Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - Đường Mía Lau.

17 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 94933)
Nguyễn Trần Diệu Hương - Đường Mía Lau.

blank

 

 

ĐƯỜNG MÍA LAU

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

 

Thời thơ dại, mỗi lần nghe câu ca dao dân gian:

 

 “Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một như đường mía lau"

 

tôi vẫn nghĩ đến… thức ăn (chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau) nhiều hơn là nghĩ đến Mẹ (vì lúc đó Mẹ chưa đến tuổi bốn mươi, chưa già như trong câu ca dao dân gian nổi tiếng). Nghĩ như vậy, nhưng tôi không biết chuối ba hương là loại chuối nào, xôi nếp một có gì khác với xôi vò, xôi đậu xanh, đậu đen, xôi lá dứa… và đường mía lau khác với đường cát trắng thường dùng để làm nước chanh, hay đường cát vàng để nấu chè đậu ván như thế nào? Thắc mắc đó cứ quanh quẩn trong đầu, nhưng tôi không dám hỏi ai, sợ người ta cho là mình tham ăn.

 

Chưa kịp lớn lên để tự tìm hiểu ba món ăn chắc hẳn là ngon và quý lắm nên mới được người ta so sánh với những bà Mẹ, người có trái tim và tấm lòng được ví von với kỳ quan đẹp nhất thế giới, biến cố tháng 4/1975 như một cơn lốc cuốn đi nhiều thứ quý giá của người dân miền Nam, nhưng không làm mất được câu ca dao ngọt ngào có Mẹ, có những món ăn mà mãi sau này, ở tuổi nửa đời người, tôi vẫn thắc mắc đó là những món nào?

 

Mặc dù không biết được cả chuối ba hương, lẫn xôi nếp một, và đường mía lau như thế nào nhưng tôi chắc chắn cả ba món đó đều ngọt ngào cho vị giác, và không có tác dụng tai hại cho sức khỏe, như tấm lòng của tất cả mọi bà mẹ trên đời đối với con cái của mình

 

Tôi có diễm phúc được lặn ngụp trong ngọt ngào của lòng Mẹ, trong sự bao che của Mẹ với chúng tôi như gà mẹ đối với bầy gà con hàng ngày trong suốt tuổi thơ. Nhiều khi quên mất mình đang được hưởng thứ hạnh phúc mật ngọt lớn nhất đời người.

 

Mẹ là chị cả của các dì, cậu, từ nhỏ Mẹ đã giúp Bà Ngoại lo cho các em, nên lúc nuôi chúng tôi sau này, Mẹ đã “dày dặn kinh nghiệm chiến trường” trong việc nuôi con nít, vì vậy chúng tôi lớn lên khỏe mạnh, dễ nuôi, không bị đau ốm vặt vãnh.

 

Hồi đó, khoa học dinh dưỡng chưa phát triển như bây giờ, ở Mỹ, -thức ăn nào cũng có nutrition facts trên bao bì theo luật bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng-. Nhưng bằng kinh nghiệm dân gian truyền từ đời này sang đời khác, Mẹ cho chúng tôi ăn thực phẩm có đủ màu: màu đỏ của củ dền, màu vàng của bí rợ, màu trắng của củ cải, màu xanh đậm của rau cải, dưa leo, màu xanh nhạt của bí bầu và mướp hương, mướp đắng… Nhờ vậy, lớn lên chúng tôi có được thói quen tốt ăn trái cây và rau cải nhiều hơn thịt, cá hay đồ biển. Và do đó, tránh được nỗi ám ảnh của cholesterol, bệnh tiểu đường, bệnh cao máu… cùng tất cả thứ bệnh tật đến do thức ăn.

 

Thời con gái, Mẹ là nữ sinh Đồng Khánh, tuy không phải là hoa khôi, nhưng cũng được tiếng dễ nhìn. Xã hội thời đó, thập niên 50s của thế kỷ hai mươi, đàn bà con gái, nhất là ở Huế, việc nấu ăn, may vá, thêu thùa, nội trợ được đặt trên văn hóa rất nhiều, nên Mẹ nấu ăn rất giỏi. Sau này, ở California, thỉnh thoảng cuối tuần đi ăn thử bún bò Huế ở nhiều nơi, chúng tôi vẫn thấy nhớ đến tô bún bò kiểu Huế chỉ lớn hơn cái chén một chút, có đủ màu sắc đỏ, xanh, vàng, thoáng thoáng mùi xả tươi mà Mẹ vẫn nấu cho chúng tôi ăn thủa nào. Những năm gần đây, chúng tôi được Mẹ tận tình “truyền nghề bếp núc”. Một trong những cô con dâu của Mẹ nói tiếng Việt nhiều khi không chính xác, nhưng mỗi lần về Việt Nam thăm nhà, mỗi ngày được Mẹ dạy nấu một món ăn. Khi qua lại Mỹ, mỗi lần có tiệc tùng, những món ăn học được từ Mẹ vẫn được mọi người hỏi là đặt ở nhà hàng nào?

 

Rời trường Đồng Khánh, Mẹ đi làm ở Bưu diện. Công việc của Mẹ là trực điện thoại ở Tổng đài, vào cái thời đại mà điện thoại có dây, mỗi lần muốn gọi cho ai, phải quay từng số một trên cái đĩa tròn lớn có những vòng tròn nhỏ hơn, mỗi vòng tròn nhỏ là một con số từ 0 đến 9. Lập gia đình được vài năm, khi anh cả của chúng tôi ra đời, theo ý của Ba, Mẹ thôi việc, ở nhà làm nội tướng. Công việc ở nhà không tên, không tuổi, và không có giờ giấc cố định như đi làm Công chức, Mẹ vất vả hơn, nhưng bù lại có tiếng cười của anh chị em chúng tôi làm Mẹ vui hơn. 

 

Ba là lính nên những năm đầu tiên mới lấy Ba, Mẹ phải dọn nhà liên tục. Tưởng tượng cảnh Mẹ dọn nhà không có ai giúp, vì Ba vẫn đang miệt mài chinh chiến, con cái thì còn nằm nôi hay mới chập chững biết đi, tôi vẫn thán phục việc quán xuyến nhà cửa của Mẹ. 

 

Ông Bà Ngoại người Trung, thời con gái, Mẹ chỉ được rèn luyện nấu ăn kiểu Huế, món nào cũng cầu kỳ, hơi ngọt, và nhỏ xíu. Vậy mà khi lấy Ba, làm dâu Bà Nội là người Bắc, món ăn mặn hơn, kích thước cũng lớn hơn nhiều vậy mà chỉ sau chưa đầy một năm làm dâu, Bà Nội đã “cho điểm” nấu ăn của Mẹ rất cao. Lúc dọn nhà vào miền Nam, Mẹ học được thêm món canh chua nổi tiếng của người Sàigòn từ hàng xóm, nên chúng tôi lớn lên, tuy giống Ba, không đứa nào kén ăn, nhưng biết thưởng thức đủ cả ba món Bắc Trung Nam: từ vị mặn dịu dàng của món ăn đạm bạc canh mồng tơi ăn kèm cà pháo của miền Bắc, đến vị cay nồng của bún bò Huế miền Trung, và cả vị ngọt thanh của canh chua cá lóc miền Nam. Lớn lên, do thời thế, phải nhận quê người làm quê hương, nhiếu khi ăn đồ ăn Mỹ thừa mứa chất dinh dưỡng nhưng thiếu hẳn vị đậm đà của món ăn Việt Nam, và không còn bàn tay nội trợ của Mẹ, lâu lâu chúng tôi vẫn “ăn hàm thụ” trong trí tưởng tượng những món ăn được Mẹ nấu ngày xưa. Và thấy Mẹ vẫn ở quanh mình chứ không phải xa cách cả một đại dương.

 

Thời thơ dại, Ba Mẹ dạy chúng tôi bằng những câu ngạn ngữ , ca dao trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư nên anh chị em chúng tôi dù không biết quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư dày hay mỏng và màu gì nhưng đều thuộc tất cả ca dao, tục ngữ, kể cả những câu Hán Việt, vì nghe mãi, tự nhiên vô đầu, nằm luôn ở một góc của tâm hồn, và giúp chúng tôi giữ được cội nguồn Việt Nam dù đã rời xa quê nhà từ lúc bước vào tuổi hai mươi, không có Ba Mẹ bên cạnh.

 

Không những chỉ lo cho chúng tôi, Mẹ còn quan tâm lo cho những người bạn học, bạn hàng xóm của chúng tôi đến nhà chơi thời đó. Còn hơn thế nữa, một vài người bạn của Ba Mẹ phải thuyên chuyển đơn vị hay sở làm giữa niên khóa, không muốn làm gián đoạn việc học hành của con cái, đôi lúc gởi con của họ đến nhà chúng tôi nhờ Mẹ trông coi những tháng còn lại của niên học. Có lúc bầy con nít trong nhà, kể cả chúng tôi, lên đến cả chục đứa. Vậy mà tất cả chúng tôi đều tươm tất đàng hoàng. Mãi về sau này, mấy chục năm sau, khi Ba Mẹ qua Mỹ thăm chúng tôi, những cậu bé thơ ngây ở tạm nhà chúng tôi thời nhỏ dại, đã trở thành những người đàn ông trung niên thành công, từng trải, vẫn thu xếp thời giờ rất qúy báu của họ, đến thăm Ba Mẹ, và vẫn nhớ ơn Mẹ đã trực tiếp lo cho họ rất chu đáo, bằng cả một trái tim của người Mẹ như lo cho chúng tôi, bầy con Mẹ đã mang nặng đẻ đau.

 

Là con gái duy nhất trong nhà, giữa một bầy anh em trai, Mẹ thương tôi không có ai chơi những trò chơi của con gái, nên mỗi khi chọn người giúp việc nhà, Mẹ thường chọn người không lớn hơn tôi nhiều, mặc dù như vậy không có hiệu quả nhiều như khi thuê một người trung niên. Mẹ là vậy, vẫn nghĩ đến người khác nhiều hơn là nghĩ đến bản thân mình. Những ngày tháng vất vả đi thăm nuôi Ba trên những chuyến tầu thống nhất xuyên Nam Bắc, người và hàng hóa chen chúc đến nỗi không có lối đi, không thấy sàn tàu. Lúc đó, chúng tôi còn nhỏ, không giúp gì được nhiều cho Mẹ, thông thường chỉ có một đứa được theo Mẹ ra Bắc thăm Ba, và thêm vào gánh nặng cho Mẹ nhiều hơn là đỡ đần cho Mẹ. Vậy mà có một lần thăm nuôi Ba ở trại Đầm Đùn (một trại tù chính trị có tiếng khắc nghiệt nhất Việt Nam), được người ta gọi bằng một cái tên văn hoa hơn là trại Nam Hà, ngoài đồ đạc thăm nuôi, và một đứa con còn nhỏ, Mẹ còn giúp thêm một bà cụ thân sinh ra một người bạn đồng ngũ của Ba từ trước năm 75, rồi thành “bạn tù” của Ba cả một thập niên dài. Sau này, ở Mỹ, mỗi lần mua gạo từ 25lbs (10kg) trở lên, tôi đã phải nhờ người khác vác giùm từ xe vào bếp… Tưởng tượng hình ảnh Mẹ lúc đó, cả áo quần và giày dép, chỉ cân nặng khoảng hơn bốn mươi kg; mà ngoài hai mươi kg quà bánh, thuốc men nuôi Ba, còn hai mươi kg đồ thăm nuôi đỡ đần giùm bà cụ đi cùng, đôi lúc lại còn phải nâng đỡ cả người già lẫn con nít, tôi thấy được tấm lòng của Mẹ bao la vô cùng, và tự thấy mình thua Mẹ rất nhiều về sức chịu đựng.

 

Thời mới đến Mỹ, còn đi học, nghèo xác xơ, lái một cái xe rất cũ có số tuổi còn cao hơn tuổi của người lái, máy lạnh bị hư, máy sưởi lúc làm việc lúc không, radio tắt tiếng không bao giờ nghe được news hay nhạc khi đang lái xe, mỗi tối đi học về, tôi thường đi đường trong dài hơn thay vì đi đường xa lộ, vì nếu xe có bị hư dọc đường, đường nhỏ đỡ bị nguy hiểm hơn xa lộ. Vậy mà chúng tôi vẫn thấy mình hạnh phúc khi nghĩ đến chặng đường Mẹ đi thăm nuôi Ba, có đoạn phải đi xe trâu (tôi không biết đó là xe gì, nhưng nghe tên gọi đã đủ thấy… hãi hùng!), có đoạn phải đi bộ trên đường rừng gập ghềnh, chênh vênh. Vả chăng, lúc đó, chúng tôi dù mới đến Mỹ còn cơ cực, vẫn vui vì có cả một tương lai rộng mở ở quê người, trong khi Ba Mẹ ở quê nhà chịu nhiều gian lao mà không có ngày mai.

 

Ngay từ lúc đó, Mẹ đã tập cho chúng tôi nghĩ đến người kém may mắn hơn, mỗi năm mỗi đứa “cho Mẹ xin” hai mươi dollars để Mẹ mua sách vở cho những em bé nghèo hiếu học ở Việt Nam, hay mua gạo cho những người già neo đơn và người tàn tật. Lúc đầu, chúng tôi gởi hai mươi dollars mỗi năm làm việc thiện, chỉ để cho Mẹ vui, mãi về sau, thành thói quen, và càng trưởng thành, chúng tôi càng hiểu mình phải có bổn phận giúp đỡ người không may, đúng như câu “lá lành đùm lá rách” đã được học từ thủa nào. Hai mươi dollars gởi về quê nhà hàng năm tăng theo cấp số cộng, và trở thành một hoạt động không thể thiếu mỗi năm của chúng tôi, như gương sáng mà chúng tôi đã thấy từ Ba Mẹ.

 

Có một kỷ niệm về một lần chuẩn bị thức ăn đi thăm nuôi Ba ở trại cải tạo ngoài Bắc suốt đời chúng tôi không thể nào quên được. Hồi đó, cuối thập niên 70, đời sống khó khăn đến mức độ những thứ bình thường cho nhu cầu sống hàng ngày của con người cũng không có. Mỗi lần gởi đường cho Ba, tôi phải dùng dao nhỏ cạo từng thỏi đường đến nát vụn ra, rồi vắt chanh tươi vào, đem phơi nắng, làm thành một thứ “kẹo chanh” rất thô sơ, mong Ba vừa có đủ chất ngọt, vừa có Vitamin C để sống còn trong các “trại học tập cải tạo” chỉ tồn tại trong xã hội chủ nghĩa. Lúc đó, chúng tôi đang tuổi lớn, trong bối cảnh toàn xã hội đói nghèo, cơ cực, cũng thèm chất ngọt vô cùng, nhưng biết dùng ý chí thắng bản năng của mình, vì hiểu Ba cần đường vắt chanh hơn là mình. Duy có mỗi một cậu em út, còn ở những năm đầu Tiểu học lúc đó, vẫn len lén nhón vài nhúm đường chanh ăn thay cho bánh kẹo. Sau mỗi một ngày phơi đường vắt chanh dưới nắng gắt, đường khô dần, tôi phải cân lại để biết sẽ còn bao nhiêu trọng lượng còn lại cho những món khác mỗi lần gởi quà thăm nuôi cho Ba, vì nếu quá trọng lượng quy định, quà sẽ không đến tay Ba. Một lần cân lại đường vắt chanh, thấy trọng lượng bị giảm gần một nửa. Đoán là cậu em út là “thủ phạm”. Khi bị tra hỏi, em trả lời rất hồn nhiên, và ngây thơ:

 

 - Chắc mình phơi trên mái nhà , bị con mèo nhảy lên đó ăn bớt!

 

Những đứa lớn chúng tôi và Mẹ đều cười thầm, vì loài mèo không bao giờ ăn thức ăn ngọt, nhưng Mẹ vẫn dịu dàng, từ tốn dặn dò:

 

 - Thôi lần sau, làm nhiều đường chanh hơn một chút, để trừ hao “mèo” ăn mỗi lần phơi đường trên mái nhà.

 

Có những điều “không nói ra nhưng ai cũng hiểu chỉ có một người không hiểu”, nên cậu em út còn non dại,vẫn tiếp tục ăn đường vắt chanh phơi trên mái nhà, thay cho bánh kẹo mà em không có; và con mèo vẫn mang tiếng oan. Điều đó vẫn nằm trong một góc ký ức của Mẹ và chúng tôi về những ngày không hề có cả một tia sáng lẻ loi ở cuối đường hầm dài hun hút tối tăm mù mịt như tương lai của con cái những nguời tù chính trị vào đầu thập niên 80s. 

 

Và do vậy, Mẹ đành dứt ruột gởi chúng tôi, từng đứa một, ra biển để may ra nếu đến được bờ bến tự do, còn có tương lai, còn được học hành thành người. Sau này, nhìn lại, tôi vẫn phục và thương Mẹ đã hy sinh rất nhiều để chúng tôi có được ngày hôm nay.

Đến phiên tôi mang chính sinh mạng mình ra đánh cuộc với định mệnh, với sóng gió trên biển Đông bao la, Mẹ đưa tôi ra bến xe liên tỉnh, hôm đó trời xanh tháng sáu mùa hè, nhưng “bão tố phong ba” nổi lên trong lòng cả hai mẹ con. Tôi bắt đầu hành trình xuyên qua đại dương từ bến xe liên tỉnh về Vũng Tàu, -mang theo hình ảnh Mẹ, mảnh mai, yếu đuối như một cây lau, nhưng có sức chịu đựng như một cây cổ thụ, đứng một góc bến xe, với cái xách tay rất cũ, gần sờn rách Mẹ đã dùng từ tháng 4 năm 1975, nhìn theo cái xe cũ kỹ mang tôi về hướng biển Vũng Tàu- không phải để đi nghỉ hè, đi tắm biển, mà để đi tìm tương lai, để được tự do học hành, và không bị xếp loại thứ mười bốn trong mười lăm thứ bậc của xã hội chủ nghĩa.

 

Hình ảnh Mẹ ốm yếu với cái xách tay duy nhất Mẹ đã dùng từ tháng 4/75, đứng bất động ở một góc bến xe, nhìn theo cái xe đò cũ kỹ mang tôi về hướng Vũng Tầu cứ quẩn quanh trong trí tưởng của tôi. Nên khi đã học hành xong, ổn định đời sống ở Mỹ, tôi không ngừng gởi về cho Ba Mẹ đủ loại Vitamin, và những cái xách tay đủ cỡ, đủ kiểu đủ hiệu từ rẻ tiền đến brand name mặc dù như từ bao giờ, Mẹ không đòi hỏi gì từ chúng tôi.

 

Mẹ cũng chưa bao giờ dạy chúng tôi phải trả ơn cho Ba Mẹ nhưng cứ nhìn cách Ba Mẹ đối xử với Ông Bà Ngoại, và Bà Nội, chúng tôi hiểu mình phải làm gì để Ba Mẹ vui.

 

Thế hệ của Mẹ, thế hệ của những người trạc tuổi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đàn bà con gái thời đó, nhất là đàn bà con gái ở Huế, rất thích bài “Diễm Xưa”. Hồi nhỏ tôi vẫn được nghe bài này, nghe đi nghe lại rất nhiều lần mà… không biết mình có hiểu đúng ý của tác giả hay không, nhưng tôi vẫn nhớ mãi câu “… làm sao em biết bia đá không đau…” và nghĩ là thế hệ lớn hơn mình, những ông cha bà mẹ, phải hy sinh rất nhiều, nhất là sau năm 1975. Đôi lúc tôi vẫn tưởng tượng dù bia đá cũng đau như ông nhạc sĩ có tài đã viết thanh ca khúc, nhưng không bằng một phần nhỏ nỗi đau của những ông Cha, nỗi chịu đựng của những bà Mẹ Việt Nam, trong đó có Mẹ yêu quý của chúng tôi trong những ngày khốn khó cuối thập niên 70s, đầu thập niên 80s.

 

Khác với thời thơ dại, bây giờ, mỗi khi nghe câu ca dao “mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau”, tôi chỉ nghĩ về Mẹ, nghĩ về tấm lòng bao la hơn cả đại dương của Mẹ. Và không cần phải biết xôi nếp một, chuối ba hương, và đường mía lau ra sao, tôi vẫn tin là ba món ăn đó ngọt ngào và quý hiếm , quý như Mẹ của chúng tôi, như mỗi một bà Mẹ Việt Nam mà tấm lòng bao la hơn cả đại dương to rộng.

 

Đâu có cần phải biết đường mía lau là gì, chỉ cần có Mẹ ở trên đời là mỗi một chúng ta đã có được vị ngọt dịu dàng nhất trên đời, Dù có lớn, có già đến đâu đi nữa, hạnh phúc lớn nhất trên đời vẫn là được nếm đường mía lau, được ăn chuối ba hương, được nhai xôi nếp một, và được cài bông hồng đỏ mỗi dịp lễ Vu lan - Mother’s Day của người Việt Nam-. Cầu mong bông hồng đỏ nằm trên ngực áo của mỗi người sẽ tồn tại lâu dài, dài như sự hy sinh triền miên, không ngừng nghỉ của mỗi một người Mẹ Việt Nam trong gian khổ cũng như trong an nhàn…

 

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

  (Santa Clara, Mothers’s Day 2009- Với tất cả lòng biết ơn Mẹ của 5H)

 

 blank

 

19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 85149)
Những gì tôi có hôm nay. Sáu mươi năm viết nên bài ca dao. Ru tình, một chút xanh xao. Ru đời đi nhé, mai vào thiên thu.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 109328)
Mỗi lần Thu đến buâng khuâng, Nhìn Thu quyến rũ vui dâng đỉnh trời. Nắng Thu sưởi ấm lòng người, Gió Thu reo rắc những lời yêu thương
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 31546)
* Tiêu đề: Anh cần em * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 133452)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).
12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 126967)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 97804)
Chiến chinh khói lửa đã tan Gió thu lá rụng trăng tàn tả tơi Duyên xưa đã lỡ một đời Kiếp nầy không trọn hẹn người kiếp sau...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 97681)
"Tình xưa nghĩa cũ" sông tương, Chan hòa hạnh phúc, nhớ thương muôn đời. Niềm vui chan chứa ngập trời, "Ngô Quyền" nhớ mãi lúc thời ngây thơ.
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 30925)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 123312)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124501)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
05 Tháng Mười Một 2011(Xem: 98530)
Đèn đường vừa sáng phía Tây Đưa tay vuốt mặt, Thầy quay lại nhìn Trời không còn chút màu xanh Những vầng mây xám vây quanh mắt buồn
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121334)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 98497)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106138)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 98508)
Đã hẹn hò từ nhiều năm trước Xuân thì trôi tóc úa bạc màu Vẫn nặng lòng với lời nguyện ước Sẽ tương phùng ngày ấy bên nhau.
24 Tháng Mười 2011(Xem: 91521)
Ngày vui “Hội ngộ” qua mau, Hẹn cùng gặp lại, cùng nhau đợi chờ. Đại dương cách trở đôi bờ, Ngồi ôm kỷ niêm những giờ bên nhau.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 100604)
Nhớ khi xưa ra trường Thủ Đức Tôi mặc đồ lính trận tinh nguyên Em nữ sinh Ngô Quyền áo trắng Thường mộng mơ hay chép thư tình .
20 Tháng Mười 2011(Xem: 95086)
Chỉ toàn trắng màu tang nhìn không rõ May còn lệ đầy trôi qua mắt đỏ Khóc hoài một thời để nhớ để thương!
15 Tháng Mười 2011(Xem: 99977)
32 năm gắn bó Đậm đà duyên cau trầu Trong vòng tay Thiên Chúa Đời tuyệt vời biết bao!
14 Tháng Mười 2011(Xem: 130886)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
12 Tháng Mười 2011(Xem: 94040)
Hôm nay trời bỗng sang thu, Gió nhè nhẹ thổi sương mù giăng ngang.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 37820)
THU SAY - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 95760)
người về từ phương xa Thu rơi bên thềm nhà đường chiều vàng lá đổ vườn trăng soi muôn hoa
10 Tháng Mười 2011(Xem: 95896)
Mùa thu đầy thương mến Biết bao nhiêu nỗi niềm Làm sao tôi bầy tỏ Những tâm tình không tên.
09 Tháng Mười 2011(Xem: 131248)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 122527)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 130990)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 94901)
Kim, Kiều một thủa còn vương vấn Một khúc Đoạn Trường môi mắt cay Ngàn thu vĩnh biệt...lời thương tiếc ... Xin gửi về cô giọt lệ đầy...
23 Tháng Chín 2011(Xem: 106641)
Ở phương nầy em vẫn mong vẫn đợi Thư tình xưa nét mực tím phôi pha Dòng sông nhớ phương trời xa vời vợi Con đò anh giờ đậu bến ngưòi ta...
23 Tháng Chín 2011(Xem: 101999)
Em sẽ lớn khôn hơn Sau cơn u mê dài Rồi em sẽ nguôi ngoai... Rồi em sẽ nguôi ngoai...
21 Tháng Chín 2011(Xem: 49629)
Tình thân Ngô Quyền dưới góc cạnh nào và bất cứ lúc nào cũng êm đềm như dòng Đồng Nai hiền hòa một thùa nào ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 120459)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
09 Tháng Chín 2011(Xem: 97844)
Hôm nay trống điểm khai trường. Tung tăng áo mới ngát hương học trò. Vai mang cặp nặng buồn lo. Ông đưa cháu ngoại vượt đò nhân sinh.
08 Tháng Chín 2011(Xem: 97273)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngày hè thư thả Để trở về cùng sách vở thân thương.
02 Tháng Chín 2011(Xem: 31570)
Mời thưởng thức ba bức tranh sơn dầu, tác phẩm mới nhất của HẠNH PHẠM
01 Tháng Chín 2011(Xem: 98546)
Dòng đời trôi miên man Dốc xưa trong miền nhớ Vì tình yêu muôn thuở Vượt không gian, thời gian.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 103843)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
31 Tháng Tám 2011(Xem: 24057)
Mỗi năm hãy tìm đến nhau. Thầy cô cũng sẽ lần lượt ra đi. Chúng ta cũng sẽ tiếp nối. Trang Web Ái hữu Ngô Quyền là cầu nối cho kẻ phương xa và người ở lại. Xin nỗi buồn qua đi và NIỀM VUI Ở LẠI.
27 Tháng Tám 2011(Xem: 101490)
vời vợi chiều nay trời xanh biếc gió lộng phi trường, nắng mới phai xa nhau chưa nói lời giã biệt đã nghe lòng lên tiếng chia tay
26 Tháng Tám 2011(Xem: 103959)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113194)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
24 Tháng Tám 2011(Xem: 92586)
Trăng thu bây giờ thôi vằng vặc sáng Mà ủ ê giữa lớp lớp mây ngàn Các vì sao trên đỉnh trời thinh lặng Chắc nhớ nhiều mùa thu cũ bình an
24 Tháng Tám 2011(Xem: 100245)
Mùa Xuân cũ đã xa Dấu Xuân còn ở lại Ngắm một chồi lộc biếc Và... nổi buồn đi qua…
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101261)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
20 Tháng Tám 2011(Xem: 83315)
Bơi trong ký ức tìm dư ảnh. Nắng ấm Ngô Quyền bao ước mơ. Rủ bóng thời gian vàng trang sách. Nét chữ rêu xanh phủ bụi mờ.
19 Tháng Tám 2011(Xem: 94326)
Bỗng gặp lại mình trước gương con Tóc vẫn ung dung nhuộm sắc buồn Nếp nhăn chạy trốn vào đuôi mắt Thấy mình như chấm nhỏ cô đơn
17 Tháng Tám 2011(Xem: 102177)
Vu Lan Hội, áo em cài hoa trắng Áng mây buồn khép lại một vầng trăng
15 Tháng Tám 2011(Xem: 25481)
Kỷ niệm vẫn chỉ là kỷ niệm, khi những nhánh sông đã rẽ ra trăm ngàn hướng đời khác biệt, để mỗi lúc nhớ đến nhau, lòng chỉ vẫn rưng rưng với những hình bóng cũ.
13 Tháng Tám 2011(Xem: 99715)
Ngày xưa 13 tuổi Bây giờ em mấy mươi? Tình yêu anh vẫn giữ... Hiểu gì không em ơi?
12 Tháng Tám 2011(Xem: 112493)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 88766)
Tôi không biết! ngàn lần tôi không biết Giữa trùng khơi đời cũng sẽ phôi pha Nhưng trong lòng, ôi! những bản hùng ca Vẫn bi tráng vang lên lời cao cả.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 120899)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118071)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 107378)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 81027)
Em chở về đây hồn sân trường cũ Tiếng guốc xưa cũng vội vã đôi lần Gõ những nhịp tim hồng ngày mới lớn Nên bây giờ nhìn lại mắt rưng rưng.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 123665)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 96600)
Xin chào em, những đường cong con gái Góp bâng khuâng từ gặp đến sau cùng Phút chia ly cầm tay chưa kịp hỏi Trong dòng đời, mai mốt gặp nhau không?
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 118883)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 116315)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 27463)
Gặp lại thầy cô, để cảm thấy mình muốn quỳ xuống để nói lên "Thưa thầy, thưa cô, em muốn nói những lời cám ơn thầy, cám ơn cô, đã dạy dỗ chúng em để chúng em được như ngày hôm nay"
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 88126)
Giờ thì xa quá xa Hơn nữa vòng trái đất Những hình ảnh quê nhà Mong là không xóa mất.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 30093)
Lần họp mặt trùng phùng lần thứ hai và kỷ niệm 55 năm thành lập trường trung học Ngô Quyền đã đem đến tôi nhiều kỷ niệm nhớ đời.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 101749)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 123746)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 115978)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
16 Tháng Bảy 2011(Xem: 91115)
Cám ơn "Em" với chân tình, Ta xin nhớ mãi bóng hình thân thương. Giờ chia tay thực vấn vương, Người đi kẻ ở nhớ thương chan hòa.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109419)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 104975)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
11 Tháng Bảy 2011(Xem: 21909)
Thấy các em tổ chức ngày ĐH rất qui mô và vĩ đại nên các thầy cô đã nói “Học sinh Ngô Quyền giỏi quá!” phải nói các em rất nhiệt tình và có khả năng về moị lãnh vực.
06 Tháng Bảy 2011(Xem: 25767)
Mỗi năm khi tháng bảy về, có ngày lễ độc lập Hoa Kỳ, là có buổi họp mặt của các cựu HS Ngô Quyền Biên Hòa.
02 Tháng Bảy 2011(Xem: 86363)
Giữ dùm nhau nụ cười Mai đường về xa lắc Khắc trọn vẹn tên người Vào ngăn tim yêu dấu .
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 114504)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 91696)
Tháng 7 ngày 3 nhắc nhở về Dù cho ngăn cách mấy sơn khê Thầy Cô gặp gỡ lòng rộn rã Bè bạn hàn huyên chuyện tỉ tê
25 Tháng Sáu 2011(Xem: 130502)
Tháng 7 em về lòng mở hội Ngỡ như bàn tay anh vẩy mời
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 93361)
Ngồi đây càng nghĩ lại càng thương Ngày mai đại hội ta chung đường Hỡi cô bé nhỏ ngày xưa ấy Ta chờ em ở cuối hội trường.
20 Tháng Sáu 2011(Xem: 26701)
Ngày vui kề cận sắp tới nơi Thiếp chàng sánh bước về chung vui Này thầy, này bạn, này trường cũ Kể lể nhau nghe chuyện Đất Trời...
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 93677)
Em đã sắm thêm quần áo mới Cùng anh về lại với Ngô Quyền Thầy Cô, bè bạn đang ngóng đợi Em nói rồi, anh phải tin em!
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 26496)
Anh ạ mưa Ngâu buồn day dứt... Như tiếng lòng em khoắc khoải chờ Không là Chức Nữ sao mòn mỏi Mong bóng ai về trong giấc mơ.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 95867)
Sang sông lâu rồi sao vẫn nhớ Con đường xưa, trường cũ, người thương Dáng cô đi bồi hồi nắng lụa Mây nghiêng nghiêng ngó xuống sân trường.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 99134)
Đường về khuya hạt nhớ cứ vuông tròn Bay không ngớt qua lòng người cô phụ Thôi để buồn em làm viên sỏi nhỏ Đau dưới chân ai nhìn mưa cuộn quanh đời
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 118522)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 102360)
Nửa vòng trái đất quá xa xôi Áo trắng trường xưa của một thời
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 137434)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
31 Tháng Năm 2011(Xem: 103408)
Bóng trăng gầy còn đó Dõi mắt nhìn mây bay... Tưởng chừng chòm râu trắng Ghé về thăm đêm nay!
30 Tháng Năm 2011(Xem: 99462)
Vầng trán Ba làm con xao động nhất Nhạc đã im mà nghe chừng không tắt Đường nhăn dài còn vọng những âm thanh.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 109843)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 106431)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 43540)
nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thúy An
27 Tháng Năm 2011(Xem: 35260)
Thương nhớ nao lòng Mùi rau quê mẹ.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 112955)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
25 Tháng Năm 2011(Xem: 89817)
Tóc đã bạc theo thời gian xa cách Còn mong gì mộng ước đã không thành...
13 Tháng Năm 2011(Xem: 118314)
Em cũng muốn chào anh Mà trùng khơi dịu vợi Nên đành thôi khép mắt Chờ giọt nước mắt rơi.
07 Tháng Năm 2011(Xem: 71350)
Nhân dịp ngày lễ Mẹ (Mother's Day), xin được chia sẻ những cảm xúc chân thành, thiết tha của những người con diễm phúc vẫn còn có Mẹ bên cạnh hoặc đã vĩnh viễn chia lìa, với lòng nhớ thương và tri ân sâu đậm.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143030)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 58000)
Bỏ quên em, bỏ quên tôi À ơi tiếng mẹ ru hời bên nôi Bỏ quên giọng hát tuyệt vời Dọc đường gió bụi, nhớ lời em ca
05 Tháng Năm 2011(Xem: 132182)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 128162)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 132499)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.