ý nói dối thì lại là kẻ mất tư cách .
Tôi viết mấy ý trên để mong những Văn, Thi, Nghệ Sĩ Việt Nam nói chung giữ cho mình tư cách, danh dự của người Việt Nam để sẽ luôn được độc giả YÊU và KÍNH TRỌNG . Độc giả, khán thính giả hay người dân nói chung luôn yêu thích nghệ sĩ, họ chỉ ghét khi người nghệ sĩ làm điều xấu ... nặng, làm mất tư cách, danh dự của người Việt Nam như dối trá, làm tay sai cho cộng sản ...!
Xin có thí dụ rất thật : Dù TỪNG thích nhiều bản nhạc của Phạm Duy hay của Trịnh Công Sơn nhưng TÔI HIẾM KHI còn chịu để giờ nghe nhạc của họ nữa .

Kính,
Phạm Hồng Lĩnh

_____________________________________________________________________________

From: Tuong-Giang TN <vinavid1@...>
Subject: Re: [Tho Van] Du Tử Lê nhà thơ lớn,thích kể chuyện củ nhưng hay nhớ.....lộn.
Date: Monday, February 1, 2010, 7:25 PM

Nếu anh Du Tử Lê không lên tiếng về điều này thì không ai đỡ đòn giùm anh được. Nguyễn Tất Nhiên xứng đáng được đối xử một cách Yêu Thương hơn những gì anh đã dành cho hắn trong bài viết này.

Với tư cách đàn anh, anh DTL KHÔNG THỂ (có nghĩa là Không Bao Giờ Nên, và Không Có Quyền) Đè một thằng đàn em bằng cách kể chuyện như vậy.

Tôi mạn phép trích một điều mà Thánh Phao-Lô nói trong Kinh Thánh Tân Ước (đã 2 ngàn năm nhưng vẫn còn hiện đại, cho đến bao giờ con người vẫn còn hiện diện trên mặt đất):

"Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ,
nếu không có Tình Yêu Thương, thì tôi chỉ như đồng
kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dù tôi được ơn
nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và cả kiến
thức của thế gian; dù tôi có Đức Tin đến nỗi dời núi
được, nhưng không có Tình Yêu Thương, Thì Tôi
Chẳng Ra Gì. Dù tôi phân phát gia tài ra nuôi kẻ
nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt (tử đạo)
song không có Tình Yêu Thương thì Điều Đó
Chẳng Ích Chi cho tôi." (Sách ICôrintô 13:1-3)


Những Lời đó, Đức Chúa Trời đã phán qua Thánh Phao Lô,
dành cho những người có danh nghĩa là thầy tu, có địa vị
trong tôn giáo và xã hội.

Dù là ai mang danh nghĩa làm việc thiện, dù xung phong ra để
làm người tử đạo, nhưng Thiên Chúa chỉ cho là "hoài công",
Không Có Giá Trị Gì Cả! Dù là ông Tổng Thống, dù là một
Thượng Tọa, Linh Mục, Mục Sư hay Đạo Sĩ Tu Tiên ở trên núi.
Cũng chỉ là ZERO - Con Số Không. Nếu bản thân không có
Tình Yêu cho tha nhân.
TG
_____________________________________________________________________________

Thanh Nguyen <thanhcongnguyen1951 @...> wrote:


Thưa qúy vị,

Vi hữu Tường Giang nói Du Tử Lê không thể đè một người đàn em bằng cách kể chuyện như vậy là quá đúng và đó là về tình, còn về lý theo tôi lại càng không được, chưa chắc những chuyện DTL kể lại có đúng hay không? Tại sao lúc NTN còn sống DTL không viết những chuyện này ra để NTN còn có cơ hội phản bác, như quý vị thấy, trong bài DTL có kể nào là đặt tên gìum cho NTN, nào là NTN không lịch sự lễ phép với bà cụ thân sinh của DTL, nào là NTN ăn ở không được sạch sẽ, ở cuối bài, DTL còn phang thêm một đoạn đầy ác ý, muốn người đọc hiểu cứ y như là NTN đả nhận được một số tiền lớn của ông Phạm Duy để mua xe Honda mới chạy rồi:

trích:

Tuy nhiên, cuối cùng, dường như nhạc sĩ Phạm Duy đã trả cho Nhiên một khoản tiền…Tôi không biết, cũng không hề hỏi con số. Nhưng tôi nghĩ, nhiều phần, là con số không nhỏ.

Tôi dùng hai chữ “dường như’ vì kể từ khi chúng tôi dọn nhà về Làng Báo Chí, phía bên kia cầu Xa Lộ (trước khi vụ Nhiên đòi chia bản quyền trở thành ồn ào,) Nhiên rất ít tìm tôi.

Trước 30 tháng 4 - 1975, tôi có gặp lại Nhiên một lần, ngay trước phòng Báo Chí, cục Tâm Lý Chiến. Nhiên đến tìm tôi, với chiếc xe Honda, còn rất mới.

ngưng trích

DTL dùng chữ "dường như"; dường như tức là không rỏ, nếu không rỏ, không hỏi, không biết chắc thì không nên viết như vậy, lở gia đình NTN cho tiền NTN, hay "dường như" NTN kiếm được tiền riêng mua xe thì sao?

Đàn anh cổ thụ mà đi viết về đàn em như thế thì đây là hiện tượng văn học? buồn thay......
_____________________________________________________________________________

From: Triet Ha <haminhtriet@ yahoo.com>
Subject: Re: Bài của Du Tử Lê/Trả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên
To: chinhluan@yahoogrou ps.com, diendanchinhtri@ yahoogroups. com, diendancongluan@ yahoogroups. com, diendanviahe@ yahoogroups. com, hoinghi@yahoogroups .com, nghiluan@yahoogroup s.com, nuoc_viet@yahoogrou ps.com, SGHN_9@yahoogroups. com, thaoluan@yahoogroup s.com, vn-buddhism@ yahoogroups. com
Date: Tuesday, February 2, 2010, 8:47 AM

Thưa bạn Thanh Nguyen,

Ông Du Tử Lê mô tả về mẹ mình như một khuôn mẫu của nền giáo dục gia đình, nghe thật đáng nể. Tuy thế, những sự chào hỏi cung kính bề ngoài có quan trọng đấy, nhưng nếu ông Du Tử Lê được giáo dục về sự bao dung, về CÁI TÂM cũng ngang tầm quan trọng như các hình thức bề ngoài mà ông đã lãnh hội từ mẹ, thì vong linh thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đã không bị xúc phạm và bà Minh Thủy đã không phải đau đớn lên tiếng để bảo vệ danh dự cho cố nhân. 

Tiếc thay!

Triết

____________________________________________________________________________

From: Thanh Nguyen <thanhcongnguyen1951 @yahoo.com>
Cc: haminhtriet@ yahoo.com
Sent: Wed, February 3, 2010 5:02:43 PM
Subject: Bài của Du Tử Lê/Trả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên

 
Chào bạn Triết Hà,

 Thơ của bạn quả thật thâm thuý, cuối cùng mà nói,cái TÂM nó quan trong hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này, người ta có mặt áo mới, chắp tay dùng những lời hay ý đẹp chúc tốt cho nhau, nhưng nếu cái TÂM không được rèn luyện dạy dỗ kỹ càng, tôi e con người đó sẻ không trở nên hửu dụng lắm cho gia đình, cho xã hội, cho tổ quốc của chính người ấy đâu thưa bạn.

Kính mến,

Thành Công Nguyễn
_____________________________________________________________________________

From: viet nam <thehesau@yahoo.com>

Subject: [Tho Van] Bài của Du Tử Lê/Trả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên
To:
Date: Wednesday, February 3, 2010, 11:14 AM

Đọc những giòng thơ được thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên làm từ năm 1985 để thấm thía hơn tại sao người thi sĩ tài hoa này chọn cái chết trong cô đơn và ...... hóa ra những gì xẩy ra hôm nay không hề mới! nđl 
 
Với Anh Hồn Liệt Sĩ
kính gởi anh Trần Văn Bá 
........

Năm năm sau ở Orange-County
Giữa bầy vô liêm sỉ
Ta gần mực thì đen
Càng ngày càng nhảm nhí
 
Năm năm sau ở Orange-County
Ta bon chen như qủy
Làm thơ tán gái gung
Cũng tự hào.... thi sĩ
 
Năm năm sau ở Orange-County
Ta thở hoài không khí
Tẩm xăng dầu tiêu pha
Chẳng biết ai tri kỷ

........
Nguyễn Tất Nhiên
_____________________________________________________________________________

From: Sung Truong
To:
CumHoaTinhYeu@yahoogroups.com ; thovan@yahoogruops.com ; haingoaithica04@yahoo.com
Sent:
Thursday, February 04, 2010 4:06 PM
Subject:
Fw: [CumHoaTinhYeu] Re: [Tho Van] Bài viết của Du Tử Lê vàTrả lời bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn tất Nhiên

Kính chào quí thi hữu và thân hữu thân mến,
Trong bài viết của nhà thơ Du Tử Lê " Trường Hợp Nguyễn Tất Nhiên, những ngày tháng , cũ " đăng trên nhật báo Người Việt đề ngày Feb.01.2010 có các đoạn như sau : ..." Tới bây giờ , tôi cũng không hiểu bắt đầu tự động lực nào mà, chẳng những tôi không dị ứng với cung cách ứng xử tự nhiên ,không phép tắc của người Nam như Nguyễn Tất Nhiên mà,tôi còn chiều ý Nhiên , trước nhiều bất ngờ,phiền toái Nhiên mang đến cho tôi ." và một trích đọan khác ..." nói với mẹ, Nhiên là người Nam không quen chào hỏi , chứ không phải cố tình hỗn láo . " Từ trước , tôi vẫn có cảm tình với Du Tử Lê vì đã xuất bản nhiều tập thơ , mặc dù tôi chưa có dịp mua đọc và nghe nói bi bệnh nan y tội nghiệp...! Tuy nhiên, tôi đồng quan điểm với Cô Nguyễn thị Minh Thủy khi đính chánh một vài điểm ... ( Xem bài viết " Trả Lòi Bài Viết Của Du Tử Lê về nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên " đăng trong báo Người Viẹt ) và đồng ý với quí thi hữu khi nhận xét về Du Tử Lê . Hôm nay , tôi muốn yêu cầu Du Tử Lê trả lời trên báo Người Việt về tư tưởng sai lầm và lếu láo của mình nơi bài viết đăng trong Báo Xuân Người Việt :
1- Du Tử Lê đã quá hồ đồ khi nhận xét thiếu đứng đắn về người Nam. Rất tiếc , Du Tử Lê không có cơ hội để tiếp xúc với nhiều giới trí thức miền Nam như các Ông : Cựu Phó Tồng Thống Nguyễn Ngọc Thơ ,Cựu Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu , Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương, GS Nguyễn Văn Bông ,GS Nguyển Ngọc Huy , các bác sĩ ,luật sư , giáo sư ,kỹ sư...do đó mới " Quơ đủa cả nắm " , nhìn cậu học trò 18 tuổi để " phê phán " về tư cách lễ giáo cùa người Nam như vậy ! Điều này chứng tỏ Du Tử Lê thường hay tiếp xúc với các giới bình dân lao động , uống cà phê vỉa hè..hay có mặc cảm tự ti chăng...?! Trường hợp, Du Tử Lê ở chung cư , bị Mỹ đen khinh khi , chèn ép , đánh phá...thì hành động này có đúng không ? Tư cách của Du Tử Lê không vì đó mà bị giàm...Đó là nhận xét không đứng đắn , có vẻ ganh tị nên mới có những hành động như vậy...!
2-Du Tử Lê muốn tự đề cao mình môt cách thô bỉ , do đó bịa chuyện để hạ nhục nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Tất Nhiên mục đích tâng bốc mình như bậc đàn anh nhưng chưa được nổi tiếng ! " Nghĩa tử là nghĩa tận " - tại sao Du Tử Lê không để cho nhà thơ yên nghỉ và cuộc sống của gia đình nhà thơ được bình yên ?! Tại sao Du Tử Lê không viết báo khi nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên còn sống để nhà thơ có cơ hội tự biện hộ hay cải chính những lời xuyên tạc có ác ý , mụ đích để tự tâng bốc mình lên ?! Có thể Du Tử Lê đã mất cảm tình hay ganh ghét nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên khi được nhạc sĩ Phạm Duy bồi thường một số tiền khá lớn mà không chia xẻ hay " biết điều " với mình ?!
3- Tại sao Du Tử Lê có tư tưởng kỳ thị " Nam Bắc" bỉ ổi như vậy trong lúc này , gây chia rẻ cộng đồng chúng ta và nhật báo Người Việt cũng đồng ý đăng vào Báo Xuân Người Việt để " câu khách " vì thiếu đọc giả và bị " tẩy chay " trong 2 năm vừa qua...?!

Sung Trương
____________________________________________________________________________

Sung Truong

to hoiaihuubienhoa, chanmduong, loindnguyen, me

Nhờ chuyễn đến Du Tử Lê ( SBTN ) và Nhật báo Người Việt để xem họ phàn ứng ra sao .. Cám ơn .

Sung Trương
____________________________________________________________________________

dung nguyen <d9nguyen@yahoo.com>

Ngọc Dung quí mến,

Cám ơn Dung đã nhanh chóng, siêng năng chuyển, nhanh nhẹn những tin tức nóng bỏng về bài viết của DTL nói về Nguyễn Tất Nhiên, cùng phản ứng mảnh liệt của những người từng đọc và yêu thơ nhạc của anh..

Tôi đã theo dõi những bài nầy trên trang NQ từ những ngày qua. Tôi cũng là người Miền Nam và lớn lên ở Biên Hòa, uống nước sông Đồng Nai. Thuở nhỏ, tôi cũng có quen biết nhiều về gia đình của Hải-Nguyễn Tất Nhiên, gia đình tôi là một trong những thân chủ của nhà may nổi tiếng Nguyễn Ngọc tại Biên Hòa. Tôi được tiếp xúc nhiều với Ông Hai, Chú Ngọc cùng Dì Nhung, cho đến ngày xa quê hương, đó là một trong những gia đình danh tiếng, đạo đức và gia giáo mà tôi được biết tại Biên Hòa.

 Tôi cũng rất xúc động và phẩn nộ khi đọc bài “Về trường hợp một bài viết” của Du Tử Lê nầy, nên cũng xin được ghi lại một vài cảm nghỉ của mình. Tôi rất đồng ý, và nhiệt liệt ủng hộ hoan nghinh chị Nguyễn Minh Thủy đã viết bài , chia xẻ với chúng ta những kỷ niệm chân chính của một người vợ, một chứng nhân vô giá, để lấy lại công đạo cho người chồng tài danh, bạc mệnh quá cố của mình, mà tôi chắc chắn là tất cả mọi người trong chúng ta cũng đều phải làm, khi rơi vào trường hợp trên, để bảo vệ cho một người không còn khả năng để tự biện hộ cho mình.

Tuy không ai nói ra, nhưng tất cả mọi người chúng ta sinh trưởng tại Biên Hòa, từng chung học dưới mái trường Ngô Quyền, đều tự hào, coi như có một mối dây liên hệ thân thiết với Nguyễn Tất Nhiên, anh là một thành viên trong đại gia đình NQ. Chúng ta rất đã từng hảnh diện, đã được quen biết một nhân tài như Nguyễn Tất Nhiên, đã cùng lớn lên trong cùng môt thời đại với anh, và hâm mộ anh đã vinh dự ghi danh vào lịch sử Văn Học Việt Nam.

Ở vào thời tuổi nầy, ai đã không từng ghiền gẩm, tìm đọc những bài thơ hoặc thuộc lòng, ngâm nga những bài thơ đươc phổ nhạc của anh với bao yêu thương, xúc động. Anh đã khéo léo gói ghém tâm tư, tình cảm lãng mạn của minh, thẳng thắn nói lên tâm trạng bất mãn chung của lứa tuổi mình một cách hùng hồn và chính xác, Những gì chúng ta muốn nói về cay đắng của tình yêu, xót xa của thời đại, đau lòng của xã hội, mà còn dấu diếm trong lòng, đă được NTN đưa cả vào văn thơ của anh.

Tôi tin tưởng là chính nghĩa bao giờ cũng thắng và Thủy sẽ không đơn phương trong cuộc chiến này, vì sau lưng Thủy sẽ còn có rất nhiều người trong chúng ta ủng hộ bảo vệ Thủy, như đã từng yêu thương ủng hộ NTN ngày nào.

Nhờ vào trang Ngô Quyền, đọc được bài viết của Thủy, tôi rất thông cảm sự bất mãn của Thủy khi ngồi lại viết bài phân minh này, nó rất thành công, gây xúc động trong tôi rất nhiều, khiến tôi phải hăng hái viết vội tâm tình nầy.

Bài viết của Thủy đã gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh, gây xúc động tới tất cả mọi người , khiến tôi càng tò mò cố tìm đọc cho được bài viết của DTL. Bài viết rất tầm thường, tuy có vẻ chân thật nhưng vô cùng sâu hiểm, đầy rẫy những chuyện bói móc, nói xấu gây chia rẻ và vô cùng cao ngao rẻ tiền, quá đáng, phản sự thât, của một bậc văn nghệ đàn anh, lão thành như Du Tử Lê..

Đúng là một hành động “bứt mây động rừng, quơ đũa cả nắm”, ông muốn chứng tỏ sự liên hệ mật thiết, quen biết tình thâm, của một bậc đàn anh trong quá khứ, đã từng giúp đỡ, đùm bọc một thư sinh vừa tập tểnh bước chân vào làng Văn, có một công lao lớn trong sự nghiêp văn học của Nguyễn Tất Nhiên. Cũng với một lối hành văn,, nhưng ông đã vô tình hay cố ý, tự nâng cao, quảng cáo giá trị cá nhân minh, xuyên tạc sự thật, đã tạo ra một sự bất bình, đụng chạm dến truyền thống giữa những người Miền Nam, phân biệt kỳ thị địa phương không đúng tư cách của một nhà văn đã từng được hâm mộ.

Xuân Canh Dần, thì nên nói chuyện Cọp, nhưng phải nên thận trọng, không khéo thi dễ bị Cọp “Vât:” chết, và đây là hậu quả không lường được của ông DTL, ông đă không ngờ gây sôi lại máu nóng của “Người dân Biên Hoà”, không ngờ đụng phải ổ kiến lửa, đến một vùng đất đã từng đươc mệnh danh là “Địa Linh Nhân Kiệt”, đã đào tạo không biết bao nhiêu anh hùng, đã từng vang danh đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Viêt Nam.

 Đúng là vào thời điểm cáo chung của DTL, ông nên gói ghém lại hành trang trở về vui với nhà Dưỡng Lão đi, không ai thèm đoc văn của ông nữa đâu. Xin rút lui cho nhanh và đa tạ.

Nguyên Dung

Chicago

 2/5/10

____________________________________________________________________________
Trương Lê Minh Phương

Trả lời Bài Viết của Ông Du Tử Lê về thi sĩ ,Nguyễn Tất Nhiên

Trong Đặc San Xuân Canh Dần, Báo NGƯỜI VIỆT

 

Tôi, nhân danh là một độc giả của báo NGƯỜI VIỆT, xin được phát biểu và góp ý của đa số độc giả như sau :

 Do vào bài viết hàm hồ, ấu trỉ và không thận trọng của Du Tử Lê, đã gây làn sóng phẩn nộ không chỉ riêng người Việt hải ngoại của Tỉnh Biên Hòa, mà còn là sự ám chỉ có tính phỉ báng bản tính cá biệt của người Miền Nam Việt Nam.

 Thật sự đã không có chứng nhân, hoặc chỉ là sự bịa đặt, cũng như sự vị kỷ cá nhân khi Du Tử Lê là bậc đàn anh của Nguyễn Tất Nhiên, có thể đã ganh tị không đạt được địa vị của Nguyễn Tất Nhiên mà hầu như cả nước bao gồm Nam Trung Bắc Việt Nam, không riêng gì đồng hương Biên Hòa, đã bày tỏ sự thương tiếc và vinh danh như một THIÊN TÀI của làng thơ văn hải ngoai và trong nước, và còn được nhạc sĩ lão thành Phạm Duy phổ ra nhạc những vần thơ tuyệt tác để đời của Nguyễn Tất Nhiên.

 Có ba (3) yếu tố để thẩm định sự thiển cận, bất xứng của Du Tử Lê, một nhà thơ lão thành và cũng là bậc đàn anh mà Nguyễn Tất Nhiên tin tưởng, thân cận từ lúc còn sinh tiền như sau :

1- Du Tử Lê thiếu trình độ văn hoá và tinh thần kẻ sĩ, vô cùng tắc trách khi đã: khinh mạn tài năng trẻ bằng câu xâm phạm đến dân tộc tính của cả miền Nam Việt Nam.

2- Du Tử Lê không có đủ tế nhị tối thiểu và tư cách bất xứng của bậc đàn anh, đại trượng phu quân tử trong thơ văn đối với bậc đàn em của mình, cũng như không tôn trọng người đã khuất, trong khi mọi người vinh danh, thương tiếc một Nguyễn Tất Nhiên như một Thiên Tài của thi văn Việt Nam; Để so sánh tên tuổi trong thi văn Việt nam thì có lẽ người ta biết Nguyễn Tất Nhiên nhiều hơn là Du Tử Lê.!!! Thay vì viết về NguyễnTất Nhiên với lời khen tặng một tài năng trẻ thì than ơi !!! Vì lòng đố kỵ của một kẻ tiểu nhân Du Tử Lê lại viết toàn là chê bai, nhục mạ cho thỏa lòng ganh tị của mình.

Ông Du Tử Lê thân mến!!! Tôi chỉ muốn nhắc lại cho Ông một nhân cách ở đời “Người quân tử luôn luôn hạ mình xuống để người ta nâng mình lên, nên người ta mới gọi là bậc Đại trượng phu, còn kẻ tiểu nhân thì luôn luôn muốn nâng mình lên, hạ người khác xuống nên người ta ví người đó là kẻ hèn hạ.”

Ông còn thấp hơn kẻ tiểu nhân một chút xíu nửa thôi vì muốn nâng mình lên mà hạ một người đã khuất, thì hãy để người đời phán xét lại tư cách của Ông , 

3- Du Tử Lê không có đủ tư cách để được tôn xưng và tồn tại trong làng Thi Văn hải ngoại, khi đã lợi dụng sự quen biết vượt qua sự kiểm soát trong khuôn khổ hạn hẹp của báo chí, phổ biến bài viết có tính hạ thấp nhân cách người đã khuất, để nâng cao địa vị của mình; vô tình Du Tử Lê đã phơi bày tư tưởng lạc hậu, hèn kém và chia rẽ trong văn học không xứng đáng là một trí thức trong văn đàn Việt nam hải ngoại .

 Sau cùng, như một lời khuyên, nếu Ông Du về nằm đêm suy nghĩ, thấy mình thực sự có lỗi với người Em văn nghệ đã về bên kia thế giới thì xin ông có lời xin lỗi với gia đình của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Và hãy đến Peak Family viếng Mộ của thi sĩ tài hoa nhưng mệnh bạc, đốt nén hương và ăn năn về những hành động sai lạc của Mình và hãy nhớ “Cái thất bại lớn nhất của đời người là tự đại”. Hãy cố gắng xử sự như là một chính nhân quân tử , đáng quí lắm thay!

Người Biên Hòa.

Trương Lê Minh Phương

 ____________________________________________________________________________

Diễn Ðàn Văn Học:

TRẦN KIM VY - TRẦN MINH TÂM

 Xin Hãy Ðể Người Quá Cố Ðược Ngủ Yên 

 Trên giai phẩm Xuân Canh Dần của nhật báo Người Việt có đăng bài "Trường Hợp Nguyễn Tất Nhiên, Những Ngày Tháng Cũ" của nhà thơ Du Tử Lê kể lại một khoảng thời gian xa xưa xảy ra giữa nhà thơ lớn đã thành danh và một thi sĩ trẻ gốc Biên Hòa (không có ai là nhân chứng). Sau này người thi sĩ trẻ Nguyễn Tất Nhiên (nổi tiếng không thua gì Du Tử Lê) trở thành người em văn nghệ thân thiết của ông ta, và đã qua đời khi tuổi vừa mới 40 ở California. 

 Bài viết của một nhà thơ nổi tiếng còn sống về một nhà thơ nổi tiếng đã qua đời đăng trên một tờ báo chủ đề Xuân, đọc kỹ chỉ thấy nội dung bao hàm "kể công, nói xấu" lại còn mang tính cách "kỳ thị Nam Bắc" và chung quy chỉ tự đề cao đánh bóng mình là một "một nhà thơ đàn anh" có công tạo nên tên tuổi của nhà thơ tỉnh lẻ học trò.

 Từ xưa đến nay độc giả rất thích thú khi đọc những giai thoại đặc biệt có liên hệ đến nghệ sĩ, văn thi sĩ... chẳng hạn như những giai thoại tình cảm của cố thi sĩ Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, T T K H, của cố nữ hoàng cải lương Thanh Nga... v.v... Những giai thoại đó có tính cách tô điểm nét huyền thoại làm đẹp thêm nền văn học. Nhưng rất tiếc câu chuyện kể của Du Tử Lê cũng là một giai thoại nhưng không là huyền thoại đẹp mà là một câu chuyện cố ý chà đạp nhân phẩm của một nhà thơ tài hoa bạc mệnh Nguyễn Tất Nhiên. Ðọc bài viết "Trường Hợp Nguyễn Tất Nhiên, Những Ngày Tháng Cũ" từ đâu chí cuối chẳng thấy có một câu nào khích lệ hay khen thưởng tài làm thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên dù là một câu "đầu môi chót lưỡi" cho nên bài viết của ông Du Tử Lê đã bị "phản ứng ngược" từ phía độc giả, văn thi hữu trên nhiều diễn đàn.

 Riêng đối với chúng tôi, quan niệm người nghệ sĩ có cuộc sống buông thả, đam mê... là chuyện thường, cuộc sống bề bộn không ngăn nắp, khi làm thơ ngồi chồm hổm, uống năm ba tách cà phê phin rồi vứt trong bồn rửa chén, hay bản thảo quăng liệng tứ tung xung quanh mình là chuyện bình thường nếu không nói đó là hình ảnh rất dị biệt nhưng cũng có phần dễ thương không thể tách rời của người thi sĩ. 

 Ðã hơn mười năm qua, từ khi báo ÐẸP có những đụng độ bất đắc dĩ với các tờ báo ở địa phương vì bị chụp mũ đến nay, tờ báo ÐẸP không chủ trương đăng những bài có tính cách mạ lỵ bôi nhọ cá nhân. Nhưng hôm nay nhận được bài viết của nhà văn Nguyễn Thị Minh Thủy, lại đọc bài viết của một nhà thơ được xem là "cổ thụ" trong nền văn học hải ngoại đã nhẫn tâm xử dụng tên tuổi của mình để viết bài hạ nhục tên tuổi của người khác mà người đó lại không có mặt ở trên cõi đời này để lên tiếng biện hộ trả lời... và người ấy lại là người đồng hương Biên Hòa cùng học chung trường Ngô Quyền khi còn bé thì cảm thấy bất bình lên tiếng. Có thể những dòng lên tiếng này cũng không được nhà thơ lớn Du Tử Lê để mắt tới... nhưng chúng tôi không cần Du Tử Lê đọc hay không đọc mà chỉ gởi tâm tư của mình đến cho độc giả, thân hữu, các cựu học sinh Ngô Quyền và đặc biệt đối với gia đình của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Xin nghiêng mình trước sự lên tiếng của nhà văn Nguyễn Thị Minh Thủy là cố nhân của nhà thơ yểu mệnh.

 Trước thềm năm mới chúng ta cùng thắp nén hương cầu nguyện cho giấc ngủ của Nguyễn Tất Nhiên tiếp tục và mãi mãi được bình yên dù đã 18 năm qua. Những bài viết hay những tai tiếng thị phi có nghĩa lý gì đối với người khuất mặt... nhưng nó là một bài học "đạo đức" cho những người còn ở thế gian.

 Xin hãy nhớ, chúng ta tạo nhân nào sẽ nhận quả đó và dĩ nhiên trước sau gì cũng phải trả nghiệp dù đó là nghiệp tốt hay nghiệp xấu.

____________________________________________________________________________

Xin cảm ơn anh

Wednesday, February 10, 2010 7:52 AM
From: "Duc Hoang Truong" <hoangtruong55@hotmail.com>


Tôi xin mạn phép góp ý về bài viết của ông Du Tử Lê nói về anh Nguyễn Tất Nhiên (Nguyễn Hoàng Hải) được đăng trong Giai phẩm Xuân Canh Dần Người Việt 2010. Tuy trong mấy ngày qua đã có nhiều ý kiến phản hồi của quý Thầy và các anh chị về đề tài này, nhưng tôi thấy mình cần lên tiếng vì thời học Trung học tôi có biết anh Hải và chị Nguyễn Thị Minh Thủy. Mong rằng những dòng chữ này như là một nén hương lòng để tưởng niệm người con thân thương của trường Ngô Quyền và xứ Biên Hòa mến yêu.

Khi đọc bài của ông Du Tử Lê tôi liên tưởng đến những truyện kiếm hiệp, trong đó ông và mấy người bạn như ông Trần Phong Giao là những bậc tiền bối với các ngoại hiệu như "Thần Quyền Vô Địch Chấn Trung Nguyên" hay "Nhứt Côn Nhứt Kiếm Trấn Thập Tứ Phương"...Tuy không biết những ngoại hiệu này có nói lên hết tài năng của đương sự hay không nhưng khi gặp gỡ anh Hải, họ đã coi anh như một tiểu tử "tép riu" nên cái nhìn có vẻ miệt thị quá mức, chẳng hạn như: "với dáng vẻ ngơ ngáo, hiển nhiên không phải là học sinh hay sinh viên Sài Gòn, là học trò tỉnh lẻ; bút hiệu "Hoài Thi Yên Thi" nói lên tính cách văn nghệ học sinh, thành viên của Thi văn đoàn tỉnh lẻ, nghe cải lương, học trò..." (Du Tử Lê) và "thơ học trò, không đăng được", "Mày đừng đưa thơ của thằng này cho tao nữa. Thơ của nó không thích hợp với báo Văn..." (Trần Phong Giao)...

Hai chữ "tỉnh lẻ" của ông Tử Lê làm tôi nhớ đến bài hát "Đêm buồn tỉnh lẻ" thường được nghe trong radio trước năm 1975, và có cảm giác như mình ở một nơi đèo heo hút gió hay "hóc bà tó" nào đó, chứ không phải ở tỉnh Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 cây số. Nói cho cùng, nếu anh Hải là một học trò, thành viên của Thi văn đoàn tỉnh lẻ thì cũng đâu có sao, vì là người có tài thì từ từ người ta cũng biết đến anh thôi! Có lẽ ông đã quên một điều là nhờ những mầm non trong các Thi văn đoàn, từng tập viết bích báo và mơ thành văn, thi sĩ chúng ta mới có các thiên tài văn học với nhiều tác phẩm để đời, giống như từ những đội tuyển thiếu niên, người ta mới khám phá nhiều cầu thủ đá banh nổi tiếng trên thế giới.

Khi kể chuyện giúp anh Hải lấy bút hiệu khác, có lẽ ông muốn nhắc đến việc nhờ ông "điểm nhản", con rồng Tất Nhiên mới có dịp bay bỗng cho thỏa chí bình sanh. Tôi tự hỏi nếu anh Hải không đổi bút hiệu thì chuyện gì sẽ xảy ra? Biết đâu đúng như câu "Hữu xạ tự nhiên hương", không chừng sau này người ta lại ái mộ và thắc mắc, không biết nhà thơ "Hoài Thi Yên Thi là ai, "cô" đẹp hay xấu... như nghi vấn "T.T.K.H" một thời!

Khi đọc câu "cách ứng xử tự nhiên, không phép tắc của người Nam", tôi nghĩ có lẽ ông Lê muốn nói đến tính xuề xòa, bộc trực, không trau chuốt của người Nam. Nhưng rất tiếc, với giọng điệu kẻ cả ông đã bộc lộ sự xấc sượt đối với độc giả. Ông đã quên rằng trong lịch sử đã có danh nhân miền Nam Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm "Lục Vân Tiên" đã đặt lễ giáo là khuôn vàng thước ngọc cho con cháu noi theo. Ông đã viết khá đúng về dáng dấp, tiếng cười và phong cách nghệ sĩ của anh Hải, tuy nhiên qua lối diễn tả của ông, người đọc không thấy tình cảm...vô tư của một "đàn anh văn nghệ" dành cho "thằng em"!

Xin mở ngoặc, cách nay khoảng hai năm, tôi có xem một CD nói về thơ Du Tử Lê, trong đó có chiếu một đoạn phim hoạt cảnh kèm theo bài "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển". Trong đoạn phim này, có khi ông ngậm điếu thuốc lá phì phèo, có khi ông đi tới đi lui rồi ngồi xuống trong một nghĩa trang giống như...người chết rồi! Con gái tôi đã hỏi: "Ông đó là ai mà coi thấy rầu quá vậy ba?". Tôi chỉ cho biết ông là một nhà thơ nổi tiếng và giải thích cho con nghe là người làm thơ thường có tâm sự buồn như vậy, chứ không cố ý pha trò để hai cha con cười cợt người khác!

Năm 1973 tôi có đọc cuốn "Năm sắc diện, năm định mệnh" của nhà văn, hoạ sĩ Tạ Tỵ viết về ông Du Tử Lê và mấy nhà thơ khác... Tuy có hình minh họa của tác giả nhưng thật sự lúc đó tôi không biết ông là ai, sau này khi nghe môt số bài hát như "Đêm nhớ trăng Sài Gòn", "Khúc Thụy Du"... tôi mới nhớ đến ông. Tôi nghĩ nếu không có các nhạc sĩ Từ Công Phụng, Anh Bằng... có lẽ ít người biết đến "nhà thơ lớn" Du Tử Lê. Thành ra chuyện ông viết nhờ nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, người yêu thơ càng ái mộ anh Hải thì cũng thường thôi, cũng như qua bài "Còn chút gì để nhớ" người ta mới biết đến nhà thơ Vũ Hữu Định.

Chi tiết cuối trong bài viết của ông Tử Lê nghe rất ngô nghê, với ông Trung tá Nguyễn Đạt Thịnh nào đó thật ngớ ngẩn khi đã đứng về phe nhạc sĩ Phạm Duy, để tính từng phần trăm lời và nhạc trong một bài hát như một con buôn không hơn không kém! Tôi không nghĩ anh Hải thật sự muốn đòi tiền bàn quyền 1 triệu đồng để mua xe Honda đi học, mà đây chỉ là lý do để nói lên sự bất mãn của mình khi bị đàn anh Phạm Duy "xỏ lá", vì trong những bản nhạc phổ thơ của anh chỉ có mỗi mình ông đứng tên và đã cho anh...ra rìa!

Giống như lời tự tình trong thơ của mình, anh Hải đã "thà là giọt mưa" để đến với thế giới đầy ưu phiền này và đã thấm vào lòng đất biết bao năm qua. Bây giờ tuy đang vào tuổi xế chiều, trên mái tóc muối nhiều hơn tiêu, thỉnh thoảng tôi vẫn nghêu ngao vài câu thơ của anh. Cảm ơn đời và xin cảm ơn anh đã để lại những bài thơ thật tuyệt vời. Tôi nghĩ nếu linh thiêng, có lẽ anh sẽ không chấp nhất những lời thị phi, xuyên tạc đầy ác ý vì lúc nào người vợ hiền và những người thân cũng nhớ đến anh!

Sydney, 10-02-10
Hoang Truong 

___________________________________________________________________________
2010/2/9 duc nguyen <ducsr_2002@yahoo.com>

Chào Cô Dung,

Trước hết xin lỗi Cô về bài viết không dấu này vì tôi không có software tiếng Việt.

Tôi tên là Nguyễn Hữu Đức, bạn học của Nguyễn Hoàng Hải 3 năm đầu ở Ngô Quyền, và sau đó gặp Hải thỉnh thoảng cho đến năm 1979 thì mất liên lạc. Qua Mỹ, khi xuống Santa Ana tôi có gọi để mong gặp lại Hải nhưng tiếc là không gặp được.
Nhân bài viết của Ông Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên tôi có ý kiến đóng góp sau đây:

1. Ông DTL đã nhầm năm NTN gặp ông. Vì như ông nói "cuối năm 1970" thì chúng tôi đã về Sài Gòn học Đại Học rồi, nhưng tôi nhớ chính xác là khi chúng tôi còn ở Ngô Quyền thì Nguyễn Hoàng Hải đã vô từng lớp giới thiệu thi phẩm "Thiên Tai " của Hải. Do đó thời gian phải là trước cuối năm 1970.

2. Đại đa số những thi sĩ, văn sĩ thành danh đều phải trải qua thuở ban đầu, thơ ngây, thuần khiết, cầu cạnh, không màng về khía cạnh tiền bạc để mong sao cho đứa con tinh thần của mình được nhiều người biết.
Ở đây tôi thấy thương cảm cái ngây thơ hồn nhiên của NTN và đồng thời tôi cũng thấy cái ghê tởm của lớp đàn anh (những đàn anh có liên hệ tới tiền bạc với NTN ) không rõ ràng trong việc giúp đỡ, nâng đỡ nhân tài, mà lại nghĩ rằng mình có công trong đó, nhờ mình mà nó nổi tiếng... nên cầm nhầm cả 100% bản quyền của người khác. Chuyện trở nên lớn khi người lớn đã làm bậy.

3. Nguyễn Hoàng Hải đã không nghèo trước khi nổi tiếng. Nguyễn Hoàng Hải có quyền đòi xe mới, mua xe mới vì đó là tiền chính đáng cùa NTN làm ra. Sao ông DTL lại viết ra như vậy?

4. Người Đông Phương chúng ta thì lúc nào cũng muốn "xin để người chết ngủ yên", tôi thì không nghĩ vậy nhứt là những người nổi tiếng - người của công chúng.

Người ta nói tới Leon Tolstoi -đại văn hào Nga- với đủ thói hư tật xấu nhưng những ai ngưỡng mộ có để ý tới điều đó đâu. Cái nên để ý là tài của người đó.

5. Nếu thi hiệu NTN không có đối chứng thì hãy coi giống như nghi vấn TTKH đi. Có rất nhiều bài viết và cuối cùng rồi cũng vẫn còn là nghi vấn văn chương.

6. NHH có thi hiệu đầu tiên là Hoài Thi Yên Thi, kế, hình như là Du-Yên và sau chót là Nguyễn Tất Nhiên.

Nếu có thể xin cô dùng software tiếng Việt chuyển thành bài có dấu giùm.
Xin đa tạ.
Đức

___________________________________________________________________________

From: Vie^.t Si~ <vietsi2002@yahoo.com>
Sent: Wed, February 10, 2010 10:40:28 PM
Subject: Nói Với Du Tử Lê

 

Thưa quý vị và quý bạn, Ông Du Tư? Lê từng khoe "thơ" của ông ta đuợc giảng dậy tại đại học Mỹ. Viết về cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên kiểu như ông Du Tư? Lê nhiều vị than phiền với chúng tôi là "Ông ta chơi đòn bẩn, xách mé và mồm năm miệng muời nói xấu một xác chết trong khi xác chết dĩ nhiên không bao giờ nói gì đuợc nữa để phản kháng và tự vệ". May thay bà vợ của thi sĩ NT Nhiên đã lên tiếng kịp thời. Trong giới gọi là văn học, nghệ thuật VN có chiếu trên, chiếu duới và cũng từng xẩy ra nhiều màn đấu đá cực kỳ bẩn thỉu không thua hàng tôm hàng cá. Qúy vị và qúy anh chị nghĩ sao? 
___________________________________________________________________________

From: Thoai Lien <thlien2001@yahoo. com>
Date: 2010/2/10
Subject: RE: [DDCL] Re: [Tho Van] Nói Với Du Tử Lê
To: "
diendancongluan@ yahoogroups. com" <diendancongluan@ yahoogroups. com>, hoanhvo2000@ yahoo.com, DienDanCongLuan@ yahoogroups. com 
Kinh Chao NT DQB:   Truoc tien xin cam on NT da nhin thoi gio giang giai thac mac cho Thoai. Nhan day, Thoai xin thuc tap Xuong Hoa bai tho Noi voi Du Tu Le cua NT, boi truoc day, Thoai cung da rat bat man ve cau phe binh nguoi Nam cua lao ho Le nay, va da tung viet:   Trich chuyen:  

Kinh chuyen den cac NT trong nhom mot phe binh ve Nha Tho Du Tu Le va... highlight ve cai nhin nguoi Nam cua Du Tu Le... Nhiên là người Nam không quen chào hỏi, chứ không phải cố tình hỗn láo!

Nguoi Nam khong quen chao hoi....!!! Theo bai viet thi DTL da co tuoi... Theo hinh tren ThiVan Group post gan day thi TL thay tuong phan hoan toan.

 

Co phai N tam N... nguoi cao ngao NTNhien da tim gap nguoi cao ngao DTL nhu chuyen ke?

 

dut Trich

  Nay xin phep Hoa:  

Nhắn Du Tử Lê

 

Cái danh bán được chỉ ba đồng

"Đi Chết" còn hơn "Du Tử" ông

Nhà dột có nơi, sao chẳng hiểu?

Mía sâu có đốt, lại vờ ngông?

Cao Niên đã chẳng gìn cương kỹ

Hậu bối đành đeo án lộn chồng!

Ông miệt dân Nam không lễ nghĩa,

Tôi nguyền "ông chết" có đau không?

 

Thụy Hoài Như (02102010)



--- On Wed, 2/10/10, BAI DO <doquybai@msn. com> wrote:


From: BAI DO <doquybai@msn. com>
Subject: RE: [DDCL] Re: [Tho Van] Nói Với Du Tử Lê
To: "
diendancongluan@ yahoogroups. com" <diendancongluan@ yahoogroups. com>, hoanhvo2000@ yahoo.com
Date: Wednesday, February 10, 2010, 3:38 PM

  HỎI ÔNG "DÊ TỬ LU"

Mua danh ba vạn , bán ba đồng !
Tôi nghĩ mà tôi tội nghiệp ông :
Ông quá kiêu căng đâm ngạo nghễ ,
Ông thường tự mãn hóa nghênh ngông ...
Ông quên quên cả tình bè bạn ,
Ông phụ phụ luôn nghĩa vợ chồng .
Ông bị búa rìu thiên hạ đập
Hỏi ông Ông có thấy đau không ?

Đồ Quỷ



To: DienDanCongLuan@ yahoogroups. com
From:
Date: Wed, 10 Feb 2010 11:46:38 -0800
Subject: Re: [DDCL] Re: [Tho Van] Nói Với Du Tử Lê

 

Tôi không phẩn nộ nhửng gì ông Du T Lê đả viết nhưng mà tôi khinh bỉ. Người miền nam trầm lặng trái tim để trên lòng bàn tay không có thì giờ để nổi cơn phẩn nộ nhưng có sự khinh bỉ trong lòng VH,



From: VietHai Tran
To: Dien Dan Tho Van ; Cau Lac Bo Tinh Nghe Si <. com; Sent: Wed, February 10, 2010 11:58:38 AM
Subject: [DDCL] Re: [Tho Van] Nói Với Du Tử Lê

 

 Nói Với Du Tử Lê


Cám ơn quý anh chị góp ý liên tục mấy tuần qua, gốc Biên Hòa, Bình Dương, Vĩnh Long,... Một người trong giới văn học, nếu đủ tế nhị không vơ đũa cà nắm khiến đồng hương gốc miền Nam phẫn nộ nhà thơ Du Tử Lê, vì sự nhận xét thiển cận, vụng về, mang tính cách chủ quan của ông.
Có lẽ bà con miền Nam nên vờ ông ta đi, biết để trong lòng đủ rồi. Chúng ta không tranh cãi vấn đề "địa phương tính" dễ mất lòng nhau.
VHLA (Namky quốc chánh hiệu nai vàng)


From: Hiep Nguyen <
hiepnguyen930@ yahoo.com>
Subject: Re: [Tho Van] Tra loi bai viet cua Du Tu Le ve nha tho Nguyen Tat Nhien , dang tron...
To:
ThoVan@yahoogroups. com
Date: Monday, February 8, 2010, 2:59 AM
 
Kính gởi diễn đàn
Chữ "NGƯỜI NAM" Du Tử Lê dùng không phải là miền nam tính từ vỹ tuyến 17 trở vào, ý ông ta muốn nói có thể từ Biên Hòa Sài Gòn xuống Miền Tây thôi, hoặc không có miền trung, nghĩ như thế mới trúng ý của DTL
từ một người không chào hỏi mà suy luận toàn vùng là...Bậy!
một người trong giới văn chương mà lý luận như thế là qúa xoàng
Hơn nữa chuyện không chào hỏi có khi sơ ý nhiều khi chính mình đang suy nghĩ điều gì đó vì qúa lo lắng chẳng hạn nên mình sai sót và có đáng gì đâu để nói, nếu nói được trên bàn trà là cùng, đưa vào một bài viết, thật qúa sức tưởng
tuy nhiên theo tôi toàn bài của Trương Lê Minh Phương rất hay
Kính
Hiêp Nguyễn

___________________________________________________________________________

 From: quang tran <quangtr2003@yahoo.ca>
> Subject: Doi dong gop y.
> Date: Wednesday, February 10, 2010, 5:23 PM 

 ĐÔI DÒNG GÓP Ý

Kính gửi chị Thủy và anh chị em CHS Ngô Quyền.
Rất tiếc là một vài dòng suy nghĩ của tôi gửi đến chị và các anh chị em đã và đang là học sinh Ngô Quyền-Biên Hòa, trong điều kiện máy không có cài đặt font chữ tiếng Việt. Nhưng chắc các anh chị sau khi đọc cũng luận ra và thông cảm.

Trong mấy ngày qua, các anh chị cũng góp ý nhiều về việc ông Du Tử Lê có một bài viết về nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (cựu Học sinh Ngô Quyền ), các ý kiến đã nêu thật trọn vẹn những lời phản hồi và đóng góp chân tình đến nhà thơ Du Tử Lê. Bản thân tôi là lớp hậu sinh mà anh Nguyễn Tất Nhiên cùng trang lứa bạn học anh thứ Hai của tôi và như vậy là hơn tôi những 6 tuổi, nên một vài ý kiến cá nhân của mình, có lẽ không đúng phép tắc lắm, chỉ mong các anh chị khi đọc lượng thứ dùm. Tôi xin cũng có thêm một vài ý kiến như sau:

1/ Đối với hai chữ tỉnh lẻ để gắn vào cái danh xưng của bút danh của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, thi đoàn...và học trò trường Ngô Quyền. Thì theo suy nghĩ của tôi thì tầm nhìn của ông Du Tử Lê này chắc thiển cận lắm, mà ông bà mình thường nói " ếch ngồi đáy giếng, biết một mà không biết hai ", nên ông ta đã không nhìn và đọc vào lịch sử nước Việt chúng ta, biết bao vị anh hùng không phải xuất thân từ đất thành đô, phồn hoa đô hội cũng đã viết lên biết bao trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, trong nền văn hoc nước nhà từ Nam chí Bắc cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ đã để lại rất nhiều trang viết mà từ thế hệ này đến thế hệ khác còn đọc đi đọc lại và học đi học lại trong chương trình giáo dục, rồi cũng đã có nhiều người Việt Nam thành đạt trong nhiều lĩnh vực khoa học, tài chính, kinh doanh ... từ trong ra đến ngoài nước mà không phải xuất thân từ đất Sài Gòn. Và ngược lại có rất nhiều người từ tỉnh lẻ
đã tạo nên những dấu nhấn đặc sắc cho Sài Gòn khi họ làm việc nơi ấy, mà điển hình là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất cũng là cựu học sinh Ngô Quyền.

2/ Vấn đề tác quyền và gắn tên tác giả bài thơ khi phổ nhạc, đó là chuyện tất yếu từ trước đến nay. Qua đó thể hiện sự tôn trọng và đóng góp cho sự thành công của một tác phẩm có công lao của cả 2 người. Chuyện nhạc sĩ Phạm Duy vô ý hay cố ý để quên tên nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên vào các bản nhạc đã phổ thơ, thì điều đó không cần hỏi cũng đã tự trả lời là sai hoàn toàn. Cộng thêm vào việc không thanh toán tiền tác quyền cho nhà thơ, thì tự thân nó đã trả lời rằng Ông Phạm Duy không vô ý chút nào, phải chăng sự "đánh lận con đen" này là có ý đánh giá thấp tài năng và tầm ảnh hưởng sau này của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên trong mắt người hâm mộ và công chúng. Rất tiếc nhạc sĩ Phạm Duy là bậc cha, chú và là một nhạc sĩ bậc thầy và tài hoa về nhiều lĩnh vực lại có những việc làm thiếu suy nghĩ như thế. Nhưng nếu ai có biết tí chút về ông ta về nguồn gốc bản thân, qua những lời trả lời phỏng vấn ... thì cũng thừa hiểu ông ta là một người như thế nào. Ông ta từng là người của kháng chiến, rồi đi vào Nam, rồi di tản và rồi trở về như hiện nay...điều đó chứng minh ông Pham Duy thì ...miễn giải thích. Do đó khi ông Du Tử Lê nói nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên muốn đòi tiền tác quyền là để...chỉ là lời biện hộ dối trá thay cho nhạc sĩ Pham Duy mà thôi.

3/ Trong bài viết của ông Du Tử Lê sử dụng những nhân vật khác, toàn những bậc tiền bối trong tạp chí Văn, Cục báo chí...chẳng qua để tự biện minh những giòng viết và nhận xét về nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có phần giá trị về mặt chứng cứ, nhưng qua đó cũng cho thấy ông ta sử dụng các nhân vật đó như một hình thức mà ông bà mình hay nói là "cả vú lấp miệng em", mà quên một điều ông bà mình từ xưa đến nay luôn đề cao tính hữu hào, rộng rãi, bao che và dìu dắt lẫn nhau của người đi trước đối với người đi sau.

Tôi xin dừng ở đây, mong các anh chị bỏ thêm dấu, thông cảm và có điều chi sơ sót thì chỉ bảo lại em út. Và qua lời góp ý thêm này, nhận xét cuối cùng của tôi là có lẽ nhà thơ Du Tử Lê chắc nay cũng đã già rồi, chúng ta cũng không nên quá câu nệ và trách cứ làm gì. Vì tuổi già luôn đi đôi với sự kém minh mẫn, hay quên và lẩn thẩn nữa. Đó là quy luật của tạo hóa mà thôi, cũng nên chúc ông ta sang năm mới có thêm sức khỏe, vì chỉ khi có sức khỏe dồi dào thi tâm hồn mới trong sáng và thông thái được. Vì qua sự vị tha là chúng ta đã làm được một điều tốt mà Phật đã dạy.
Đón một năm mới, tôi xin chúc tất cả anh chị em CHS Ngô Quyền đang sinh sống trên toàn thế giới một năm mới bằng an và hạnh phúc.
Thân chào.
Trần Quang ( Canada)

__________________________________________________________________________

XIN TRI ÂN VÀ GÓP Ý


Kính thưa quý Thầy, quý Anh Chị Bằng Hữu xa gần đã từng lên tiếng góp ý chung quanh bài viết của ông Du Tử Lê và bài lên tiếng của Thủy.

Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất. Sự cảm thông và yểm trợ tinh thần mà mọi người dành cho bài lên tiếng của Thủy không chỉ nói lên lòng yêu mến của quý Thầy, quý Bạn đối với một nhân tài quá cố của trường nhà mà còn là một nghĩa cử cao đẹp đượm tình đoàn kết tương thân “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ,” cũng như phản ảnh đúng tinh thần hào hiệp “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” mà chúng ta đã hấp thụ từ các bậc tiền bối.

Với sự tiếp tay của tất cả mọi người, Thủy hy vọng chúng ta đã phần nào vô hiệu hóa bài viết thiếu vô tư của ông Du Tử Lê đồng thời giữ gìn được danh thơm tiếng tốt cho người đã khuất. Ngoài ra, trong cái rủi cũng có cái may, biết đâu sau chuyện đáng tiếc này tên tuổi và thi tài của Nguyễn Tất Nhiên lại càng được mọi người nhớ tới và ngưỡng mộ nhiều hơn.

Cũng theo chiều hướng thuận lợi ấy, nhóm thực hiện Website Ngô Quyền, thay vì “nguyền rủa bóng tối”, đã đồng lòng “thắp lên ánh sáng” bằng cách lập ra một mục đặc biệt dành cho Cố Thi Sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Hiện nhóm đang ráo riết sưu tầm và đăng tải tất cả những sáng tác (thơ, văn, nhạc) của anh cũng như những bài viết giá trị liên quan tới sự nghiệp của thi nhân.

“Hãy tự hạ mình xuống, người khác sẽ nâng mình lên”. Quý Thầy, quý Bạn đã nhắc nhở ông Du Tử Lê điều này. Có Bạn cũng nhắc việc “hữu xạ tự nhiên hương”. Và có Bạn cũng phát biểu “chỉ có vị tha là làm đúng lời Phật dạy.” Vậy hôm nay Thủy xin mạo muội góp ý, rằng năm mới đã đến, thôi thì mọi người nên bỏ qua chuyện cũ là hơn. Việc cần làm mình đã làm. Người nào đã hành xử một cách đáng hổ thẹn, mình đã vạch ra cho họ thấy. Hãy để họ tự hổ thẹn với lương tâm của họ mà đừng tái phạm một lần nào nữa. Và, biết đâu, tới một lúc nào đó, họ cũng sẽ “ngộ” được lời góp ý của một Thân Hữu, rằng “bạn không có giá trị gì cả nếu bản thân không có Tình Yêu dành cho tha nhân” như Thiên Chúa đã dạy. Mong thay.

Kính bút,

Nguyễn Thị Minh Thủy

(Westminster, 15 tháng 2, 2010)

________________________________________________________________________

Thư ngỏ gửi anh Du Tử Lê

Houston ngày 23 tháng 2, 2010

Thưa anh Du Tử Lê,

Xin anh hiểu là tôi không muốn phải viết lá thư này; nó không đẹp cho tôi, không đẹp cho anh, và cho tất cả những người mà anh nêu lên trong câu chuyện hoàn toàn bịa đặt để vấy bùn vào mặt họ.

Ðọc những đoạn cô Hoàng Dược Thảo trích bài anh viết trong số Xuân báo Người Việt năm nay, tôi thấy lúng túng, không hiểu nguyên nhân nào khiến anh dựng đứng mọi việc lên như vậy.

Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.

Như mọi người khác, tôi có nghe những bài thơ phổ nhạc đó, nhưng không hề biết đó là thi phẩm của anh Nguyễn Tất Nhiên; và tôi cũng chỉ biết tên anh Nguyễn Tất Nhiên sau khi đọc bài của cô Hoàng Dược Thảo.

Anh cũng quen anh Phạm Duy và tôi tin là những người quen biết anh PD đủ nhiều, đều hiểu PD là một master về chuyện hơn người trong những giao dịch về tiền bạc. Tôi muốn nói là trong những nhu cầu “trả giá” với anh NTN, anh PD đã không cần nhờ tôi hay nhờ bất cứ ai.

Tôi khẳng định anh Phạm Duy không hề nhờ tôi làm áp lực với anh trong việc trả giá những thi phẩm của anh Nguyễn Tất Nhiên được anh Phạm Duy phổ nhạc. Tôi cũng không hề hay biết gì về những liên hệ tay ba giữa anh, anh Phạm Duy, và anh Nguyễn Tất Nhiên.

Anh còn tưởng tượng ra câu đối thoại “Nếu không có PD thì ai biết NTN là ai?” mà anh viết “đấy là câu hỏi nhạc sĩ PD nhờ trung tá Thịnh chuyển cho tôi, để tôi chuyển cho Nhi ên.” Vi ệc người làm thơ, viết văn, sống bằng tưởng tượng là điều tôi hiểu, tôi cũng đã từng sống trong lớp da của những nhân vật tôi cấu tạo, nhưng với điều kiện tưởng tượng không trở thành những chuyện bịa đặt làm mất danh dự người khác.

Một đoạn bịa đặt khác:

“Người xếp trực tiếp của tôi kết luận: ‘...đã không phải trả tiền cho nhạc sĩ thì thôi, nay lại đòi tiền bản quyền thì... đó là điều có phần quá đáng...’

Kết thúc câu chuyện Trung Tá Nguyễn Ðạt Thịnh muốn tôi thuyết phục Nhiên hủy bỏ vụ đe dọa kiện cáo. Nhạc sĩ Phạm Duy đồng ý sẽ đưa Nhiên một khoản tiền, ít hơn con số đòi hỏi. Như một quà tặng chứ không phải là chia tiền tác quyền.

Trước khi trả lời tôi hỏi Trung Tá Nguyễn Ðạt Thịnh: “Thưa trung tá tôi không biết có đúng không rằng chuyện này nằm ngoài công việc của phòng Báo Chí?

Ông gật đầu: “Ðúng. Chuyện này nằm ngoài công việc của phòng. Những tôi thấy anh Nguyễn Tất Nhiên đối xử với ông Phạm Duy như thế có phần không đúng. Và tôi cũng nghĩ như ông Phạm Duy, anh là người duy nhất có thể can thiệp. Vì thế mà ông ấy tìm đến đây...”

Câu chuyện không còn là tưởng tượng nữa mà là bịa đặt 100%. Tôi tự hỏi : “anh DTL bịa đ ặt ra một chuyện hoàn toàn không có như vậy để làm gì?”

Anh không ghét tôi bằng cớ là mỗi lần gặp tôi anh đều vồ vập, thân mật; lần chót, khoảng ba năm trước, tôi gặp anh trong một bữa ăn thân hữu với đầy đủ bè bạn, những người đã cùng làm việc với tôi trong phòng Báo Chí Quân Đội.

Không tìm được câu trả lời cho câu hỏi tôi tự nêu ra, tôi đã được góp ý của nhiều thân hữu. Một người cho rằng: Nên trả lời cho DTL bỏ bớt thói bịa chuyện như vậy, nhất là việc đã gán ghép một lời chê trách cho anh về một người đã chết: ‘...Đã không phải trả tiền cho nhạc sĩ thì thôi, nay lại đòi tiền bản quyền thì... đó là điều có phần quá đáng...’

Một thân hữu trong làng báo góp ý: “Anh không gặp DTL lâu rồi nên không biết ảnh đấy thôi, giờ này tệ lắm, không cần một tí sự thật nào cả, ảnh dựng lên những chuyện động trời. Nhưng để làm gì? Một cái lâu đài danh vọng trong đó mọi người, như anh, anh Phan Lạc Phúc đều đóng vai xấu để làm nổi bật vai trò đẹp của DTL”

Nguyên văn:

Đó là khi tôi được mời qua phòng làm việc của Trung Tá Nguyễn Ðạt Thịnh, (hiện cư ngụ tại Houston, Texas,) trưởng phòng Báo Chí mà, tôi là nhân viên.

Ông kể, nhạc sĩ Phạm Duy mới gặp ông, cho biết, Nguyễn Tất Nhiên đòi Phạm Duy phải đưa cho Nhiên 1 triệu đồng. Nhiên cần tiền mua một chiếc xe Honda, đi học. Nếu không, Nhiên sẽ nhờ luật sư đưa họ Phạm ra tòa.

Sau đó, Trung Tá Thịnh thuật lại lời của nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng, tôi là người “gây họa” cho ông. Bởi vì, nếu tôi không năn nỉ ông phổ nhạc thơ của Nhiên, thì đã không có vụ đòi tiền này. Chưa kể, ngoài phần nhạc, chiếm 50% một ca khúc, của Phạm Duy; ông còn là người viết thêm nhiều câu không có trong nguyên bản bài thơ. Ðiều đó có nghĩa, ngay ở phần ca từ, ông cũng đã chiếm tới 25%. Tóm tắt, mỗi ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, phần của Phạm Duy là 75%. Phần Nguyễn Tất Nhiên chỉ có 25%.

Chưa kể:

“Nếu không có Phạm Duy thì ai biết Nguyễn Tất Nhiên là ai?!”

Ðấy là câu hỏi nhạc sĩ Phạm Duy nhờ Trung Tá Thịnh chuyển cho tôi, để tôi chuyển cho Nhiên.

Người xếp trực tiếp của tôi kết luận:

“...Ðã không phải trả tiền cho nhạc sĩ thì thôi, nay lại đòi tiền bản quyền thì... đó là điều có phần quá đáng...”

Kết thúc câu chuyện, Trung Tá Nguyễn Ðạt Thịnh muốn tôi thuyết phục Nhiên, hủy bỏ vụ đe dọa kiện cáo. Nhạc sĩ Phạm Duy đồng ý sẽ đưa Nhiên một khoản tiền, ít hơn con số đòi hỏi. Như một quà tặng chứ không phải là chia tiền tác quyền...

Trước khi trả lời, tôi hỏi Trung Tá Nguyễn Ðạt Thịnh rằng:

“Thưa trung tá, tôi nghĩ không biết có đúng không rằng, chuyện này nằm ngoài công việc của phòng Báo Chí?”

Ông gật đầu:

“Ðúng. Chuyện này nằm ngoài công việc của phòng. Nhưng tôi thấy anh Nguyễn Tất Nhiên đối xử với ông Phạm Duy như thế, có phần không đúng. Và, tôi cũng nghĩ như ông Phạm Duy, anh là người duy nhất có thể can thiệp. Vì thế mà ông ấy tìm đến đây...”

Tôi cũng gật đầu:

“Vâng. Thưa trung tá, nhưng đó là việc riêng giữa cá nhân tôi với ông Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên...”

“Nhưng ý anh ra làm sao?” Trung Tá Thịnh sốt ruột, hỏi.

Tôi đáp:

“Xin trung tá nói hộ với nhạc sĩ Phạm Duy rằng, ông ấy nên đưa Nguyễn Tất Nhiên số tiền mà Nhiên nó đòi. Nếu không, tôi cũng sẽ đứng về phía nó!”

Cuối cùng, dường như nhạc sĩ Phạm Duy đã trả cho Nhiên một khoản tiền... Tôi không biết, cũng không hề hỏi con số. Nhưng tôi nghĩ, nhiều phần, là con số không nhỏ.”

Anh Du Tử Lê,

Anh đưa tôi vào cái thế phải chứng minh một việc tôi không hề làm, và đó là điều không chứng minh được. Không một nhân chứng nào có thể nói trước tòa án là tôi làm chứng bị cáo không ăn cắp, không hiếp dâm.

Người ta chỉ có thể chứng minh những việc đã xảy ra chứ không chứng minh được việc không xảy ra; việc anh kể là chuyện, theo lời anh, chỉ xảy ra giữa anh và tôi, trong phòng làm việc của tôi, anh nói có, tôi nói không, ngoài ra không ai nghe, không ai thấy cả.

Tuy nhiên, tôi có thể chứng minh bằng cách nhờ anh em, đồng đội, đồng nghiệp ngày xưa, chứng minh tư cách của tôi, chứng minh việc tôi kính trọng văn phẩm riêng của quý anh, kính trọng quyền tự do sáng tác của quý anh.

Tôi muốn chứng minh là nếu tôi không can thiệp vào địa hạt sáng tác của anh, người làm việc trực tiếp dưới quyền tôi, thì có lý nào tôi lại can thiệp vào những liên hệ tác quyền giữa hai anh Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên; người thứ nhất tôi chỉ quen, và người thứ nhì tôi không biết. Anh có chấp nhận cách chứng minh đó không? Anh có nhìn nhận là tôi để quý anh hoàn toàn tự do trong địa hạt sáng tác không?

Tôi không yêu cầu anh xin lỗi về những thiệt thòi danh dự mà anh gây ra cho tôi, vì tôi biết anh không xin lỗi bao giờ cả. Anh không biết nói câu “tôi xin lỗi”, dù chỉ vì tật xấu này anh đã chịu đựng rất nhiều đau đớn, và làm nhiều người khác đau đớn, trong đó có cả những người thân của anh. Anh thản nhiên bất chấp xúc động, bất chấp cảm nhận của những người chung quanh anh.

Anh em sống gần anh cho tôi biết tôi chỉ là nạn nhân mới nhất của anh, nhưng không phải là nạn nhân duy nhất.

Ðịa chỉ e-mail của tôi là Nguyendatthinh1@gmail.com anh có thể liên lạc với tôi nếu anh muốn thảo luận thêm về chuyện tác quyền của anh Nguyễn Tất Nhiên, chuyện mà tôi xác nhận với anh thêm một lần nữa là tôi không biết anh Nhiên, chưa bao giờ nghe tên ảnh trước ngày đọc bài của cô Hoàng Dược Thảo; về phần anh Phạm Duy, ảnh chỉ là người bạn uống rượu với tôi, ảnh chưa bao giờ nhờ tôi làm một việc gì cả, và cũng chưa bao giờ nói chuyện anh Nguyễn Tất Nhiên với tôi.

Một người bạn cũ của anh

Nguyễn Ðạt Thịnh

Trích từ take2tango.com ngày 2/27/2010
__________________________________________________________________________

Ý kiến về một bài viết của ông Du Tử Lê .

 

Các bạn mến thân,

Sau khi đọc kỹ bài viết của ông Du Tử Lê và các bài phản biện của những người bảo vệ những điều Đúng, có Nhân – Nghĩa, tôi thực sự không ngờ ông Du Tử Lê lại “dựng lên” nhiều vấn đề không chính xác, đúng như bài viết của Minh Thủy và nhiều bạn khác đã nêu. Tuy bản thân tôi ngày trước cũng rất thích những tác phẩm trước kia của ông Du Tử Lê – nhưng, hôm nay tôi cũng rất bất bình về những điều mà ông DTL cao ngạo một cách thiếu nhân từ đối với người đã đi vào cõi miên viễn: Nguyễn Tất Nhiên!

Lược lại theo bài viết của DTL, tôi thấy có nhiều điểm không chính xác, trong số đó có những sự kiện như:

1/ Về việc giữa Nhiên đối với nhạc sĩ Phạm Duy về những tác phẩm phổ nhạc, tôi nói lại cho rõ như sau: Một hôm Nhiên nói với tôi: ”Ê Thuận, ông Phạm Duy phổ thơ của tau thành ca khúc thì tau thấy vui, nhưng ổng lại nhờ ai đem ca khúc đó cho ai đó viết tân cổ giao duyên, nghe phát thanh trên radio rồi mà ông Duy không báo cho tau biết một lời nào cả… Chắc tau phải thưa ra tòa vụ này vì tau rất là tức!”. Nghe vậy, tôi liền nói: ”Có lẽ mày vội vàng không chừng Hải ơi! Ít nào mày cũng nên gặp trực tiếp ông ấy để hỏi cho ra lẽ chứ… Mày cũng biết rằng tau là một người rất hâm mộ những ca khúc của ổng kia mà… Cái gì cũng phải bình tĩnh mới được!”.

Thú thật, tôi rất mê những ca khúc của Nhạc Sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương… và cũng chính vì thế mà sau này tôi viết rất nhiều ca khúc của riêng mình! Và dưới mắt tôi Phạm Duy luôn là một nhạc sĩ đại tài! Vả lại, phong cách viết ca khúc của NS. Phạm Duy đã giúp tôi tự tìm tòi nhiều kinh nghiệm trong việc sáng tác ca khúc của mình từ xưa tới nay…

Sau đó ít lâu thì Hải cho tôi biết là NS Phạm Duy đã trao cho Hải một số tiền chỉ vào khoảng 500.000 đồng (chứ không phải là 1.000.000 đồng) và tôi thấy Hải có vẻ chấp nhận và tôi không hề nghe Hải nhắc tới chuyện này lần nào nữạ Như thế thì việc ông Du Tử Lê cho rằng Hải vì cần tiền mua xe Honda mà thưa NS Phạm Duy ra Tòa, thì quả là điều “dựng đứng”. 

Một thời gian rất dài là tôi và Hải ít khi về nhà cha mẹ để ở, chỉ ghé tạt về nhà một chút là chúng tôi trở về nhà của Lưu để cùng ăn ở chung với nhaụ Nhà Lưu tuy rất nghèo nhưng có bà mẹ của Lưu luôn sẵn sàng “cưu mang” tôi và Hải vì thấy chúng tôi chơi với nhau hết sức là thân thiện… Những bữa cơm rau lang luộc chấm tương mà sao chúng tôi thấy ngon chi lạ ! Thế mà tôi không ngờ sau này Hải và Lưu lại bỏ tôi mà “ra đi” mãi mãi! Vâng, tôi đã khóc nhiều vì điều này…

2/ Chính vì cả ba chúng tôi chơi thân như thế nên đến việc đổi bút hiệu là Nguyễn Tất Nhiên thì cả ba chúng tôi cùng bàn thảo, suy nghĩ tận tường, và sau cùng khuyên Hải dùng bút hiệu mới khi in tập thơ “Thiên Tai”. Nhiên không hề kể cho tôi và Lưu việc “Hải đi gặp ông Du Tử Lê nhờ giúp đặt tên bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên” như ông DTL đã nêu trong bài viết gây bất bình vừa quạ Tính của Nhiên rất xuề xòa, hay nở nụ cười tươị Anh chàng rất thật và không hề giấu diếm điều gì với tôi và Lưu cả! Sở dĩ tôi cho rằng, ông DTL đã “dựng đứng” câu chuyện vì cả ba chúng tôi thời đó đều rất mến mộ những tác phẩm của ông Du Tử Lê, nếu việc Hải được ông DTL đặt bút hiệu là thực thì Hải sẽ kể ngay với chúng tôi, chứ anh chàng không dấu chi cả. Cả ba chúng tôi chơi thân nhau, rất tôn trọng nhau và ít dấu nhau một điều gì. Trong nhóm, Lưu là anh chàng điềm đạm, có chiều sâu hơn nên Lưu thường giúp chúng tôi luôn tự hoàn chỉnh bản thân. Thêm vào đó là còn có hai ông anh đáng kính, là Lê Cung Bắc và Phương Tấn. Hai anh này cũng rất thân thiết với chúng tôi và giúp chúng tôi nhiều điều, kể cả việc tư vấn về bút hiệu . Cũng mong các bạn tìm cách liên hệ thêm với anh Lê Cung Bắc để hiểu thêm nhiều điều về Nguyễn Tất Nhiên (tôi chưa liên hệ được với anh Bắc nên chưa báo cho anh biết vụ việc này).

Tôi cũng rất tâm đắc với bài viết của Minh Thủy, vợ của Hải, bạn thân của tôi, rất nhiều! Đáng buồn là vì thời cuộc bạn bè chúng tôi mỗi thằng mỗi nẻo nên không còn gặp nhau cho tới khi tôi hay tin Hải, rồi tới Lưu đã đi vào chốn miên viễn. Trong tình bạn thân tri âm, tri kỷ mà khi hay tin như thế, tôi bàng hoàng và đâm ra thẩn thờ cả một thời gian dài, bởi vì giữa bộ ba chúng tôi có rất là nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhau, gắn bó với nhau qua nhiều ngày, tháng, năm… Chơi Du Ca, cũng rủ rê; đi Hướng Đạo thì chỉ có tôi và Lưu tham gia, để cho anh chàng Hải an nhiên lo làm thơ làm thẩn… Với những bữa cơm chung tuy đạm bạc nhưng đong đầy những tiếng cười vui của cả bọn, tôi cảm thấy sao mà tươi vui và thật đáng yêụ Gia đình của tôi và của Hải không phải là nghèo trong thời ấy, nhưng chúng tôi, gắn kết với nhau trong tình bạn thân, đã tự động kéo nhau tới nhà Lưu mà chia sẻ sự thanh bạch với Lưu, chứ Lưu không rủ rê gì cả! Đấy, tình bạn chúng tôi là thế đấy!

3/ Nếu nói theo kiểu nhận định của ông DTL, phần tác quyền của NS Phạm Duy là 75%, còn Nguyễn TấT Nhiên là 25% thì không đúng. Tôi (cũng như Lưu) thuộc hầu hết các bài thơ của Nhiên sáng tác thời ấy, nên khi nghe ca khúc được phổ nhạc thì về phần ca từ vẫn là 90% đều là của Nguyễn Tất Nhiên. Tôi cũng là một nhạc sĩ, đã phổ thơ thành ca khúc rất nhiều nên tôi hiểu việc thay đổi vài từ ngữ trong thơ của các tác giả là điều phải có và chấp nhận được, để ca từ không bị cưỡng âm theo giai điệu nhạc – nhưng dù chỉnh sửa như thế nào, cũng phải giữ nguyên tắc là giữ gìn ý tưởng chủ đề của tác giả thơ ! Đó là nguyên tắc bất di bất dịch ! Và nếu ông DTL cho rằng việc nhờ NS Phạm Duy phổ nhạc từ thơ, mà Nguyễn Tất Nhiên mới được nổi tiếng thì tôi cho đó cũng lại là một sự khập khiểng buồn cười! Sự gắn kết của tài danh NS Phạm Duy cộng hưởng với những ý tưởng triết lý hiện thực đời sống được nhiều người ưa thích trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã cùng nâng lên giá trị tác phẩm – thế là mọi người khi nghe các ca khúc ấy lại càng chấp nhận một cách tự nhiên. Tương tự như thế, chúng ta thấy nhiều ca khúc của NS Trịnh Công Sơn qua giọng hát đặc biệt của chị Khánh Ly đã làm cho những người Việt Nam chúng ta, kể cả một số nước bạn trên thế giới, ưa thích muôn đời… Trong cuộc sống này luôn có những sự kết hợp ngẫu nhiên để tạo được những thành công nổi bật đi vào lòng người một cách ung dung mà không khiên cưỡng chút nào cả! Chứ không phải là nhờ người này mà người kia nổi danh đâu !

Bản thân tôi xin chân thành cảm tạ những anh chị em đã lên tiếng bênh vực cho Nguyễn Tất Nhiên – bạn thân yêu của tôi và Lưu nói riêng - và cũng là bạn thân của nhiều người VN nói chung. Chúng ta hãy cùng tưởng niệm về một thi sĩ tài danh của miền Nam VN và luôn nhớ về anh ấy: NGUYỄN TẤT NHIÊN ! Và riêng tôi, tôi bỗng òa bật ra tiếng nấc nghẹn trong lòng mà nước mắt đang tuôn rơi… Nguyễn Hoàng Hải ơi – Nguyễn Tất Nhiên ơi, hãy cứ rong chơi ở miền miên viễn nhé, trước sau gì tau cũng tìm đến với với mày và Lưu nhé ! Chúng ta lại sẽ cùng bên nhau nhé hai bạn thân yêu!

Sẽ còn nhiều điều nữa về kỷ niệm của bộ ba bạn thân chúng tôi ngày trước, khi có dịp tôi sẽ cố nhớ lại và gửi thêm các chi tiết thông tin hơn, các bạn nhé! Xin kính chúc tất cả các bạn bè anh em thân hữu với chúng tôi mọi điều tốt lành và an nhiên!

Kính thân,

Trần Thuận Văn (Trần Văn Thuận)

Phone: 0917435116 – 0126 3870784
Email:
nhacsi.thuanvan@hotmail.com
tran.thuan52@yahoo.com.vn
thuantrn9@gmail.com
Home: 132/43/36 Hùng Vương. Q. Ninh Kiều. TP Cần Thơ. South Vietnam.

22 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14325)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn, cùng nhau ghi nhớ ơn đời, ơn người, trong đó, còn mãi công ơn Thầy Cô Giáo cũ
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21920)
Kính Chúc Quý Thầy Cô và Bạn Hữu một mùa Giáng Sinh An Lành, Hạnh Phúc
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 38162)
THANKGIVING 2015 Ngô Quyền Tri Ân Thầy Cô Thực hiện: Nguyễn Thị Thêm
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23142)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn cùng nhau ghi nhớ ơn đời, ơn người... trong đó còn mãi công ơn Thầy Cô Giáo cũ
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 17984)
Đây là những câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề danh tặc hay vấn đề "Ăn Cắp Dữ Kiện Cá Nhân"
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 25816)
Trần văn Châu - CHUYÊN BA NGƯỜI - Video Hài xem mà không cười không tính tiền Trích VIDEO CA NHAC Tour xe Bus: NGO QUYEN Hop Mat Truyen Thong 2014
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17968)
Trần văn Châu - ĂN RAU - Video Hài xem mà không cười không tính tiền Trích VIDEO CA NHAC Tour xe Bus: NGO QUYEN Hop Mat Truyen Thong 2014
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17480)
Trần văn Châu - ĂN CHAY - Video Hài - Danh Hài NQ chiếm giải nhất do người quen bầu chọn
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31180)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
02 Tháng Năm 2014(Xem: 19625)
Em đã xa nhưng tình có mãi gần 40 năm yêu… chỉ gặp được một lần… Lần duy nhất để nói câu từ giã Rồi từ đây… mình cùng có mái nhà!
27 Tháng Tư 2014(Xem: 33172)
Tình lang thang, đuổi tìm theo chiếc bóng Ôm linh hồn, thầm lặng giữa bao la Vết hằn sâu, tê buốt có phôi pha? Ngàn hiu quạnh nhạt nhòa trong mưa bụi
27 Tháng Tư 2014(Xem: 22722)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
26 Tháng Tư 2014(Xem: 26783)
Tôi thấy trong lòng quặn thắt đau Vẫn tháp chuông xưa tiếng kinh chiều Nhưng buồn như những lời than oán Lạy chúa nhân từ chúa ở đâu?...
26 Tháng Tư 2014(Xem: 29037)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI - Nhạc Nam Lộc - Trình bày Khánh Ly, Thái Sơn, Trần Thái Hòa
25 Tháng Tư 2014(Xem: 34406)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
18 Tháng Tư 2014(Xem: 26713)
Thôi quên đi bụi đất ở đế giày Hãy nhớ mưa mòn gót chân của Mẹ Ước chi được về những ngày thơ bé Có Mẹ bên mình, không những cơn mưa!
18 Tháng Tư 2014(Xem: 27121)
Quên bảng đen phấn trắng Quên bục giảng, bài làm Cô trò vui trong nắng Trao tay mía ngọt lành. Đồng mía xưa vẫn thế Mà người xưa xa rồi Một mình ôm thương nhớ Nắng tháng tư bồi hồi.
17 Tháng Tư 2014(Xem: 24081)
Em đông sang nắng còn thơm mùi tóc Mầm xanh ươm cây trút lá sầu chung Bên tổ ấm lạc loài cơn gió tuyết Đời ân cần tô sắc thắm Tưởng Dung
12 Tháng Tư 2014(Xem: 31311)
Cho tôi một chút xíu mơ màng Để thổi hồn thu trong mắt em Tôi đếm bao nhiêu là lá rụng Môi nào thơm mãi suốt ngày đêm
12 Tháng Tư 2014(Xem: 25808)
Sau 12 lần họp mặt truyền thống và 2 lần Hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới ở Little Saigon (Nam CA) hay thung lũng hoa vàng (Bắc CA), lần đầu tiên chúng tôi tổ chức họp mặt ở một khách sạn loại 4 sao ở Mỹ.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 32576)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
10 Tháng Tư 2014(Xem: 27723)
Thật bình yên dáng bà ngồi hong tóc Trắng mây trời lãng đãng cuối trời xa Bóng mẹ liêu xiêu thân cò lặn lội Suốt một đời tựa nước chảy miên man.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28046)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
05 Tháng Tư 2014(Xem: 29469)
Mai xa cách trở đại dương. Vẫn nghe máu nóng chung đường về tim. Mùa Xuân bè bạn đi tìm. Năm mươi năm đủ thấm mềm tuổi Xuân. Niềm vui hạnh phúc trào dâng...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28182)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 32313)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 20885)
Tôi vẫn thầm ví đời người như những dòng sông. Có những dòng sông chảy nước êm đềm, không sóng gió, không đổi thay. Còn có những dòng sông khác thì chảy mạnh bạo hơn với những khúc sông xoáy ngầm,
29 Tháng Ba 2014(Xem: 31701)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24069)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
28 Tháng Ba 2014(Xem: 29906)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa"-Nhạc: Phạm Duy; Ái Vân Trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 2014(Xem: 27427)
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
27 Tháng Ba 2014(Xem: 29225)
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
22 Tháng Ba 2014(Xem: 26543)
Mai anh về không còn áo trắng Thuở đến trường nhí nhảnh bước song đôi. Hờn giận bâng quơ má đỏ hồng môi. Thương, thương lắm! nên đường dài chưa đủ.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 30863)
Ngoài những tình cảm quý mến dành cho nhau, chúng tôi cùng bảo ban nhau sống sao cho đáng sống, vì cuộc đời ngắn ngủi…
20 Tháng Ba 2014(Xem: 26145)
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 28658)
Ai mang hương bưởi về đây. Mùi thơm giữa phố đậm đầy hồn quê. Hương thơm gọi tháng ba về. Còng lưng mẹ gánh bộn bề khói sương.
18 Tháng Ba 2014(Xem: 27499)
nhìn hình ảnh các bạn hôm nay tôi nghĩ đến 1 cuộc chiến mới mà chúng-ta phải đối-diện Cuộc chiến này khốc-liệt hơn mà phần thua chắc-chắn về chúng-ta, đó trận chiến tuổi-già và bệnh-tật...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 27490)
Một duyên may gặp gỡ đàn em, đàn anh, đàn chị Ngô Quyền, để cùng có một ước mơ “Mỗi năm chỉ có một ngày”
14 Tháng Ba 2014(Xem: 29177)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀI THƠ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên - Mỹ Thể trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
13 Tháng Ba 2014(Xem: 26844)
Chúa xuân lại giáng xuống trần Cây xanh nẩy lộc mừng xuân bên thềm Khắp nơi rực tỡ ánh đèn Tình xuân e ấp ngọt mềm yêu thương
13 Tháng Ba 2014(Xem: 28660)
Tôi như một phiến đá sầu Bơ vơ lạc lõng biết về đâu Ngàn trùng mong đợi trong uyệt vọng Đá đứng chông chênh tự thuở nào
13 Tháng Ba 2014(Xem: 29045)
Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 29773)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: EM CÒN NHỚ MÙA XUÂN - Sáng tác Ngô Thụy Miên; Sĩ Phú trình bày. Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
07 Tháng Ba 2014(Xem: 29563)
Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc và những dáng người qua lại, ly cà phê đã cạn và trà đá vẫn được châm đều. Trời chiều đã bắt đầu âm u… Hạnh phúc thay cũng còn những nụ cười…
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30008)
Một cơn sóng nhỏ, lướt qua trái tim tưởng chừng già nua cằn cỗi của An. Và cơn sóng khác nhỏ hơn, đang ngậm ngùi lăn trên khóe mắt – đã nhiều dấu vết chân chim – của cô bạn học ngày nào của Nguyễn
01 Tháng Ba 2014(Xem: 29289)
chuyện kể rằng, mùa xưa mưa nắng mong manh lỡ làm nhạt nhòa chia phôi mùi hương cũ, nên mỗi khi gió chở mùa về, người ta thường hay nhặt lại nỗi buồn xưa xa ngái thương ai... thương mình...
28 Tháng Hai 2014(Xem: 32128)
Cuộc sống của con người buồn nhiều hơn vui. Biết nhận ra để biết sống với tha nhân và đem niềm vui đến mọi người. Cái khổ cái đau không ai tránh khỏi…
28 Tháng Hai 2014(Xem: 65317)
xin được giới thiệu những bài viết của Thầy, Chs NQ và các Văn hữu về những kỷ niệm trong suốt thời gian Thầy đã gắn bó với nghiệp cầm bút và cầm phấn sẽ lần lượt đăng trên trang nhà...
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39244)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
27 Tháng Hai 2014(Xem: 27607)
Xin cám ơn bạn bè đã chẳng ngại thời gian, không gian để đến với ngày vui. Xin cám ơn mọi người đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn còn sót lại. Mùa Xuân nắng ấm còn trãi đều....
22 Tháng Hai 2014(Xem: 29431)
. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…
21 Tháng Hai 2014(Xem: 29325)
Mai đây dâu bể còn thay đổi Dẫu gì cũng đọng chút mưa thơm Có những điều, cám ơn không nói Có những điều, nói chẳng cám ơn !
21 Tháng Hai 2014(Xem: 27625)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
21 Tháng Hai 2014(Xem: 27212)
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 29796)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28871)
Valentine lại gặp nhau. Đông-Tây hội ngộ trong màu lịch chung. Trái tim đôi lứa nhịp rung. Hòa theo hơi thở tận cùng nhân văn. Đêm rằm đầu tiên của năm...
11 Tháng Hai 2014(Xem: 31301)
Gửi về em một chút Huế thương trong muôn một, tình người lữ thứ như thoáng mây trời qua núi Ngự mai xa nhau biết mấy dặm trường
11 Tháng Hai 2014(Xem: 35470)
May mắn hơn hai nhân vật lừng danh của Shakespeare, hai người bạn "trai tài gái sắc" của chúng tôi không "mang xuống tuyền đài" chuyện tình thời mới lớn, mà họ được gặp lại nhau,..
08 Tháng Hai 2014(Xem: 42543)
Xin kính chào Cô lần cuối. Em sẽ cầu nguyện cho Cô mỗi ngày đến giỗ đầu của Cô. Xin gởi đến Cô một cành lan màu tím như màu áo tím Cô hay mặc thủa xưa khi Cô đứng trên bục giảng NQ.
08 Tháng Hai 2014(Xem: 39581)
Trang nhà Ngô Quyền Biên Hòa, sẵn sàng chia sẻ thông tin vui – buồn cùng thân hữu. Hãy đến với “Ngôi nhà chung” của chúng ta, vào bất cứ ngày giờ nào trong tháng của năm...
06 Tháng Hai 2014(Xem: 39499)
Hay ông muốn đất, trời cùng chia sẻ một nỗi niềm đau đáu về quê hương đất nước? Một đất nước tươi đẹp, một dân tộc hiền hòa mỗi năm mỗi mong đợi mùa Xuân.
06 Tháng Hai 2014(Xem: 37868)
Trường Xuân mở khúc, gió lưng trăng, Muôn dặm đào hoa dâng Phúc hồng, Chúc chén Quỳnh Tương mừng An Lạc, Mang mang xuân thắm tự ngàn năm ...
05 Tháng Hai 2014(Xem: 44406)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
31 Tháng Giêng 2014(Xem: 35479)
Hãy tha thứ một chút cho nhau, cho người thân, cho con cái. Các bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Trái tim sẽ mở rộng ra và niềm vui có chỗ len vào. Các bạn sẽ hạnh phúc.
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 28037)
Lại một lần Xuân trên mái tóc. Bấm tay thêm nữa, tuổi sáu ba. Biết chúc gì đây khi biếc lộc. Xuân nầy, Xuân nữa, lại Xuân qua. Ừ thì câu, trẻ mãi không già...
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 35034)
Như thế đó, mùa đông năm nay ở Mỹ, giao mùa Tết Nguyên Đán, các chs NQ quên nhiều thứ nhưng chưa bao giờ quên "công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy".
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 28794)
hôm đó tôi về, cuối năm trở gió vài mảng mưa xuân thấm ướt áo nhàu trời vẫn thế, mà sao người lạ lẫm hương xưa còn, mà người cũ giờ đâu
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 33215)
Quán Huỳnh Của bán rất nhiều món ăn, món nào cũng ngon, nhưng món làm cho quán nầy nổi tiếng là món cháo lòng.
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 33712)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hoa Xuân" Nhạc Phạm Duy - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 29583)
người chắc không về nên lòng dửng dưng nên nghe Xuân đến chẳng bâng khuâng mùa đến - người đi còn đi mãi đò xưa - bến cũ ngóng chờ ai?
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 35539)
Khi những tờ lịch trên tường mỏng dần đi, cảnh gia đình sum vầy tròn vẹn, cảnh những phiên chợ tết đông vui lại dày lên trong ký ức, cho tôi lại thèm trở về để được tận mắt nhìn những lề đường quê nhà trở thành chợ rộn rịp,
22 Tháng Giêng 2014(Xem: 34769)
Mùa xuân sẽ trở về với cỏ cây. Những gì giúp cho cây sung trước nhà nẩy lộc cũng sẽ mang đến niềm sống cho tôi. Tôi biết vậy, mà sao lòng vẫn bùi ngùi trong đêm Giao Thừa, thương cho một kiếp người phải nương tựa vào lời kinh,
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 32789)
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 37397)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 28751)
Tết này! Chị lại không về? Khóa 7 nhắc Chị, lời "thề" năm xưa. Chị ơi! còn nhớ buổi trưa, Tàn vui tiệc đãi, Chị "thưa" vài lời.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 27997)
Ngày tháng vẫn đủ đầy trên lịch Nhưng lòng ta vẫn thấy thiếu một ngày Nhưng lòng ta vẫn thấy thiếu một đời Ngày 31 mười hai sao nhớ thế !
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 34241)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 34747)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA XUÂN HUẾ VÀ EM -Nhạc Đào Lê Văn- Ca sĩ Hiếu Thuận- Bùi Phương thực hiện Youtube
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 28009)
Nhật ký tháng nầy hai đứa lại chia đôi Em một nửa anh cho mình một nửa Tờ lịch Xuân muốn rơi mà không nỡ Để còn nhau hoài trong tháng Giêng xanh.
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 27656)
Trăm năm Xuân vẫn đợi chờ Ðò tình lửng mái, sông hờ hững trôi! Hoang vu bỗng hiện núi đồi Xuân tàn hoa lạc cuối trời bơ vơ
10 Tháng Giêng 2014(Xem: 28557)
Biên Hòa vào đông mây chầm chậm Lãng đãng trôi thong thả xây thành Lá tựa vào nhau tìm hơi ấm Cỏ êm đềm hứng giọt long lanh.
10 Tháng Giêng 2014(Xem: 27759)
Mùa Xuân rồi sẽ qua mau. Cho em đứng đợi úa màu thời gian. Tình Xuân giây phút rộn ràng. Gửi em ngàn tiếng cười vang giao thừa. Xuân về, em sắp về chưa...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 38582)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.
04 Tháng Giêng 2014(Xem: 27333)
Giáng Sinh về không còn anh buồn lắm Vẫn mình em lặng lẽ ngắm sao rơi Lỗi giao thề anh vội bỏ cuộc đời Bao trăn trờ phận nổi trôi dâu bể
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 37429)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 40053)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 28335)
Ngày sau đất gọi xuôi tay cúi đầu. Hôm nay còn được gặp nhau. Chung ly đối ẩm đón chào nắng Xuân. Cầu mong Xuân đến trăm lần....
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 33346)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức MỪNG NĂM MỚI - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Tác giả trình bày
28 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 28886)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT CHIỀU ĐÔNG - Nhạc Tuấn Khanh - Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35176)
Em vô tư thơm nguyên hồng một cõi Và nhẹ nhàng tươi tắn với mộng xưa Mắt xoe tròn tim một chút đong đưa Tôi sẽ đến dệt khung trời mơ ước Em còn đây áo lụa vàng năm trước Thuở bến sông thuyền vẫn nhớ đợi người
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 34671)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40784)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 30562)
Vàng phai nhè nhẹ hoàng hôn Biển ''NGÀY”nhộn nhịp “HOÀNG HÔN” vàng dần Thuyền về bến cũ xa gần Trăng lên diễm tuyệt một vầng tròn xoe
21 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 26619)
*Xin bấm vào phần youtube bên dưới để thưởng thức: HỒN QUÊ BÊN TUYẾT TRẮNG - Thơ Trần Kiêu Bạc – Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện Youtube
21 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 26991)
Đời người là những giấc mơ Lợi danh vật chất bao giờ đủ đây? Thời gian qua tựa bóng mây Hư vô, còn mất, cỏ cây con người Có sinh có diệt cõi đời Đừng ôm cho lắm nụ cười héo hon
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 39257)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 44436)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 33431)
THơ Hoàng Ánh Nguyệt Nhạc sĩ Bằng Giang phổ nhạc Nhạc sĩ Cao Ngọc Dũng hòa âm Tiếng hát Ca sĩ Tâm Thư
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 37613)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.